1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời pháp thuộc (1860 1939)

227 694 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 37,32 MB

Nội dung

Bằng việc thông qua một đầu mối giao thương hàng hóa cụ thể là cảng Sài Gòn sẽ đem lại những hiểu biết tập trung hơn, đầy đủ hơn về hoạt động thương nghiệp ở cả hai lĩnh vực xuất và nhập

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 6

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án lá trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ HUỲNH HOA

6

Trang 7

một vùng đất đai "hoang nhàn" tưởng chừng vô chủ (Đồng Nai) thành một vùng đất mới

"định cư thêm" (Gia Định - Sài Gòn), một vùng biển nhỏ neo đậu tàu thuyền (Vũng Tàu),

một bến đậu tự nhiên (Bến Nghé) và hiện nay là một "tam giác tăng trưởng" đầy năng động,

có ý nghĩa quốc gia và quốc tế

Trên vùng lãnh thổ đó, cùng với Sài Gòn, miền Đông và miền Tây của Nam Kỳ đã

từng bước hình thành và phát triển gắn bó Đặc biệt, từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, vùng đất này đã trải qua những biến đổi sâu sắc Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng từ một xã hội phong kiến cổ truyền chuyển mình thành một xã hội có sự

hiện diện của nhiều yếu tố mới mang tính chất đương đại, nếu không nói là "hiện đại", nhất

là trên lĩnh vực kinh tế

Vì vậy, vấn đề đặt ra cho những người nghiên cứu lịch sử là không chỉ thuần túy nghiên cứu về lịch sử chính trị hay quân sự mà còn phải chú trọng cả về lịch sử kinh tế Bởi

vì có đánh giá được vị trí, vai trò lịch sử của kinh tế đối với sự phát triển của đất nước ở

từng thời kỳ và nhìn nhận nó một cách khoa học thì mới có thể tìm ra được sợi dây liên kết

giữa quá khứ và hiện tại, góp phần vào việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong tương lai một cách hiệu quả và thực tiễn

Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Việt Nam lúc bấy giờ đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp, ba miền với ba chế độ cai trị khác nhau, tình hình kinh tế do đó cũng không đồng

nhất Mỗi miền vừa mang trong nó những đặc điểm chung, lại vừa mang những đặc điểm rất riêng biệt Trong luận văn, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tình hình kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc với lòng mong mỏi qua đó sẽ có cái nhìn cụ thể và phong phú hơn về bức tranh toàn

cảnh của nền kinh tế Việt Nam thời cận đại Đồng thời, lấy đó làm cơ sở để hiểu sâu sắc và

7

Trang 8

toàn diện hơn lịch sử Việt Nam thời kỳ này, "một thời kỳ lịch sử chứa đựng nhiều biến đổi quan trọng cho xã hội Việt Nam" Mặt khác chúng tôi cũng muốn hướng nghiên cứu của mình vào nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra trong Đại hội lần thứ VIII chuẩn

bị đưa đất nước bước vào thế kỷ thứ 21 Nghị quyết của Đại hội không những chỉ đề cập

đến việc "đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn", "phát

tri ển toàn diện nống, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản "

mà còn nhấn mạnh đến việc"khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết

h ỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng đều phát triển"[17: 86, 88]

Thời gian qua, có nhiều công trình khoa học và nghiên cứu đề cập đến kinh tế Nam Kỳ

thời Pháp thuộc Đặc biệt là các vấn đề kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và riêng từng tỉnh ở Nam Kỳ Các công trình này đã góp phần quan trọng trong việc nhận thức quá khứ, cung cấp những hiểu biết khoa học cho việc xác định đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương trong khu

vực Tuy nhiên vẫn còn thiếu những đề tài nghiên cứu về kinh tế Nam Kỳ trong một tổng thể

k ỉnh tế vùng, có quan hệ mật thiết với các thị trường trong và ngoài nước, thông qua một đầu mối giao thương quốc tế và nội địa

Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ với hai miền Đông và Tây của vùng đất phía Nam của đất

nước, được nối liền nhau bởi trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn Sự hiện diện của Cảng Sài Gòn

đã làm cho Nam Kỳ trở thành một cơ cấu kinh tế vùng mang tính điển hình nhất trong cả nước Và trong suốt thời kỳ đó, Nam Kỳ đã nổi lên như một khu vực kinh tế đầy tiềm lực và

năng động nhờ vào cảng Sài Gòn - một đầu mối giao thương vừa làm nhiệm vụ trung

chuy ển, vừa có tác dụng kích thích, lại vừa giữ vai trò của một đột phá khẩu Vai trò của

cảng Sài Gòn đối với khu vực kinh tế Nam Kỳ là không thể thiếu Chính vì vậy việc bố trí

cảng ngay từ đầu "đã tạo ra một chu kỳ phát triển năng động theo khuynh hướng thị trường cho Sài Gòn và cho cả Nam Bộ"[49, 5, 6]

Lịch sử đã ghi nhận sự tồn tại và ngày càng phát triển của một khu vực kinh tế Nam

Kỳ, gắn liền với một đầu mối giao thương quan trọng là cảng Sài Gòn Mối quan hệ qua lại

giữa chúng được xem như là một tổng thể không thể tách rời

Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài "Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế

Nam K ỳ thời Pháp thuộc (1860 - 1939)" làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình Chúng tôi

mong rằng những kết luận khoa học sau khi nghiên cứu sẽ góp phần (dù rất nhỏ) phục vụ

8

Trang 9

thiết thực cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung

1.1.2 Lý do khoa học:

Ngoài lý do thực tiễn nêu trên, việc chọn đề tài "Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế

Nam K ỳ thời Pháp thuộc (1860 - 1939)" để nghiên cứu còn vì những yêu cầu khoa học sau

đây:

Nghiên cứu tình hình kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy

đủ hơn về cái gọi là "kinh tế thuộc địa" Đồng thời nghiên cứu kinh tế Nam Kỳ thời điểm này còn nhằm xem xét lần đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hiện diện một phương

thức sản xuất mới - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đây là một loại chủ nghĩa tư

bản "mang tính đặc thù cần phải được nhận thức cụ thể"[73; 2]

Bằng việc thông qua một đầu mối giao thương hàng hóa cụ thể là cảng Sài Gòn sẽ đem

lại những hiểu biết tập trung hơn, đầy đủ hơn về hoạt động thương nghiệp ở cả hai lĩnh vực

xuất và nhập khẩu, về chủng loại mặt hàng Mặt khác qua tìm hiểu khối lượng hàng hóa lưu chuyển tại đầu mối giao thương này có thể làm cơ sở để khẳng định:

- Ở Nam Kỳ, nền kinh tế hàng hóa đã có sự biến đổi căn bản từ nền sản xuất tự túc, tự

cấp sang nền sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu (nhất là từ khi lúa gạo biến thành hàng hóa và cảng Sài Gòn được thành lập)

- Đối với thực dân Pháp, ta không xa lạ gì mục đích lợi nhuận của họ Tuy nhiên qua giao thương hàng hóa, bộ mặt Sài Gòn và Nam Kỳ đã thay đổi, đặc biệt là thay đổi trong lĩnh vực kinh tế

- Sự xuất hiện và phát triển của cảng Sài Gòn gắn liền với sự xâm nhập và phát triển

của chủ nghĩa tư bản thực dân Pháp, của bóc lột kinh tế thuộc địa Vì vậy nó đã có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội ở Nam Kỳ

Từ những lý do thực tiễn và khoa học như đã trình bày trên, trên cơ sở tập hợp, tham

khảo, kế thừa về mặt tư liệu và nhận thức của những công trình có trước, chúng tôi cố gắng thu thập những số liệu, tài liệu, công văn công quyền thời Pháp thuộc về cảng Sài Gòn và

hoạt động kinh tế Nam Kỳ để miêu tả lại ở mức độ tổng quát hoạt động giao thương của

C ảng Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1939 thông qua 2 lần khai thác thuộc địa của thực dân

9

Trang 10

Pháp Qua đó, làm rõ ảnh hưởng của đầu mối giao thương này đối với sự biến đổi kinh tế

c ủa khu vực Nam Kỳ và ngược lại Trong đó, chúng tôi chú ý đến:

- Nguồn hàng xuất khẩu và nhập khẩu có ý nghĩa và tác dụng gì đối với nền kinh tế Nam Kỳ lúc bấy giờ ?

- Giá trị hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế lúc đó thông qua các chủng loại hàng hóa được xuất đi từ Cảng Sài Gòn

- Kinh tế Nam Kỳ, một khi đã có mối liên hệ với bên ngoài thì cũng chịu sự chi phối

của thị trường bên ngoài Tình hình này diễn biến ra sao, hậu quả thế nào trong điều kiện

của một nền kinh tế thuộc địa như Nam Kỳ

Mặt khác, thông qua chính sách và những biện pháp kinh tế của thực dân Pháp, đề tài

cố gắng tìm hiểu tác dụng và ảnh hưởng về mặt quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô thời kỳ này

Tất cả những vấn đề trên một khi được giải đáp sẽ góp phần xác định bước đầu một mô hình

kinh t ế thuộc địa ở Nam kỳ về mặt cơ cấu và guồng máy điều hành

Cuối cùng, thông qua nghiên cứu, luận văn còn hy vọng góp phần tìm ra thế mạnh của

t ổng thể kỉnh tế vùng Nam Bộ làm cơ sở tiến tới xây dựng và phát triển vùng "kinh tế động

l ực", hình thành "tam giác tăng trưởng" phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế "theo hướng rồng hay"để vừa tạo sức hút và lực lôi kéo đối với các vùng lãnh thổ xung quanh,

v ừa từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và thế giới

2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Để thực hiện đề tài "Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc

(1860 - 1939), các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung của đề tài như: vị trí địa lý tự nhiên, tài nguyên, môi trường, lịch sử hình thành và phát triển của Nam Kỳ lục

tỉnh và Sài Gòn đều được chúng tôi kế thừa một cách nghiêm túc và cẩn trọng

V ề Nam Kỳ lục tỉnh, trước tiên phải kể đến công trình biên soạn của các nhà

vi ết sử triều Nguyễn và các tác giả khác như:

- Đại Nam thực lục (Tiền biên và chính biên)

- Ph ủ biên tạp lục và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn

- Gia Định thành thông chí, bản đích của Tu Trai, Nha văn hóa phủ Quốc vụ khanh

đặc trách văn hóa - xuất bản năm 1972 Trong tác phẩm này, Trịnh Hoài Đức đã để lại

10

Trang 11

những tư liệu vô cùng quý giá, giúp chúng ta có thể hình dung được một cách khái quát hoàn cảnh tự nhiên, bộ mặt kinh tế của vùng đất Nam Kỳ đầu thế kỷ XIX

- Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán của triều Nguyễn Bản dịch Tu Trai Nguyễn

Tạo, Nha văn hóa Bộ quốc giáo giáo dục xuất bản năm 1959 Những ghi chép về tình hình

tự nhiên, kinh tế Nam Kỳ ở giai đoạn giữa thế kỷ XIX, giúp khái quát một bức tranh về tự nhiên, kinh tế Nam Kỳ trước khi thực dân Pháp xâm lược

- Qu ốc triều chính biên toát yếu là những ghi chép về công việc đào kênh, làm thủy

lợi, về công cuộc khẩn hoang lập đồn điền, về sở hữu đất đai của một số nơi thuộc vùng đất Nam Kỳ trước thời Pháp thuộc

Đáng kể nhất phải nói đến công trình nghiên cứu địa bạ thời Nguyễn gồm hầu hết các

tỉnh, thành trong toàn quốc Sưu tập này gồm 10.044 tập Địa bạ Nam Kỳ có 484 tập với

1.715 địa bạ của 26 huyện thuộc 6 tỉnh Nam Kỳ thời Nguyễn là An Giang, Biên Hòa, Định

Tường, Hà Tiên, Vĩnh Long Học giả Nguyễn Đình Đầu, với công trình nghiên cứu địa bạ

Nam Kỳ đã "làm nổi bật những nét chính yếu của chế độ sở hữu ruộng đất nói riêng và của

nền hành chánh nói chung"[34: 12] Qua lăng kính của nhà nghiên cứu, nguồn tư liệu quý giá này đã được xử lý, phục vụ thiết thực cho nội dung nghiên cứu

Th ời Pháp thuộc, nhiều tác giả người Pháp và người Việt xuất phát từ những mục

đích khác nhau đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về tình hình nhiều mặt của vùng đất Nam Kỳ Có thể liệt kê sau đây những công trình cụ thể:

Những tác phẩm nghiên cứu tổng quát về địa lý, hành chánh, kinh tế, xã hội như:

- Notice sur la Basse Cochinchine 1867 - 1916 của Baudrit

- La Cochinchine của Aurillac xuất bản năm 1870 ở Sài Gòn

- La Cochinchine et ses habitants Provinces de l’ Ouest của J C Baurac xuất bản

năm 1894 tại Sài Gòn

- La Cochinchine của P Gastaldy xuất bản năm 1930 ở Sài Gòn

Nhìn chung các tác phẩm này không đề cập đến những vấn đề có tính chuyên sâu hay

khảo cứu về các trung tâm, địa bàn cụ thể Do đó luận văn cần phải tham khảo những công trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế cụ thể như:

- Paddy et riz de la Cochinchine của Albert Coquerel Irap Aroy Lion 1911

11

Trang 12

- Economie agricole de Vindochine của Yves Henry xuất bản năm 1930

- Điền thổ trong xứ Nam Kỳ của Tô Văn Qua xuất bản năm 1930

- Le problème de la population et des subsistances en Indochine xuất bản năm 1938

- L’evolution économique de l’ Inclochine Francaise của Ch Robequain xuất bản

năm 1939

Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế của từng tỉnh thuộc Nam Kỳ như:

- Monographie de la province d'Hà Tiên 1901 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de la province de Chaudoc 1902 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de 1' Ile de Phú Qu ốc 1903 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de la province de Soctrang ra đời năm 1904 ở Sài Gòn

- Monographie de la province de LongXuyen 1905 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de la province de Rachgia 1905 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de Thudaumot 1910 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de la province de Bienhoa l924 xuất bản ở Sài Gòn

- Monographie de la province de Longxuyen 1929 xuất bản ở Sài Gòn Những công trình này rất có giá trị về tư liệu và sử liệu, chúng góp phần hiểu rõ hơn về kinh tế Nam Kỳ

nếu loại bỏ những thiên kiến chủ quan và quan điểm thực dân của người viết

Giai đoạn trước năm 1954, mảng đề tài lịch sử kinh tế hay liên quan đến lĩnh vực

kinh tế - xã hội còn ít Tuy nhiên vẫn có một số công trình ít nhiều có liên quan đến đề tài như:

- Th ế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ của Đào Trinh Nhất xuất bản năm

1924 ở Hà nội, đề cập đến vai trò của Hoa kiều trong lĩnh vực thương mại, công kỹ nghệ trong buổi đầu Nam Kỳ mới khai phá Đồng thời cung cấp những thông tin về chủ trương và

biện pháp của chính quyền thực dân Pháp trong việc khai thác đất đai ở Nam Kỳ

- Tạp chí Phổ thông có loạt bài của tác giả Đ T trong chuyên mục "Miền Nam nước

Việt" các số 5, 6, 11, 12/ 195: giới thiệu về địa danh, địa lý nhân văn nhằm nêu lên tiềm năng của các tỉnh Nam Kỳ song nhìn chung ít giá trị về mặt tư liệu

12

Trang 13

Giai đoạn từ 1954 - 1975, các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội đã dần dần

xuất hiện thể hiện nhận thức mới và tầm quan trọng của vấn đề trong việc nghiên cứu lịch

sử Ở miền Bắc có:

- Ch ủ nghĩa đế quốc Pháp với vấn đề ruộng đất của nông dân của Nguyễn Công

Bình, Nghiên cứu lịch sử số 1-2 / 1956

- Sơ thảo lịch sử thủ công nghiệp Việt Nam của Phan Gia Bền, Hà nội 1957

- Nh ững thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam của Nguyễn Khắc Đạm, nhà

xuất bản Văn - Sử - Địa Hà Nội 1957

- Kinh t ế miền Nam của Phạm Thành Vinh, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1957

- Tìm hi ểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc của Nguyễn Công Bình, nhà

xuất bản Văn - Sử - Địa, Hà nội 1959

- Ch ủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam thời Pháp thuộc của

Ph ạm Đình Tân, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1959

- Phác h ọa tình hình ruộng đất và đời sống của nông dân trước Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Kiến Giang, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1959

- Tư bản Pháp và vấn đề cao su ở miền Nam Việt Nam của Nguyễn Phong, nhà xuất

bản Khoa học, Hà Nội 1963

- M ột vài đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Việt Nam của Đinh Xuân Lâm,

thông báo khoa học Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 2, Hà Nội 1966

Nh ững năm 1970, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, có các bài viết:

- Ch ế độ sở hữu ruộng đất lớn ở Nam Bộ trong thời đế quốc Pháp thống trị của Trần

Ng ọc Định, số 132, tháng 5-6/1970

- Nh ững thay đổi về địa lý hành chính các tỉnh Nam Kỳ trong thời Pháp thuộc của Vũ

Văn Tĩnh số 146/ 1972

Ở miền Nam, nhiều tác giả cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề kinh tế Nam Kỳ:

- An Giang xưa và nay của Tân Việt Điểu, xuất bản ở Sài Gòn 1959

- An Giang xưa và nay của Thái Văn Kiểm, nhà xuất bản Phổ Thông 1959

13

Trang 14

- Th ực trạng của giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của Phạm Cao

Dương, xuất bản ở Sài Gòn 1965

Hai tác giả Huỳnh Minh và Cánh Bằng có nhiều công trình khảo cứu về các tỉnh

Nam Kỳ:

- C ần Thơ xưa và nay của Cánh Bằng, xuất bản ở vSài Gòn 1966

- Vĩnh Long xưa và nay của Cánh Bằng, xuất bản ở Sài Gòn 1967

- Gò Công xưa và nay của Cánh Bằng, xuất bản ở Sài Gòn 1969

- Sa Đéc xưa và nay của Cánh Bằng, xuất bản ở Sài Gòn 1969

- Định Tường xưa và nay của Huỳnh Minh, xuất bản ở Sài Gòn 1969

- Vũng Tàu xưa và nay của Huỳnh Minh, xuất bản ở Sài Gòn 1970

- Tây Ninh xưa và nay của Huỳnh Minh, xuất bản ở Sài Gòn 1972

Trong khoảng thời gian này có luận án tiến sĩ của P Brocheux nghiên cứu Nền kinh tế

và xã h ội miền Tây Nam Kỳ trong thời Pháp thuộc (1890 - 1940) xuất bản ở Paris năm

1969

Ngoài ra còn có các tác giả như Lê Khoa, Sơn Nam, Nguyễn Thế Anh, Phan

Khoang; các luận văn tốt nghiệp Hành chính quốc gia; một số bài viết trên các tạp chí Chấn hưng kinh tế, tập san Sử Địa cũng đề cập đến nhiều khía cạnh của kinh tế - xã hội Nam Kỳ

T ừ sau năm 1975, việc nghiên cứu về đề tài này đã có những bước tiến dài so với

giai đoạn trước về cả số lượng lẫn chất lượng Trong đó, ngoài các công trình cá nhân còn

có các công trình quốc gia như :

- Điều tra cơ bản và tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1984 -1989) mã số 60- 02

- Quy ho ạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long (1990 - 1993) mã số 60 B

Đặc biệt trong vòng 20 năm trở lại đây nhiều công trình có giá trị khoa học và thực

Trang 15

- L ịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Huỳnh Lứa (chủ biên) nhà xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh 1987

- Nông nghi ệp đồng bằng sông Cửu Long của Dương Hồng Hiên, nhà xuất bản Thành

phố Hồ Chí Minh 1989

- S ự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859- 1939) của Jean -

Pierre Aumiphine, (bản dịch) xuất bản ở Hà Nội 1994

- Đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu phát triển Nguyễn Công Bình (chủ biên),

nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1995

- S ự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) của Võ Văn

- Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945) của Nguyễn Văn

Khánh, nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội 1999

- Gần đây nhất đã có một số các luận án tiến sĩ Sử học đi sâu nghiên cứu tình hình kinh

tế của những tỉnh riêng lẻ ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc như : Kinh tế Hà Tiên- Rạch Giá thời

Pháp thu ộc (1867 - 1939) của Nguyễn Thúy Dương bảo vệ năm 1996 ; Tình hình kinh tế

An Giang th ời Pháp thuộc (1867 - 1929) của Võ Thị Hồng bảo vệ năm 1997 ; Kinh tế Sóc Trăng thời Pháp thuộc 1867 - 1945 của Trần Thị Mai bảo vệ năm 1998 Nhưng mới nhất

có lẽ là công trình nhiều tập của tác giả Nguyễn Phan Quang, Quyển Việt Nam cận đại

nh ững sử liệu mới (Tập 3) Sóc Trăng (1867 -1945) Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ

Chí Minh và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng xuất bản năm 2.000

Các tác phẩm trên đã đề cập ở nhiều mức độ khác nhau nền kinh tế Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc Tuy nhiên cần kể thêm một công trình quan trọng là Thư mục về đồng bằng

sông C ửu Long của Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1981

Thư mục đã cung cấp những chỉ dẫn cần thiết về những công trình nghiên cứu liên quan đến Nam Kỳ

15

Trang 16

Về cảng Sài Gòn, chúng tôi tham khảo chủ yếu lịch sử hình thành cảng Sài Gòn,

trang bị cơ sở vật chất, quy chế hoạt động, thể thức thuế quan và hoạt động hàng ngày, hàna tháng, hàng quý, hàng năm của cảng Sài Gòn Những nội dung này, ngoài nguồn tài liệu lưu

trữ của các cơ quan công quyền thuộc các phông (Thống đốc Nam Kỳ và Tòa đại biểu chính

phủ Nam Việt) được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, chúng tôi còn sử dụng, trích

dẫn, tham khảo một số công trình nghiên cứu sau :

Các công trình t ập thể hay cá nhân của người Pháp:

- La Cochinchine francaises en 1878, xuất bản năm 1878 ở Paris

- Le commerce de la Basse Cochinchine, " AEO" Juil 1883

- Cochinchine francaise, Royaume du Cambodge, Royaume d' Annam I et III của

Lemyre de Vilers, xuất bản ở Paris năm 1884

- Situation commercial e Statistique Importations et Expơrtations, xuất bản ở Sài Gòn

năm 1897

- Etat de la Cochinchine francaise en 1895, xuất bản ở Sài Gòn năm 1897

- Le service maritime de VIndochine "BEI" 1915

- Lavenir des ports de Vlndochine francaise của Labor, xuất bản năm 1918

- La Cochinchine à la Foire de Hanoi (1923) của Cucherousset Henri, xuất bản năm

1924

- Les travaux publics de L’ lndochine của A A, Pouyanne, xuất bản ở Hà Nội năm

1926

- Note historique sur Cholon của Boutchot Jean, xuất bản năm 1928

- Indochinchine du Sud : Cochinchine, Cambodge, Bas Laos của Madrolle Cl, xuất

bản ở Paris năm 1928

- Cochinchine 1931 của P Gastaldy, xuất bản ở Sài Gòn năm 1931

- L’ Indochine moderne Encyclopédie administrative, touristique, artistique et

économique của Teston Eugène, Percheron Maurice, xuất bản ở Paris năm 1932

- Les exportations de riz de Sai gòn et la piastre của Caton "EEI" Aout 1932

16

Trang 17

-L’ Exportation de riz du port de Saigon 1er semestre 1932 của Cucherousset H

"EEI" Aout 1932

- Notice sur l’ activité du port de Saigon "BEI" 1938

- L’Indochine dans la passé của Boudet (Paul), xuất bản năm 1941 ở Hà Nội

- Promenades dans Saigon của Arnold Hilda, xuất bản ở wSài Gòn năm 1948

- L’ Indochine của Robequain (Charles), xuất bản ở Paris năm 1952

- Bordeaux et la Cochinchine sous la Restauration et le Second Empire của Etienne

(Denis), xuất bản ở Bordeaux năm 1965

Công trình c ủa các tác giả người Việt có:

- Tr ần Văn Giàu, tạp chí "Học Tập" các số 4 và 5 năm 1957

- Phan Khoang với Việt Nam Pháp thuộc sử Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa,

- Nguy ễn Đình Đầu với các công trình trên tạp chí Xưa và Nay

Nhìn chung do tầm quan trọng của vấn đề, hướng nghiên cứu ngày càng tập trung hơn

và có những bước tiến đáng kể Tuy nhiên vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu về Nam K$' trong một tổng thể kinh tế vùng có sự liên hệ với bên ngoài và ngược lại Trước

tình hình đó nghiên cứu đề tài "Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp

thu ộc (1860 -1939)" hy vọng sẽ là một cố gắng góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng vùng

kinh tế Nam Bộ vốn được xem là một trong những tổng thể kinh tế vùng ra đời sớm và còn

tiếp tục phát huy tác dụng cho đến hiện nay

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đây là đề tài tìm hiểu về sự biến đổi kinh tế của một kim vực kinh tế cụ thể : khu vực kinh tế Nam Kỳ từ năm 1860 đến năm 1939 nên nhất thiết phải thông qua hoạt động của

17

Trang 18

một đầu mối giao thương hàng hóa cụ thể thì việc đánh giá, kết luận mới chính xác và khoa

học Đầu mối giao thương đó chính là Cảng Sài Gòn Chúng tôi thiết nghĩ : hoạt động xuất,

nhập hàng hóa qua cảng Sài Gòn thời kỳ 1860 -1939 nếu được thống kê, miêu tả đầy đủ sẽ góp phần so sánh, đánh giá sự biến đổi của kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc so với nền kinh

tế trước đó (thời nhà Nguyễn) Mặt khác có thể có những đóng góp thực tiễn khi tìm hiểu tác động giữa các ngành kinh tế của Nam Bộ với cảng Sài Gòn hiện nay

Như tên đề tài đã ghi rõ, luận văn chỉ nghiên cứu sự biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc thông qua hoạt động giao thương của cảng Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1939

Vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau :

Không gian nghiên cứu của đề tài là khu vực Nam Kỳ (chủ yếu là khu vực đồng bằng sông cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, nơi sản xuất hai mặt hàng xuất khẩu chính là lúa gạo

và cao su) với chủ thể là hoạt động của cảng Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1939 Tuy nhiên

luận văn có dành một phần nhất định đề cập đến thành phố Sài Gòn, nơi được xem như là trung tâm kinh tế, hành chánh, tài chính, thương mại lớn của Nam Kỳ và của Nam Đông Dương lúc bấy giờ

Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi hai mốc:

- Mốc mở đầu, năm 1860 là năm cảng Sài Gòn thành lập Bắt đầu từ đây, hoạt động giao thương của Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng ngày càng nhộn nhịp

- Mốc kết thúc là năm 1939: trên thực tế cũng là năm kết thúc công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 Từ năm 1940 - 1945, phát xít Nhật vào Đông Dương Từ đó cho đến trước Cách mạng Tháng Tám, cảng Sài Gòn về cơ bản chỉ phục vụ những đòi hỏi của phát xít Nhật Tuy về danh nghĩa thực dân Pháp vẫn cố gắng duy trì chủ quyền của mình, nhưng trên thực tế, hoạt động của cẳng Sài Gòn đã hoàn toàn bị phát xít Nhật chi phối, hoặc trực

tiếp hoặc gián tiếp Tuy vậy, đề tài vẫn điểm qua thời gian trước và sau giai đoạn lịch sử này

nhằm làm rõ thêm tính chất của kinh tế Nam Kỳ và cảng Sài Gòn nói riêng từ năm 1860 -

1939

18

Trang 19

4 NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã nghiêm túc kế thừa về cả hai mặt tư

liệu và lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài Nguồn tài liệu này gồm sách, báo, tạp chí lưu giữ tại các thư viện: Khoa học xã hội, Khoa học Tổng hợp, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sư phạm Tp HCM và thư viện Học viện Hành chánh

quốc gia Các luận văn cao học, luận án tiến sĩ lưu giữ ở thư viện Khoa học xã hội và Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên để có được những nhận định, đánh giá khách quan khoa học chúng tôi nghĩ

cần tiếp xúc với nguồn tài liệu gốc có độ tin cậy cao về hoạt động thường niên của Cảng Sài Gòn và hoạt động kinh tế của Nam Kỳ Nguồn tài liệu đó chính là tài liệu lưu trữ của các cơ

quan công quy ền thời Pháp thuộc đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia n tại Thành ph ố Hồ Chí Minh

Để thực hiện luận án, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được

vận dụng làm cơ sở phương pháp luận để rút ra những nhận định, đánh giá về kinh tế Nam

Kỳ từ năm 1860 - 1939 Chúng tôi hiểu, muốn xem xét hiện tượng lịch sử, không những chỉ đặt nó vào không gian và thời gian cụ thể mà còn đòi hỏi phải có cách nhìn biện chứng, khách quan khoa học và có kế thừa Có như vậy, những vấn đề đặt ra trong luận văn sẽ được làm sáng tỏ trong mối liên hệ và phát triển khách quan như nó đã tồn tại

Phương pháp lịch sử và phương pháp lô - gích được xác định là những phương pháp

cơ bản để tiến hành nghiên cứu, nhưng chủ yếu vẫn là phường pháp lịch sử Với phường pháp này, luận án có thể nghiên cứu cụ thể các hình thức, hình thái trong sự tiến hóa và phát triển của những sự kiện, biến cố theo thời gian; đồng thời nắm bắt quan hệ biện chứng, quan

hệ nhân quả cụ thể của sự vật, hiện tượng lịch sử Các chương mục, các vấn đề nghiên cứu đều được trình bày theo trình tự thời gian Một phần quan trọng của luận án là hoạt động

của Cảng Sài Gòn từ 1860 - 1939 được đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thuộc địa ở Nam Kỳ, một nền kinh tế hoàn toàn bị chi phối bởi chính sách vơ vét và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp Vì vậy các vấn đề, các sự kiện lịch sử cụ thể đều được đặt trong những

19

Trang 20

giai đoạn và thời điểm cụ thể gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ

Mặt khác, để giải quyết nội dung khoa học, đề tài còn sử dụng phương pháp hệ thống

c ấu trúc Vì toàn bộ nền kinh tế cũng như xã hội Nam Kỳ là một hệ thống liên hoàn có

những mối liên hệ hữu cơ Sự hiện diện của các yếu tố kinh tế mới là điều kiện tạo nên toàn

bộ nền kinh tế thuộc địa Nam Kỳ Từ cơ sở kinh tế đó lại xuất hiện các lực lượng xã hội và giai cấp tương ứng

Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp lô - gích là phương pháp liên ngành,

chủ yếu là sử dụng những phạm trù, khái niệm và phương pháp của kinh tế chính trị học

Phương pháp thống kê phân tích nhằm hệ thống các số liệu, dữ kiện làm cơ sở để kết hợp

đồng thời với phương pháp tổng hợp rút ra những kết quả tổng hợp, đáp ứng yếu cầu của

một đề tài lịch sử kinh tế Trong luận văn, chúng tôi sử dụng nhiều chỉ số thống kê, xem con

số như là một dữ kiện, thông qua đó phát hiện mối liên hệ giữa chỉ số và hiện tượng để rút

ra những kết luận cần thiết

Ngoài ra phương pháp so sánh được vận dụng nhằm làm sáng tỏ những hoạt động và

biến đổi của kinh tế Nam Kỳ so với các thời kỳ trước và sau đó

Cuối cùng, phương pháp địa lý học (vùng địa lý kinh tế- văn hóa) được sử dụng để

khắc phục những hạn chế nhất định của phương pháp lịch sử Trong điều kiện cụ thể của

luận án, phương pháp lịch sử không có điều kiện nêu lên sự khác biệt của những địa phương

mà trong thực tế, do những điều kiện tự nhiên quy định, đã có ảnh hưởng nhất định đến kinh

tế - văn hóa của vùng kinh tế Nam Kỳ Với phương pháp này, luận án sẽ phần nào nêu lên được mối quan hệ của nhiều nơi trong vùng, giữa tổng thể có những đặc trưng phổ biến với

những đặc thù của những địa phương trong vùng kinh tế Nam Kỳ từ năm 1860 -1939

5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Trên cơ sở sưu tầm, lựa chọn, xử lý các nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt là nguồn tài liệu công quyền được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia II ở Thành phố Hồ Chí Minh, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm khối tư liệu liên quan đến tình hình hoạt động của cảng Sài Gòn và bộ mặt kinh tế xã hội của Sài Gòn - Chợ Lớn trong quá trình đô thị hóa ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc

20

Trang 21

Trên cơ sở khôi phục lại hoạt động giao thương của cảng Sài Gòn trong hai đợt tiến hành khai thác thuộc địa, luận án đã góp phần làm rõ ảnh hưởng của đầu mối giao thông này đối với kinh tế Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng thời Pháp thuộc

Thông qua quá trình chuyển biến kinh tế ở Nam Kỳ trên những lĩnh vực tiêu biểu,

luận án đã xác định một cách cụ thể mô hình kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc, đồng thời rút

ra đặc điểm kinh tế Nam Kỳ trong quá trình khai thác làm cơ sở để rút ra những nét đặc thù

của kinh tế Nam Kỳ nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung thời Pháp thuộc

Khi nghiên cứu cụ thể những địa phương có liên hệ kinh tế với cảng Sài Gòn trong

hoạt động xuất nhập khẩu, luận án cố gắng làm rõ nguyên nhân hình thành và phát triển của vùng kinh tế Nam Kỳ cũng như mối liên hệ kinh tế không thể tách rời giữa miền Đông và

miền Tây Nam Kỳ với Thành phố Sài Gòn Các mối liên hệ này tạo nên một tổng thể kinh vùng - cũng là một nét độc đáo của kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc

Bức tranh kinh tế sinh động của Nam Kỳ thời Pháp thuộc được vẽ lại trong luận án

ở những nét cơ bản nhất sẽ đóng góp vào việc nhận thức thế mạnh và tiềm năng của vùng kinh tế Nam Kỳ, của tam giác tăng trưởng trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN:

Ngoài phần dẫn luận và phần kết luận, luận án được cấu tạo thành 2 chương:

Chương 1: CẢNG SÀI GÒN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ

Chương này đề cập đến:

- 1Những điều kiện tự nhiên và lịch sử của Nam Kỳ

- 1Hoàn cảnh lịch sử thành lập cảng Sài Gòn và hoạt động của cảng thời kỳ 1860 - 1896, trước khi diễn ra chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ

1

Luận án đi sâu phân tích chủ trương của thực dân Pháp trong việc thiết lập cảng ỏ Sài Gòn đồng thời tìm hiểu rõ về cơ sở vật chất, quy mô phát triển và quy chế hoạt động của cảng Sài Gòn

từ 1860 - 1939 Thông qua đó xác định cảng Sài Gòn là một đầu mối giao thương, một phương tiện

thực thi hữu hiệu chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Kỳ

21

Trang 22

Chương 2: CẢNG SÀI GÒN VÀ BIẾN ĐỔI KINH TẾ NAM KỲ THỜI PHÁP

THU ỘC (1860 - 1939)

Ở chương này, tác giả thực hiện cùng lúc việc dựng lại:

- 1Hoạt động của cảng Sài Gòn trong hai thời kỳ khai thác thuộc địa (1897- 1918 và 1919- 1939)

- 1Biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc Thể hiện cụ thể ương từng thời kỳ của quá trình khai tliác thuộc địa

1

Ở mỗi thời kỳ, luận văn chú ý :

1 1Phân tích bối cảnh lịch sử, trên cơ sở đó rút ra mối liên hệ giữa chủ trương, biện pháp,

hoạt động đầu tư của tư bản thực dân Pháp, hoạt động của cảng Sài Gòn với những biến đổi của kinh tế Nam Kỳ

2 1Thông qua danh mục, số lượng hàng hóa xuất nhập, những nét chung và riêng của từng

thời kỳ 1được 1phân tích, lý giải tạo cơ sở để xác định quy mô, tính chất của từng đợt khai thác góp

phần xác định mô hình kinh tế thuộc địa ở Nam Kỳ về cơ cấu tổ chức và guồng máy điều hành

3 1Khắc họa sự biến đổi của kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 -1939) về cả hai mặt lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên cơ sở phân tích sự xuất hiện những nhân tố mới tư bản chủ nghĩa (như hạ tầng kinh tế, tài chính ngân hàng và các ngành kỹ nghệ hiện đại) vào hoạt động kinh

tế truyền thống của Nam Kỳ

1

4.Làm rõ sự phát triển của hoạt động ngoại thương dưới thời Pháp thuộc là nét nổi bật trong sự biến đổi kinh tế ở Nam Kỳ Hoạt động này 1không những đã kéo theo sự phát triển của các thành phố lớn mà cùng với cảng Sài Gòn, các vùng sản xuất nguyên liệu xuất

khẩu chính của Nam Kỳ như miền Đông và miền Tây Nam Kỳ cũng đã ngày càng phát triển gắn bó,

tạo nên một tổng thể kinh tế vùng vừa là đầu mối giao thương với thị trường khu vực và thế giới

vừa có tác dụng thúc đẩy kinh tế Nam Kỳ phát triển

2

Cuối cùng, để kết luận, luận án một lần nữa nhấn mạnh vị trí của cảng Sài Gòn đối với kinh tế Nam Kỳ trong quá khứ, cụ thể là trong thời Pháp thuộc từ đó nhận định về những hạn chế, tiềm năng và triển vọng của cảng Sài Gòn đối với vùng kinh tế Nam Bộ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện tại và tương lai

22

Trang 23

23

Trang 24

Chương 1: Cảng Sài Gòn trong bối cảnh hình thành nền kinh tế thuộc

địa ở Nam Kỳ

1.1 NAM KỲ : NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ

Nam Kỳ là vùng đất Nam Bộ hiện nay So với cả nước, đây là một vùng mới khai phá

và trải qua nhiều tên gọi khác nhau : Phủ Gia Định (1698), Gia Định kinh (1790) - năm Gia Long cho xây thành Bát Quái, Gia Định trấn thành (1808) và Nam Kỳ (1834) lúc này gồm 6

tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh) Thời thực dân Pháp thống trị, tên gọi Nam Kỳ vẫn giữ nguyên nhưng chia thành 21 tỉnh 1Trong luận án, chúng tôi xin được thống nhất chọn danh xưng Nam Kỳ

để chỉ vùng đất nêu trên

So với cả nước, đây là vùng đất mới Tuy là vùng đất mới, nhưng từ rất lâu, những người Việt khai khẩn đầu tiên đã tìm thấy ở miền đất còn hoang vu này những tiềm năng

lớn về nông nghiệp, nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để định cư và phát triển

về vị trí, Nam Kỳ nằm trong giới hạn từ 8° 35' đến 12° 22' vĩ tuyến Bắc và từ 104° 15' kinh tuyến Đông Cả 3 mặt Đông, Tây, Nam đều giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, với bờ

biển dài hơn 1.000 km, biến Nam Kỳ thành một bán đảo lớn nằm giữa ngã ba giao lưu đường biển qua 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ẩn Độ Dương Ngoài ra, đường biên

giới trên đất liền giáp Lào và Campuchia dài đến 880 km đặt Nam Kỳ vào vị trí ngã ba Đông Dương về đường bộ và trung tâm Đông Nam Á về cả đường biển lần đường bộ[75: 42] Vị trí này tạo cho vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ về kinh tế, văn hóa

với những vùng xung quanh

Về địa hình, đo được cấu tạo bởi đất phù sa bồi đắp, vào thời kỳ đệ tứ nguyên đại một

vịnh lớn của biển Nam Hải đã bị lấp hẳn song song với sự đội trội lên của một bệ lục địa nên địa hình ở đây chỉ có đôi ba ngọn núi về phía Đông và phía Bắc, còn toàn thể là đồng

bằng vừa rộng rãi vừa liên tục, với đất phù sa cao hơn mặt biển chưa tới 2 mét Có thể nói, đây chính là tặng phẩm thiên nhiên của sông Cửu Long, vì phần lớn đồng bằng Nam Kỳ là

do phù sa sông Cửu Long tạo nên Lượng phù sa ở đây khá nhiều, đất phù sa mới, độ phì cao, nhiều mùn và chất đạm tương đối đủ Vì vậy, tuyệt đại bộ phận diện tích đất đai ở Nam

24

Trang 25

kỳ rất thích hợp cho việc trồng lúa, và đó cũng là một trong những nhân tố hình thành nên

những vùng trồng lúa rất tập trung

Địa hình và phẩm chất đất ở đây được Trương Vĩnh Ký tóm lược ngắn gọn và đầy đủ trong "Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ" như sau : "Đa phần đất đai ở miền này (Nam Kỳ) là

thứ đất phù sa gồm bùn và cát do tác động của dòng nước đem tới, rồi bị ngăn chắn hoặc giữ

lại bởi rễ các thứ cây nước, vẹt, già, bần về phía cao, xứ này có nhiều rừng rậm Còn trong các đồng bằng thấp, thì có nhiều dòng nước chảy với hai bên bờ cây lá như màn che, đằng sau là các cảnh đồng trải dài và ruộng nương bát ngát."[22: 8]

Về khí hậu, Nam Kỳ chịu ảnh hưởng ít nhiều của khí hậu xích đạo, có nhiều sắc thái độc đáo, thuận lợi nhiều hơn khó khăn Đặc trưng khí hậu của vùng là có nhiệt lượng bức xạ cao, ổn định và nóng ấm quanh năm rất thuận lợi cho nông nghiệp

Khí hậu mưa thuận, gió hòa đã tạo điều kiện đặc biệt cho hoạt động trồng trọt Ngoài

ra, thủy lợi ở đồng bằng Nam Kỳ có nhiều thuận lợi trong việc tưới và tiêu nước Không như sông Hồng ở miền Bắc và những con sông khác ở miền Trung, nước sông Cửu Long không dâng lên ồ ạt, nông dân không phải đắp đê vì vậy nước phù sa vào đồng ruộng một cách tự nhiên, ở hạ lưu của sông Cửu Long, hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chẳng những

có khả năng bồi đắp mà còn có tác dụng tạo nên những hệ thống kênh rạch chằng chịt phục

vụ cho việc đi lại và tiêu nước ở những vùng trũng thấp

Nước mưa đối với đồng bằng Nam Kỳ là nguồn thủy lợi chủ yếu, lượng mưa tương đối khá Điểm đặc biệt của vùng là hầu như không có bão lớn, nhờ lớp rừng nước mặn che

chắn, các cơn bão không gây thiệt hại đáng kể Hạn, lụt đôi khi có xảy ra nhưng thiệt hại do thiên tai thường chỉ mang tính cục bộ nên đễ khắc phục

Nhiệt độ trang bình của vùng quanh năm ôn hòa từ 26 đến 27P

0 P, độ chênh lệch dao động từ 3° đến 4° Nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau từ 7° đến 8P

0 P Tóm lại, thời tiết ở đây rất lý tướng cho sản xuất nông nghiệp, và thực dân Pháp ít nhiều đã nắm được điều này Vì vậy một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp nhanh chóng chiếm lấy Nam Kỳ (1859) là vì họ đã tính đến việc khai phá đồns bằng sông

Cửu Long để có nhiều lúa gạo xuất khẩu Ở đây, với sự phì nhiêu của đất phù sa mới, với

những vùng đất bạt ngàn chưa được khai phá, những hệ thống dẫn nước và giao thông

25

Trang 26

chằng chịt, thực dân Pháp nhận rõ Nam Kỳ có thể và phải trở thành một thuộc địa nông nghiệp của chính quốc

Do đặc điểm địa hình, vùng đồng bằng Nam Kỳ được chia làm hai miền rõ rệt:

U

Mi ền Đông Nam kỳU với hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn - Vàm Cỏ, là vùng đồng

bằng phù sa cổ, tồn tại dưới dạng bán bình nguyên với địa hình đồi lượn sóng, độ dốc dưới

lớn Đặc điểm của loại đất này là không bị cứng nên dễ hút nước mưa, không để cho nước

chảy thành dòng và giữ được độ ẩm tốt rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp Trong khi đó, dải đất xám được phân bố từ phía Tây đến phía Đông Nam Kỳ qua các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa Đất xám là loại đất sét, có pha cát, ít đá vôi, ít mùn, lượng hữu cơ có nhưng chua và ít đạm Nếu trồng trọt, phải sử dụng phân bón thích hợp Điều kiện khí hậu của vùng Đông Nam Kỳ cũng thích hợp cho cây công nghiệp

với nhiệt độ tối đa là 34 - 35P

0 P

và tối thiểu là 18°

U

Mi ền Tây Nam kỳU hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long, có giới hạn từ biên giới

Việt Nam - Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở phía Tây và sông Vàm cỏ Đông ở phía Nam, bao gồm 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

Xét về địa chất, đây là vùng đồng bằng bồi tích, địa hình bằng phang và tương đối

thấp, trừ một số núi còn sót lại ở Kiên Giang và An Giang có cao độ trên 100 m, phần còn

lại cao độ dưới 5 m Mặt khác, do chịu tác động của sông và biển, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dạng địa mạo khác nhau nên có nhiều vùng sinh thái đa dạng và phong phú

Nằm ở nơi chuyển tiếp giữa biển và lục địa, cho nên, ngoài đất phù sa ngọt sản phẩm của

trầm tích sông Mê- Kông, còn có đất phèn và đất mặn Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc của đồng bằng sông Cửu Long cùng với chế độ thủy văn phức tạp, phụ thuộc vào chế độ dòng chảy thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây và ảnh hưởng của nước chua phèn đã làm hạn chế sản xuất nông nghiệp ở đây Đồng bằng sông Cửu Long do được

bồi tích trên một vịnh biển nông nên ngoài tầng canh tác và tầng phù sa trỗ mới bồi đắp,

phần sâu hơn là đất phèn tiềm tàng Vào mùa khô, đất bị nứt nẻ làm oxy hóa tầng prite, hoặc

26

Trang 27

do mao dẫn đưa nước phèn tầng sâu lên mặt đất Đầu mùa mửa, nước mưa thủy phân và rửa trôi nước phèn làm chua hóa các kênh và lan nhiễm phèn trên một vùng rộng lổn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Quản Lộ Phụng Hiệp, U Minh Dây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hoang hóa ở nhiều tĩnh miền Tây Nam Kỳ

Trên đây là những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Nam

Kỳ Trong luận văn này, chúng tôi trình bày những điểm cốt yếu nhất về điều kiện tự nhiên

có liên quan đến sản xuất nông nghiệp - một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế truyền thống Chúng tôi xác định tài nguyên và môi trường thiên nhiên luôn mang tính đa

dạng và là một trong những yếu tố tạo thành đầu vào của sản xuất Tuy nhiên như Ph Ăng - ghen đã từng nói " Các nhà kinh tế học cho rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải Kỳ

thật thì lao động phải kết hợp với thiên nhiên, mới thật sự là nguồn gốc của mọi của cải: thiên nhiên cung cấp vật liệu cho lao động, còn lao động thì biến những vật liệu đó thành

của cải"

Với ý nghĩa đó, cần thiết phải nhắc lại quá trình lao động của con người ở vùng đất này, dù là những nét sơ lược nhất

S ự hiện diện đầu tiên của con người trên vùng đất Nam Kỳ cổ

Những khám phá của khảo cổ học cho biết một cách chắc chắn sự có mặt của con người trên vùng đất Nam Kỳ cổ Những di cốt đầu tiên được tìm thấy ở nhiều nơi trong vùng Từ những hài cốt được chôn cất chu đáo trong những ngôi mộ huyệt đất có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm như ở di tích An Sơn (Đức Hòa -Long An), những di cốt được chôn trong hầm đá cự thạch (Xuân Lộc), trong các ngôi mộ chum gốm ở di tích Phú Hòa (cách nay khoảng 3.000 - 2.500 năm) trên vùng đất đỏ ba - dan, hoặc lẫn trong các cồn

vỏ nhuyễn thể Trăm Phố, đến nơi đất sinh lầy của rừng u Minh[13] Các di cốt ấy đã ghi

nhận một cách có căn cứ phạm vi hoạt động của những lớp người đầu tiên Đó là một địa bàn rộng rãi trong toàn vùng Nam Kỳ cổ với những mật độ cư trú khác nhau

Vùng cư trú đông nhất lúc ấy không phải là vùng châu thổ sông Cửu Long mà là vùng Đông Nam bộ số lượng các di tích cư trú, các thành cổ, các khu mộ cổ của lớp cư dân đầu tiên có đến hàng trăm địa điểm Đặc biệt ở khu đất đỏ ba - dan và vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, vùng ven sông Vàm cỏ Đông có mật độ cư trú các di tích khá dày Trong khi

27

Trang 28

đó, cho đến nay, khảo cổ học chưa khám phá được nhiều di tích cư trú đích thực của lớp người đầu tiên ấy ở vùng châu thổ sông Cửu Long

Hiện nay, khảo cổ học chỉ ghi nhận được vào những thế kỷ đầu công nguyên, mới có

những bằng chứng vật chất về các vết tích cư trú theo kiểu nhà sàn trên cột, kiểu kiến trúc trên gò nổi, những hệ thống thủy đạo, thành đất của một đô thị cổ ở vùng tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh thượng của lớp người sáng tạo nên văn minh Óc Eo - Ba Thê Song các di tích ấy, nền văn minh ấy chỉ hưng khởi trong một khoảng thời gian vài trăm năm rồi chim đắm ương lòng đất miền Tây và chì còn lại hình ảnh mờ nhạt về một vương quốc Phù Nam hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách và bia ký cổ.[13]

S ự có mặt của lưu dẫn người Việt với quá trình khai phá, ở vùng đất Nam Kỳ trước

cu ộc xâm lược của thực dân Pháp:

Vùng đất Đồng Nai - Gia Định tức đồng bằng Nam Kỳ, từ lâu đã là nơi sinh sống của

những lớp cư dân thuộc nhiều thành phần chủng tộc và dân tộc khác nhau Mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ sinh sống tại nơi này, nhưng số cư dân bản địa quá thưa thớt so với đất đai nên họ không thể và cũng chưa có nhu cầu mở rộng diện tích khai phá ở một nơi có nhiều vùng trũng thấp, sình lầy đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều công sức Vì vậy, trước khi người Việt đến, về căn bản, đây vẫn là một vùng đất hoang vu, chưa được mở mang, khai phá gì nhiều Vào thế kỷ XVI, lúc chế độ phong kiến Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng, đặc

biệt là cuộc hỗn chiến phong kiến kéo dài giữa hai dòng họ Trịnh -Nguyễn đã làm cho

những người nông dân Đại Việt nghèo khổ lâm vào tình cảnh điêu đứng Để tìm lối thoát, ngoài việc đấu tranh chống lại sự bóc lột, vơ vét của các tập đoàn phong kiến , họ chỉ còn

một con đường duy nhất là tìm đất sống Trong hoàn cảnh đó, họ đã tìm đến vùng đất xa xôi, hoang nhàn ở xứ Đồng Nai - Gia Định Công cuộc di cư tìm đất sống đã mở đầu cho công cuộc khai phá của lưu dân người Việt ở xứ này

Kể từ thế kỷ XVII, vùng châu thổ Nam Kỳ dần dần được mở mang và chinh phục Nơi

dừng chân đầu tiên của đoàn người mở đất là vùng Mô Xoài (hay Mỗ Xuy) tức Bà Rịa ngày nay Ở đấy, "đã có lưu dân của nước ta đến sống chung lộn với người Cao Miên khai khẩn

ruộng đất."[28: 7] Công cuộc khai hoang buổi ban đầu do di dân người Việt tự động tiến hành với mục đích tìm đất mới sinh cơ lập nghiệp, không có sự can thiệp hay tổ chức của các chúa Nguyễn Trong điều kiện đất rộng người thưa, đa số người mới đến là những nông

28

Trang 29

dân thiếu thôn về mọi mặt, diện tích trưng khẩn của họ không nhiều, đo đó cơ cấu sở hữu

ruộng đất lúc này mang hình thái tư hữu nhỏ là phố biến

Chỉ từ năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh thì đất Đông Phố mới bắt đầu đặt dưới sự cai trị của chúa Nguyễn Kể từ đó, thay mặt Chúa, Nguyễn Hữu Cảnh đã xây dựng chính quyền trên vùng đất Biên Hòa - Gia Định, lập ra dinh Trấn Biên và Phiên Trấn Trong giai đoạn này, ngoài phương thức khai hoang từng nhóm nhỏ, lẻ tẻ đã bắt đầu xuất hiện phương thức khai hoang mới : Một là việc khai hoang lập đồn điền của binh lính, quan lại và người dân có "vật lực" lập nên những điền sản lớn, những đồn điền dân sự hay quân sự Hai là các đoàn quan quân nhà Minh ở

Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc chạy sang nước ta xin tị nạn, được chúa Nguyễn

chấp thuận và đưa đi làm ăn khai phá ở ba khu vực của Nam Kỳ:

1- Khu vực Sài Gòn - Bến Nghé do nhóm Trần Thượng Xuyên trong đoàn 3.000 người đến Việt Nam năm 1679 khai phá

2 - Khu vực Mỹ Tho - Long Hồ do nhóm Dương Ngạn Địch - Hoàng Tiến khai phá

3 - Khu vực Hà Tiên do Mạc Cửu vào Mang Khảm và bắt đầu khai phá Nhóm di thần nhà Minh tuy đến khai khẩn các khu vực khác nhau nhưng có chung đặc điểm là cùng phát triển nghề nông trong buổi đầu, về sau họ chủ yếu tập trung vào việc mua bán Hoạt động thương mại phát triển đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các trang tâm buôn bán lớn như : Cù Lao Phố, Nông Nại Đại Phố và Cảng Mang Khảm ở Hà Tiên Theo Trịnh Hoài Đức, cùng với người Việt, người Họa, người Khơme bản địa, thời gian đầu còn có người

Hồng Mao, người phương Tây, người Đồ Bà (Java) ở lẫn lộn Tuy nhiên dân cư chủ yếu vẫn

là người Việt đi khai hoang

Năm 1802, sau khi thắng Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế, trên cơ sở những thành quả đạt được từ thời các chúa Nguyễn, vua Gia Long vẫn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang ở đồng bằng Nam Kỳ Các công trình thủy lợi lớn như kênh Rạch Giá - Hà tiên, đặc

biệt là kênh Vĩnh Tế đã góp phần đẩy nhanh tốc độ khai hoang ở đây

Bằng những biện pháp cụ thể, nhà nước thời Nguyễn đã có công trong việc khuyến khích dân chúng đi khai hoang với nhiều thủ tục dễ dãi như : người đi khai hoang tự do lưa

chọn nơi khai phá ; miễn thuế cho người đi khai phá đất hoang trong vòng 3 năm hoặc lâu hơn ; cấp không hoặc cho mượn nông cụ, thóc giống, trâu bò ; quy định đất đai khai phá

29

Trang 30

được thuộc sở hữu của người khai phá Việc thúc đẩy dân chúng khẩn hoang được xem là công việc thường xuyên của quan lại địa phương và là tiêu chuẩn để nhà vua thực hiện thưởng phạt Năm 1836 và 1839, vua Minh Mạng đã ban hành lệ thưởng phạt đối với việc đôn đốc khai hoang ở Nam Kỳ[90: 76]

Mặt khác, triều đình nhà Nguyễn còn đứng ra tổ chức khai hoang với hình thức đồn điền và khai hoang lập ấp Thời Gia Long, đồn điền được lập ở 4 phủ thuộc Gia Định thành

gồm Tân Bình, Định Viễn, Phước Long, Kiến An Thời Minh Mạng đồn điền càng phát triển hơn thời Gia Long, được lập ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng biên giới, hải đảo như Hà Tiên, Trấn Tây Thành, đảo Côn Lòn Thời Tự Đức, từ sau năm 1853, ở Nam Kỳ xuất hiện nhiều đồn điền dưới sự chỉ đạo và tổ chức của Nguyễn Trí Phương

Song song với việc thành lập đồn điền, nhà Nguyễn còn tổ chức mộ dân đi khai hoang

lập ấp Công việc này gắn liền với tên tuổi của các đại quan của triều đình như Nguyễn Văn Thoại (mộ dân khai phá, lập nghiệp ở ven bờ kênh vùng Châu Đốc - An Giang), Trương Minh Giảng (lập được 25 thôn ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia), Nguyễn Tri Phương lập được 124 ấp ở An Giang, Hà Tiên (vùng biên giới dọc bờ kênh Vĩnh Tế), các khu Ba Xuyên, Tịnh Biên và nhiều nơi khác ở Nam Kỳ

Với những biện pháp tích cực nêu trên, nhiều vùng đất hoang ở Nam Kỳ lục tỉnh đã được khai phá Diện tích đất nông nghiệp tăng lên đáng kể so với 2 thế kỷ trước Kết quả đo đạc vào năm 1836 để lập điền bộ chính thức đầu tiên của 6 tỉnh thuộc Gia Định thành được ghi trong Quốc triều chính biên toát yếu thì tổng diện tích được khai phá của toàn Nam Kỳ

là "nguyên trưng điền thổ 20.197 sở, 13 giây 8 đám và lính tinh 3.464 mẫu, nay đo đạc thành điền thổ khoảng hơn 60.075 mẫu và nguyên trước là ngạch ruộng hơn 65 sở, nay khám thành ao nuôi cá cả thảy 1.017 miếng"[75: 83]

Nhìn chung, trong hơn hai thế kỷ, từ khi lưu dân người Việt bắt đầu tiến hành khai phá cho đến thời nhà Nguyễn, có thể rút ra mấy nhận xét như sau :

1- Trước hết có thể nói nét đặc trưng độc đáo nhất của Nam Kỳ là ngay từ đầu cho đến trước khi thực dân Pháp thống trị, ruộng đất đều thuộc quyền tư hữu của nông dân hay điền

chủ [75: 79] (không như Bắc Kỳ và Trung Kỳ), mặc dù trên danh nghĩa đất đai là tài sản của nhà vua Đặc biệt dưới thời các vua Nguyễn, để khuyến khích dân đẩy mạnh khai hoang, vua quan triều Nguyễn còn mặc nhiên thừa nhận quyền tư hữu đất đai của những người có công khai phá Tình hình này được phản ánh trong tác phẩm Gia Định Thành thông chí của

30

Trang 31

Trịnh Hoài Đức: "Dân ở vùng này có thể tự do đi khai khẩn đất ruộng ở các vùng khác, ai

muốn đến ở đâu, khai khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý Lựa chọn đất đai rồi chỉ

cần khai báo với nhà cầm quyền là mình trở thành nghiệp chủ mảnh đất ấy, chính quyền cũng không đo đạc xem diện tích bao nhiêu, không cần biết đất đai ấy tốt xấu thế nào Người nghiệp chủ tùy theo điền sản mình chiếm rộng hẹp mà tự nguyện nộp thuế nhiều hay

ít và nộp thuế bằng thóc dùng hộc già hay hộc non đong cũng được" [75: 79]

2 - Trải qua quá trình khẩn hoang, ở Nam Kỳ đã lần lượt hình thành những vùng nông nghiệp phát triển quanh những trung tâm đô thị, sầm uất Tác giả Lê Quốc Sử trong tác

phẩm "Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam" đã thống kê các khu vực đó như sau :

Khu vực dọc theo trục giao thông thủy bộ Mô Xoài - Bà Rịa - Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai), tâm điểm có thời là Cù Lao Phố - thương cảng lớn của Đàng Trong

Khu vực Bến Nghé - Sài Gòn (Phiên Trấn), vừa là vùng canh tác nông nghiệp lúa nước rộng lớn vừa là trung tâm thương mại, một thương cảng, một đô thị lớn nhất Tâm điểm này nối liền với Cù Lao Phố

Vùng Ba Giồng (bao gồm một phần hai huyện Phước Long, Tân Bình và bao trùm

cả vùng Vũng Cù tức Tân An và Vàm cỏ ngày nay), là vùng đất canh tác nông nghiệp rất

tốt Vì vậy có nhiều lúa gạo, là nơi đặt kho lúa Cam Lạch (một trong chín kho lớn toàn

quốc) để thu tô thuế nộp về kinh

Khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ven sông Tiền, sông Hậu đến tận ven sông Vàm cỏ gọi là vùng Mỹ Tho - Long Hồ Là vùng có vị trí đặc biệt về quốc phòng và phát triển nông nghiệp

Khu vực Mang Khảm - Hà Tiên - Phú Quốc - Rạch Giá - Cà Mau Chủ yếu do người Hoa khai khẩn và phát triển thành một cảng biển rất phồn thịnh

3 - Trong quá trình khai phá, ở đây đã hình thành các hình thức tổ chức xã hội cao so

với trước đó và đều đặt tại Sài Gòn Hình thức tổ chức xã hội đầu tiên là "Sở thu thuế của chúa Nguyễn" năm 1623 ; kế đó là việc đặt "đồn dinh Tân Mỹ" năm 1679 và cao nhất là

việc Chúa Nguyễn cho đặt đơn vị hành chánh ở Gia Định Phủ lập thành hai huyện đầu tiên vào năm 1698 Cũng nên nhắc đến ở đây nguyên tắc căn bản mà Chúa Nguyễn đã thực hiện

là "phát triển các đớn vị hành chánh liền ranh nhau" Thoạt tiên, dinh Trấn Biên đóng ở vùng Phú Yên Sau đó, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đặt ra Gia Định phủ gốm có xứ Đồng

31

Trang 32

Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ; xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn Lần lượt, vùng Long Hồ nối vào đất Gia Định, vùng Mỹ Tho nối vào Gia Định, vùng An Giang nối vào Long Hồ (Vĩnh Long) [58: 27] Đây là một trong những điều

kiện đảm bảo cho việc đẩy nhanh tốc độ khai phá

4 - Cùng với yếu tố trên, vai trò quản lý của nhà nước chiếm vị trí hết sức quan trọng

Sự thiết lập chính quyền Việt Nam ở vùng đất mới vào thời điểm 1698 không những chỉ đáp ứng khát vọng xây dựng một nguồn tài lực ổn định và vững mạnh của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong - nhằm chống lại thế lực phong kiến Đàng Ngoài mà còn đáp ứng lòng mong mõi của lưu dân người Việt - mong muốn có một chính quyền chính thức để công nhận và bảo vệ

những thành quả lao động của họ ở vùng đất mới [15: 26] Đến thời nhà Nguyễn công cuộc

đo đạc, lập địa bạ của các vua Nguyễn, giúp nhà nước quản lý đất đai một cách chặt chẽ đồng thời có tác dụng xác định chủ quyền đất đai của nhà nước, góp phần tích cực vào việc

củng cố, phát triển và đẩy nhanh công cuộc khẩn hoang

Những đặc điểm được nít ra từ thực tế lịch sử như đã nêu trên sẽ tạo cơ sở giúp làm rõ vai trò của người Pháp khi họ triệt để khai thác các yếu tố có lợi, cố tình kìm hãm và hạn

chế những yếu tố tích cực mà Nam Kỳ sẩn có nhằm áp đặt chế độ thực dân lên thuộc địa Để ương quá trình cai trị, khi bộ mặt xã hội và kinh tế Nam Kỳ có những biến đổi sâu sắc, lịch

sử đã có những căn cứ xác đáng để định rõ hiện tượng và bản chất

1.2.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG SÀI GÒN:

Thời sơ sử của Sài Gòn - Gia Định bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên khi nước Phù Nam xuất hiện Cư dân của quốc gia này là những người đầu tiên chiếm lĩnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ngay sau khi biển rút và chính họ là người đã sáng tạo nên nền văn hóa cổ ơc -Eo nổi tiếng Trên một vùng lãnh thổ rộng lớn (bao gồm cả Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam) họ đã đạt đến một trình độ khá cao về tổ chức xã hội và hoạt động kinh tế Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên, "thời gian tồn tại của đế

quốc Phù Nam cũng chính là thời kỳ bành trướng các mối giao thương trên thế giới, nhất là

ở phương Đông" [91: 78] Các tài liệu khảo cổ cho thấy Phù Nam giao thương với bên ngoài thông qua hải cảng lớn là Óc - Eo (Ba Thê thuộc An Giang ngày nay) Cùng với "bán đảo Đông Dương, các đảo trên biển Đông, Óc Eo là những trạm dừng chân và mua bán sản

32

Trang 33

phẩm rất tốt" [91: 78] Sài Gòn lúc ấy có thể là một trong những trung tâm văn hóa thời Phù Nam nhưng chưa phải là hải cẳng quan trọng như Óc Eo

Nằm trong vùng phát triển của văn hóa Óc Eo, Gia Định là chứng nhân của cuộc chinh

phục, thôn tính Phù Nam của Chân Lạp vào giữa thế kỷ thứ VI khi tộc người Khmer, trên đất Sài Gòn xưa đánh bại Phù Nam, lập ra Chân Lạp và khống chế phần đất thuộc hạ lưu sông Mê Rông Những thế kỷ sau đó là sự hình thành nước Chân Lạp - tiền Angkor vào thế

kỷ thứ VII, sự tranh chấp giữa Thủy và Lục Chân Lạp, giữa Java và Chân Lạp cũng như

những cuộc tấn công của Java vào Giao Châu và Charapa ở các thế kỷ VIII, IX Các thế kỷ

xu, XIII và thế kỷ XIV, XVII là những cuộc chiến tranh triền miên giữa Chân Lạp và Champa mà đất Bà Rịa là vùng trái độn giữa hai lực lượng đối lập.18 Trong vòng 16 thế kỷ, các vương quốc Phù Nam, Chiêm Thành rồi Chân Lạp chia nhau làm chủ Nam Đông Dương Mãi đến cuối thế kỷ thứ XVI đầu thế kỷ thứ XVII, khi lưu dân người Việt đến khẩn hoang, trên danh nghĩa, đất Sài Gòn thuộc Chân Lạp nhưng chưa có chính quyền Chân Lạp

trực tiếp cai trị Điều đó cho thây sự phát triển về kinh tế xã hội của vùng đất Gia Định xưa trước thế kỷ XVI, XVII là rất chậm so với cư dân Óc Eo trước đó:

1 - Trong tác phẩm "Chân Lạp Phong thổ ký", Châu Đạt Quan mô tả "gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum xuê,

khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu Vào nửa đường trong sông thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây, xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy"[51: 37]

2 - Trong "Phủ biên tạp lục" Lê Quý Đôn viết : "ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa

biển cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm"[51: 37] Bước chân của những người mở đất, theo Trịnh Hoài Đức bắt đầu từ địa điểm Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai rồi tới tận Sài Gòn Có mặt ở vùng đát "điểu thú quần hoang, tuyệt

vô nhân tích", những di dân người Việt đầu tiên đã nhận ra tình trạng hoang hóa, gần như vô

chủ của Sài Gòn Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau

Đó là sự chuyển biến trong cơ cấu cư dân ; sự không thích ứng với điều kiện chính trị, kinh

tế và văn hóa dưới thời Chân Lạp ; tình trạng chiến tranh triền miên giữa Chân Lạp và Champa trên địa bàn Nam Trung bộ và Đông Nam bộ ; những ảnh hưởng của các đợt tấn công của đế quốc Nguyên Mông vào các nước Đông Nam Á vào thế kỷ xin đã là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đưa đến tình trạng hoang hóa này[41:118]

33

Trang 34

Dừng chân ở một vị trí có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn lắm khó khăn, cuộc sống gian nan của những người mới đến dường như được hổ trợ bởi sự hào phóng của thiên nhiên nên họ có điều kiện để tiếp tục sinh sống, khẩn hoang lâu dài Chính sức lao động của lưu dân người Việt đã tạo nên phố chợ và vai trò thủ phủ của Sài Gòn đối với cả một vùng đất

mới, góp phần tạo đà cho Gia Định bước vào thời kỳ mới

Giai đoạn hình thành của Sài Gòn chủ yếu là dưới thời các chúa Nguyễn, sau đó Sài Gòn đã tiến những bước dài trên con đường phát triển của mình Cả hai quá trình hình thành

và phát triển của Sài Gòn tất nhiên được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó điều kiện về vị trí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng

Về đất Gia Định, vào những thế kỷ XVI, XVII, sử liệu có nhắc đến hai thị trấn mang tên Prei Nokor (Sài Gòn về sau là Chợ Lớn) và Kas Krobey (Kompong Krabei, Bến Nghé

về sau là Sài Gòn) Đây là những thị trấn cổ hình thành từ thời kỳ tiền Ankor hay sớm hơn

nữa, và không loại trừ khả năng đây là vị trí của thị trấn biển Kattigara theo sách địa lý của Ptolémée[41: 118]

Năm 1623, chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) đã viết thư cho vua Chân Lạp là Préas Cheychesda "mượn" Prei Nokor và Kas Krobey để đặt các trạm thu thuế Năm 1674, phó vương Chân Lạp là Nặc Non, dưới sự bảo trợ của chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) đã trú đóng

ở Prei Nokor Năm 1679, đồn dinh Tân Mỹ được thành lập và đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đây lập Gia Định Phủ

Các mốc thời gian và các sự kiện nêu trên tự chúng đã gợi lên câu hỏi tại sao các chúa Nguyễn lại quan tâm đến Sài Gòn như vậy Để trả lời, có lẽ phải tìm về những điều kiện thuận lợi mà Sài Gòn có được Trước hết là về vị trí của hai thị trấn vừa đề cập trên "Chúng

nằm trên trục lộ giao thông, trao đổi sản phẩm bằng đường bộ và đường thủy của các dân

tộc ở phía Nam Đông Dương Một địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt kinh tế và cho sự kiểm soát chính trị mà các chúa Nguyễn đã lựa chọn để đặt những trạm thuế quan trong bước đầu

mở mang lãnh thổ ở vùng châu thổ sông Cửu Long"[41: 118]

Không những thế, Sài Gòn còn kề cần những địa phương và những nước đầy tài nguyên nên vai trò trang chuyển, tập trung hàng hóa không đâu có thể sánh bằng Tất cả

những yếu tố trên đã khiến Sài Gòn mọc lên, mở mang một cách tự phát trong buổi đầu và

dần khẳng định mình trong thời gian tiếp sau đó

34

Trang 35

Trong giai đoạn trước năm 1698, ở Sài Gòn đã có hoạt động nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp Vì vậy, năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đã yêu cầu được

lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay một sở thu thuế hàng hóa "Đồn thu thuế" chắc

là không nằm giữa đồng không mông quạnh mà ở ngay giao điểm có nhiều lưu dân Việt Nam khai thác và sinh sống, như vậy có nghĩa là ngay bên bờ sông Sài Gòn[18: 153] Nguyễn Phúc Nguyên vốn là tổng trấn Quảng Nam, ông có nhiều kinh nghiêm về việc lập

tuần ty và tổ chức công cuộc mậu dịch giữa các dân tộc ở khắp vùng cai trị So với các tuần

ty lớn lúc bấy giờ như Hội An, Cam Lộ thì tuẫn ty Sài Gòn được xem như là một đặc khu kinh tế tài chính[93: 8] Muốn xây dựng nó phải hội đủ những điều kiện : một lực lượng nhân dân có sẩn trước khi thế lực quân sự và chính trị hiện diện ; tại đây phải có một hệ

thống chợ búa, phố xá để hoạt động buôn bán ; cũng phải có một cơ sở hành chánh kiểu như lãnh sự quán có quyền uy để điều động dân buôn, xa hơn là quan hệ trực tiếp của Sài Gòn

với Quảng Nam trấn, nơi lãnh đạo toàn bộ hoạt động của các cơ sở ty[93: 9] Tóm lại Sài Gòn nhờ hội đủ những điều kiện về mọi mặt từ chính trị, kinh tế và cả quân sự, mở đầu cho công cuộc khai thác rộng lớn toàn miền Nam

Chính sự phát triển của Sài Gòn trong giai đoạn đầu này đã dẫn tới việc chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập Đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn vào năm 1679 Vị trí này càng được khẳng định khi vào cuối năm 1679 có sự kiện hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng

phục nhà Thanh, kéo theo hai đạo quân, gia quyến và thân thuộc xuống phía Nam Chúa Nguyễn đã nhận lời che chở đùm bọc cho nhóm Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho và nhóm Trân Thượng Xuyên vào Biên Hòa Ở hai nơi họ đều lập phố xá buôn bán, hoạt động nông nghiệp tuy có nhưng vẫn ít hơn hoạt động buôn bán Ở Biên Hòa, Nông Nại đại phố sớm trở thành một trung tâm thương mại có nhiều tàu ngoại quốc lui tới Tuy vậy, "Nông Nại đại

phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hờn"[33: 239] Tính chất "trung tâm" của Sài Gòn càng về sau càng rõ và đó cũng chính là điều kiện tiên quyết tạo nôn tính chất "đầu mối" của nó về sau này

Đến thời nhà Nguyễn, với thành quả khai khẩn đất hoang ở Nam Kỳ, Sài Gòn càng có thêm điều kiện vật chất để trở thành "trung tâm" với đầy đủ ý nghĩa của nó Thành Gia Định, phía Đông trông ra sông Thị Nghè, phía Nam trông ra sông Bến Nghé đã tạo ra một

bến đậu tự nhiên ngay giữa lòng thành phố Phía Tây dẫn về Chợ Lớn, một trung tâm thương mại và thủ công nghiệp sầm uất Giao thông đường bộ và đường sông đều lấy Sài

35

Trang 36

Gòn làm tâm điểm Bên trong, Sài Gòn có rất nhiều chợ, hàng hóa bày bán ở đây, ngoài một

ít hàng Tàu, còn lại chủ yếu là hàng nội hóa Sách "Gia Định thành thông chí” ghi lại là

"chẳng thiếu món gì", tuy nhiên Finlayson cho rằng nó khác các cửa hàng ở Ấn Độ chỉ chuyên bày bán hàng hoa của Châu Âu Yếu tố hàng nội hóa là chủ đạo cho thấy Sài Gòn là

một thành phố sẵn xuất thủ công và chế biến sản phẩm nông nghiệp :

Cắc cớ chợ Lò Rèn Nghe chạc chạc nhà Ban đánh búa

Lạ lùng xóm Lò Gốm, Chân vò Bàn cổ xoay trời Trong cầu, đường chuốt ngót ngọt ngon,

Đủ đường cát, đường hạ, đường phèn, đường phổi

Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất trời

Người các nơi đến làm ăn buôn bán không chỉ là người Việt mà còn có người Au, Phi,

An da đen và nhiều hơn cả là người Tàu :

Lũ Tây dương da trắng bạc,

Mồm giớn giác, miệng xếch xác, hình vóc khác, Quân Ô rồ mặt đen thui

Thể lọ nồi, đâu quân riết, miệng trớt môi,

In thiên bồng, thiên tướng, thiên lôi[18: 244, 245]

36

Trang 37

Tóm lại, ở nửa đầu thế kỷ thứ XIX, Sài Gòn đã là một thành phố vừa sản xuất vừa hoạt động thương mại, một đầu mối buôn bán không chỉ quan trọng đối với thị trường trong nước mà còn có khả năng giao thương với bên ngoài Vì vậy, Sài Gòn đã trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta và có hạng ở Đông Nam Á Nằm trên sông Sài Gòn, thương cảng Sài Gòn đã có từ lâu, lịch sử hình thành và phát triển của cảng vì vậy đã

gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định

1.2.2.1 Chủ trương thiết lập cảng Sài Gòn của thực dân Pháp:

Hoạt động mua bán nhộn nhịp trên bến dưới thuyền đã làm cho Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh, cư ngụ và thương mại của cả miền Nam đất mới Vai trò và thế mạnh

của Sài Gòn càng tăng lên khi kênh Ruột Ngựa được đào vào năm 1772 nối liền Rạch Cát

và Rạch Lò Gốm Các con kênh này hợp lại thành một hệ thống thủy lộ giúp cho sự đi lại

giữa miền Tây và Sài Gòn thêm thuận lợi

Do đó khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, Sài Gòn đã không thoát khỏi tầm ngắm

của chính quyền thực dân Và trong thực tế, khi cuộc tiến công đầu tiên mở màn cho công

cuộc xâm lược Việt Nam tháng 8/1858 bị thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược vào Nam, tiến công và chiếm lấy Gia Định tháng 9/1859 Quyết định này không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn thỏa mãn được cả mục đích về lâu dài của họ

Hơn lúc nào hết, thực dân Pháp hiểu rất rõ rằng "Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta (của Pháp) dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay không

phải lưng cõng vai mang băng đồng mệt nhọc Sài Gòn lại là một vựa thóc, nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn"[33: 249] Ngoài ra, Sài Gòn còn là cưa neo của miền hạ Nam Kỳ, một vùng nông nghiệp nổi tiếng trù phũ, có khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác và bóc lột thuộc địa của chính quốc : "Nam Kỳ không giống bất

kỳ thuộc địa nào khác của chúng ta Nam Kỳ không cần những viện trợ nhân tạo phải vun bón khó nhọc như đối với một số thuộc địa khác Nam Kỳ tự nó đủ nuôi sống dân cư gấp 20

lần" Không những thế "Nam Kỳ với những cửa cảng, với một dòng sông mênh mông và ưu đãi, thuận tiện cho những con tàu có trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở,

lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản phẩm giàu có của miền Thượng về các kho chứa

37

Trang 38

đặt tại Sài Gòn Những con rạch chằng chịt mọi nẻo, chỉ cần vài tu chỉnh đơn giản là có thể

trở thành những tuyến thương mại hạng nhất"[66]

Mặt khác, chính sách xâm lược bằng pháo hạm ở Việt Nam đã giúp thực dân Pháp

thấy vai trò quyết định của lực lượng hải quân và tầm quan trọng sống còn của các bến

cảng Vị trí quan trọng đặc biệt và những điều kiện thuận lợi mang "đậm" tính chất "cảng"

của Sài Gòn, một lần nữa đã thôi thúc thực dân Pháp phải khẩn trương tiến hành xây dựng

cảng ở Sài Gòn Có như vậy, họ mới thực hiện được ý đồ chiến lược là biến Sài Gòn thành bàn đạp (để xâm lược các tỉnh Nam, Bắc và Trung Kỳ, đồng thời đặt cả Cao Miên dưới sự

đô hộ của họ) và dùng Sài Gòn như là một đầu mối trung chuyển hàng hóa ra thị trường thế

giới

Nhìn chung, thực dân Pháp đã nắm được một cách đầy đủ những thế mạnh của Nam

Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng Nếu khai thác được "trung tâm Sài Gòn" và làm chủ

"khu vực Nam Kỳ", họ sẽ vừa có điều kiện nuôi chiến tranh xâm lược Việt Nam vừa thực

hiện dẫn mục tiêu khai thác thuộc địa Chính vì đánh giá như vậy nên giữa "bộn bề" công

việc, tháng 2 /1860 - chỉ một năm sau khi chiếm Gia Định, đô đốc Page, người được chỉ định thay thế Genouilly - đã quyết định cho mở cảng Sài Gòn trước cả khi y có ý định chấm

dứt cuộc chiếm đóng ở Đà Nang Hành động nhạy bén và kịp thời này được J Bouchot ghi

nhận lại trong "Sàigon de 1859 à 1861" Tác giả này cũng đánh giá Page là người "đã biết

biến cảng của thành phố thành điểm trao đổi hàng hóa tuyệt vời"[115:90]

Nằm trên sông Sài Gòn, cảng Sài Gòn thông với cửa biển cần Giờ không xa lắm, lại

nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Sài Gòn và Nam Kỳ nên rất thuận tiện cho

hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán qua lại giữa Sài Gòn với các tỉnh Nam Kỳ Sài Gòn

có vị trí nằm giữa hai con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai nên cảng Sài Gòn còn là cửa ngõ của hệ thống đường thủy nối liền Nam Kỳ với Lào, Campuchia và ăn thông ra biển

Mặt khác, Sài Gòn còn là trang tâm đường bộ nối Đông và Tây của Nam Kỳ, nối liền những vùng đất mới khẩn hoang, kéo dài đến tận Nam Vang và với cả kinh thành Huế

Xét trên phương diện hành chánh và quân sự, Sài Gòn có vị trí thiết yếu chi phối cả

một vùng rộng lớn, vị trí đó đã tạo ra những ảnh hưởng quyết định đến nhịp điệu phát triển

của toàn bộ khu vực Nam Đông Dương Và ngay năm 1860, do ảnh hưởng của việc mở cửa

cảng, tình hình kinh tế đã rất sáng sủa Toàn bộ những trao đổi có thể ước lượng đến 7.700.000 quan Pháp tượng trứng cho sự xuất khẩu 53.939 tô- nô gạo và nhập khẩu hơn

38

Trang 39

1.000.000 quan hàng hóa linh tinh trong đó nha phiến chiếm 500.000 quan Pháp[58:153] Tuy nhiên đa số thương thuyền ra vô lúc ấy còn mang cờ Hồng Mao, thậm chí việc bưu chính lúc đó, chính quyền thuộc địa Pháp vẫn phải nhờ tàu thư của Anh Thế cạnh tranh

giữa hai cường quốc thực dân không cho phép kéo dài tình trạng lệ thuộc này Thực tế đó,

buộc thực dân Pháp phải tiến hành liên kết, ủng hộ hết mình cho một hãng vận chuyển đường biển có tên là Messageries Impériales nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất của cảng, đặt trụ sở chính thức cùng toàn bộ trang thiết bị cần thiết[20:25]

Tóm lại, bản chất thực dân với mục đích bóc lột, vớ vét thu lợi nhuận, thực dân Pháp

đã tìm mọi cách thiết lập một đầu mối giao thương để có thể triển khai nhanh chính sách thuộc địa Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thuộc địa vừa mới bắt đầu ấy, cảng Sài Gòn đã ra đời

Như trên đã trình bày, thực dân Pháp thật ra không phải là những người đầu tiên có ý tưởng xây dựng cảng ở Sài Gòn Trước đó, Sài Gòn đã là một trung tâm thương mại quan

trọng nhất của vùng Hạ Nam Kỳ Tại đây, những người Hoa đã "sáng lập một cảng thật sự

với các bến tàu bằng đá, các kho hàng, các vựa, các kênh rạch để buôn bán"[132:57], có lẽ

họ đã nhận thức được phần nào những ưu thế của địa điểm này Khi tàu chiến Pháp đến,

những điều kiện thuận lợi càng được khẳng định, cuối cùng một cảng lớn đã được đầu tư xây dựng gọi là cảng Sài Gòn Ngày nay cảng Sài Gòn nằm ở địa bàn quận 4 và huyện Nhà

Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh

Xét về vị trí, cảng Sài Gòn nằm trên mép sông Sài Gòn, chi lưu của sông Đồng Nai, ở

tọa độ lo 0 50' vĩ tuyến Bắc, 106 0 45' kinh tuyến Đông, thuộc hữu ngạn sông Sài Gòn, cách

cửa biển Vũng Tàu 46 hải lý

Để vào thương cảng Sài Gòn, từ Vũng Tàu, tàu thuyền được hoa tiêu cảng hướng dẫn đường vào, qua khỏi cửa cần Giờ, tàu thuyền sẽ tiếp tục qua các khúc quanh của sông Đồng Nai rồi sông Sài Gòn, trước khi đến thương cảng Khu vực Vũng Tàu có đủ điều kiện an toàn và độ sâu thích hợp cho tàu biển đậu để ra vào cảng Trong khi đó, lạch dẫn vào cảng

vừa rộng vừa sâu, tỏ ra khá cố định vì vậy các tàu có độ mơn nước từ 9m -12m có thể đến

cảng dễ dàng Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến 2 địa điểm : Một là : khúc cong ở phía Đông trên sông Lòng Tàu, cách cẳng Sài Gòn độ 35km về phía hạ lưu, buộc phải giới hạn các tàu thuyền có chiều dài trên 210 m Hai là ở tọa độ 620, có một bãi san hô nằm dưới đáy sông, cách mặt nước khoảng 6,2 m, vì vậy các tàu thuyền lớn phải dựa vào nước triều mới lưu

39

Trang 40

thông trên sông được Trước khi vào thương cảng Sài Gòn, ở ngã ba sông Đồng Nai và sông Sài Gòn tàu thuyền sẽ qua bến Nhà Bè có chiều dài trên 6 km, chiều rộng không dưới lkm Đây là địa điểm trước kia tàu thuyền tụ tập buôn bán rất nhiều Tên gọi "Nhà Bè" xuất phát

từ một sự tích gắn liền với tên tuổi của một người tên gọi là Huồng (hay Hoàng), từng kết

bè đậu thường trực ở đây để bố thí cơm gạo và nước ngọt cho ghe thuyền chờ con nước thuận lợi để vào Sài Gòn hoặc lên Biên Hòa[59:30]

Từ thương cảng trở ra biển, tàu thuyền có thể sử dụng hai thủy lộ: Thủy lộ thứ nhất theo sông Sài Gòn ra vịnh Rành Gáy, qua sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè và sông Sài Gòn (cho tàu thuyền có độ mơn nước không quá 9,30 m, bề dài không quá 210 m) Thủy lộ thứ hai theo ngã sông Xoài Rạp, lối này sẽ xa hơn độ lo hải lý và chỉ giành cho tàu thuyền có độ mơn nước dưới 6,50 m)

Để tiện việc đi lại, người ta cho đặt cọc tiêu hướng dẫn tàu thuyền Đồng thời dưới sự hướng dẫn của Ban hoa tiêu (chế độ hoa tiêu bắt buộc) sự lưu thông trên sông nhìn chung là thuận lợi Các tàu thuyền dù phụ thuộc sự lên xuống của thủy triều và dù lòng sông có nhiều bãi cát chìm vẫn có thể cập bến bất cứ lúc nào trừ ban đêm

Sông Sài Gòn có chế độ thủy triều bán nhật Mỗi ngày có hai con nước cao thấp khác nhau, vận tốc dòng chảy từ 2- 3 hải lý/ giờ Quanh năm, cảng có thể đón các tàu lớn mà không cần những công trình đặc biệt tu bổ con sông dẫn đến cảng Việc ghé vào cửa sông được dễ dàng là nhờ vào 2 vật làm mốc đáng lưu ý Một là đèn biển ở Côn Đảo có tầm phát sáng 30 dặm, cho phép tàu từ phía Nam đến chuẩn bị vị trí trước khi lái vào ngả sông Hai là

khối núi ở Vũng Tàu nằm ở ngã vào cửa sông được trông thấy từ rất xa, trên khối núi này có đặt một hải đăng tầm phát sáng đến 30 dặm

Cảng Sài Gòn là một trong hai cẳng lớn trên sông ở Đông Dương (cảng còn lại là cảng

Hải Phòng) Địa điểm mở cảng cách đất liền khoảng 81km Nằm ở cực Nam bán đảo Đông Dương, cảng Sài Gòn được xem như là điểm hội tụ của những hệ thống thủy vận nối liền Châu Âu với Đông Á và Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á Khoảng cách từ cảng Sài Gòn đến một số các cảng khác trong và ngoài khu vực như sau :

1 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Singapore là 630 hải lý

2 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Hồng Rông là 934 hải lý

3 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Tokyo là 2.449 hải lý

40

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w