Hình 3.7 Tỉ lệ các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước qua các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 55 - 59)

Hình 3.7 cho thấy qua hai năm 2009 và 2010 các hồ đã khống chế được chỉ tiêu vi sinh, từ 10% hồ nhiễm vi sinh trong đợt khảo sát đầu năm 2009 xuống còn 7% hồ nhiễm vi sinh trong đợt khảo sát lần 2/2009 và 0% hồ nhiễm vi sinh trong đợt 1/2010. Tuy nhiên chỉ số các hồ đạt yêu cầu về clo dư và pH chưa ổn định.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, tỉ lệ vi phạm về nồng độ clo dư phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp châm hóa chất khử trùng. Các hồ có máy châm hóa chất tự động rất ít vi phạm chỉ tiêu clo dư. Các hồ khơng sử dụng hệ thống châm hóa chất tự động thường có chỉ tiêu clo dư cao vào đầu giờ sáng, từ 7 - 9h và đầu giờ chiều từ 13 – 15h, nguyên nhân ở các hồ này chỉ châm hóa chất 2 lần/ngày, khi khơng có người bơi. Lần thứ nhất, sau khi đã hết khách, khoảng 22h, các hồ bơi thường đổ một lượng NaClO rất lớn xuống hồ nhằm mục đích khử tồn bộ cloramin sinh ra trong quá trình hoạt động ban ngày. Tuy nhiên do khơng tính tốn lượng hóa chất cần thiết, các hồ cứ cho dư, càng nhiều càng tốt để diệt khuẩn, điều này dẫn đến hàm lượng clo dư buổi sáng rất cao, thường trên 5 ppm. Như vậy nếu mở cửa hoạt động từ 5h30 – 6h sáng, thì những khách bơi buổi sáng có thể bị khó thở, tức ngực, tổn thương giác mạc… do lượng clo dư quá cao. Lần thứ hai, khoảng 12h – 13h các hồ châm thêm NaClO vào hồ với một lượng khá lớn, sau khi châm lượng clo dư khoảng 3 ppm và khơng châm thêm cho tới khi đóng cửa. Với tần suất châm hóa chất khử trùng 2 lần/1 ngày, châm theo kinh nghiệm mà không kiểm tra nước hồ sẽ dẫn đến tình trạng lúc clo dư quá cao, lúc lại quá thấp thậm chí về mức 0 ppm như hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nếu kiểm tra chất lượng nước vào đầu giờ sáng (8 – 9h) và đầu giờ chiều (13h30 – 14h30) thì nồng độ clo dư thường vi phạm ở mức cao (trên 0,8 ppm); nếu kiểm tra cuối buổi sáng (sau 10h), hoặc cuối buổi chiều (sau 15h) nồng độ clo dư thường vi phạm ở mức thấp (dưới 0,4 ppm).

Lượng clo dư cao hay thấp hơn tiêu chuẩn quy định đều có ảnh hưởng đến sức khỏe người bơi, nếu mức clo dư dưới 0,2 ppm, chất khử trùng mất khả năng diệt khuẩn, nước dễ bị nhiễm vi sinh. Người uống nước này có theo bị đau bụng, tiêu chảy…tùy theo cấp độ (WHO, 2000b). Ngược lại, nước có hàm lượng clo vượt quá

0,8 ppm có thể gây ngộ độc. Tùy theo nồng độ, thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các triệu chứng lâm sàng của người bị nhiễm độc clo cấp tính là: ho, khó thở, đau ngực, phù phổi... Nếu ngửi lâu có thể gây tổn thương đường hô hấp. Tiếp xúc lâu với mắt có thể gây tổn thương giác mạc (WHO, 2006). Mặt khác lượng clo dư cao sẽ dễ dàng phát sinh những phụ phẩm diệt khuẩn DPBs có hại cho người bơi (Plewa, 2009).

Như vậy việc điều chỉnh clo dư ở mức 0,4 – 0,8 ppm là một việc làm bắt buộc đối với mỗi hồ bơi để cản trở sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người bơi. Ở các nước trên thế giới (xem Bảng 1.4 và 1.5), tiêu chuẩn clo dư có thể lên đến khoảng 1 – 3 ppm. Nguyên nhân ở mức này, clo có thể diệt được hầu hết các vi khuẩn, không chỉ là E. Coli; mặt khác ở những nước này có quy định bắt buộc người bơi phải tắm, đội nón, đeo kính bơi trước khi xuống hồ, ngăn cản những ảnh hưởng đến tóc và mắt và giảm phần lớn những chất bẩn trên người.

Như vậy, mặc dù việc kiểm tra hồ bơi đã được thông báo trước cho các chủ doanh nghiệp, chủ nhiệm các hồ bơi một ngày để chuẩn bị và thời gian kiểm tra diễn ra trong lúc hồ bơi thường vắng khách nhưng tỉ lệ số hồ vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi vẫn thường ở mức trên 50%. Như vậy chất lượng nước hồ bơi sẽ như thế nào nếu được kiểm tra đột xuất và kiểm tra ngồi giờ hành chính? Để trả lời câu hỏi này, đề tài đã thực hiện khảo sát chất lượng nước đợt 2.

3.4.2. Kết quả khảo sát đợt 2  

Việc khảo sát chất lượng nước đợt 2 được tiến hành đột xuất tại 9 hồ bơi, 51 mẫu nước được khảo sát sau 15h các ngày Thứ 4, Thứ 7 và Chủ Nhật. Các thông số khảo sát bao gồm clo dư, pH, vi sinh, cloramin và nhiệt độ. Kết quả thu được như sau:

Chiều Thứ 4 có 3/17 hồ đạt tiêu chuẩn clo dư, 12/17 hồ đạt chỉ tiêu pH và 13/17 hồ đạt tiêu chuẩn vi sinh (Hình 3.8a).

Chiều Thứ 7 có 4/17 hồ đạt chỉ tiêu pH, 3/17 hồ đạt chỉ tiêu vi sinh, khơng có hồ nào đạt tiêu chuẩn clo dư (Hình 3.8b).

Chiều Chủ Nhật: có 5/17 hồ đạt chỉ tiêu pH, khơng có hồ nào đạt chỉ tiêu clo dư và pH (Hình 3.8c).

Hình 3.8 cho thấy càng về cuối tuần chất lượng nước hồ bơi càng giảm, đặc biệt là về chỉ tiêu clo dư và vi sinh. Lượng clo dư đo được tại các hồ dao động trong khoảng khá rộng từ 0 đến 2,5 ppm, trung bình là 0,3 ppm. Chỉ số pH đo được tại các hồ dao động trong khoảng từ 4,6 đến 8,5, trung bình là 8,0 (Hình 3.9).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)