Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 34 - 36)

2.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Để thực hiện được nội dung nghiên cứu về hiện trạng quản lý các hồ bơi trên địa bàn TPHCM, các phương pháp xử lý nước tại các hồ bơi, và đề xuất biện pháp quản lý, đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn với các đối tượng sau:

Các cán bộ quản lý tại Liên đoàn thể thao dưới nước thành phố (LĐTTDN/TP) và Trung tâm y tế dự phịng TPHCM (TTYTDP/TP). Mục đích của việc phỏng vấn là để thu thập những thông tin về số lượng hồ bơi, cách phân loại hồ bơi, hệ thống quản lý, nội dung quản lý, các phương pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại hồ bơi và biện pháp xử lý vi phạm hiện đang áp dụng cho các hồ bơi trên địa bàn TPHCM.

- Chủ nhiệm các hồ bơi và nhân viên xử lý nước tại các hồ bơi nhằm tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước, hóa chất xử lý, cách châm hóa chất vào hồ bơi.

- Lấy ý kiến người dân để xem xét độ tuổi, thời gian thường đi bơi, những tiêu chí lựa chọn hồ bơi và ý thức của người dân khi tham gia bơi lội.

Để thực hiện các cuộc phỏng vấn này tác giả đã thiết kế các bảng câu hỏi có cấu trúc khác nhau tuỳ theo mục đích điều tra (phụ lục 1 và 2) và tiến hành điều tra ở 84 hồ bơi trong hai đợt: đợt 1 từ 4/1/2010 đến 4/2/2010 và đợt 2 từ 15/4 đến 15/5/2010.

2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Việc nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành qua hai giai đoạn:

2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu chất lượng nước hồ bơi trong trường hợp kiểm tra có báo trước kiểm tra có báo trước

Việc khảo sát chất lượng nước được thực hiện tại 84 hồ bơi trên địa bàn thành phố, thời gian từ 8h đến 15h các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6, từ 4/1 đến 4/2/2010. Việc kiểm tra đã được báo trước cho các chủ hồ bơi biết trước một ngày. Các thông số khảo sát gồm chỉ tiêu clo dư, pH, E.Coli.

Tên của các hồ bơi được khảo sát và kết quả kiểm tra chất lượng nước tại 84 hồ bơi được trình bày ở phụ lục 4 và phụ lục 5.

Từ kết quả của đợt khảo sát trên, tác giả có một số nhận xét sau:

- Việc kiểm tra được báo trước một ngày cho các hồ chuẩn bị có thể dẫn đến tình trạng đối phó; khi biết có đồn kiểm tra đến thì các hồ bơi chú ý làm vệ sinh sạch sẽ, thực hiện kiểm tra chất lượng nước theo quy định để giữ chất lượng nước theo đúng tiêu chuẩn, cịn khi khơng có đồn kiểm tra thì các hồ có thể lơ là trong việc giữ gìn vệ sinh, khơng kiểm tra chất lượng nước theo quy định, điều chỉnh cân bằng nước hồ dựa trên kinh nghiệm.

- Thời gian kiểm tra từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong tuần, từ 8h đến 15h; khoảng thời gian này đa số người dân bận đi học, đi làm do đó hồ bơi rất vắng khách. Điều này dẫn đến kết quả kiểm tra khơng phản ánh được chính xác chất lượng nước hồ bơi.

Do đó, để có một kết quả đánh giá chất lượng nước hồ bơi tồn diện và chính xác hơn, giúp các nhà quản lý và người dân hiểu biết thêm về chất lượng nước hồ bơi hiện tại, tác giả tiến hành kiểm tra đột xuất tại một số hồ bơi trong và ngồi giờ hành chính nhằm so sánh chất lượng nước giữa việc kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, giữa các ngày vắng khách và ngày đông khách.

2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu chất lượng nước hồ bơi trong trường hợp kiểm tra đột xuất kiểm tra đột xuất

Việc khảo sát được thực hiện tại 9 hồ bơi gồm hồ bơi Công viên Lê Văn Tám, Yết Kiêu và Lao Động (quận 1); hồ bơi Kỳ Đồng (quận 3), hồ bơi Trung tâm thể dục thể thao (TTTDTT) Tân Bình (quận Tân Bình), hồ bơi Phú Thọ (quận 11), hồ bơi Lam Sơn (quận 5), hồ bơi Cộng Hịa (quận Tân Bình) và hồ bơi Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình). Các hồ như Yết Kiêu, Kỳ Đồng, Lam Sơn, Phú Thọ, TTTDTT Tân Bình là những hồ đứng đầu tại các quận 1, 3, 5, 11, Tân Bình và hai hồ được xếp loại khá là hồ Cộng Hòa, Hồ Lý Thường Kiệt trong đợt kiểm tra lần 1/2010 diễn ra từ ngày 4/1 đến 4/2/2010. Sơ đồ vị trí các hồ bơi được thể hiện qua Hình 2.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước hồ bơi ở thành phố hồ chí minh và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 34 - 36)