1.4. Các sản phẩm phụ của quá trình xử lý và vấn đề sức khỏe người bơi
Quy trình khử trùng nước bằng clo, các hợp chất chứa clo, brôm, ozôn đã tạo ra một hợp chất trong nước gọi là phụ phẩm diệt khuẩn (DBPs) (Leao, 1981). Các DBPs phát sinh từ quy trình xử lý nước bằng clo bao gồm các chất như trihalometan, axit haloaxetic, haloaxeton nitrin, haloxeton, tricloaxetandehit, triclonitrometan, xyanua clorit, clorat và cloramin (WHO, 2000).
Theo nhà di truyền học Michael Plewa tại đại học Illinois (Mỹ), trong hồ bơi, DBPs được tạo ra do thành phần diệt khuẩn phản ứng với chất hữu cơ do con người thải ra như mồ hôi, kem chống nắng, các loại mỹ phẩm tan trong nước, nước tiểu, tóc rụng….Mặt khác nếu hồ bơi khơng thay nước thường xuyên mà chỉ lọc tuần hồn thì nồng độ phụ phẩm sẽ ngày càng tích tụ và có thể cao gấp mười lần so với nước uống (University of Illinois at Urbana Champain, 2009).
Trong các DBPs có một số hợp chất độc hại, một số có thể gây hư bào thai, một số gây hại cho gen thông qua phá hủy ADN và một số còn gây ung thư. Plewa cho biết mức độ mắc ung thư bàng quang và hen suyễn ở những người thường xuyên bơi lội, các vận động viên bơi chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư khá cao do những người này tiếp xúc nhiều và lâu dài với các hóa chất độc hại khiến họ bị phơi nhiễm qua da và qua đường hô hấp (Plewa và cộng sự, 2008). Plewa bày tỏ lo ngại rằng DBPs đặc biệt nguy hiểm với các trẻ nhỏ thường tắm trong các hồ bơi cơng cộng bởi vì trẻ em và nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương ADN bởi cơ thể chúng đang diễn ra quá trình phát triển và tái tạo ADN rất mạnh.
Hiện nay tại các hồ bơi công cộng, hàm lượng clo trong nước thường cao nhằm khống chế vi khuẩn và mầm bệnh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hại do các DBPs sinh ra, Plewa khuyến cáo các hồ bơi phải tuân thủ quy trình khử trùng như với nước uống nhưng sau đó cần sử dụng các công cụ kĩ thuật nhằm giảm các phụ phẩm nhiễm độc. Từ đó cho thấy cơng nghệ khử trùng bằng clo phải được xem xét lại và tìm cách thay thế bằng các cơng nghệ khác, mạnh hơn, an tồn hơn hoặc phải có biện pháp quản lý chất lượng nước ngày càng chặt chẽ hơn.
Theo Plewa, cho tới khi các công nghệ mới được đưa vào khử trùng nước an toàn trong các hồ bơi cơng cộng, cần giáo dục, khuyến khích mọi người tắm trước khi vào hồ bơi công cộng để giảm nồng độ chất hữu cơ hịa tan, từ đó giảm lượng DBPs.
1.5. Tình hình quản lý chất lượng nước hồ bơi trên thế giới
Bơi lội đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Tại Nhật Bản, môn bơi lội được giảng dạy tại trường học từ thời Hoàng đế Go-Yozei (1586 – 1611) vào năm 1603, nhưng các cuộc thi đấu được biết đến từ năm 36 trước Công nguyên (Guinness thể thao quốc tế, 1993).
Hồ bơi đầu tiên được sử dụng vào năm 1660, tại Searborough, New York, Mỹ. Hồ bơi hoàn chỉnh mở ra tại Pearless, phía Bắc London, Anh vào năm 1743. Tại Anh, cuộc thi đấu bơi lội đầu tiên diễn ra vào năm 1793. Cho đến nay ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada… hồ bơi đã trở thành một ngành kinh doanh kiếm được khá nhiều lợi nhuận. Năm 2001, ở Anh đã có 1770 hồ bơi công cộng với tỉ số doanh thu đạt được là 488 triệu bảng (Mintel, 2002). Không chỉ nổi tiếng ở Anh mà ở Đức cũng có khoảng 0,32 triệu hồ và ở Pháp có khoảng 0,5 triệu hồ bơi công cộng và tư nhân. Ở Mỹ ước tính cũng có khoảng 4,2 triệu hồ bơi, doanh thu tại các hồ bơi này đạt khoảng 3,1 tỉ USD/năm (Pool and Spa Marketing, 2003). Chính vì vậy ở các nước này, những quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước hồ bơi đã có từ rất lâu (Baltimore, 1976) và hiện nay đa số áp dụng tiêu chuẩn chung của Châu Âu (EN 13451). Việc áp dụng các tiêu chuẩn này được Sở Y tế quận hoặc thành phố trực thuộc quản lý rất chặt chẽ. Cụ thể ở Mỹ quy định các hồ bơi công cộng phải kiểm tra chất lượng nước trước khi mở cửa hồ bơi, và sau đó cứ 4 tiếng phải kiểm tra lại một lần; tất cả các thông số kiểm tra phải được ghi lại, các phương pháp xử lý sau kiểm tra cũng phải trình bày rõ ràng và sau 1 tháng phải nộp báo cáo này về Sở Y tế quận hoặc thành phố trực thuộc (The Nebraska, 2008). Đối với các hồ bơi tư nhân phải đăng ký với Sở Y tế của quận, quận sẽ cử nhân viên 1 tháng/1 lần xuống
vệ sinh, kiểm tra nước hồ, hướng dẫn cách xử lý khi gặp sự cố…, mọi chi phí kiểm tra, chủ nhà phải chi trả.
Một vài những quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước được ghi trong các Bảng 1.4 và 1.5.