Phương pháp lấy mẫ u: gi ống nhau ở cả hai giai đoạ n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 40)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

2.2.3.1. Phương pháp lấy mẫ u: gi ống nhau ở cả hai giai đoạ n

Các mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu để phân tích các tính chất hoá lý cho nước thải (TCVN 4556 – 88). Các mẫu nước được lấy để thử phải ở độ sâu khoảng 45 cm dưới mặt nước, không lấy nước thử ở gần miệng ống trả nước sạch vì nước này vừa được lọc và có thểđã được xử lý clo.

Riêng đối với mẫu dùng để xét nghiệm vi sinh được lấy theo các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải (Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water 20th) về quá trình làm sạch và vô trùng, cụ thể như sau:

Chai chứa mẫu: Thu thập mẫu để thử nghiệm vi sinh, các chai phải được rửa sạch và tráng cẩn thận với lần tráng cuối cùng bằng nước cất và được vô trùng .

Khử trùng mẫu: Cho vài giọt Natri thiosulfat (Na2S2O3) vào chai dùng để thu thập mẫu, Natri thiosulfat là tác nhân khử thỏa mãn yêu cầu trung hòa bất kì lượng halogen dư nào và ngăn chặn sự hoạt động liên tục của vi sinh vật trong quá trình lưu chuyển mẫu. Thử nghiệm sau đó sẽ chỉ thị chính xác hơn lượng vi sinh có trong mẫu tại thời điểm lấy mẫu.

Thu thập mẫu: Khi mẫu được thu thập, chừa một khoảng trống không khí bên trong chai (ít nhất 2,5 cm) để thích hợp cho việc khuấy trộn trước khi phân tích. Mở nút chai, không để nhiễm bẩn mặt bên trong nút chặn và nắp cũng như cổ chai. Lấy nước đến 2/3 chai, không cần tráng rửa. Đậy nút chặn và nắp ngay lập tức.

Bảo quản, lưu trữ và vận chuyển mẫu: mẫu phải được lưu trữ và làm lạnh, đưa đến phòng thí nghiệm

Thời gian lưu trữ: tất cả mẫu vi sinh phải được tiến hành kiểm tra trong vòng 24 giờ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)