1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử phát triển cảng sài gòn trong giai đoạn 1860 2010

294 432 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 294
Dung lượng 4,91 MB

Nội dung

Lựa chọn đề tài khoa học này, chúng tôi mong muốn dựng lại lịch sử phát triển và hoạt động, phong trào công nhân Cảng Sài Gòn, cùng những tác động, ảnh hưởng nhiều mặt của nó đối với sự

Trang 1

1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu 4

3 Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài 6

5 Nội dung nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Ý nghĩa, hiệu quả và những đóng góp mới của đề tài 7

8 Sản phẩm dự kiến của đề tài 7

9 Cấu trúc của đề tài 7

10 Tóm tắt nội dung chính của đề tài 9

Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CẢNG SÀI GÒN DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ TRIỀU NGUYỄN (TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX ) 16

1.1 Khái quát lịch sử hình thành, phát triển vùng đất Sài Gòn

1.2 Vị trí, sự hình thành và hoạt động đô thị cảng Sài Gòn (TK XVII-XIX)

16 23 Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1860 – 1954) 33

2.1 Chính sách sử dụng và phát triển thương Cảng Sài Gòn của Pháp

2.1.1 Chính sách sử dụng Thương cảng Sài Gòn

2.1.2 Sự phát triển ban đầu của Thương cảng Sài Gòn

2.2 Cơ sở vật chất của Thương Cảng Sài Gòn (1860 – 1954)

2.3 Cơ chế hoạt động của Thương cảng Sài Gòn (1860 – 1954)

2.4 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc (1860-1954)

2.4.1 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn trong giai đoạn 1860 – 1914

2.4.2 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn trong giai đoạn 1919 – 1945

2.4.3 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn trong giai đoạn 1945 - 1954

2.5 Phong trào công nhân cảng Sài Gòn

33 33 35 37 43 46 46 51 57 59 Chương 3 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA MỸ (1955 – 1975) 68

Trang 2

2

3.1 Bối cảnh lịch sử và sự phát triển Thương cảng Sài Gòn (1955-1975)

3.1.1 Bối cảnh lịch sử và tình hình kinh tế miền Nam

3.1.2 Khái quát các giai đoạn phát triển Thương cảng Sài Gòn

3.2 Các chính sách phát triển Thương cảng Sài Gòn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1955-1975)

3.2.1 Các chính sách trong giai đoạn 1955-1965

3.2.2 Các chính sách trong giai đoạn 1965-1975

3.3 Cơ chế hoạt động Thương cảng Sài Gòn (1955-1975)

3.3.1 Cơ chế hoạt động trong giai đoạn 1955-1965

3.3.2 Cơ chế hoạt động trong giai đoạn 1965-1975

3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Thương cảng Sài Gòn (1955-1975)

3.4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong giai đoạn 1955-1965

3.4.2 Cơ sở vật chất và sự mở rộng Thương cảng Sài Gòn (1965-1975)

3.5 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn (1955-1975)

3.5.1 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn giai đoạn 1955-1965

3.5.2 Hoạt động của Thương cảng Sài Gòn giai đoạn 1965-1975

3.6 Phong trào công nhân Thương cảng Sài Gòn (1954-1975)

68 68 69 70 70 73 75 75 83 85 85 87 90 90 110 133 Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM SAU GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1975-1985) 141

4.1 Bối cảnh Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985

4.2 Cơ chế tổ chức của Cảng Sài Gòn (1975-1985)

4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cảng Sài Gòn (1975-1985)

4.4 Hoạt động phục vụ kinh tế thương mại của Cảng Sài Gòn (1975-1985)

4.5 Công nhân Cảng Sài Gòn trong giai đoạn 1975-1985

4.5.1 Đội ngũ công nhân Cảng Sài Gòn

4.5.2 Các phong trào của công nhân Cảng Sài Gòn

141 147 152 162 166 166 169 Chương 5 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI (1986 – 2010) 182

5.1 Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển (1986-2010)

5.2 Cảng Sài Gòn đổi mới và phát triển (1986-2010)

5.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật

5.2.2 Cơ chế điều hành Cảng Sài Gòn

182

183

184

195

Trang 3

3

5.3 Các hoạt động phục vụ kinh tế thương mại của Cảng Sài Gòn

5.3.1.Hoạt động phục vụ xuất khẩu hàng hóa

5.3.2.Hoạt động phục vụ nhập khẩu hàng hóa

5.4 Cảng Sài Gòn trong bước phát triển mới

5.4.1 Cảng Sài Gòn trong tổng thể phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh

5.4.2 Cảng Sài Gòn trong chiến lược phát triển cảng biển thế kỷ XX-XXI

5.4.2.1 Cảng Sài Gòn trong chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam

5.4.2.2 Cảng Sài Gòn trong phát triển cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh

5.4.3 Thực hiện các dự án phát triển mới của Cảng Sài Gòn

5.4.3.1 Cảng Sài Gòn thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật

5.4.3.2 Cảng Sài Gòn thực hiện dự án di dời

5.4.3.3 Thực hiện dự án xây dựng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước

5.4.3.4 Thực hiện dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn

5.5 Hoạt động hợp tác quốc tế của Cảng Sài Gòn

5.6 Công nhân Cảng Sài Gòn trong giai đoạn 1986-2010

197 197 201 205 205 209 209 215 218 218 220 228 231 235 241 KẾT LUẬN 252

TÀI LIỆU THAM KHẢO 273

PHỤ LỤC 284 CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ TRIỀU NGUYỄN (TỪ ĐẦU THẾ

KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX )

CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1860 – 1954)

CHƯƠNG 3 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN TRONG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA MỸ (1955 – 1975)

CHƯƠNG 4 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM SAU GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1975-1985)

CHƯƠNG 5 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN

TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI (1986 – 2010)

Trang 4

và quốc tế Sự hình thành và phát triển của Cảng Sài Gòn gắn liền với vận mệnh lịch

sử và sự phát triển của Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự hình thành, phát triển của cảng Sài Gòn là việc làm rất cần thiết, góp phần cho việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của nó trong kinh tế thương mại của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn lịch sử Qua đó giúp cho các nhà lập chính sách hoạch định hợp lý tương lai phát triển của Cảng Sài Gòn và Thành phố Chí Minh trong bối cảnh hội nhập với các nền kinh tế thế giới và khu vực hiện nay

Lựa chọn đề tài khoa học này, chúng tôi mong muốn dựng lại lịch sử phát triển

và hoạt động, phong trào công nhân Cảng Sài Gòn, cùng những tác động, ảnh hưởng nhiều mặt của nó đối với sự biến đổi, phát triển kinh tế, xã hội của Sài Gòn - Thành phố Chí Minh, Nam Bộ và đất nước Việt Nam trong giai đoạn 150 năm lịch sử đầy những biến cố lớn lao (từ 1860 đến 2010)

Trong xu thế hội nhập mở cửa hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan hệ thống cảng Sài Gòn sẽ góp phần chỉ ra thế mạnh, diện mạo phát triển và

vị trí của nó đối với Thành phố Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Lựa

chọn và hoàn thành đề tài Lịch sử phát triển cảng Sài Gòn trong giai đoạn 1860 –

2010 chúng tôi còn muốn làm rõ vai trò của hệ thống cảng Sài Gòn tạo ra động lực cho

phát triển cho Thành phố Chí Minh và khu vực Nam Bộ trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập của Việt Nam đối với các nền kinh tế thế giới

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu

Đề tài Cảng Sài Gòn được đề cập phần nào trong các tác phẩm như nghiên cứu

như: Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1972a), các quyển II, IV, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nxb Sài Gòn 1972; Le port de Saigon của P Texier (1909); Bordeaux et la Cochinchine sous la Restauration et le Second Empirie của Denis Etienne (1865), Le problem econominque Indochine, của R.Girault, Nxb

Nouvelles Editions latines, Paris, 1949 v.v Những tác phẩm trên đã phản ánh sự hình thành, phát triển của Cảng Sài Gòn thời Nguyễn cho đến hoạt động phục vụ các cuộc khai thác thuộc địa của Pháp

Trang 5

5

Trước năm 1975 có một số luận văn tốt nghiệp của các học viên Học viện Hành

chính quốc gia như: Vấn đề xuất nhập cảng nông phẩm tại Việt Nam của Cao Lệ (1973); Vấn đề nhập cảng thương mại và trực dụng của Phạm Vinh Quang (1969); Bùi Văn Khanh, Kỹ nghệ hàng hải Việt Nam (1972); Phạm Thiện Chí, Thương cảng Sài

Gòn (1971) v.v viết về viện trợ của Mỹ, sự phát triển của kinh tế thương mại hoặc

các vấn đề liên quan tới hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa ở cảng Sài Gòn

từ góc độ cách nhìn khác nhau, cung cấp nhiều tư liệu về kinh tế

Sau năm 1975 đã có một số tác phẩm đề cập đến hoạt động thương mại hoặc các

vấn đề liên quan tới Cảng Sài Gòn như Địa chí văn hóa Hồ Chí Minh (Tập I, Tp Hồ Chí Minh 1987) của GS.Trần Văn Giàu, Bến cảng nhà Rồng của Nguyễn Đình Đầu (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1980), Quận Tư đất cảng tự hào của Ban tuyên huấn Q4, 1998 Cảng Sài Gòn – Quá trình hình thành và phát triển, Nxb Trẻ, 2008

v.v…Những tác phẩm trên đề cập một phần, liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động,

cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc dự án phát triển của cảng Sài Gòn trong các giai đoạn lịch

sử, đặc biệt là những năm sau năm 1975 cho đến 1985, hoặc Thành phố Hồ Chí Minh

và Cảng Sài Gòn trong quá trình đổi mới từ 1986 đến 2010

Nghiên cứu về đề tài sự hình thành, phát triển của Cảng Sài Gòn có thể tìm thấy tài liệu, bài báo khoa học, các sắc lệnh, nghị định, số liệu thống kê kinh tế thương mại

ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, kho Tư liệu hạn chế, Thư viện Quốc gia, Thư viện

Tổng hợp TP.HCM, Thư viện KHXH như Niên giám kinh tế Đông Dương 1911, 1914,

1927 (Bulletin Economique de l’Indochine 1911,1914,1927), hoặc Decret modifiant la

composition du conceil d’administration du port de commerce de Saigon, B.E.I, 1927; Cochinchine 1931, SEI, Saigon 1931; Bilan de la realisation gouvernementale 1954- 1959; Asian Development Bank (1973); USAID/Vietnam annual statistical Bulletin (1964 -1974) v.v

3 Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là Cảng Sài Gòn với các vấn đề liên quan đến

hình thành, phát triển cùng những hoạt động phục vụ kinh tế thương mại xuất nhập khẩu trong 150 năm lịch sử từ 1860 đến 2010

Nhiệm vụ của đề tài: là tập hợp tư liệu khoa học có giá trị, làm rõ những nội dung

khoa học trong đề tài như cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế vận hành, hoạt động phục vụ kinh tế thương mại, phong trào công nhân, thực hiện dự án phát triển của Cảng Sài Gòn

Trang 6

6

Mục đích nghiên cứu của đề tài : là hoàn thành một chuyên khảo lịch sử có giá

khoa học mô tả khách quan và phục dựng sự phát triển và hoạt động của cảng Sài Gòn trong l50 năm lịch sử (1860 – 2010)

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài viết về sự phát triển và hoạt động về một số mặt chủ yếu của Cảng Sài Gòn Chúng tôi tập trung trình bày có giới hạn trong các vấn đề về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế vận hành, các hoạt động phục vụ kinh tế thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa và phong trào công nhân Cảng Sài Gòn trong các thời kỳ lịch sử từ 1860 đến

2010

Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cảng Sài Gòn

trên sông Sài Gòn với các công trình và cơ sở vật chất Cảng Hiệp Phước cũng được

đề cập nói lên hướng di dời, chuyển công năng hoạt động hoạt động của cảng Sài Gòn hiện nay Thủy đạo, tiền cảng Vũng Tàu, khu tồn trữ Thủ Đức, Tân cảng, cảng Cái Mép-Thị Vải ở Bà Rịa, Vũng Tàu v.v…được đề cập, so sánh để người đọc nắm được các vấn đề liên quan đến hoạt động Cảng Sài Gòn

Giới hạn về thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu 150 năm phát triển và hoạt

động của Cảng Sài Gòn từ 1860 đến 2010

5 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ chế vận hành, cơ sở vật chất, hoạt động phục vụ kinh tế xuất nhập khẩu, phong trào của công nhân Cảng Sài Gòn cùng các chính sách liên quan đến sự hình thành, phát triển của Cảng Sài Gòn qua các thời kỳ lịch sử từ 1860 đến 2010

Nội dung chủ yếu của đề tài là trình bày khái quát hoạt động phục vụ kinh tế thương mại của Cảng Sài Gòn từ 1954 đến 2010, qua đó để thấy được tính chất và đặc điểm phát triển của nó Ngoài ra, chúng tôi dành một phần nội dung nói về phong trào công nhân cảng Sài Gòn qua các thời kỳ lịch sử, để thấy được cả vai trò tiền phong của đội ngũ công nhân Cảng Đề tài của chúng tôi còn đề cập đến các dự án và tương lai phát triển của cảng Sài Gòn để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa và công nghiệp hóa của đất nước

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài Cảng Sài Gòn được nghiên cứu từ góc độ sử học, mặc dù nội dung đề tài

có nhiều kiến thức liên quan đến kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng cả phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nhưng chủ yếu là phương pháp lịch sử Các chương mục của công trình, các vấn đề được trình bày theo sự phân kỳ lịch sử, dựa trên căn cứ vào những mốc lịch sử lớn chi phối

sự phát triển của Cảng Sài Gòn

Trang 7

7

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp đi liền với phương pháp thống kê, so sánh nhằm hệ thống, xử lý và sử dụng tư liệu một cách khách quan, khoa học Phương pháp điền dã, phỏng vấn nhân chứng cũng sẽ được sử dụng để đối chiếu

và so sánh với những tri thức ngoài nguồn sử liệu

7 Ý nghĩa, hiệu quả và những đóng góp mới của đề tài

Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài: Trong xu thế hội nhập mở cửa hiện nay, đánh giá

khách quan sự hình thành, phát triển Cảng Sài Gòn, cùng vị trí ảnh hưởng của nó đối với Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa chính trị

Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi mang tính thực tiễn vì liên quan đến định hướng phát triển kinh tế biển của đất nước, liên quan đến đến quy hoạch đô thị ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài còn trình bày những đề xuất, giải pháp cùng vấn đề sắp xếp chuyển đổi công năng hoạt động Cảng Sài Gòn trong tương lai

Những đóng góp mới của đề tài:

1 Tập hợp, sưu tầm, xử lý khối lượng lớn tài liệu tham khảo có giá trị và độ tin cậy và sử dụng chúng một cách hợp lý để làm rõ các nội dung và luận điểm khoa học trong đề tài nghiên cứu

2 Là chuyên khảo đầu tiên dưới góc độ lịch sử đã phục dựng mọi mặt hoạt động, phát triển, tác động, ảnh hưởng của Cảng Sài Gòn đối với kinh tế, xã hội, và bước đầu rút ra đặc điểm phát triển của nó qua các thời kỳ lịch sử từ 1860 đến 2010

3 Là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên và sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường Đại học Sài Gòn cũng như của các trường đại học khác về

sự hình thành, phát triển của đô thị cảng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, và mảng lịch sử địa phương về kinh tế thương mại và các vấn đề khác liên quan tới lịch sử Nam

Bộ cận hiện đại

8 Sản phẩm dự kiến của đề tài

Nếu được Hội đồng Khoa học Trường Đại học Sài Gòn nghiệm thu, đề tài nghiên cứu sau khi bổ sung, chỉnh sửa sẽ được xuất bản dưới dạng một cuốn sách chuyên khảo lịch sử dày khoảng 400 trang, có tranh ảnh và phụ lục tài liệu minh họa

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Phần Nội dung của

đề tài có 5 chương:

Trang 8

8

Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ TRIỀU NGUYỄN (TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX )

Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1860 – 1954)

Chương 3 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN TRONG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA MỸ (1955 – 1975)

Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM SAU GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1975-1985)

Chương 5 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI (1986 – 2010)

Trang 9

9

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Cảng Sài Gòn từ lâu đã giữ vai trò đầu mối thông thương quan trọng giữa các miền đất nước, khu vực Nam Bộ và quốc tế Sự hình thành và phát triển của cảng Sài Gòn gắn liền với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh qua các bước thăng trầm của lịch sử

Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ TRIỀU NGUYỄN (TỪ ĐẦU THẾ

KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

Dưới thời Nhà Nguyễn, từ năm 1620 đến năm 1698 có thể coi là thời gian hình thành đô thị cảng Sài Gòn trong quá trình khai khẩn và xác lập chủ quyền đất nước ở khu vực Nam Bộ Cảng Sài Gòn hình thành từ thế kỷ XVII, gắn liền với sự hình thành vùng đất phía Nam, nhất là từ khi khu vực Sài Gòn trở thành trung tâm hành chính cai quản vùng đất phía Nam của các chúa Nguyễn (1698) Cảng Sài Gòn nằm trên sông Sài Gòn trở thành con đường giao thông thuận lợi tạo kết nối mối liên hệ kinh tế mật thiết giữa khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Nằm trên sông Sài Gòn, cảng Sài Gòn thông với cửa biển Cần Giờ không xa, nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Kỳ, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Sài Gòn với Nam Kỳ, Thuận Hóa với các nước khu vực xung quanh

Vào thế kỷ XVIII, khi Sài Gòn đã trở thành trung tâm kinh tế thương mại xuất nhập khẩu quan trọng nhất đối với khu vực Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn Với

ưu thế vượt trội về mọi mặt, lại có vị thế ở trung tâm Sài Gòn, đô thị lớn nhất phía Nam, cảng Sài Gòn đã thay thế các cảng Mỹ Tho, Hà Tiên, Rạch Giá trong việc giao thương với nước ngoài vào đầu thế kỷ XIX

Cảng Sài Gòn do có lợi thế nằm trên bến cảng rộng, sông sâu, lại nối liền với hệ thống chợ, kho hàng hóa lớn, đông đúc người đến mua bán, rất thuận tiện cho các tàu buồm lớn qua lại, nên đã thu hút hầu hết các tàu buôn về đây Càng ngày càng có nhiều tàu lớn châu Âu và ngoại quốc vào cảng Sài Gòn buôn bán trong thế kỷ XVIII-XIX

Như vậy, Cảng Sài Gòn hình thành vào thế kỷ XVII, tiếp tục có bước mở rộng hoạt động thương mại trong trong thế kỷ XVIII-XIX, nhưng cho đến giữa thế kỷ XIX

nó chưa được đầu tư phát triển đúng mức, do chính sách bế quan tỏa cảng và cấm xuất khẩu lúa gạo của chế độ phong kiến Triều Nguyễn Sau này, khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp bỏ hẳn luật cấm xuất khẩu gạo ở Nam Kì mà nhà Nguyễn ban hành trước đây, gắn mặt hàng quan trọng nhất của Nam Kì là lúa gạo xuất cảng ra thị

Trang 10

10

trường thế giới qua cảng Sài Gòn

Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1860 – 1954)

Cảng Sài Gòn được mở lại từ năm 1860, phục vụ trước hết cho công cuộc bình định, xâm lược, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Ban đầu, hoạt động của Cảng Sài Gòn hoàn toàn mang tính chất quân sự nằm trong tay hải quân Pháp, phục vụ cho công cuộc xâm lược và bình định Nam Kỳ Vào thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX, về cơ bản Pháp đã bình định xong Việt Nam, Pháp mở rộng cảng Sài Gòn phục vụ cho các hoạt động thương mại của các tập đoàn tư bản Pháp để xuất khẩu lúa gạo Nam Kì ra bên ngoài Gần ngót thế kỉ dưới thời thuộc Pháp,từ một bến nhỏ địa phương thời phong kiến Nhà Nguyễn, cảng Sài Gòn nhanh chóng trở thành thương cảng quan trọng nhất ở vùng Viễn Đông

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi gắn liền với Nam Kì giàu tiềm năng, nhờ cảng Sài Gòn phát triển mạnh mẽ các hoạt động xuất nhập khẩu, nên Sài Gòn - Chợ Lớn sớm trở thành một trung tâm thương mại, tài chính lớn cho cả khu vực phía nam Đông Dương Nhà nước thực dân đã đầu tư, biến thương cảng Sài Gòn cùng hạ tầng cơ sở Sài Gòn- Chợ Lớn thành động lực khai thác Nam Bộ

Cơ chế hoạt động chính thức của cảng bắt đầu thực hiện vào năm 1863 và tư cách dân sự của cảng Sài Gòn được xác lập sau khi có sắc lệnh Milơrăng (Millerand) vào năm 1914 Việc mở ra xưởng Ba Son trở nên quan trọng hơn, khi cảng Sài Gòn trở thành nơi xuất khẩu ngày càng nhiều lúa gạo Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của thương cảng Sài Gòn, những chủ chương và biện pháp mà Pháp thi hành đều nhằm đảm bảo cho sự độc quyền cao của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế đặc biệt là xuất nhập khẩu

Trong những cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn đầu tiên (1897-1914, 1929) và cho tới những năm Pháp bóc lột thuộc địa (kéo dài đến năm 1954), Cảng đã góp phần biến Sài Gòn trở thành trung tâm thương mại xuất nhập khẩu quan trọng ở Viễn Đông – phương tiện hữu hiệu để vơ vét tài nguyên Nam Kỳ của nhà nước thực dân và tư bản Pháp

1919-Cảng Sài Gòn trở thành đầu mối xuất nhập cảng lúa gạo thương phẩm vào loại lớn nhất thế giới đương thời Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, cảng trở thành công cụ khai thác nhân tài vật lực ở thuộc địa của Pháp đổ vào chiến tranh Trải qua biến thiên của lịch sử thương cảng Sài Gòn vẫn là đầu mối gắn bó chặt chẽ với Nam

Bộ và Đông Nam Bộ và thị trường thế giới theo hướng phục vụ cho xuất nhập khẩu nông sản hàng hoá đặc biệt là lúa gạo, cao su và các hàng độc quyền của Pháp (rượu,

Trang 11

11

muối, thuốc phiện…)

Khách quan mà nói, việc mở cửa thương cảng Sài Gòn, tăng cường vai trò hoạt động thương mại của nó với thế giới bên ngoài góp phần làm cho Sài Gòn - Chợ lớn trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn Từ đó trở đi thành động lực cho sự phát triển quan hệ tiền tệ hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ

Tóm lại, thực dân Pháp đã sớm cho mở cửa lại Cảng Sài Gòn từ năm 1860 để phục vụ cho mục tiêu xâm lược, bình định Việt Nam và Đông Dương Cảng Sài Gòn trở thành công cụ quan trọng nhất của nhà nước thực dân và tư bản Pháp trong các cuộc khai thác thuộc địa và xâm lược Việt Nam sau năm 1945 đến tận năm 1954 Tuy vậy, tư bản Pháp chủ yếu lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác cảng Sài Gòn, chúng chưa thực sự có đầu tư lớn để cảng Sài Gòn có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại và phương thức hoạt động tiên tiến

Nhìn chung, sự phát triển và hoạt động của cảng Sài Gòn chỉ đem lại siêu lợi nhuận cho các tập đoàn tư bản Pháp, Hoa và phục vụ đắc lực cho nhà nước thực dân Pháp trong các mục tiêu bóc lột và thống trị, nô dịch thuộc địa Nam Kỳ và Việt Nam, không đem lại lợi ích thực sự cho công nhân và các tầng lớp lao động Sài Gòn – Chợ Lớn trong ngót một trăm năm (1860-1954)

Chương 3 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN TRONG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA MỸ (1955 – 1975)

Trong lịch sử tồn tại của Thương cảng Sài Gòn cho đến 1975, chưa bao giờ hoạt động của nó lại diễn ra cường độ cao như vào những năm 1955 – 1975 Sự vận hành hoạt động của Thương cảng Sài Gòn trước hết và chủ yếu phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ Hầu như mọi hoạt động của Thương cảng Sài Gòn phục vụ cho nhập cảng hàng hoá quân sự và thương mại và các dịch vụ phục vụ chiến tranh Hàng hoá nhập cảng qua Thương cảng Sài Gòn đã góp phần biến miền Nam thành xã hội nặng

về tiêu thụ, lệ thuộc Mỹ và tồn tại nhờ vào chiến tranh xâm lược của Mỹ

Trong giai đoạn 1955-1975, thương cảng Sài Gòn được mở rộng, trang bị hiện đại và phát triển hơn hẳn Cảng Sài Gòn – một cảng biển pha sông nhỏ bé thời Pháp

Sự phát triển của Thương cảng Sài Gòn tạo ra nhịp điệu phát triển kinh tế của Sài Gòn – Biên Hoà và miền Nam nói chung Về khách quan sự phát triển và hoạt động của Thương cảng Sài Gòn làm cho công, thương nghiệp, ngân hàng miền Nam mở rộng và hoạt động theo phương thức tương đối hiện đại Thông qua Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa Thương cảng Sài Gòn góp phần làm cho quan hệ tư bản chủ

Trang 12

Từ hoạt động của Thương cảng Sài Gòn giai đoạn 1955-1964 người ta thấy sự áp đảo của nhập khẩu so với xuất khẩu là một hiện tượng chỉ diễn ra trước tác động của cuộc chiến tranh xâm lược và Mỹ can thiệp sâu vào miền Nam với ý đồ xây dựng cơ

sở ban đầu và lôi cuốn xã hội miền Nam đi theo quỹ đạo cuả chủ nghĩa tư bản thế giới Hàng hóa nước ngoài (chủ yếu là của Mỹ) đã dễ dàng đánh bại hàng hóa sản xuất nội địa

Nhìn chung trong giai đoạn 1955-1965 Thương cảng Sài Gòn tồn tại như là công

cụ đắc lực phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới dưới hai giai đoạn phục chiến lược Eisenhower và chiến lược chiến tranh đặc biệt Viện trợ Mỹ đổ vào làm xã hội miền Nam có vẻ phồn vinh, đồng thời cơ sở vật chất Thương cảng cũng được đầu tư và phát triển tốt hơn trước

Nhìn chung so với các thời kỳ trước, Thương cảng Sài Gòn bắt đầu đã có được nhiều nhiều dự án mở rộng, phát triển các hoạt động phục vụ kinh tế thương mại Tuy nhiên, sự phát triển của Thương cảng Sài Gòn không đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động miền Nam, nó thực sự là công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam

Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM SAU GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1975-1985)

Cảng Sài Gòn được chính quyền cách mạng tiếp quản ngày 25-7-1975 Hoạt động Cảng Sài Gòn chủ yếu là phục vụ kinh tế thương mại cho đất nước và các tỉnh phía Nam Những năm đầu sau giải phóng cho đến năm 1980, là những năm rất khó

khăn đối với kinh tế đất nước và hoạt động của Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn đã phải vượt qua biết bao khó khăn của đất nước bị tàn phá nặng

nề sau chiến tranh để tiếp tục tồn tại và vươn lên phát triển Trong thời kì từ

1975-1985, tuy phải hoạt động theo cơ chế bao cấp không thể chủ động sản xuất kinh doanh,

Trang 13

13

thiết bị máy móc thiếu thốn, xuống cấp và lạc hậu, nhưng Cảng Sài Gòn vẫn có những

bước phát triển nhất định, góp phần khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh

Do cản trở bởi cơ chế hoạt động và do đất nước bị bao vây, cấm vận kinh tế, cho nên số lượng tàu ra vào cảng không đều, sản lượng hàng hóa thông qua chưa thật ổn định Nhưng bằng nỗ lực phi thường, cộng với phát huy tối đa nguồn lực con người với tinh thần tự lực tự cường, cán bộ, công nhân viên Cảng Sài Gòn đã dũng cảm, sáng tạo, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh; xây dựng bộ máy quản lý, thành lập các lực lượng sản xuất và phục vụ sản xuất đã đưa Cảng Sài Gòn vượt qua những khó khăn trong giai đoạn 1975-1985 Trải qua suốt 10 năm ròng nỗ lực nhiệt tình, sáng tạo trong lao động đội ngũ cán bộ công nhân viên cảng Sài Gòn dần đưa cảng đi lên và

thoát khỏi tình trạng khó khăn to lớn của thời kỳ bao cấp

Từ 1975 đến 1985 là quãng thời gian cảng Sài Gòn phải vượt qua quá nhiều khó khó khăn để bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cũng như kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý để hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ được giao của một đơn vị doanh nghiệp

phục vụ kinh tế thương mại hàng đầu của cả nước

Từ một cảng nghèo nàn, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, đến cuối năm

1985, Cảng Sài Gòn vẫn giữ được vị thế là thương cảng lớn nhất Việt Nam, trung tâm hàng hải quan trọng của các tỉnh phía Nam với lượng hàng hóa bốc xếp chiếm trên

50 trọng lượng hàng hóa của tất cả các cảng trong cả nước Ngoài ra, Cảng Sài Gòn

đã dần dần tạo dựng tên tuổi là một trong những cảng lớn, có uy tín trong các hoạt

động phục vụ thương mại hàng hải ở khu vực Đông Nam Á và thế giới

Đó là những tiền đề cực kỳ quan trọng để Cảng Sài Gòn bước nhanh vào thời kỳ

đổi mới cơ chế hoạt động, chuẩn bị cho năm 1986 bắt đầu tổ chức thí điểm mô hình xí

nghiệp liên hiệp và chuyển sang hoạt động hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ

nghĩa sau đó Đó cũng là thời điểm Cảng Sài Gòn bước vào thời kỳ phát triển mới

Chương 5 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI (1986 – 2010)

Từ 1986, theo chủ trương đổi mới của Đảng, Cảng Sài Gòn chuyển dần sang chế

độ hạch toán kinh doanh, thành lập các xí nghiệp thành viên, trao quyền chủ động cho từng giám đốc xí nghiệp Cảng Sài Gòn bước đầu phát huy sức mạnh nội lực, chủ động, sáng tạo thực hiện các biện pháp thoát khỏi cơ chế hoạt động quan liêu bao cấp

và sang cơ chế thị trường Giai đoạn 1989-1991, Cảng mạnh dạn áp dụng các hình thức hoạt động mới, đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh

Từ năm 1992 đến 2010, các nguồn vốn mới tích luỹ và vay từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cấp và hiện đại hoá bến bãi, cầu tàu và trang thiết bị kỹ thuật, phát triển thêm dịch vụ container ở Tân Thuận Cuối năm 1995, cảng tiếp tục tranh thủ sự viện

Trang 14

14

trợ quốc tế, triển khai dự án nâng cấp và hiện đại hóa toàn bộ khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội để nâng cao năng lực bốc xếp lên khoảng 10 triệu tấn vào năm 2000, nhằm giành thế chủ động trong cuộc cạnh tranh, đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa thông qua cảng trong tương lai Thực tế lượng hàng thông qua các cảng Sài Gòn đạt hơn 42 triệu tấn, qua Thương cảng Sài Gòn đạt tới con số hơn 13 triệu tấn hàng hóa vào năm 2008

Hệ thống cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, do tất cả cảng nói trên đều ở trung tâm Thành phố, có mặt bằng chật hẹp nên việc mở rộng và phát triển của các cảng không thuận lợi, chỉ tiếp nhận tàu có tải trọng 15.000 - 30.000 tấn Do đó, việc di dời và đầu tư phát triển Cảng Sài Gòn đến khu vực mới là nhu cầu cấp thiết Cảng Sài Gòn có bước phát triển mới trong chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển 5 ở Nam Bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh Thủ tướng Chính phủ đã

ra quyết định phê duyệt “Qui hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu nhóm cảng biển 5 đến năm 2010 và định hướng đến 2020

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc di dời Cảng Sài Gòn ra khỏi trung tâm thành phố là cần thiết, nhưng yêu cầu là không được làm suy yếu năng lực sẵn có của Cảng Sài Gòn, mà còn phải tạo đà phát triển trong tương lai, đặc biệt không gây hụt hẫng về thị trường, về chân hàng, nguồn hàng đang khai thác, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại trong quá trình di dời Vì từ trước tới nay hàng hóa xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu vẫn thông qua Cảng Sài Gòn, cho nên Cảng Sài Gòn không chỉ đảm trách phục vụ cho sự phát triển kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa cho Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả khu vực Nam Bộ

Tìm được địa điểm bố trí quy hoạch, xây dựng cảng biển nước sâu Sài Gòn – Hiệp Phước đã giúp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đóng vai trò là một cửa ngõ giao lưu quốc tế, giữ được vai trò là trung tâm phân phối hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và cả hàng hóa quá cảnh

của các nước trong khu vực Khu đô thị cảng ở Hiệp Phước

Trong giai đoạn (1986-2010), từ khi đất nước tiến hành đổi mới (1986), Cảng Sài Gòn chú trọng làm hàng tổng hợp, hàng đóng bao phục vụ các doanh nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa nông dân khu vực Nam Bộ (hàng nông sản thương phẩm, phân bón v.v…) Đây không chỉ là nghĩa cử với bà con nông dân Nam Bộ, mà còn là nhiệm

vụ mang ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc để giúp phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 15

15

Từ khi hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh tế, công ty một thành viên Cảng

Sài Gòn (1989), đã không ngừng đầu tư phát triển trang thiết bị, kỹ thuật cũng như cơ

sở vật chất để tăng nâng suất xếp dỡ, giải phóng tàu nhanh và đáp ứng được yêu cầu

làm hàng Bên cạnh làm hàng rời, Cảng Sài Gòn phát triển mạnh dịch vụ làm hàng

container từ 1987 trở đi để theo kịp với xu hướng phát triển vận chuyển hàng hải hiện

đại của quốc tế

KẾT LUẬN

Ngay khi hình thành, Cảng Sài Gòn đã có vị trí hết sức quan trọng, góp phần biến

Sài Gòn thành trung tâm kinh tế xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, thực sự là đầu

mối buôn bán, trao đổi, thương mại với trong và ngoài nước Trải qua bao thăng trầm

của vùng đất Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ, từ thời kì Pháp thuộc, đến

chiến tranh xâm lược của Mỹ (1860-1975) qua thời kì bao cấp (1975-1985) và trong

thời kỳ đổi mới (1986-2010), Cảng Sài Gòn vẫn luôn là thương cảng họat động sầm

uất nhất trong hệ thống cảng sông- biển của Việt Nam

Các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, thông qua cụm cảng Sài Gòn đã góp

phần tạo động lực cho sản xuất, xuất khẩu hàng hóa ở vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam Việc chuyển dời các cảng Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng các cảng biển

nước sâu nằm trong kế hoạch tổng thể nhằm phát huy hết tiềm năng của các địa

phương trong nền kinh tế biển, mở cửa và hợp tác quốc tế Đó là một thách thức mới,

nhưng đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới của Cảng Sài Gòn trong hoạt động,

dịch vụ kinh tế thương mại hàng hải với các nước trên thế giới và khu vực, phát huy

được thế mạnh sẵn có của của hệ thống cảng biển, tạo ra động lực mới cho sự phát

triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả khu vực Nam Bộ

Trang 16

16

CHƯƠNG 1

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CẢNG SÀI GÕN DƯỚI THỜI CÁC CHÖA NGUYỄN VÀ TRIỀU NGUYỄN (TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX)

1.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT SÀI GÒN

Sài Gòn là tên cũ của Thành phố Hồ Chí Minh trước 1975, cũng là tên của con sông lớn chảy qua thành phố trước khi ra Biển Đông Cảng Sài Gòn nằm trên sông Sài Gòn, từ lâu đã thành cửa khẩu thông thương quan trọng của thành phố Sài Gòn với Nam Bộ và thế giới bên ngoài Lịch sử hình thành phát triển của cảng Sài Gòn gắn liền với lịch sử Sài Gòn – Gia Định

Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên khi nước Phù Nam xuất hiện cũng là thời

sơ sử của xứ Sài Gòn – Gia Định Vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn lúc đó nằm trong lãnh thổ của đế quốc Phù Nam Các tài liệu lịch sử cho thấy vương quốc Phù-nam là một tập hợp các tiểu quốc thuộc các tộc người có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau

Vương quốc Phù Nam là một tập hợp các tiểu quốc, trong đó tiểu quốc Phù Nam chính tông nắm địa vị tôn chủ mà các tiểu quốc khác (trong đó có Chân Lạp láng

giềng) phải thần phục và cống nạp Đế quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ

thứ VII, có lãnh thổ bao trùm Nam Đông Dương (gồm cả Nam Bộ và Đông Nam Bộ

Việt Nam) trải rộng tới tận bán đảo Malaysia Phù Nam có hải cảng lớn Vọng Thê (Ốc

eo – Ba Thê) thông thương khá nhộn nhịp với nước ngoài (các nước trong khu vực và sang tận La Mã) Nền văn minh Phù Nam là tập hợp thành tựu văn minh của nhiều tiểu quốc tồn tại ngắn ngủi từ thế kỷ I-VII trải rộng khắp bán đảo Trung-Ấn Tiểu quốc Naravara (Chí Tôn) với hải cảng quan trọng là Vọng Thê nằm trên vùng Tứ giác Long Xuyên (Nam Bộ nước ta) từ thế kỷ I-VII cũng nằm trong vương quốc Phù Nam Theo sự mô tả của các sử gia Trung Hoa nước Na-ra-va-ra (khu vực Nam Bộ) đã giữ một địa vị rất quan trọng trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên, đây là địa bàn phát triển nhất về kinh tế xã hội, là hải cảng chủ yếu giao thương của vương quốc Phù Nam đối với các nước, trung tâm giao lưu văn hóa của khu vực Cư dân thuộc vùng đất Nam Bộ

là những người thạo nghề trồng lúa nước chân ruộng trũng Họ là cư dân sông nước, giỏi đi lại, làm ăn trên hệ thống kênh rạch và thạo cả việc giao thương với các khu vực lân cận bằng đường biển Việc buôn bán nhộn nhịp làm cho hải cảng Vọng Thê trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa thịnh vượng bậc nhất ở Đông-nam Á bấy giờ

Trang 17

17

Phù Nam do quen với chiến tranh hơn nên đã chinh phục được Na-ra-va-ra Nhờ đó

Phù-nam đã có được tiềm lực kinh tế mạnh và trở thành nước tôn chủ trong khoảng 5 thế kỷ Qua Na-ra-va-ra các thành tố văn minh bên ngoài, đặc biệt là văn minh Ấn Độ

được truyền bá rộng rãi, góp phần hình thành nền văn minh biển của Phù Nam Những

hiện vật khảo cổ cho thấy có thể Sài Gòn là một trong những trung tâm văn hóa thời

Phù Nam, tuy chưa phải là hải cảng quan trọng như Vọng Thê, Ốc- eo

Trên đất Sài Gòn xưa, có thể có một vài tiểu quốc của người Xtiêng, Mạ… như Thù Nại, Xích Thổ, Bà Lịa, Chê Mạ v.v… Theo như Trịnh Hoài Đức phỏng đoán Thù Nại với Nông Nại hay Đồng Nai có thể là đất Sài Gòn ngày nay; Thù Nại nằm ở phía nam Bà Lịa (tức Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay) Đây cũng là khu vực tranh chấp giữa

đánh bại Phù Nam, lập ra nước Chân Lạp và xâm chiếm cả vùng đất hạ lưu sông Mê Kông Vào giữa thế kỷ VII, cuộc tiến công xuống phía nam của người Khơ-me đã đẩy nhanh sự tàn tạ của tiểu quốc Na-ra-va-ra (khu vực Nam Bộ) Người Khơ-me xa dần khu vực lãnh thổ bộ lạc gốc của họ ở Sêmun, nhưng họ lại chưa quen canh tác ruộng thấp, với kinh tế giao thương gắn với văn minh sông, biển, kênh rạch Do người Khơ-

me quen canh tác ruộng khô và trên những chân ruộng cao, nên họ đã dừng lại ở những vùng thềm cao ở Ta-keo, Prây-veng (vùng núi Ba Phnom), phần lớn ở trung lưu Mê-kông và đông bắc Biển hồ

Sau thời gian bị lệ thuộc, nhân Phù Nam suy yếu, Chân Lạp hưng khởi và bắt Phù Nam phải thần phục Như vậy, Phù Nam không phải là tiền thân của vương quốc Campuchia, mà nó thực sự là một quốc gia riêng biệt, ra đời sớm hơn vương quốc Campuchia 4 thế kỷ và ít nhất nó cũng đã tồn tại 6 thế kỉ về trước (I-VII) Đến thế kỉ VII thì những vùng lãnh thổ Nam Bộ của vương quốc Phù Nam mới dần dần bị Chân Lạp xâm chiếm

Tóm lại, vào những thế kỷ đầu công nguyên, vùng Sài Gòn thuộc lãnh thổ vương quốc cổ Phù Nam, đến thế kỷ thứ VII, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính, Sài Gòn trở thành khu vực phụ thuộc lỏng lẻo Chân Lạp Theo Trương Vĩnh Ký khảo cứu các địa danh Việt – Miên ở Nam Kỳ, thì vùng đất Sài Gòn gồm hai khu vực là Kampong Krâbei (tức khu vực Bến Nghé thuộc nội thành Sài Gòn ngày nay) và Brai Nokor (nay là Chợ Lớn) Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cũng nói Gia Định là đất phụ thuộc Chân Lạp xưa, tên gọi Sài Gòn xuất phát từ tên Brai Nokor,

nghĩa là rừng cây gòn, người Hoa phiên âm thành Sài Côn, người Việt đọc thành Sài

Gòn

1 Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành thông chí, Bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, quyển Thượng, Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr.36

Trang 18

18

Do nội bộ Chân Lạp có chiến tranh liên miên và do người Khơ-me có thói quen sinh sống ở các rẻo ruộng cao, nên phần lớn vùng Nam Bộ vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch bị bỏ thành hoang phế và gần như vùng đất vô chủ Cho đến trước thế kỷ XVII, vùng đất Nam Bộ về cơ bản vẫn là một vùng hoang dã, chưa được mở mang khai phá bao nhiêu Ở phủ Gia Định đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, đất hoang còn rất nhiều, toàn là rừng rậm bạt ngàn2 Vương quốc Chân Lạp chỉ quản lý vùng đất hoang hóa có dân cư thưa thớt một cách lỏng lẻo Đó chính là quang cảnh tự nhiên khi những lớp lưu dân Việt bắt đầu có mặt trên vùng đất này trước thế kỷ XVII

Khu vực Nam Bộ xưa là nơi sinh sống, chuyển dịch của nhiều tộc người Trong những thế kỷ đầu công nguyên, các tộc người với các ngữ hệ khác nhau đã hình thành nên một số quốc gia sơ kỳ hoặc địa điểm quần cư quan trọng

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào lúc ấy cũng có làn sóng di cư từ ngoài biển tiến vào đất liền, đó là những người Mã Lai - Đa Đảo (Malayo-Polynesians) hay Nam Đảo (Autronesians) đến cộng cư với cư dân đất liền, là người Môn cổ3 Các tộc người

việc hình thành vương quốc Phù Nam (thế kỷ I - VII)

Từ sau khi vương quốc Phù Nam bị sụp đổ vào thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ XVI, người Khơ-me là cư dân chủ yếu ở miền Tây và một phần miền Đông lan tới khu vực sông Bến Nghé (sông Tân Bình, nay là sông Sài Gòn) Họ sống rải rác trên các giồng đất cao Còn trong lưu vực sông Đồng Nai thì có một số dân tộc ít người sinh sống trên vùng đồi núi Người Khơ-me sống ở lưu vực sông Semun vốn giỏi săn bắn, quen đào ao và đắp hồ Họ là cư dân quen trồng lúa trên ruộng cao vào mùa mưa, ruộng thấp vào mùa khô và cày không dùng trâu bò 4 Với truyền thống quen canh tác vùng đất cao, dân số lại

ít ỏi, người Khơ-me không có khả năng khai thác trên quy mô lớn vùng đồng bằng sình lầy hoang hóa ở Nam Bộ

Thời kỳ hậu Phù Nam (VII-XVI), nhìn chung vùng đất Sài Gòn cũng như Nam Bộ thuộc quyền quản lý lỏng lẻo của Chân Lạp, nhưng ảnh hưởng của văn hóa Khơ-me ở đây rất mờ nhạt Về sinh hoạt văn hóa, cũng như tập tục, cư dân khu vực này thời kỳ hậu Phù Nam lại mang nhiều nét tương đồng trong các ảnh hưởng văn hóa qua lại với Chăm

pa như ma chay, cưới hỏi

Các tộc người như Mạ, Chu-ru, Xtiêng khai phá đất đai để làm ăn sinh sống ở khu vực Nam Bộ, nhưng do chưa quen canh tác trên ruộng trũng thấp và số lượng cư

Trang 19

19

dân ít ỏi cộng với trình độ kỹ thuật còn thấp, nên kết quả khai phá của họ còn rất hạn chế Các nhà khoa học cho rằng các tộc người bản địa có thể trồng lúa, nhưng hẳn là lúa rẫy phổ biến hơn lúa nước Có thể nghề trồng lúa rẫy, lúa trên ruộng khô, là hoạt động chính trong sản xuất nông nghiệp của cư dân vùng miền Đông Nam Bộ Như vậy, trước thế kỷ XVII, đã có một số tộc người bản địa sinh sống và khai phá vùng Nam Bộ với những mức độ khác nhau

Cho đến trước thế kỷ 17, khu vực Nam Bộ vẫn là vùng đất còn nhiều nơi hoang hóa và chịu sự quản lý lỏng lẻo của vương quốc Cămpuchia Tới khoảng cuối thế kỷ

17 đầu thế kỷ 18, phần lãnh thổ trước kia là địa bàn trung tâm của vương quốc Phù Nam (vùng đất Nam Bộ ngày nay) đã tách khỏi đế quốc Ăng Co để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam

Trong các thế kỷ XVII, XVIII, lưu dân người Việt đã có mặt ngày càng đông ở vùng Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé, Mỹ Tho, Bến Tre Họ tiến dần về vùng sông Vàm Cỏ (Gò Công), sông Tiền và khu vực Bến Tre, Mỹ Tho là những nơi có nhiều thuận lợi để trồng lúa nước Việc canh tác nông nghiệp của lưu dân Việt trở nên dễ dàng nhờ nguồn nước cung cấp từ sông rạch thiên nhiên5 Hệ thống sông rạch chằng chịt còn là mạng lưới giao thông tiện lợi, nối liền miền Tây với Bến Nghé, Sài Gòn

Những người nông dân Việt thường chọn những khu đất cao ráo, tương đối dễ làm, có đủ nước ngọt dùng cho người, gia súc và cây trồng để khai phá trước Họ hay dùng kỹ thuật thường gọi là “móc lõm” và đó thực sự là cách khai khẩn đầy sáng tạo

đầu tiên ấy sẽ được mở rộng dần và càng về sau khoảng cách giữa chúng ngày càng thu hẹp để rồi đến một lúc nào đó nối liền lại với nhau thành một cánh đồng liền khoảnh

Vùng đất mới Nam Bộ có hệ sinh thái đa dạng, hoàn toàn khác biệt với môi trường sống quen thuộc của cư dân Việt vốn trước đó sống ở miền Trung và đồng bằng sông Hồng Hệ thống sông ngòi và kênh rạch giữ vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp và sinh hoạt xã hội đối với cư dân ở khu vực Nam Bộ Ngoài hai hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai, ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền các con sông rất thuận lợi cho di chuyển khắp vùng Môi trường văn minh sông nước, văn minh miệt vườn Nam Bộ tạo ra lối cư trú mở và kinh tế mở đối với người Việt trên vùng đất mới Người Việt gắn với nông nghiệp truyền thống ở miền Bắc và miền Trung, ảnh hưởng văn hóa trọng nông, lấy nông làm gốc tới khai thác môi trường đồng bằng lầy

Trang 20

20

trũng để canh tác nông nghiệp lúa nước Nhưng trước họ là môi trường sinh thái rất khác lạ, đòi hỏi họ phải thích ứng, biết canh tác nhiều loại lúa nước, bên cạnh việc khai thác ruộng cao, đất xám để trồng các loại cây ăn trái và các nông sản: tiêu, cau, hoa màu

Trong số người Việt vào đất Nam Bộ khai khẩn, ngoài nông dân phiêu tán, còn

có đủ loại người nghèo dấu lại tên tuổi phía sau, đi tìm cơ may ở vùng đất mới để đổi đời như tù nhân bị lưu đày, quan lại, binh lính đào ngũ (hoặc giải ngũ), lưu manh, trộm cướp Đến vùng đất mới còn có cả những người có vật lực (những người giàu có muốn tìm nơi đất mới để mở rộng công việc làm ăn) Những người dân Việt có vật lực góp phần tạo nên sở hữu lớn tư nhân về ruộng đất ở Nam Bộ vào các thế kỷ XVII - XVIII sau này

Vào cuối thế kỷ XVII, số di dân người Việt đã đến vùng này khá đông Từ Mô Xoài, Bà Rịa, di dân người Việt tiến dần vào vùng Đồng Nai khai khẩn và định cư Trong suốt thế kỷ XVII, nhất là vào những thập niên cuối của thế kỷ này, lưu dân người Việt theo đường biển, ngược sông Tiền qua cửa Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu, tiến vào khai thác đất hoang hóa thuộc vùng Mỹ Tho ngày nay Một bộ phận người khác đi xa hơn đã đến tận Mang Khảm (Hà Tiên) sinh sống, thậm chí họ còn sang tận đất Xiêm7

Do “đất lành chim đậu” số lưu dân Việt có mặt ở khu vực Nam Bộ ngày càng tăng lên, phần lớn do dòng người Việt di cư tiếp tục đổ về đây

Những đợt di dân của người Việt đi khẩn hoang tăng nhanh vào cuối thế kỷ XVII, đặc biệt từ năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào xác lập quản lý hành chính trên đất Biên Hòa - Gia Định “lấy xứ Lộc Dã (tức Đồng Nai) làm huyện Phước Long lập dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn”8 Qua ghi chép trong Đại Nam thực lục cho thấy các chúa Nguyễn đã “thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dung, làm sổ đinh điền”9 Lúc đó, dân số ở khu vực này đã lên tới hơn 4 vạn hộ (khoảng 200.000 nhân khẩu)

Trịnh Hoài Đức cho biết: “Gia Định là đất phương Nam của người Việt”; khi mới khai thác, lưu dân nước ta cùng người kiều ngụ như người Đường (Tàu), người Cao Miên, người Tây phương, người Phú Lang Sa (Pháp), người Hồng Mao (Anh),

Mã Cao (người Tây ở Ma-cao đến), người Đồ-Bà (Java) ở lẫn lộn, nhưng về y phục,

7 Trương Hữu Quýnh, chủ biên (1997), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.360-361

8 Trịnh Hoài Đức (1972a), Gia định thành thông chí, Tập Trung, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, tr.12

9

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 1, bản dịch của Viện Sử học, Hà Nội, 2002, tr.111

Trang 21

21

khí cụ thì người nước nào theo tục nước ấy”10 Trong lớp cư dân mới, xét về tộc người, ngoài ba thành phần chính là người Việt, người Hoa, người Chăm, cũng còn có tộc người khác được các chúa Nguyễn cho phép đến vùng đất mới làm ăn

Suốt 16 thế kỷ vương quốc Phù Nam, Chiêm Thành rồi Chân Lạp chia nhau làm chủ khu vực Nam Đông Dương Trên danh nghĩa vùng đất Sài Gòn thuộc Chân Lạp, nhưng phụ thuộc hoặc ràng buộc một cách lỏng lẻo Người Khơme tập trung ở chủ yếu

ở Nam Biển Hồ, họ đang phải chống lại áp lực xâm lấn mạnh mẽ của Xiêm La từ phía Tây Đất Sài Gòn vẫn là đất tự do của nhiều tộc người, hầu như là đất hoang, đất vô chủ, Chân Lạp chưa thiết lập được chính quyền cai trị một cách chặt chẽ Mãi đến cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, khi lưu dân người Việt đến khẩn hoang, lập ấp thì đất Sài Gòn

từ cửa biển Cần Giờ đến cửa Tiểu, cửa Đại, Xoài Rạp vẫn còn rất hoang vu, toàn là

rừng rậm bạt ngàn11 Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, lưu dân Việt đến khai hoang vùng đất Nam Bộ từ rất sớm, họ bắt đầu vào từ Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai rồi cả xứ Sài Gòn

Từ các sử liệu có căn cứ vững chắc có thể suy đoán các lưu dân Việt Nam đã tới đồng bằng sông Đồng Nai, Cửu Long và có thể xa hơn nữa tới tận sông Mê Nam bên Xiêm, để khai thác ruộng nương làm ăn sinh sống từ cuối thế kỉ 16 hoặc đầu thế kỉ 17) Cư dân của khu vực Sài Gòn cũng như toàn xứ Gia Định trong thuở ban đầu bao gồm những người dân tộc Việt (Kinh) là những lưu dân từ phía Bắc vào (Quảng Nam, Bình Định…) để tránh nạn phân tranh Lê-Mạc, khói lửa chiến tranh giữa hai tập đoàn Trịnh, Nguyễn và tránh nạn đói kém mất mùa do thời tiết khắc nghiệt, hoặc những người theo các quan lại nhà chúa vào khai khẩn đất đai; một bộ phận nữa gồm những thành phần dân tộc ít người ở địa phương như: Chăm, Khơme, Stiêng, Mạ, Châu Ro v.v…

Người nông dân Việt vào vùng đất mới vẫn rất cần cù lao động, chỉ cần áp dụng các kỹ thuật canh tác cổ truyền, ngay cả những vùng không màu mỡ lắm như Biên Hòa, Phiên An, lưu dân Việt cũng đã tạo ra được năng suất lúa đạt gấp một trăm lần so với lúa giống bỏ ra Ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia định thành thông chí cho biết: năng suất lúa thậm chí còn cao đến ba trăm lần trên những vùng đất tốt như trấn Vĩnh Thanh, Định Tường12 Đó là năng suất lúa vào loại rất cao trên thế giới vào lúc bấy giờ

Do môi trường và điều kiện sản xuất thuận lợi, nông sản thu hoạch nhiều, nên

Trang 22

22

sản xuất nông nghiệp của người Việt ở Nam Bộ không mang tính tự cấp, mà gắn với thị trường tiêu thụ Lúa gạo sản xuất ở Nam Bộ ngoài việc thỏa mãn nhu cầu lương thực của nhân dân, còn được đem bán đi khắp xứ Thuận Hóa và ra nước ngoài Nhờ bàn tay và khối óc cùng sự lao động cần cù, sáng tạo của lưu dân Việt, vùng Đồng Nai

- Gia Định (Nam Bộ) từ thế kỷ XVIII đã trở thành vựa lúa lớn nhất của xứ Đàng Trong.iền khoảnh

Vùng đất mới Nam Bộ có hệ sinh thái đa dạng, hoàn toàn khác biệt với môi trường sống quen thuộc của cư dân Việt vốn trước đó sống ở miền Trung và đồng bằng sông Hồng Hệ thống sông ngòi và kênh rạch giữ vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp và sinh hoạt xã hội đối với cư dân ở khu vực Nam Bộ Ngoài hai hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai, ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền các con sông rất thuận lợi cho di chuyển khắp vùng Môi trường văn minh sông nước, văn minh miệt vườn Nam Bộ tạo ra lối cư trú mở và kinh tế mở đối với người Việt trên vùng đất mới Cuộc sống gắn liền với sông nước của lưu dân Việt đã được Trịnh Hoài Đức ghi lại: “Ở Gia Định (cả Nam Bộ) chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc

để đi chợ, hay để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông, ngày đêm qua lại…”13 Chính vì môi trường thiên nhiên như vậy, nên sinh hoạt kinh tế của Nam Bộ phần lớn gắn liền với sông nước Chợ búa, làng mạc của người Việt hầu hết đều tập trung bên các dòng kênh

Trong các thế kỷ XVII, XVIII, lưu dân người Việt đã có mặt ngày càng đông ở vùng Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé, Mỹ Tho, Bến Tre Họ tiến dần về vùng sông Vàm Cỏ (Gò Công), sông Tiền và khu vực Bến Tre, Mỹ Tho là những nơi có nhiều thuận lợi để trồng lúa nước Việc canh tác nông nghiệp của lưu dân Việt trở nên dễ dàng nhờ nguồn nước cung cấp từ sông rạch thiên nhiên14 Hệ thống sông rạch chằng chịt còn là mạng lưới giao thông tiện lợi, nối liền miền Tây với Bến Nghé, Sài Gòn

Đến cuối thế kỷ 17, cụ thể là vào năm 1679, một bộ phận người Hoa từ Quảng Đông, Quảng Tây vượt biển xuống phía Nam, được chúa Nguyễn cho vào làm ăn sinh sống ở khu vực đất mới (nay là Biên Hoà và Mỹ Tho)

Vào năm 1679, một số quan lại cũ dưới triều Minh như Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình không chịu thuần phục nhà Thanh đã đem 3.000 quân cùng gia đình trên 50 chiếc thuyền sang xin thần phục chúa Nguyễn Chúa Nguyễn Phúc Tần đã phong cho họ quan chức và cho phép các nhóm người Hoa vào làm ăn sinh sống rộng khắp vùng đất Nam Bộ xưa

Trang 23

và mạnh tay can thiệp chống mọi mưu đồ cát cứ, việc đàn áp vụ nổi loạn của Hoàng Tiến là một ví dụ

Số người Hoa đó đã sớm trở thành công dân đất Việt, góp phần cùng với người Việt – vốn là tộc người chủ thể, giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc khai phá vùng đất Sài Gòn, để dần dần biến Sài Gòn thành trung tâm kinh tế thương mại lớn vào những thế kỷ sau đó

1.2 VỊ TRÍ, SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÔ THỊ CẢNG SÀI GÒN (THẾ KỈ XVII-XIX)

1.2.1 Vị trí đô thị cảng Sài Gòn

Kể từ năm 1698, do có vị trí chiến lược rất quan trọng cả về quân sự lẫn kinh tế, Sài Gòn trở thành phủ sở quan trọng nhất ở vùng đất mới phía Nam Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (còn có tên là Kính) vâng lệnh chúa

Nguyễn Phúc Chu vào nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định lập xứ

Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và kí lục để cai trị” 15 Mỗi dinh như vậy các chúa Nguyễn đặt một chức lưu thủ (coi về quân sự), cai

bộ (coi về tư pháp) và ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa) để cai trị và quản lý

cư dân; một thời gian sau đổi dinh ra trấn và từ trấn lại đổi ra tỉnh (sau cải cách hành chính của Minh Mạng 1831-1832)

Ranh giới giữa hai huyện Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn) là sông Sài Gòn Hữu ngạn thuộc huyện Tân Bình, tả ngạn thuộc huyện Phước Long Năm

1698 trở thành mốc đánh dấu hình thành Sài Gòn, vì từ đó mới có phủ sở Gia Định, huyện sở Tân Bình thuộc phủ Gia Định, xứ Sài Gòn từ lúc đó mới chính thức là đất Việt Nam Thủ phủ Gia Định đặt ở Bến Nghé và phố thị Bến Nghé (hay còn gọi là phố thị Bến Thành) xưa nằm trải dài bên bờ sông Sài Gòn và đường Nguyễn Huệ ngày nay

15 Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông chí, Bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, quyển Trung, Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn,1972, tr.12

Trang 24

24

Vào năm 1698, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình, huyện sở đặt trên gò Tân Khai cai quản khu vực rộng lớn chạy dài tới Bến Nghé Với đồn dinh của quan tổng tham mưu, với dinh thự ở Tân Thuận, Kho Quản Thảo tập trung gạo, tiền thuế của khắp vùng, với các phố thị ở Bến Nghé, sau là Thị Nghè, Đất Hộ, Chợ Quán, Chợ Lớn…Như vậy, từ năm 1698, Sài Gòn trở thành trị sở quan trọng nhất cho vùng đất mới phía Nam

Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông chí, Sài Gòn

xưa nằm trên vùng đồi cao thoai thoải cách cửa biển Cần Giờ 60 km Cần Giờ là một cửa biển tự nhiên thuộc loại tốt trên thế giới vào lúc đó; tàu thuyền lớn có thể ra vào dễ dàng Hải cảng Cần Giờ rộng 2435 m, khi nước lên sâu tới hơn 26 m, lúc nào cũng có thuyền buôn ra vào Từ biển lên Sài Gòn có 3 cửa khẩu chính là Cần Giờ, Đồng Tranh, Soài Rạp Cả ba cùng dẫn tới Nhà Bè, nơi hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) Ngược dòng Bến Nghé (tục danh của sông Tân Bình) tới thành Gia Định, sông Tân Bình (nay là sông Sài Gòn) vẫn rộng và rất sâu, thuận lợi cho giao thông đường thủy Theo Trịnh Hoài Đức thì sông rộng 142 tầm (345 m 77), sâu 10 thước (4 m 87) con nước lên thì sâu 13 thước (6 m 33), những tàu buôn và ghe lớn nhỏ của bản địa và ngoại quốc liên tiếp đến đậu16

Cảng Sài Gòn nằm trên sông Sài Gòn, cách bờ biển 45 hải lý (khoảng 83,340 km) ở 106°42’04’ đông kinh tuyến và 10°46’47’ bắc vĩ tuyến Cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, thương cảng Sài Gòn có diện tích hơn 386 mẫu (chưa kể phần đất từ Giồng Ông Tố theo sông đến Vịnh Rành Gáy) Từ Vũng Tàu, tàu bè được hoa tiêu dẫn đường vào cảng Sài Gòn Tùy theo con nước lên xuống, với tốc độ rất chậm của thủy triều, tàu bè có thể ngược sông Lòng Tàu hay Xoài Rạp bất cứ lúc nào Qua khỏi cửa Cần Giờ, tàu bè sẽ tiếp tục qua các khúc quanh ngoằn ngoèo của sông Đồng Nai rồi sông Sài Gòn, trước khi đến thương cảng Sài Gòn

Với thủy đạo khoảng gần 84 km, không nơi nào dưới 300m chiều rộng, với chiều sâu từ 9m đến 12m, việc lưu thông của tàu bè tương đối thuận tiện, ngoại trừ hai nơi :

Thứ nhất : một khúc cong ở phía đông trên sông Lòng Tàu , bắt buộc phải giới

hạn các thương thuyền có chiều dài trên 210 m

Thứ hai : ở tọa độ 620 có một bãi san hô nằm ở dưới đáy sông, cách mặt nước

trung bình khoảng 6,2 m làm cho các tàu lớn phải tùy nước triều, mới lưu thông trên sông được

Như vậy, dù phụ thuộc thủy triều lên xuống và lòng sông có nhiều bãi cát chìm, nhưng tàu bè nước ngoài có thể cập bến bất cứ lúc nào trừ ban đêm , nhờ vào ban hoa tiêu hường dẫn từ Vũng Tàu vào thương cảng Sài Gòn

16 Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông chí, Bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, quyển Thượng, sđd tr.38.

Trang 25

Tới : - Cảng Singapore 630 hải lý

- Cảng Hồng Kông 934 hải lý

- Cảng Tokyo 2449 hải lý

- Cảng Marseille 7210 hải lý

- Cảng San Fancisco 7005 hải lý

Vị trí thuận lợi nhiều mặt về địa – kinh tế cũng như địa – chính trị, nhân văn giúp cho cảng Sài Gòn ngày càng có vị trí quan trọng ở khu vực Nam Bộ và đất nước suốt chiều dài lịch sử Từ một vùng đầm lầy, đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vực lúa phì nhiêu, thành phố cảng Sài Gòn trở thành đầu mối tiêu thụ hàng hóa lúa gạo

Vị trí trung tâm của Sài Gòn tạo điều kiện thuận lợi cho cả nội và ngoại thương phát triển Nhờ núi che chắn tự nhiên từ vụng biển Vũng Tàu vào cửa sông tương đối kín gió, dòng chảy êm ả và hầu như không có bão, nên tàu thuyền lớn trong nước và nước ngoài lưu thông dễ dàng, có thể đi vào sâu tận trung tâm thành phố để cập cảng, nhận tiếp tế nước ngọt, hậu cần hoặc để trú ẩn khi gặp bão

Do vị trí Sài Gòn nằm giữa hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long, cảng Sài Gòn là cửa ngõ cho hệ thống đường thủy nối liền Nam Kỳ cả với Lào, Campuchia thông ra biển Sài Gòn còn là trung tâm đường bộ nối liền Đông và Tây Nam Kỳ; nối liền với những vùng mới khẩn hoang lập ấp, sang tận Nam Vang và với kinh thành Huế

Theo sự ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông chí, Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục và những người ngoại quốc tới đây như John White17 hay

là L Malleret18 cho thấy thuyền buồm từ miền Bắc, miền Trung, ghe thuyền từ miền Tây nườm nượp đồ về trên sông Sài Gòn Người Gia Định đem gạo bán ra Thuận Hóa,

17 John White, A Voyage to Cochinchina, Lieutenant in the United States Navy, London, Printed for Longman,

Brown and Green, Paternoster, 1824, 372 pages, p.65.

18Louis Malleret, La Geste Francais en Indochine, p.243.

Trang 26

26

người nơi khác lại đến Sài Gòn buôn bán Trên thì có cửa biển Cần Giờ, ở giữa thì vào cửa Soài Rạp, dưới thì vào cửa Đại, cửa Tiểu, buôn bán trên bến dưới thuyền rất nhộn nhịp Lúa gạo trở thành hàng hóa thương phẩm đã làm cho địa phương Sài Gòn trở nên một thành phố cảng phồn thịnh bậc nhất phía Nam thay thế cho Ốc eo – Ba Thê xưa

1.2.2 Sự hình thành đô thị cảng Sài Gòn

Đến thế kỷ XVII, lưu dân Việt tới Sài Gòn ngày càng đông hơn Buổi đầu họ tới đây với phương thức khẩn hoang lập ấp, lập nên những điểm định cư theo xóm làng đầu tiên Càng về sau, lưu dân Việt càng giữ vai trò chủ chốt trong việc xây dựng nên thủ phủ, phố chợ quan trọng ở vùng đất ở vị trí có điều kiện kinh thương thuận lợi như Sài Gòn Sài Gòn thành trung tâm kinh tế, điểm nối Trung, Bắc vào Nam Đồng Nai đi lại tiện lợi, mau chóng, vận chuyển lúa gạo hàng hóa dễ dàng

Từ hàng trăm năm nay cư dân nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam đã tới vùng đất Sài Gòn khai khẩn làm ăn sinh sống Việc chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặt các cơ sở kinh tế tạo ra điều kiện thuận lợi cho cư dân Việt và cả người Hoa vào lập nghiệp ở vùng đất Sài Gòn Sài Gòn với vị trí thiên nhiên đặc biệt thuận lợi, lôi cuốn cư dân khắp nơi đến lập nghiệp Thành phố xưa kia có các tên cổ: Bến Nghé, Sài Gòn… là đất thuộc dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định mà dưới triều đại các chúa Nguyễn giữa thế

kỉ 17 đã thiết lập quản lí hành chính, thực hiện chủ quyền quốc gia, dân tộc Việt Nam Dưới thời Nguyễn, giai đoạn 1620 đến 1698 có thể coi là giai đoạn hình thành đô thị cảng Sài Gòn19 Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetha II (1618-1686) và ông đã cho lập hai đồn thu thuế ở

Sài Gòn là Kas Brobei và Brai Nokor (1623), như Malleret trình bày dựa vào trích dẫn

theo Biên niên chép tay của triều đình Chân Lạp20 Các nhà nghiên cứu cho rằng đồn

Kas Krobei có nghĩa là Bến Nghé hay Bến Trâu (bến có nhiều cá sấu kêu như tiếng

nghé, trâu) ở gần cột cờ Thủ Ngữ trên bờ sông Sài Gòn Đồn thu thuế Brai Nokor có lẽ đặt trên bờ rạch Bến Nghé hay kênh Tàu Hủ

Người Hoa lập phố xá, làm ăn buôn bán, góp phần hình thành Nông Nại đại phố - một cảng thị sầm uất trên sông Đồng Nai Sau khi Nông Nại đại phố bị tàn phá (1776), nhóm người Hoa làng Thanh Hà ở đó mới chạy về Sài Gòn (vào năm 1778), nhập vào cùng nhóm người Hoa làng Minh Hương Sài Gòn do vị trí có thuận lợi cho đặt cơ sở hành chính và nơi trung tâm thương mại sớm trở thành đô thị cảng phát triển nhanh chóng, do vậy: “Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài

Trang 27

Thế mạnh của Sài Gòn từ 1772 càng tăng lên khi Nguyễn Cử Đàm đốc suất đào kinh Ruột Ngựa, nối liền Rạch Cát và Rạch Lò Gốm, Rạch Vàm Bến Nghé Hoạt động kinh thương càng trở nên thuận lợi và tấp nập hơn trước Các kênh đó đã giúp cho thuyền bè đi lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi Cái tên Sài Gòn – Bến Nghé có lẽ xuất hiện từ đó do “Sài Gòn trước kia chính là vùng Chợ Lớn; Sài Gòn bây giờ lại ở vùng Bến Nghé Chợ Lớn thuộc huyện Tân Long Bến Nghé thuộc huyện Bình Dương, cả hai bên đều thuộc phủ Tân Bình Sài Gòn – Chợ Lớn tuy hai mà là một, khi hợp khi chia, tùy thời kỳ lịch sử, người ta gọi chung là Sài Gòn”22

Sài Gòn vẫn phát triển không ngừng, kể cả trong giai đoạn tranh chấp giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, hai bên đều biết rằng ai chiếm được Sài Gòn thì sẽ làm chủ được miền Nam đất mới Không phải Tây Sơn không nhận thức rằng chiếm Sài Gòn

sẽ làm chủ được vùng đất phía Nam, nhưng do Nguyễn Huệ bận chinh chiến trong Nam ngoài Bắc, Nguyễn Lữ lại không đủ năng lực quản lý đất Gia Định, nên thế lực Nguyễn Ánh dần dần phục hồi

Sau khi lấy lại Gia Định (năm 1788), Nguyễn Ánh thấy các lũy đất chưa đủ vững chắc để bảo vệ Gia Định, nên năm 1790, ông ta đã sai Trần Văn Học cùng một số người Pháp xây dựng thành Gia Định theo kiểu công sự Vauban Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, vị trí thành Gia Định nằm trên vùng đất tiếp giáp giữa bốn đường

Lê Thánh Tôn - Tôn Đức Thắng, Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay Từ thế kỷ XVII trở đi, Sài Gòn dần dần trở thành trung tâm hành chính quan trọng và là đầu mối trung tâm, phố chợ của một vùng đất đai rộng lớn, với số dân “hơn 4 vạn hộ” (khoảng 200.000 nhân khẩu)

Với thành quả khai hoang lập ấp và thông thương của cư dân Việt, Hoa, Sài Gòn ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi trở thành trung tâm kinh tế sản xuất lúa gạo hàng hóa và trung tâm thương mại lớn của khu vực

Trong suốt cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, Sài Gòn trở thành địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa hai bên Sau khi chiếm Gia Định (1788), Nguyễn Ánh đặt đại bản danh và lập Thủy sư ở nơi đây để tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt là thủy binh để chống lại Tây Sơn Việc đóng thuyền chiến đấu được phát triển mạnh mẽ

từ khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định (1788) Đúng thời gian này đội quân đánh thuê

21 Trần Văn Giàu, Chủ biên (1987), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1: Lịch sử, sđd tr.239

22 Sơn Nam (1984), Bến Nghé xưa, Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, tr.61.

Trang 28

28

của Pháp do Bá Đa Lộc tuyển mộ sang đã tăng cuờng sức mạnh quân sự cho Nguyễn Ánh Năm 1790, theo bản vẽ thiết kế của cai đội Ô-li-vi-e đờ Puy-ma-nen (Olivier de Puymanel), Nguyễn Ánh cho xây thành Phiên An (tức Quy Thành)

Vào năm 1790, thành Gia Định có khoảng 40 đường phố rộng với cư dân trên 50.000 người Vào những thế kỷ XVIII, XIX và cho đến tận ngày nay, lưu thông hàng hóa trên sông, biển, kênh rạch ở Gia Định cũng như Lục tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt, bởi các yếu tố đặc trưng liên quan tới địa - kinh tế, địa - quân sự và truyền thống sông nước của cư dân nơi đây Sài Gòn đã có dáng vẻ một đô thị cảng to lớn và sầm uất bậc nhất ở phía Nam lúc đó

Như vậy, cho đến cuối thế kỷ 18 cùng với việc chiếm lại đất Gia Định (1788), xây thành Phiên An (tức thành Gia Định hay thành Sài Gòn – 1790) của Nguyễn Ánh,

sự kinh doanh buôn bán của các thương nhân Á – Âu (chủ yếu là người Hoa) bắt đầu phát đạt, thì những cơ sở ban đầu của một hành phố hiện đại cũng ra đời với sự xây

Dựa vào sự ủng hộ tầng lớp địa chủ Gia Định, Nguyễn Ánh khai thác triệt để Gia Định giàu có thóc gạo và sản vật, cho tàu bè nước ngoài tự do thông thương qua cảng Sài Gòn để có tiềm lực kinh tế tiến hành chiến tranh với Tây Sơn Chỉ sau khi Gia Long lên ngôi vua (1802) và sau khi củng cố quyền hành trên toàn quốc, ông ta mới dời đô ra Huế

Dưới triều Nguyễn trong khoảng thời gian từ 1802 đến 1859, Sài Gòn là thủ phủ của Gia Định Thành, nói rộng ra là thủ phủ của Nam Kì Lục tỉnh

Dưới thời Nguyễn, tuy không giữ địa vị kinh đô, nhưng do Sài Gòn ở vào vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt thuận lợi, nên Sài Gòn có chức năng trọng yếu chi phối toàn cõi phía Nam Sài Gòn trở thành đô thị cảng lớn, sầm uất, một trung tâm quyền lực của cả nước, một đô thị quan trọng đối với cả vùng Đông Nam Á

1.2.3 Hoạt động của đô thị cảng Sài Gòn

Vào thế kỷ XVII, dân khắp nơi đến Sài Gòn buôn bán, cư ngụ ngày càng đông đúc, biến nó trở thành trung tâm hành chính, và thương mại quan trọng hàng đầu ở

Hoa của xã Thanh Hà ở Nông Nại đại phố bỏ chạy về Phiên Trấn (Sài gòn) và họ góp phần cùng với nhóm người Hoa của xã Minh Hương phát triển chợ Sài Gòn (Chợ Lớn nay) Sự có mặt của người Hoa và sự phát triển của hệ thống các chợ để chứa, cũng như phân phối hàng hóa đi các nơi, càng làm cho Sài Gòn và Bến Nghé trở thành trung tâm thương mại nhộn nhịp, phồn thịnh

23 Paul Texier (1909), Le port de Saigon, Imprimerie du Midi – E.Trénit Bordeaux

Trang 29

29

Qua các tài liệu lịch sử của Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn và các tài liệu của người Pháp như Jean Bouchot, Arnold Hinda, Paul Texier v.v…chúng ta biết rằng ở vùng đất Nam Kỳ và địa bàn Sài Gòn xưa kia việc giao thông đi lại chủ yếu bằng thuyền Nghề đóng thuyền và nghề đi sông đi biển đã có từ lâu đời Người dân Việt ở vùng này cũng như ở xứ Đàng Trong nói chung đã có quan hệ giao thương với các nước trung vùng như: Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Boóc-nê-ô, Ma Cao, Hồng Kông, Nhật Bản, Xiêm La, Ấn Độ…Các thương thuyền của Đàng Trong đã từng đi tới Xinh-ga-

po, Ma-ni-la, Boóc-nê-ô…để trao đổi các hàng hoá, sản vật

Từ giữa thế kỷ 17 hàng hoá từ Bến Nghé - Sài Gòn qua các cảng Mỹ Tho, Hà Tiên, Rạch Giá đã xuất khẩu sang các nước khác và ngược lại thuyền bè của các nước cũng qua các cửa khẩu đó mà đến với Bến Nghé – Sài Gòn

Đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi việc giao thương với người châu Âu bắt đầu với những tàu lớn hiện đại, mật độ tàu thuyền từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đến nhiều…thì cảng Sài Gòn mới không ngừng mở rộng hoạt động, đã nhanh chóng thay thế các cảng Hà Tiên, Mỹ Tho, Rạch Giá trong buôn bán, giao thương với các tàu nước ngoài

Sài Gòn phát triển không ngừng kể cả khi có tranh chấp Tây Sơn – Nguyễn Giao tranh giữa Tây Sơn và quân Nguyễn ở vùng đất Đồng Nai, làm Cù lao Phố bị tàn phá, nên người Hoa xóm Thanh Hà ở đó bỏ chạy xuống Gia Định (1778), tái lập cơ nghiệp dọc theo kênh Bến Nghé từ khu vực Chợ Cũ Sài Gòn ngày nay (Q1) đến khu vực Chợ Lớn cũ (phân biệt với Chợ Lớn mới do Quách Đàm xây sau này), qua ngang Xóm Củi (khu vực bưu điện Quận 5 ngày nay) thuộc phố thị Sài Gòn xưa (nay là Chợ Lớn thuộc Quận 5, TP.HCM) Kể từ đó, người Hoa đóng một vai trò đáng kể trong hoạt động thương mại của đô thị cảng Sài Gòn

Nhiều người cho rằng địa danh Chợ Lớn có lẽ được phát âm theo tiếng Khơ-me

là Cần Chớ có nghĩa là cái cần ché hay xé, loại vật dụng đan bằng tre để phục vụ ngày

mùa hay săn bắt thủy hải sản Ở Nam Bộ nhất là Sài Gòn, Chợ Lớn ngày nay vẫn còn thông dụng nhiều vật dụng đan lát bằng tre, trong đó có cần xé một vật dụng dùng để đựng rau hoặc trái cây có nguồn gốc từ chữ Cần Chớ Rất có thể người Việt ghi nhận

chữ Chớ đọc trệch ra thành Chợ và người ta gọi Chợ Lớn ở Sài Côn có lẽ là để phân

nhiều người Hoa xã Minh Hương sinh sống bằng nghề buôn bán, sau đó có cả người dân xã Thanh Hà chạy từ Nông Nại đại phố về đây cư ngụ Finlayson cho rằng riêng thành phố Sài Gòn (tức Chợ Lớn) cũng đã to bằng cả kinh đô Xiêm La24

24

Trần Văn Giàu, Chủ biên (1987), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1: Lịch sử, sđd tr.209

Trang 30

30

Trên vùng đất mới này, vì muốn nhanh chóng khai thác đất đai, lúa gạo, chúa Nguyễn đã ban hành cơ chế quản lý ruộng đất, thuế khóa cũng như quản lý kinh tế khá mềm dẻo và linh hoạt: cho cư dân tự do khai phá và chiếm hữu ruộng đất, cho mua bán nô tì và khuyến khích phát triển thương mại Các chính sách khuyến khích khẩn hoang, không hạn điền, nới lỏng buôn bán, thông thương ở vùng đất mới của các chúa Nguyễn đã góp phần làm cho kinh tế nông nghiệp Nam Kỳ phồn thịnh nhanh chóng

Chính sách kinh tế xã hội khá “thoáng” và linh hoạt của các chúa Nguyễn góp phần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang lập ấp và biến lúa gạo thành hàng hóa thương phẩm quan trọng ở vùng Gia Định và Nam Kỳ xưa Do vậy, việc xuất hiện thị trường lúa gạo ở Gia Định khá sớm, khá lớn và rất tấp nập, ít ra là từ giữa thế kỷ XVIII25

Gia Định không chỉ trở thành vựa lúa quan trọng hàng đầu đối với vùng đất phía nam và mà đối với cả nước Các hoạt động nông nghiệp truyền thống đã tạo điều kiện cho kinh tế công thương nghiệp phát triển, thay đổi bộ mặt vùng đất mới Theo truyền thống, lúa gạo và nông sản thương phẩm từ Nam Kỳ Lục tỉnh theo hệ thống kênh rạch và giang cảng đổ về Sài Gòn, sau đó được xuất qua cảng Sài Gòn Do đó, Sài Gòn đã trở nên thành phố hay đô thị cảng rất sớm và luôn phát triển cùng với toàn vùng đất miền Nam

Phía tây Sài Gòn là Chợ Lớn, một trung tâm thương mại và sản xuất thủ công nghiệp khá náo nhiệt, sầm uất Giao thương các đường thủy bộ giữa Nam Kỳ và các khu vực khác đều lấy Sài Gòn làm tâm điểm Thành Gia Định phía Đông nhìn ra sông Thị Nghè, phía Nam trông ra Bến Nghé tạo thành cảng sông tự nhiên ngay cận kề giữa thành phố Sài Gòn có rất nhiều chợ, có một cái chợ khá lớn trên đường từ bến dẫn vào

thành Gia Định, người ta đặt cho chính là tên gọi của Chợ Bến Thành, ở đó hàng hóa

bày bán la liệt, theo như mô tả của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành thông chí là

nhiều vô kể, “chẳng thiếu thứ gì” Sài Gòn đã trở thành một đô thị quan trọng ở nam Đông Dương có thể sánh ngang với Băng Cốc26

Nhờ nông nghiệp phát triển, buôn bán lúa gạo thương phẩm, đô thị cảng Sài Gòn sớm phát triển cả các ngành thủ công nghiệp Xưởng Thủy ở bờ sông Tân Bình và rạch Thị Nghè (nay là xưởng Ba Son) là nơi sản xuất và sửa chữa chiến thuyền, vũ khí, căn

cứ thủy quân của nhà Nguyễn Chỉ mấy chục năm sau Xưởng Thủy đã biến thành quân cảng và thương cảng lớn dưới thời Pháp

Tính chất trung tâm của Sài Gòn sau này ngày càng được tỏ rõ ưu thế không đâu sánh bằng về giao thương kinh tế, đặc biệt thông qua đầu mối là cảng Sài Gòn

Gắn liền với vai trò kinh tế xã hội ngày càng quan trọng của đô thị Sài Gòn, hoạt

Trang 31

31

động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Sài Gòn ngày càng trở nên nhộn nhịp Từ khi các chúa Nguyễn thiết lập khu vực này thành cơ sở hành chính cai quản vùng đất phía Nam (1698), Sài Gòn càng trở thành đầu mối giao thương quan trọng của Nam Kỳ Sông Sài Gòn trở thành con đường giao thông thuận lợi tạo kết nối mối liên hệ kinh tế mật thiết giữa khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

Dưới thời các chúa Nguyễn (từ 1623) và triều Nguyễn được thiết lập sau này (từ 1802), vị trí của cảng Sài Gòn được xác định nằm trên sông Tân Bình (sông Sài Gòn), một trong những nhánh sông Đồng Nai Cảng Sài Gòn nằm sâu trong Phiên Trấn, Thành Gia Định (sau này là Phiên An), cách biển 84 km, nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại do vị trí ưu thắng của nó có thể thông thương với tất cả các vùng đất mới phía Nam với 2000 km luồng lạch của các con sông lớn nối kênh rạch khắp vùng đồng bằng Nam Kỳ lục tỉnh

Như vậy, do vị trí nằm trên sông Sài Gòn, cảng Sài Gòn thông với cửa biển Cần Giờ không xa, nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Kỳ, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Sài Gòn với Nam Kỳ, Thuận Hóa với các nước xung quanh

Về vị trí địa – quân sự, cảng gắn với Sài Gòn trở thành bàn đạp tấn công mở rộng khắp Nam Kỳ lục tỉnh và nam Đông Dương (sau này Pháp đã lợi dụng triệt để trong quá trình xâm lược và bình định Nam Kỳ từ 1859 trở đi)

Việc giao thông buôn bán giữa Việt Nam, cụ thể là Nam Kỳ, với các nước trong vùng từ cuối thế kỷ 18 về trước chủ yếu dùng các phương tiện thuyền, tàu buồm

và được tiến hành ở cảng Mỹ Tho, Hà Tiên, Rạch Giá Từ cuối thế kỷ 18, sự hạn chế buôn bán (đặc biệt đối với người Hoa) được nới lỏng, tàu thuyền lớn của phương Tây

tới cảng Sài Gòn nhiều hơn Cảng Sài Gòn đã bắt đầu được hình thành trên dọc kênh Bến Nghé, tức Arroyo Chinois, dọc theo bờ sông Sài Gòn từ thế kỷ 17 trở đi Cơ sở vật chất của cảng Sài Gòn còn rất đơn sơ, nhưng hoạt động giao thương nhộn nhịp, chủ yếu là do địa thế thiên nhiên thuận lợi của bến cảng nằm bên dòng sông sâu, dễ dàng cho tàu thuyền tiện cập bờ, buôn bán, cất hàng lên các chợ

Năm 1830, năm đầu tiên cảng Sài Gòn – Chợ Lớn trực tiếp buôn bán với các tàu lớn và hiện đại của châu Âu Năm 1830, tại cảng này đã xuất khẩu 1.200 tấn gạo, 2.000 tấn bông và hàng trăm tấn sản phẩm, hàng hoá khác dọc theo bờ sông Sài Gòn

và kênh Tàu Hủ (tức kênh Bến Nghé, hay gọi theo tiếng Pháp là A-roay-ô Si-noa (Arroyo Chinois) 27

Như vậy, cảng Sài Gòn hình thành từ thế kỷ 17; đến đầu thế kỷ 19 cảng Sài Gòn trở thành cảng lớn nhất so với các cảng Hà Tiên, Rạch Giá, Mỹ Tho ở khu vực

27

Phạm Hồng Thụy, chủ biên (1998), Lịch sử xí nghiệp Ba Son (1863 – 1998), Nxb.QĐND, Hà Nội, tr 19

Trang 32

Nói tóm lại, với ưu thế vượt trội về mọi mặt, lại có vị thế ở trung tâm đô thị lớn nhất phía Nam, cảng Sài Gòn đã thay thế các cảng Mỹ Tho, Hà Tiên, Rạch Giá và đóng vai trò hàng đầu trong việc giao thương với nước ngoài vào đầu thế kỷ 19 dưới thời Nhà Nguyễn

Trang 33

33

CHƯƠNG 2

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN

DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1860 – 1954)

2.1 CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG CẢNG SÀI GÕN CỦA PHÁP (1860-1954)

2.1.1 Chính sách sử dụng Thương cảng Sài Gòn

Đã từ lâu có dã tâm dòm ngó Việt Nam, thông qua thông tin có được từ các hoạt động truyền giáo và do thám của các tu sĩ, tư bản Pháp mong muốn chính quyền thực dân xâm chiếm khu vực giàu có còn sót lại này để làm đầu cầu thâm nhập sâu vào

Viễn Đông

Qua phản ánh trong một cuốn sách xuất bản năm 1865, tác giả Denis Etienne viết: giới thương gia ở Bordeaux cho rằng ở khu vực biển Ấn Độ, Pháp chỉ có các thuộc địa La Réunion và Pondichéry, mà không hề có một điểm dừng chân nào trên vùng đất Đông Dương Giới tư sản công thương Bordeaux thúc giục chính quyền thực dân phải nắm chắc địa bàn này (Cochinchine) để bảo vệ và mở rộng nền thương mại

thông qua các phương tiện thông tin và báo chí kêu gọi chính phủ Pháp chinh phục toàn bộ Đông Dương Họ cho rằng việc cấp thiết chính quyền thực dân phải làm là thiết lập ngay một cảng thương mại ở Sài Gòn để nhanh chóng đưa nó vào hoạt động29

Theo giới doanh thương Pháp, có như vậy mới khai thác được nhiều nguồn lợi

to lớn của xứ Cochinchine

Bắt đầu xâm lược Việt Nam từ năm 1858, song bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc và châu Âu, Pháp chưa có điều kiện mở rộng xâm lược toàn cõi Đông Dương Đến 1859, Pháp chuyển hướng xâm lược Gia Định với những toan tính chiến lược mới Nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, lại ở giữa vựa lúa Gia Định - một vùng kinh tế giàu có, Sài Gòn là một trung tâm thương mại sầm uất, thành một mục tiêu quan trọng nhất mà Pháp cần đánh chiếm bằng được

Bằng con mắt thực dân quỷ quyệt, quân Pháp do Rigaul de Genouilly đã bỏ dở xâm lược vào Đà Nẵng trong năm 1858 để kéo quân vào chiếm Sài Gòn 1859

Đặc điểm ưu việt về giao thông đường thuỷ của thành phố Sài Gòn đã được thực dân Pháp triệt để lợi dụng khai thác khi chúng xâm chiếm Việt Nam Sử dụng lực lượng hải quân có ưu thế hỏa lực vượt trội trên những con sông lớn như Lòng Tàu, Sài

Trang 34

34

Gòn, Nhà Bè…và hàng chục sông rạch nhỏ khác, thực dân Pháp đã dễ dàng đánh chiếm Sài Gòn, biến thành phố Sài Gòn trở thành một căn cứ bàn đạp để tiến đánh các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Kì và có điều kiện bình định Việt Nam sau đó

Vào thời cận đại, sử dụng chính sách pháo hạm như các tên thực dân khác đi

xâm chiếm thuộc địa, Pháp thấy rõ vai trò quyết định của hải quân và tầm quan trọng sống còn của các bến cảng và hệ thống đường thủy cho các hoạt động xâm lược Nam

Kỳ Thực dân Pháp cũng đã sớm nhận ra những điểm ưu việt của cảng Sài Gòn do nó nằm ở vị trí rạch Tàu Hũ đổ ra sông Sài Gòn, rất thuận lợi cho tàu ghe bốc gạo từ Chợ Lớn chở đến; thủy trình từ Vũng Tàu đến cảng Sài Gòn chỉ mất khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ30

Le Page thay thế Rigaul de Genouilly chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn biết không thể hy vọng kết thúc cuộc xâm lăng trong một thời gian ngắn, với mục tiêu chiến lược

Dù quân Pháp vẫn còn phải lo co cụm, phòng ngự bị động và chưa chiếm hẳn được Sài Gòn, nhưng Le Page đã nhận thấy việc đóng cửa cảng Sài Gòn đã gây bất lợi cho buôn bán, trao đổi sản phẩm và cung cấp tài chính để đưa quân Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh Nam Kì

Vào ngày 22 tháng 2 năm 1860, Le Page cho mở lại cảng Sài Gòn ra để xuất khẩu lúa gạo, vơ vét tài nguyên phục vụ cho công cuộc bình định xâm lược của Pháp32

Năm 1862 lần lượt Biên Hòa rồi Vĩnh Long bị Pháp chiếm, đô thị cảng Sài Gòn càng

có vai trò quan trọng đối với hải quân Pháp

Đi đôi với việc tăng cường các vị trí chiếm đóng, Le Page còn cho quy hoạch sơ

bộ thành phố Sài Gòn, xây dựng một số cơ sở ban đầu để phục vụ cho việc chiếm đóng

và cai trị lâu dài Page cho xây một số toà nhà chính phủ, một bệnh viện, nhà in công

và một số kho tàng của pháo binh và hải quân Pháp Cũng từ đó, sau khi dần dần ổn định trật tự, Pháp tiếp tục biến Sài Gòn thành trung tâm hành chính, kinh tế, cơ sở hậu cần phục vụ cho việc mở rộng xâm lược khắp Nam Kỳ Lục tỉnh và cả Đông Dương

Theo tác giả Madrolle (Indochine du Sud – 1921), ngay từ cuối thế kỷ XIX, cảng

Sài Gòn đã là điểm xuất phát của những tuyến đường biển quan trọng đi Ấn Độ, đi Pháp (qua Singapore), đi Trung Hoa, Nhật Bản (qua Hồng Kông), chưa kể tuyến ven biển ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ (chủ yếu do hai hãng Messageries Maritimes và Chargeurs Réunis đảm trách33

Pháp muốn biến Sài Gòn thành bàn đạp cho cuộc xâm lược tỉnh các tỉnh Nam

30 Annuaire général de l'Indochine, 1910

31 Paul Texier (1909), Le port de Saigon, Imprimerie du Midi – E Trenit, Bordeaux, p.198.

32 Bulletin Economic, Kinh te tap san, Saigon, 1958, No (7), p.18

33

Nguyễn Phan Quang (1998), Góp thêm tư liệu Sài Gòn Gia Định từ 1859 – 1945, sđd…tr.65

Trang 35

35

Kì, Bắc và Trung Kì, đặt đô hộ ở Campuchia Cảng Sài Gòn đã giúp nhà nước thực dân Pháp có thêm nguồn lợi tài chính phục vụ cho việc mở rộng chiến tranh xâm lược Các công ty tư bản Pháp cũng nhanh chóng nhận ra mối lợi rất lớn khai thác cảng Sài Gòn phục vụ cho các công việc làm ăn, kinh doanh của họ, khi quân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Ngay sau khi mở lại cảng Sài Gòn, các công ty của tư bản Pháp như Adolphe Chalès và Sensine (đã từng có công lao chở quân nhu, khí tài cho đạo quân viễn chinh Pháp sang xâm lược Việt Nam), đều muốn thiết lập ngay cơ sở thương mại của họ ở Sài Gòn Các công ty này dự kiến thuê nhiều tàu từ Pháp sang Sài Gòn để mua gỗ Tuy nhiên, sau đó họ thu được nhiều lợi nhuận hơn qua việc thu mua nông sản, đặc biệt là đặt mua gạo và hạt tiêu lên hàng đầu34

Xét về phương diện quân sự, hành chính, Sài Gòn có vị trí thiết yếu chi phối cả một vùng rộng lớn; vị trí của nó đã tạo ra ảnh hưởng có ý nghĩa quyết định cho nhịp điệu phát triển của toàn bộ khu vực Nam Đông Dương sau này Cảng Sài Gòn đã giúp

tư bản Pháp nhanh chóng khai thác mối lợi qua xuất khẩu lúa gạo và các nông sản khác của khu vực Nam Kỳ giàu có, trù phú, và cũng để phục vụ cho các mục tiêu quân

sự, chính trị và khai thác kinh tế của nhà nước thực dân Pháp

2.1.2 Sự phát triển ban đầu của Thương cảng Sài Gòn

Việc xây dựng bến cảng tại Sài Gòn là nhu cầu cấp bách cho cuộc chiến tranh xâm lược và bình định của Pháp Hơn nữa, Sài Gòn có vị trí quan trọng đặc biệt trên con đường hàng hải tới Viễn Đông, trở thành nơi trú đóng của hải quân Pháp phục vụ cho các mục tiêu quân sự và lợi ích kinh tế, khai thác thuộc địa của tư bản Pháp Giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng hải liên quan tới sự phát triển

ban đầu của cảng Sài Gòn là Messageries Impériales - hãng vận tải và bưu chính giữa Pháp và Viễn Đông, thuộc Tiêu cục vận tải thủy bộ thuộc Hoàng gia Pháp Đây còn là công ty hàng hải lớn của Pháp được quyền ưu tiên hoạt động ở cảng Sài Gòn Dù chiến

sự ở Sài Gòn còn tiếp diễn ác liệt, nhưng ngay trong tháng 2 năm 1861, hãng Messageries Imperiales đã cử đại diện sang Sài Gòn (đi nhờ đạo quân tiếp viện của đô đốc Charner); sau đó cử tiếp hai kĩ sư sang Sài Gòn nhanh chóng thực hiện điều tra cơ bản, gửi gấp kết quả về Pháp ngày 14/10/1861 và hãng này khẩn trương lên chương trình xây dựng cảng Sài Gòn Dựa vào vị trí địa lý thuận lợi của thủy trại Nguyễn Ánh xưa ở Rạch Thị Nghè, hệ thống cảng trên sông Sài Gòn được manh nha, hình thành qua những bước đi đầu tiên

Ngày 31/12/1861 Tổng đại diện của hãng Messageries Impériales (hãng vận tải

và bưu chính giữa Pháp và Viễn Đông) là Doumergne đã đệ đơn xin lô đất ở góc

34 Denis Etienne (1865), Bordeaux et la Cochinchine sous la Restauration et le Second Empirie, Bordeaux,

p.65-66 và dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang (1998), Góp thêm tư liệu Sài Gòn Gia Định từ 1859 – 1945, NXB Trẻ,

TP.HCM

Trang 36

36

đường Strategique (đường Lê Thánh Tông và Pasteur ngày nay) Ngày 5/2/1862 hãng lại xin tiếp ba lô đất khác: một lô ở phía Bắc rạch Thị Nghè (sát sông Sài Gòn); một lô gần bờ Nam rạch Thị Nghè (gần Thảo Cầm Viên ngày nay); lô còn lại ở ngã ba sông Sài Gòn đến rạch Bến Nghé (thuộc khu cột cờ Thủ Ngữ sau này) Trong vòng một tháng những yêu cầu trên đã được phó đô đốc Bonard nhanh chóng giải quyết, chỉ với điều kiện không được quyền sang nhượng cho đối tác khác35

Chủ trương thiết lập cơ sở của hãng Messageries Impériales rất phù hợp với ý đồ của thực dân Pháp, muốn xây dựng bến cảng Sài Gòn để khai thác vơ vét tài nguyên

và làm bàn đạp xâm lược các tỉnh Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì sau này Đích thân phó

đô đốc Bonard đại diện của chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn đã gửi cho hãng Messageries Impériales bức thư liệt kê tài nguyên khu vực Sài Gòn và chương trình khai thác thương mại - công nông nghiệp

Ngày 22/5/1862, Phó đô đốc Bonard đã kí quyết định nhường ba lô đất bên kia Vàm Bến nghé (Bến Nhà Rồng sau này) cho hãng vận tải Messageries Imperiales trong suốt thời gian hãng được giao công tác bưu chính Viễn Đông36

Ngày 10/6/1862 Bộ trưởng Hàng hải và Thuộc địa Pháp đã chỉ thị cho Bonard tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hãng Messageries Impériales về đất đai xây cất cơ sở ở Sài Gòn

Vào giữa năm 1862, công ty Messageries Impériales đã xây dựng trụ sở tại bến cảng gần ngã ba vàm rạch Bến Nghé Trụ sở của hãng là một trong những công trình xây cất lớn đầu tiên ở khu vực Sài Gòn Trên nóc ngôi nhà là trụ sở của công ty có đặt hai con rồng tráng men xanh uốn khúc quay đầu vào nhau, gắn cùng biểu tượng của công ty là một cái đầu ngựa và mỏ neo Ngay từ bên Pháp, hãng này đã lãnh thầu chuyên chở đường bộ với xe có ngựa kéo, sau mở thêm ngành đường biển Tổng đại diện của hãng Messageries Impériales là viên quan Năm Pháp Doumergne, nên người dân quen gọi là sở Nhà Rồng hoặc sở ông Năm

Nhà Rồng là ngôi nhà được xây dựng vào loại sớm nhất ở Sài Gòn từ khi thực dân xâm chiếm Sài Gòn, từng được gọi là Hotel, dinh thự của hãng Messageries Impériales Toàn bộ kiến trúc của công ty Messageries Impériales chiếm diện tích khá lớn gồm ngôi Nhà Rồng, văn phòng, cư xá, tổng kho, nhà máy, kho than, giếng nước, bến đậu Cầu cảng cho tàu cập bến ở Nhà Rồng dài tới 350 m, tổn phí gần 3 triệu phơ-răng (trong khi dự tính ban đầu chỉ là 1 triệu phơ-răng)

Cũng trong thời gian này, một số công trình cơ bản của Cảng đã được đưa vào sử

35 Xem Girault (1949), “L’établissement de la Compagnie des Messageries Maritimes à Saigon”, Bulletin de la

Societé des Etudes Indochinoises, Nouvelle Série, Tome XXIV, N0 4, Trimestre, 1949, page.23; và Nguyễn Đình

Đầu (1980), Bến cảng Nhà Rồng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.22

36 Lâm Quang Hưng (1989), Nhà Rồng lịch sử hình thành và những đổi thay, Nxb TP.Hồ Chí Minh, tr.25.

Trang 37

37

dụng Lộ trình cho tàu biển vào cảng Sài Gòn bắt đầu từ tháp hải đăng ở Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo, tháp hải đăng ở Vũng Tàu với thủy lộ dài hơn 80 km đến khu vực thương cảng chính thức dài 6 km nối liền với cảng quân sự, với bến Khánh Hội dài hơn l.000 m và với hệ thống giang cảng Sài Gòn - Chợ Lớn dài 12 km

Cùng với quá trình đô thị hóa Sài Gòn, đường dây điện từ Sài Gòn đến Vũng Tàu được hình thành; cột cờ Thủ Ngữ để hướng dẫn tàu ra vào Cảng Sài Gòn cũng đồng thời được Pháp cho xây dựng Ngày 22/11/1862 con tàu hơi nước của hãng Messageries Imperiales đã khai trương tuyến đường Pháp - Sài Gòn Cảng Sài Gòn lúc này không chỉ tiếp nhận tàu chiến, tàu hàng châu Âu, châu Á cỡ nhỏ, mà tàu cỡ lớn cũng đã có thể cập bến, được vào sâu trong thành phố Sài Gòn

Hãng Messageries Imperiales sau này đổi tên thành Hãng vận tải Hàng hải (Massgeries Maritimes vào năm 1870) xây dựng và quản lí cảng Sài Gòn trong giai đoạn ban đầu hình thành cảng Sài Gòn Bến Nhà Rồng được giành riêng cho các tàu

của hãng này hoạt động và cập bến, neo đậu

Nhằm có chiến phí mở rộng chiến tranh xâm lược khắp cõi Nam Kỳ, Cảng Sài Gòn được hải quân Pháp cho mở lại ngay từ năm 1860, để tàu của các nước châu Âu,

Á vào mua lúa gạo và nông sản hàng hóa Cảng hoàn toàn mang tính chất quân sự nằm trong tay hải quân Pháp, phục vụ cho công cuộc xâm lược và bình định Cùng với việc

mở rộng cảng Sài Gòn bắt đầu là Bến Nhà Rồng, các kho, xưởng thợ rộng trên 18.000m2 cũng dần dần được xây dựng, theo sự gia tăng của các dịch vụ bán buôn cho tàu ra, vào cảng

Vào thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX, khi tình hình bình định về cơ bản đã xong,

Pháp mở rộng thương cảng cho các hoạt động thương mại của các tập đoàn tư bản

hình thành sau khi có sắc lệnh Milơrăng (Millerand) vào năm 1914 trở đi37

Việc mở ra xưởng Ba Son của hải quân Pháp (1864) để đóng và sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển càng trở nên quan trọng hơn, khi cảng Sài Gòn trở thành nơi xuất khẩu nhiều lúa gạo và đón tiếp nhiều tàu buôn nước ngoài vào mua bán, trao đổi hàng hóa

2.2 Cơ sở vật chất của Thương cảng Sài Gòn (1860-1954)

Từ khi cảng Sài Gòn được Pháp mở lại vào năm 1860, tàu thuyền vào nhiều, số lượng hàng hóa mua bán qua cảng tăng nhanh, Pháp càng tích cực thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, mở rộng xuất nhập khẩu hàng hóa để thu thuế, thu lãi Căn cứ vào quy mô, vị trí, lưu lượng hàng hoá và số lượng tàu bè vào ra cảng,

37

Decret instituant l’autonomie du port de Saigon, B.E.I 1914, page 1472

Trang 38

- Dòng chảy của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai không mạnh, trên thực tế độc

lập với sông Mê Kông về chế độ thủy lưu Luồng lạch vào cảng sâu và rộng, tàu trọng tải lớn có thể vào tận cảng ngay trong trung tâm thành phố

- Cảng Sài Gòn còn có thể mở rộng về phía hạ lưu sông Sài Gòn, có những vũng

thông với biển, thuận lợi cho phát triển thương mại39

Là cảng sông và là cảng thiên nhiên kín đáo, cảng Sài Gòn giúp tàu bè cập bến tránh được những cơn bão nhiệt đới mạnh (thường có ở Biển Đông), cảng lại nằm sâu trong phố thị, cho nên mọi sự vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa đều rất thuận lợi, nhanh chóng và chi phí ít tốm kém Cảng nằm trên sông Sài Gòn có lòng sông rộng (khoảng trung bình 300 m và sâu (từ 9m đến 13 m), tàu có kích cỡ lớn nhất lúc đó (180 m x 10 m) có thể tránh nhau, xoay trở và cập bến dễ dàng

Ngay từ khi đặt ách thống trị ở Sài Gòn, thấy được nguồn lợi lớn trong việc chế

biến nông sản xuất khẩu, thực dân Pháp cho xây cất các nhà máy xay xát lúa gạo từ Nam Kỳ lục tỉnh đổ về để phục vụ cho xuất cảng Nhà máy xay lúa đầu tiên của Nam

Kỳ được Pháp xây dựng ở Cầu Mống và Khánh Hội; sau đó xuất hiện hàng loạt các nhà máy xay xát lúa gạo do tư sản người Hoa xây cất (nâng tổng số lên con số 9 nhà máy xay xát lúa gạo ở Sài Gòn vào thời đó)

Trên thực tế, ngay từ khi chưa bình định xong vùng ngoại thành Sài Gòn, nghĩa

là chưa đầy một năm sau khi chiếm Sài Gòn, để mở rộng cầu cảng Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho Pháp cho tư sản Hoa Kiều ở Singapore sang nhận thầu mở cảng Nhà Rồng với hệ thống cầu gỗ dài 1.800 m trên bờ sông Sài Gòn, tàu biển có độ mớn nước 4m 20 đậu sát bờ để bốc xếp hàng hoá, xuất cảng lúa gạo40

Công việc xây dựng cảng

Sài Gòn diễn ra nhanh chóng cùng với sự hình thành các cơ sở, nhà máy xay xát lúa gạo, làm gạch ngói và đóng tàu thuyền Kinh tế Sài Gòn phát triển theo sự mở rộng

các hoạt động xuất khẩu hàng hóa lúa gạo và nông sản

Vào cuối thế kỷ XIX, khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng và bộ mặt thành phố Sài Gòn biến đổi không ngừng Sài Gòn đầu những năm 80 của thế kỉ XIX đã có tới 10 vạn dân Năm 1879, Vilers được phái sang làm

38

Martini (1931), Cochinchine 1931, P.Gastaldi, Saigon

39 Charles Robequin (1939), L’évolution économique de L’Indochine francaise, Centre d’Études de politique

étrangère, Paris, p.67

40 Traàn Văn Giàu, chủ biên (1998), Địa chí văn hóa TP, HCM, Tập I: Lịch sử, NXB TP HCM, tr 258.

Trang 39

39

thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kì, chấm dứt thời kì các đô đốc quân sự Với sự đầu tư đặt nền móng ban đầu của Nhà nước thực dân Pháp, một hệ thống cơ sở hạ tầng được thiết lập, nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác rộng lớn sau này (trước mắt là công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897 -1914) Do có vị trí đặc biệt quan trọng về cả quân sự và kinh tế, giai đoạn này cảng Sài Gòn nhanh chóng hình thành, tiến tới có văn bản pháp qui về việc thiết lập cơ sở vật chất hạ tầng, hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động mang tính chất quân sự

Cảng Sài Gòn vào lúc đó dài 4 km, nằm tập trung ở phía bên phải của sông Sài Gòn, giới hạn phía bắc là quân cảng xuống tới Rond point, có một bến tàu dài và một

ụ để sửa chữa tàu từ Rond point đến Canal de derivation là thương cảng phía nam Khu vực này có Rạch Tàu Hủ (Arroyo Chinois) kết nối với hai trung tâm kinh tế lớn là Sài Gòn và Chợ Lớn, và con kênh đóng vai trò là con đường quan trọng giao lưu hàng hóa từ miền Tây lên Sài Gòn và ra cảng Sài Gòn

Do sự đầu tư của nhà nước thực dân và nhiều hãng vận tải Pháp, cảng Sài Gòn thành một cảng lớn, được chia làm hai phần: quân cảng và thương cảng

Quân cảng: Ngược dòng lịch sử, vào đầu năm 1791, theo Trịnh Hoài Đức viết:

Nguyễn Ánh lại cho lập xưởng chu sư để đóng và sửa chữa thuyền Xưởng dài ba dặm

chạy dọc theo bờ sông Tân Bình và sông Bình Trị (tức sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè) Về vị trí của xưởng chu sư của Nguyễn Ánh trong Gia Định thành thông chí có ghi: ở phía đông thành Phiên An một dặm, dọc theo sông Tân Bình và sông Bình Trị, dài 3 dặm Nhà nghiên cứu sử học người Pháp Jean Bouchot đã mô tả vị trí xưởng ở

chếch lên phía Thảo Cầm Viên, ở đây còn lại dấu vết những ụ đóng và sửa tàu của

Nguyễn Ánh khi xưa (ghi chép trong Documents pour servir à l’histoire de Saigon, xuất bản năm 1927)

Với những cứ liệu lịch sử trên và so sánh với Bản đồ Sài Gòn năm 1795 do

Brun vẽ dưới thời Gia Long và những bản đồ Arsenal de Saigon của Pháp, người ta

hình dung ra được xưởng chu sư của Nguyễn Ánh xưa kia rất rộng; xưởng Ba Son thời Pháp chỉ chiếm một phần trong khu vực phía đông của Thuỷ xưởng xưa của Nguyễn

Ánh mà thôi

Quân cảng được hình thành từ khi Pháp dời dân công giáo theo linh mục Lefèbre từ Đà Nẵng vào Vàm Thị Nghè về phía cầu Bông, để có chỗ xây dựng xưởng sữa chữa tàu, được gọi là Ba Son41 Đến năm 1863, sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), trong đó vua Tự Đức phải nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ

là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Sơn cho Pháp; khi đó hải quân Pháp chính thức cho xây dựng xưởng Ba Son

41

Trần Văn Giàu, Chủ biên (1987), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1: Lịch sử, sđd 258

Trang 40

40

Ngày 28 tháng 4 năm 1863, quyết định của Chính phủ pháp về xây dựng một xưởng đóng tàu hoàn chỉnh theo dự án của kĩ sư Ăng-toan (Antoine) được ban hành Mục đích ban đầu của Chính phủ Pháp xây dựng xưởng này là để sửa chữa các tàu dùng vào việc bảo vệ thuộc địa và những tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương, chủ yếu là Biển Đông42 Xưởng được mang tên Arsenal de Saigon, có

nghĩa là Công xưởng đóng tàu Sài Gòn

Quân cảng dài khoảng 600m, kể từ nhà máy Ba Son tới công trường Mê Linh

ngày nay (hồi đó được gọi là bến cảng Quai Primauguet) Thực dân Pháp đã xây dựng

và mở rộng thuỷ xưởng Ba Son, biến công xưởng hải quân này thành một căn cứ để sửa chữa và đóng mới tàu phục vụ cho công cuộc khai thác và cai trị thuộc địa, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam

Những năm về sau các kho chứa hàng được mở rộng chứa được khoảng 2.207.000 tấn hàng hóa Bên cạnh đó cảng được trang bị thêm cẩu cạo vét bùn để thông luồng lạch Một xưởng sửa chữa tàu tại bến cảng Sài Gòn trực thuộc hải quân Pháp ra đời 26/8/1884 theo quyết định của Thống đốc Nam Kì Charle Thompson Pháp đặt quân cảng và thương cảng trên vị trí thủy xưởng xưa của Nguyễn Ánh gần bờ sông Thị Nghè (gần Vàm Bến Nghé và Thảo Cầm Viên) Cuối 1888 xưởng sửa chữa hoàn thành với chi phí 7 triệu quan Pháp43

Thương cảng: Thương cảng Sài Gòn chính danh trải dài từ công trường Mê

Linh (Rigault de Genouilly) đến đầu cầu Khánh Hội (khi ấy gọi là Quai Francis Garnier) Bến Nhà Rồng bên Khánh Hội cũng thuộc thương cảng và coi như nối tiếp thương cảng Ngoài bến Nhà Rồng, bờ sông Khánh Hội chưa xây dựng và trang bị thành bến cảng để tiếp nhận tàu thuyền lớn cập bến Các tàu hải dương của hãng Năm Sao (C.R) hay hãng vận tải hàng hải (M.M), ngoại trừ M.I (Messages Impériales) đều phải cập bến thương cảng Sài Gòn

Dù chỉ có chiều dài hơn 600m, song thương cảng Sài Gòn có tới 6 đại lộ châu đầu vô bến, có hai đường xe lửa và xe điện, nhà ga ở gần kề và rất thuận tiện cho mọi hoạt động phục vụ xuất nhập cảng hàng hóa Đó là các đại lộ: Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng), Catinat (Đồng khởi), Charner (Nguyễn Huệ), Krantiz et Duperré (Hàm Nghi), rồi Bến Chương Dương (Quai de l’Arroyo chinois) Ga đường sắt đi Mỹ Tho và tới Phan Thiết đặt ở giữa đường Krantiz et Duperré (nay là đường Hàm Nghi) tiếp cận với thương cảng Sài Gòn 44 Nhà ga xe điện cũng được đặt ngay ở đầu đường Charner (đường Nguyễn Huệ ngày nay) Xe điện chạy dọc suốt thương cảng và quân cảng

42 Phạm Hồng Thụy, chủ biên (1998), Lịch sử xí nghiệp Ba Son (1863 – 1998), sđd…tr.54

43 Comission d’ amenagement des port, Eclairage et Bali des cites de L’indochine (1930), Port de Saigon et

Cholon, Hanoi, IDEO, sđd p.243

44

Ant Bretion (1911), “Monograpphie des Eues et monuments de Saigon”, Revue Indochine 1911, p.360

Ngày đăng: 16/12/2015, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w