Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hệ thống hồ bơi ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Hiện trạng quản lý hồ bơi tại Thành phố Hồ Chí Minh 1 Hệ thống quản lý hồ bơi tại TPHCM
3.2.1. Hệ thống quản lý hồ bơi tại TPHCM
Các hồ bơi trong thành phố, không phân biệt hồ bơi thuộc sở hữu của nhà nước hay tư nhân đều được quản lý theo hệ thống sau (Hình 3.1).
Hình 3.1. Hệ thống quản lý các hồ bơi tại TPHCM.
Hỗ trợ kiểm tra chất lượng nước
Sở Văn Hóa –Thể Thao – Du Lịch TPHCM Trung tâm Văn Hóa – Thể Thao các quận huyện
( Quản lý nhà nước)
Liên đoàn thể thao dưới nước TPHCM (Quản lý chuyên môn)
Các hồbơi trên địa bàn TPHCM Trung tâm Y
tế dự phịng TPHCM
Hình 3.1 cho thấy tất cả các hồ bơi nếu muốn hoạt động đều phải xin phép Sở VH-TT-DL/TP. Cơ quan này có quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động, đồng thời có quyền xử phạt các hồ bơi và thu hồi giấy phép hoạt động nếu các hồ bơi vi phạm quy chế. LĐTTDN/TP có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn, cụ thể là quản lý về an toàn hồ bơi và chế độ điều hành hồ bơi. TTYTDP/TP chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nước tại các hồ bơi. Hai cơ quan LĐTTDN/TP và TTYTDP/TP chỉ có chức năng kiểm tra và gửi báo cáo về Sở VH-TT-DL/TP và Sở Y tế TPHCM, không được quyền xử phạt.
Nhận xét: Hệ thống quản lý trên có thể sẽ dẫn đến sự không minh bạch trong
việc xử lý vi phạm tại các hồ bơi, đặc biệt đối với các hồ bơi thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Theo điều tra, các hồ bơi thuộc quyền sở hữu của nhà nước hiện nay khơng có quyền tự chủ về tài chính, mọi hoạt động liên quan đến tài chính đều phải thơng qua Sở VH-TT-DL/TP hoặc trung tâm văn hoá thể thao các quận huyện. Như vậy, nếu hồ bơi cần trang bị thêm hoặc sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho hồ bơi đều phải làm đơn xin và chờ Sở VH-TT-DL/TP giải quyết. Trong lúc chờ giải quyết thì hồ bơi vẫn hoạt động trong tình trạng khơng an tồn. Trên thực tế hiện nay có nhiều hồ vi phạm về kết cấu xây dựng như 16% hồ có độ dốc đáy đột ngột quá 1m, 35% hồ khơng có thanh bám thành hồ, 38% hồ khơng có bệ đứng thành hồ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 288:2004). Những vi phạm này đã lặp đi lặp lại qua nhiều năm nhưng không được Sở VH-TT-DL/TP xử lý do các hồ này đã xây dựng từ lâu, việc sửa chữa gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Như vậy nếu xảy ra sự cố tại các hồ này thì lỗi khơng hồn tồn là của hồ bơi. Mặt khác, trong cùng một quận nếu có nhiều hồ bơi ở gần nhau thì hồ mới xây, có quy mơ lớn thường được tập trung đầu tư; còn các hồ nhỏ, xây từ lâu nếu có nhu cầu sửa chữa thì thường phải chờ đợi giải quyết sau. Ví dụ như trong quận Tân Bình có 3 hồ bơi khá gần nhau là hồ bơi Cộng Hòa, hồ bơi Lý thường Kiệt, hồ bơi Trung tâm thể thao Tân Bình, trong đó hồ bơi tại Trung tâm thể thao Tân Bình mới xây dựng nên được tập trung đầu tư nhiều, còn hai hồ Cộng Hòa và Lý Thường Kiệt là hồ đã có từ lâu nên
ít được tập trung đầu tư; hiện nay tại hai hồ này máy lọc tuần hoàn nước không đủ công suất, cần phải đầu tư thêm nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết. Như vậy nếu các hồ này vi phạm những quy định khi kiểm tra thì chính Sở VH-TT- DL/TP cũng rơi vào tình trạng khó xử lý.