1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật bình đẳng giới ở việt nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

83 607 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 495,34 KB

Nội dung

Vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cậpvào thế kỷ XV ở Pháp trong công trình khoa học của bà Christine de Pisan vớichủ đề: quyền, nghĩa vụ tình dục và sự lên tiếng của dân chúng về vấn đề ph

Trang 1

Lớp: Luật Tư Pháp 2-K32

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Kính gửi quý Thầy Cô Khoa Luật – Trường Đại Học Cần Thơ

Quý Thầy Cô Khoa Luật kính mến! Mới ngày nào em cùng các bạn bước vào giảng đường Đại Học Cần Thơ với biết bao hoài bảo ấp ủ và những mơ ước trong tương lai Thế mà giờ đây, em đang chuẩn bị hoàn thành thử thách cuối cùng – Luận văn tốt nghiệp để hoàn thành khóa học Chính lúc này đây

em mới thấu hiểu được những kiến thức vô giá mà quý thầy cô đã tận tâm truyền đạt cho chúng em trong gần bốn năm qua trên giảng đường và ngoài cuộc sống Nó chẳng những là vốn kiến thức giúp chúng em hoàn thành tốt khóa học và đề tài luận văn này, mà còn là hành trang quý báo để chúng em vững bước đi tiếp vào đời trong tương lai.

Có lẽ em sẽ chẳng thể nào diễn đạt hết được những công lao to lớn của quý Thầy Cô qua lời cảm ơn này Nhưng để tỏ lòng biết ơn chân thành của mình, người viết gửi những dòng chữ này đến quý Thầy Cô Khoa Luật - những người trong suốt thời gian qua đã dạy dỗ, chỉ bảo để chúng em có được những kiến thức cơ bản về khoa học pháp lý như ngày hôm nay.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn thầy Nguyễn Hữu Lạc, người đã nhiệt tình chỉ bảo và tận tâm hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn này.

Cuối lời em kính chúc quý Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe và luôn hoàn thành tốt công tác của mình.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 4 năm 2010

Người viết ! Đoàn Hải Âu

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

………

Trang 6

MỤC LỤC

-oOo -LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trang 1 2 Nội dung nghiên cứu 1

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Cơ cấu của luận văn 2

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 Những khái niệm chung 4

1.1.1 Khái niệm giới và giới tính 4

1.1.1.1Giới 4

1.1.1.2 Giới tính 5

1.1.1.3 Phân biệt giới và giới tính 6

1.1.2 Khái niệm phân biệt đối xử về giới và định kiến giới 7

1.2.3 Khái niệm bình đẳng giới 10

1.2 Nguồn gốc, đặc điểm và mục tiêu của bình đẳng giới 11

1.2.1 Nguồn gốc của bình đẳng giới 11

12.2 Đặc điểm của bình đẳng giới 12

1.2.3 Mục tiêu của bình đẳng giới 13

1.3 Quan điểm của Nhà nước ta trong xây dựng luật bình đẳng giới 13

1.3.1 Mục tiêu chung 14

1.3.2 Nhiệm vụ và giải pháp 14

1.4 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới 16

1.4.1 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới trên thế giới 16

1.4.2 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam 23

1.5 Vai trò của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam 26

Trang 7

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG

GIỚI

2.1 Cơ sở để xây dựng luật bình đẳng giới 29

2.1.1 Cơ sơ thực tiễn 29

2.1.2 Cơ sở pháp lý 29

2.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Bình đẳng giới 30

2.2.1 Phạm vi điều chỉnh 30

2.2.2 Đối tượng áp dụng 31

2.3 Các ngyên tắc về bình đẳng giới 31

2.4 Tổ chức, bộ máy thực hiện bình đẳng giới 36

2.5 Các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình về bình đẳng giới 39

2.6 Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

2.7 Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới 42

2.8 Trách nhiệm pháp lý 42

2.8.1 Trách nhiệm pháp lý hành chính 42

2.8.2 Trách nhiệm pháp lí hình sự 45

2.8.3 Trách nhiệm pháp lý khác 46

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 3.1 Tình hình triển khai thi hành Luật bình đẳng giới 47

3.1.1 Vấn đề ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật bình đẳng giới 47

3.1.2 Thực trạng tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam 48

3.1.2.1 Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 49

3.1.2.2 Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động – việc làm 54

3.1.2.3 Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo 57

3.1.2.4 Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế 60

3.1.2.5 Bình đẳng giới trong gia đình 61

3.1.2.6 Một số vấn đề xã hội khác 62

Trang 8

3.2 Một số nguyên nhân và đề xuất giải pháp của người viết về tăng cường các

biện pháp đưa pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống 64

3.2.1 Nguyên nhân 64

3.2.2 Giải pháp 64

KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập vào sự phát triển đi lên của toànnhân loại Sự phát triển đi lên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trongnước là do nhiều yếu tố tích cực hợp thành, trong đó bình đẳng giới là một trongnhững vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tự nó là mộtmục tiêu phát triển và là yếu tố nâng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia, xóađói giảm nghèo và góp phần quản lý nhà nước hiệu quả Xây dựng xã hội bìnhđẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nhằm bảo đảm đểtất cả mọi người, cả nam và nữ nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo côngbằng xã hội Ở nước ta, nam nữ bình đẳng đã được Đảng và Nhà nước ta quantâm từ rất sớm bằng các chính sách cụ thể

Tuy nhiên, nước ta với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, vấn đề bìnhđẳng giới và sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ, bên cạnh những thành tựu cơ bảncòn có nhiều khó khăn và thách thức Một trong những khó khăn đó là việc ápdụng các biện pháp thúc đẩy về bình đẳng giới cũng như việc áp dụng những quyđịnh của pháp luật về bình đẳng giới đã làm cho pháp luật bình đẳng giới ở ViệtNam chưa thật sự đi vào đời sống của nhân dân.Từ đó, công bằng xã hội chưađược đảm bảo, chất lượng đời sống người dân một số vùng còn thấp, nền kinh tế

- chính trị đất nước còn chưa thật sự phát triển đúng với nguồn nhân lực vốn có

Vấn đề đảm bảo về bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quantâm chỉ đạo nhằm hạn chế vấn đề bất bình đẳng xảy ra Thế nhưng, vấn đề bấtbình đẳng về giới vẫn đang tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vàtrong phần lớn bộ phận dân cư ở nước ta Đây chính là lý do thôi thúc người viết

chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới”.

2 Nội dung nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp đề tài”Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.”, người viết tập trung tìm hiểu những quy

định cơ bản của Luật bình đẳng giới 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.Đồng thời, tìm hiểu tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam từ khi luật bình đẳnggiới có hiệu lực pháp luật và đưa vào thực hiện trên thực tế Từ đó, phân tíchnhững nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng bất bình đẳng về giới ở nước ta

Trang 10

trong những năm qua và đưa ra một số đề xuất nhằm đưa pháp luật bình đẳnggiới vào cuộc sống của người dân một cách hiệu quả hơn trên thực tế.

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Trong đề tài luận văn, người viết chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về thựctrạng vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam sau khi Luật bình đẳng giới được banhành và có hiệu lực pháp luật Từ đó, người viết đề xuất một số giải pháp thúcđẩy bình đẳng giới nhằm đưa pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp”Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.” là phân tích

cho người đọc nhận thấy những tác động to lớn của tình trạng bất bình đẳng vềgiới gây ra cho xã hội và sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nước Qua phântích thực trạng của tình hình về bình đẳng giới và rút ra một số nguyên nhân tácđộng gây trở ngại làm cho luật bình đẳng giới khó đi vào cuộc sống của ngườidân, người viết tuyên truyền cho người đọc hiểu rõ những quy định của pháp luật

về bình đẳng giới, tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc thúc đẩy nhanhbình đẳng giới, giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng trong xã hội

4 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới”, người

viết đã sử dụng những kiến thức đã có, thu thập và tổng hợp những tài liệu liênquan đến vấn đề bình đẳng giới và pháp luật bình đẳng giới, đồng thời kết hợpvới việc khảo sát thực tiễn để minh chứng cho vấn đề

Ngoài ra, người viết còn sử dụng những phương pháp để nghiên cứu và làm

rõ đề tài như: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp liệt kê, phương phápthu thập tài liệu, thống kê điều tra xã hội học, kết hợp với phương pháp tổng hợp,

so sánh và xử lý số liệu

5 Cơ cấu của luận văn

Luận văn tốt nghiệp đề tài “Pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” được cơ cấu gồm:

- Phần mở đầu: Người viết nêu lên lý do của việc chọn đề, nội dung

nghiên cứu, phạm vi và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cơ cấucủa luận văn

- Phần nội dung: gồm có 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Những vấn đề chung về bình đẳng giới

Chương 2: Những quy định của pháp luật bình đẳng giới

Chương 3: Thực trạng và giải pháp đề xuất

- Phần kết luận: Người viết tổng hợp những vấn đề đã phân tích ở phần nội

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1.1 Những khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm giới và giới tính

1.1.1.1Giới :

Theo khoản 1 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 thì: “Giới chỉ đặc điểm, vịtrí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.Như vậy, có thểnói rằng: Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò,thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị Vai trò giới được biết đến thông qua quátrình học tập và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thểthay đổi được

Ví dụ: Nữ thường để tóc dài, nam thường để tóc ngắn

Các đặc điểm của giới:

- Giới được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội chứ không tựnhiên sinh ra Giới là sản phẩm của xã hội và hình thành trong môi trường xã hội

Ví dụ: Từ khi sinh ra, trẻ nam đã được dạy dỗ theo quan niệm con trai thìkhông được khóc, không được chơi búp bê, phải dũng cảm; con gái phải dịudàng, phải giúp mẹ làm công việc nội trợ Như vậy, sở dĩ phụ nữ thường làm nộitrợ không phải vì họ là phụ nữ, mà vì họ đã được dạy bảo để làm việc đó từ khicòn nhỏ Có những địa phương lại quan niệm phụ nữ phải đi cấy, làm việc nặng,còn đàn ông ở nhà chăm sóc con cái và làm nội trợ

- Giới có tính đa dạng

Ví dụ: Phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo thường chỉ ở trong nhà làm côngviêc nội trợ và phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới; nhưng tại các quốc gia châu Á,phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đảmđương nguồn thu nhập chính của gia đình; còn tại các quốc gia phát triển phươngTây, phụ nữ tham gia nhiều vào các hoạt động cộng đồng, tham gia quản lý kinh

Trang 13

Ví dụ: Trước đây, ở các nước phương Tây chỉ có nam giới mới tham giacông việc xã hội và làm công tác quản lý, còn phụ nữ ở nhà nội trợ; ngày naynam giới và phụ nữ đều tham gia công tác xã hội và san sẻ công việc gia đình,làm nội trợ và chăm sóc con cái.

- Giới nam (đặc điểm, vị trí, vai trò của nam trong quan hệ xã hội) và giới nữ(đặc điểm, vị trí, vai trò của nữ trong quan hệ xã hội) có thể thay đổi vai trò trong mộtquan hệ xã hội

Ví dụ: Trong gia đình phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nhưng namgiới cũng có thể giặt giũ, chăm sóc con cái và nấu ăn ; ngoài xã hội phụ nữ thườngđóng vai trò là cấp dưới và là người thừa hành nhưng phụ nữ cũng có thể giữ cáccương vị như tổng thống, chủ tịch nước hay chủ tịch hội đồng quản trị

1.1.1.2 Giới tính :

Theo khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 thì: “Giới tính chỉ các đặcđiểm sinh học của nam, nữ” Chính vì giới tính là sự khác biệt về mặt sinh họcgiữa nam giới và phụ nữ nên sự khác biệt này không thể thay đổi được Chỉ cómột số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ

Ví dụ: Phụ nữ thường không có ria mép, bộ não trung bình nặng 1263g, cóbuồng trứng và tử cung; nam giới thường có ria mép, bộ não trung bình nặng1409g, có tinh trùng

- Giới tính có đặc điểm đồng nhất Ở mọi nơi trên thế giới các đặc điểmsinh học của nam và nữ đều giống nhau

Ví dụ: Ở khắp mọi nơi trên thế giới phụ nữ đều có thể sinh con và cho conbú

- Giới tính không thể thay đổi, vận động

Ví dụ: Chỉ có phụ nữ mới sinh con và cho con bú, còn nam giới có thể làmthụ thai

- Giới tính nam và giới tính nữ không thể thay đổi cho nhau trong mộtquan hệ xã hội nhất định

Trang 14

1.1.1.3 Phân biệt giới và giới tính

Giới và giới tính là hai thuật ngữ đã trở nên quen thuộc Tuy nhiên, trongthực tế nhiều người vẫn nhằm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai khái niệm nàyhoặc cho rằng cả hai không có gì khác biệt hoặc chỉ muốn nói đến hai nhómngười: phụ nữ và nam giới Sự không rõ ràng này thường dẫn đến những quanniệm không đúng về sự khác biệt giới dẫn đến bỏ qua sự đa dạng của vấn đề giớitrong xã hội Do đó, có một sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này là cầnthiết để hiểu rõ và góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong vấn

đề liên quan về giới

Sự phân biệt hai khái niệm “giới tính” và “giới” nhằm phân biệt hai loại đặcđiểm của phụ nữ và nam giới: một loại đặc điểm do yếu tố sinh học quy định - đặcđiểm giới tính, loại đặc điểm thứ hai do quan niệm xã hội và sự phân công lao động

xã hội tạo nên Từ đó, muốn đạt đến vấn đề bình đẳng giới tức là bình đẳng xã hộigiữa nam và nữ vấn đề không phải là thay đổi các đặc điểm về giới tính, mà cần phảithay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới cũng như thay đổi cáchphân công lao động trong gia đình và xã hội

Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể tác động làm thay đổi các đặc điểm vàtính chất về “giới” chứ không thể làm biến đổi các đặc điểm và tính chất về “giớitính” Ví dụ, việc mang thai và sinh con là chức năng về đặc điểm giới tính củaphụ nữ, nhưng sự buồn khổ do việc sinh con gái và sự vui mừng do sinh con trailại do yếu tố giới gây ra – nơi nào đề cao giá trị của con trai và coi thường congái thì mới có sự đau khổ vì chỉ sinh được con gái mà không sinh được con trai

Từ đó, muốn hạn chế việc nạo phá thai liên quan đến giới tính thì phải tác độngđến yếu tố giới: phải xây dựng quan điểm đối xử bình đẳng giữa con gái và contrai, nghiêm cấm các hành vi dẫn đến phân biệt đối xử với phụ nữ

Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữanam giới và phụ nữ, khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội donhững con người trong xã hội tạo ra, thể hiện rõ trong sự khác nhau giữa các đặctính và các hoạt động được coi là của nam giới và nữ giới khi so sánh trong cácnền văn hoá, giữa các tầng lớp xã hội, các nhóm dân tộc trong cùng một nền vănhoá, các quan điểm khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử - xã hội

Trang 15

Bảng 1: Phân biệt giữa Giới và Giới tính1

hành vi mong đợi ở nam và nữ

trong một văn hóa hoặc xã hội cụ

thể

Văn hóa – những yếu tố của giới

khác nhau giữa các nền văn hóa và

bên trong các nền văn hóa

Những vai trò về giới là được

Phổ biến – những đặc tính

về tình dục giống nhau trên toànthế giới – nam giới có dương vật

và phụ nữ có âm đạo ở tất cả cácnước

Bạn được sinh ra với giới tính của bạn – điều này không thể

thay đổi

Cả nam giới và phụ nữ đóng nhiều vai trò trong xã hội và các vai trò này

là khác nhau theo giới Các vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hộimong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xãhội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nềnvăn hóa cụ thể nào đó Đó cũng là các mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới: ainên làm gì, ai là người ra quyết định, khả năng tiếp cận nguồn lực và các lợi ích

Ví dụ: các nhóm dân tộc khác nhau sẽ xác định vai trò của phụ nữ khác nhau,mặc dù chế độ gia trưởng phụ quyền là chủ yếu ở đa số các nhóm dân tộc, thì chế

độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại ở một số nhóm dân tộc thiểu số

1.1.2 Khái niệm phân biệt đối xử về giới và định kiến giới

Trong xã hội, khi xuất hiện sở hữu tư nhân và phân chia giai cấp thì liềnsau đó cũng xuất hiện sự bất bình đẳng, sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới giữa

1

PGS.TS Nguyễn Hữu Minh và TS Trần Thị Vân Anh: “Bình đẳng giới ở Việt Nam”, Nhà xuất bản

Khoa học xã hội tháng 5/2008,trang 265

Trang 16

nam và nữ trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng Vậy phân biệt đối

xử về giới hay bất bình đẳng về giới được hiểu như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 “phân biệt đối xử về giới làviệc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí củanam, nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực”.Vậy, nói mộtcách khác thì phân biệt đối xử về giới (hay bất bình đẳng về giới )là sự khác biệtgiới, khỏang cách giới gây thiệt hại hoặc cản trở sự tiến bộ của phụ nữ và namgiới

Bất bình đẳng giới biểu hiện ra ở hai phương diện: Hữu hình và vô hình Vídụ: Quan điểm trọng nam khinh nữ là vô hình, ai cũng biết đó là quan điểm sainhưng vẫn được chấp nhận trên thực tế Còn sự hạn chế phụ nữ tiếp cận cácnguồn lực và thụ hưởng các lợi ích là hữu hình

Định kiến về giới:

Theo khoản 4 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 “Định kiến giới là nhậnthức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và nănglực của nam hoặc nữ”.Như vậy, sự đề cao hay tuyệt đối hóa các đặc điểm và tínhchất, vai trò và vị thế của phụ nữ hoặc nam giới, thường là không đúng và hạnchế cá nhân thực hiện những việc mà người đó có thể làm thì đó chính là các biểuhiện của định kiến về giới

Ví dụ: Một số định kiến giới cho rằng phụ nữ yếu đối, phụ thuộc và thụ

động còn nam giới thì mạnh mẽ, độc lập, có năng lực và quyết đoán hơn Chính

vì thế mà phụ nữ thường bị đặt ở vị thế lệ thuộc và bất lợi hơn so với nam giới.Trên cơ sở định kiến giới cho rằng nam giới là người có năng lực và quyết đoánhơn đó nên phụ nữ ít được đề bạt làm chức vụ lãnh đạo hơn nam giới

Như vậy, từ khái niệm phân biệt đối xử về giới (hay bất bình đẳng về giới )

và định kiến về giới ta có thể thấy định kiến về giới là nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng phân biệt đối xử về giới Vậy muốn để giải quyết triệt để vấn đề phân biệtđối xử trên cơ sơ giới ta cần giải quyết nguyên nhân căn bản làm phát sinh nóchính là vấn đề định kiến giới

Trang 17

Bảng 2: Một số định kiến về giới ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội2

Định kiến giới về vai trò,

đặc điểm giới trong xã hội

Tình trạng bất bình đẳnggiới phổ biến trong giađình và xã hội

Những hậu quả đối vớichất lượng cuộc sống

Thích con trai- trọng nam

khinh nữ

Trẻ em gái ít được tiếpcận giáo dục

Trẻ em gái và phụ nữ biếtchữ chiếm tỷ lệ thấp hơn

Lực lượng lao động đượcđào tạo ít hơn

Thu nhập hộ gia đình thấphơn

Giáo dục dành cho trẻ emgiảm

Giảm khả năng tiếp cậncủa phụ nữ đối với nhữngcông việc được trả công

và những việc có thu nhậptốt

“Thiên chức”- về mặt sinh

học, chỉ có phụ nữ có khả

năng mang thai và nuôi

con bằng sữa mẹ Tuy

nhiên, xã hội lại gán cho

phụ nữ toàn bộ việc chăm

sóc con cái, vai trò đó

được mở rộng ra là phải

chăm sóc các thành viên

khác trong gia đình Cuối

cùng công việc nội trợ

cũng gán cho phụ nữ

Sự phân công không bìnhđẳng đối với phụ nữ:

- Gánh nặng công việc

- Ít thời gian nghỉ ngơi

- Ít thời gian giải trí

- Ít thời gian để tham giavào quá trinhfra quyếtđịnh trong cộng đồng

- Ít được tiếp tục học hành

Tình trạng suy nhược mệtmỏi triền miên của phụ nữ

Chi phí chăm sóc sứckhỏe cao hơn với phụ nữ

Năng suất lao động thấp

Phụ nữ thường được xem

là “làm việc theo cảm

tính”,”thiếu quyết

Xã hội thường ủng hộnam giới vào các vị trílãnh đạo và ra quyết định

Các chính sách đã bỏ quahoặc không đáp ứng sựnghiệp nhu cầu của mọi

2 http://www.docstoc.com/docs/3209410/Giowi-v%c3%A0-B%C4%90G- POWERPoint [ngày

20/10/2009]

Trang 18

Những người ra quyếtđịnh chủ yếu là nam giới

thành viên trong xã hội,

mà cụ thể là đối với phụnữ- vốn chiếm một tỷ lệcao trong lực lượng laođộng cũng như trong sốngười nghèo

Hiệu quả của công cuộcgiảm nghèo và tăngtrưởng kinh tế chưa cao

Việc nam giới uống rượu,

hút thuốc lá là thể hiện giá

trị nam tính

Tỷ lệ nam giới tử vong docác bệnh liên quan caohơn phụ nữ rất nhiều

Hậu quả nguy hại đối vớisức khỏe, cuộc sống, chấtlượng nguồn nhân lực

1.1.3 Khái niệm bình đẳng giới

Quan điểm “nam nữ bình quyền” của Đảng và Bác Hồ đã được xác định từCương lĩnh năm 1930, là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng Việtnam, tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết của Đảng trong các nhiệm kỳ,được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp và nhiều văn bản Luật

“Bình đẳng giới” là thuật ngữ mới trong xã hội hiện đại, về thực chất đây chính

là vấn đề bình đẳng nam nữ, là mục tiêu và thước đo trình độ phát triển của xã hội

Theo khoản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 :”Bình đẳng giới là việcnam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy nănglực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng nhưnhau về thành quả của sự phát triển đó”

Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi cho nhauvai trò của nam, nữ và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vaitrò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc cácthành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện vềmọi mặt Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảngtrống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đemlại

Trang 19

1.2 Nguồn gốc, đặc điểm và mục tiêu của bình đẳng giới

1.2.1 Nguồn gốc của bình đẳng giới

Để giải quyết được vấn đề bình đẳng về giới thì cần tìm hiểu nguồn gốc củaphát sinh của nó trong lịch sử xã hội Theo nghiên cứu về lịch sử và hình tháikinh tế - xã hội trên thế giới của nhiều học giả đã được ra quan điểm về “Ba làn

làm thay đối về cơ bản phương thức sản xuất của xã hội loài người Có thể chialàm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất: loài người sống bằng hoạt động săn bắt và hái lượm.

Giai đoạn mà việc tìm thức ăn để duy trì sự tồn tại của mình một cách dểdàng, nhưng với chức năng sinh đẻ mà tự nhiên đã ban cho người phụ nữ để duytrì và phát triển nòi giống thì chế độ mẫu hệ tồn tại, trong đó vai trò của ngườiphụ nữ là trung tâm Đến giai đoạn sau này do hoàn cảnh săn bắt không cònthuận lợi nữa thì đòi hỏi sức khỏe trong hoạt động săn bắt hái lượm nên ngườiđàn ông đã dần khẳng định được vai trò của mình trong gia đình và xã hội Chế

độ mẫu hệ được thay thế bằng chế độ phụ hệ

Giai đoạn thứ hai: sự phát triển về nông nghiệp trong giai đoạn.

Hoạt động săn bắt và hái lượm đã được thay thế bằng cấy trồng và chănnuôi, những đặc trưng của hoạt động nông nghiệp đòi hỏi sức lao động dồi dàohơn trước, với sức khỏe tự nhiên vượt trội vốn có nam giới vẫn khẳng định vaitrò chủ yếu trong lực lượng lao động của xã hội Từ đó, nam giới đã dần đượcnhìn nhận có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau: chủ gia đình, quản lí xãhội, hoạt động chính trị… chế độ phụ hệ củng cố và phát triển

Giai đoạn thứ ba: cuộc cách mạng công nghiệp.

Với phương thức lấy nhà máy làm cơ sở tạo ra của cải vật chất thì với sứcmạnh và sự dẻo dai của người đàn ông càng được phát huy trong các hầm mỏ, xínghiệp…Họ vẫn được khẳng định vai trò chủ yếu trong lực lượng lao động của

xã hội Vai trò của người phụ nữ vẫn còn rất mờ nhạt do phương thức sản xuấtmới cùng với định kiến tồn tại lâu đời trong xã hội

Giai đoạn thứ tư: cuộc cách mạng tri thức.

Đây là cuộc cách mạng được xem là thật sự vĩ đại vì đã đem lại nhữngthay đổi rất to lớn cho xã hội về nhiều mặt Trong lao động, yếu tố sức mạnh của

Trang 20

nam giới vốn đã tồn tại lâu đời đã không còn giữ vai trò quyết định nữa mà thayvào đó là nền kinh tế tri thức đã đưa ra những yêu cầu về con nguời mới với sựkhéo léo, nhanh nhẹn và nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Những yêu cầu này luôn có ở nữ giới và họ hoàn toàn đáp ứng được đòi hỏi củanền kinh tế tri thức Vậy, bước đầu tiên của tư tưởng bình đẳng giữa nam và nữ

đã được hình thành và phát triển trong xã hội

1.2.2 Đặc điểm của bình đẳng giới

- Tính ngang quyền: để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần được tạo điều

kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Ví dụ: cần có quy định như nhau (bình đẳng), chung cho phụ nữ và nam

giới về hưởng thụ các quyền và gánh vác các nghĩa vụ Đây là các quy định bìnhđẳng mang tính tối thiểu, không thể thiếu để đảm bảo về mặt pháp lý quyền bìnhđẳng nam nữ (công dân nam và nữ đều có quyền bầu cử, ứng cử; có quyền tự dokinh doanh theo quy định của pháp luật; có quyền tự do kết hôn và tự do lyhôn )

- Tính ưu đãi: do đặc điểm sinh học và truyền giống của phụ nữ khác biệt so

với nam giới, để đạt được bình đẳng giới cần có sự đối xử ưu đãi, khuyến khíchđặc biệt và hợp lý đối với phụ nữ

Ví dụ: phụ nữ phải đảm nhận chức năng sinh đẻ và nuôi con nhỏ, vì vậy

pháp luật lao động quy định khi nữ lao động nghỉ thai sản họ vẫn được hưởngnguyên lương đồng thời được trợ cấp thai sản

- Tính linh hoạt: sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh linh hoạt

trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến

Ví dụ: Do đặc điểm sinh học của phụ nữ nên phụ nữ thường có thể chất

yếu hơn và sức chịu đựng kém hơn so với nam giới, vì vậy pháp luật các nướcđều có quy định cấm tuyển dụng nữ lao động trong các nghành nghề lĩnh vựcnguy hiểm, nặng nhọc Tuy nhiên, khi khoa học kỹ thuật phát triển, điều kiện laođộng được cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ quy địnhcấm này đối với các nghành nghề, lĩnh vực đã được cải thiện điều kiện lao động,

để tạo thêm cơ hội có việc làm cho phụ nữ

- Tính phân loại: bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế của phụ nữ

và nam giới trong xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc

Trang 21

các thành phần xã hội khác nhau trong các vùng lãnh thổ khác nhau, trong phạm

vi quốc gia và trên thế giới

Ví dụ: Quy định tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ, thì mặt bằng chung

này có thể có lợi cho nữ giới lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảngdạy nhưng lại bất lợi đối với nữ giới ở khu vực lao động nặng nhọc, phụ nữnông thôn và phụ nữ trong khu vực kinh tế phi tiền tệ (nội trợ) Như vậy, quyđịnh trên chỉ đem lại mặt bằng ưu tiên hạn hẹp, dẫn đến làm dãn khoảng cách đối

xử và tạo ra phân biệt đối xử trong nữ giới nói chung

1.2.3 Mục tiêu bình đẳng giới:

Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội nhưnhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhânlực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệhợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

1.3 Quan điểm của Nhà nước ta trong xây dựng luật bình đẳng giới

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong sự nghiệpchống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiếnđấu và trong sản xuất Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồidưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc

kể cả công việc lãnh đạo Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là cuộccách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, suốt

40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hơn 20 năm thực hiệnđường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều đường lối,chính sách trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước để hướng tới sự bình đẳng thực chất cho phụ nữ

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phươnghướng, nhiệm vụ cụ thể: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sốngvật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiệntốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên củacon người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạtđộng xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”

Trang 22

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm củaĐảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới Ngày27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ-TW “Về công tác phụ nữtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã thể hiện rõquan điểm của Ðảng ta nhằm từng bước xóa bỏ tư tưởng "trọng nam, khinh nữ",xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tạo cơ hội và điều kiện phát triển

về mọi mặt cho phụ nữ

1.3.1 Mục tiêu chung:

Đến năm 2020 phấn đấu nước ta là một trong các quốc gia có thành tựubình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực và mục tiêu trước mắt

Thực hiện Luật bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ

nữ đến năm 2010 là: đạt 70% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ đểgiảm nghèo và 25% trở lên thoát nghèo Hàng năm, đào tạo nghề cho khoảng50.000 lao động nữ, 70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến về chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luatạ của Nhà nước, Điều lệ và Nghị quyếtcủa Hội, được giáo dục về giới và bình đẳng giới, được hướng dẫn kiến thức,phương pháp nuôi dạy con; 80% số hội viên tích cực hưởng ứng và thực hiện cókết quả phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựnggia đình hạnh phúc"

Phát huy các giá trị truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc đối với công lao

to lớn của phụ nữ - người mẹ - người thầy đầu tiên trong gia đình

Tôn vinh, học tập những phụ nữ điển hình trong các lĩnh vực: nghiên cứukhoa học, lao động sáng tạo, quản lý, kinh doanh giỏi, nhân hậu hiếu thảo

Phê phán mạnh mẽ những biểu hiện bạo hành, phân biệt đối xử, lạm dụng,bóc lột phụ nữ dưới mọi hình thức, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

Trang 23

Giáo dục ý thức bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm phụ nữ đối với toàn xãhội.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, tập trung:

Triển khai thực hiện tốt Luật bình đẳng giới

Ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triểncủa phụ nữ như trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộkhoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; tăng nhanh tỷ lệ nữ được đào tạo trung cấp,cao đẳng nghề, đại học, sau đại học

Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như đào tạo nghề, giảiquyết việc làm cho lao động nữ dôi dư khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, tàn tật

Có chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho lao động

nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung

Tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa xóa

mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo , tiếp cậnthông tin và hưởng thụ văn hoá

Ba là, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Xây dựng người phụ nữViệt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tập trung:

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, làm cho mọi người cótrách nhiệm với gia đình, xã hội Đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu;thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm,buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình; ngăn ngừa tình trạng lấy chồngnước ngoài bất hợp pháp, vì vụ lợi, đẩy lùi tâm lý trọng nam hơn nữ

Thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,hạnh phúc" gắn với thực hiện Nghị quyết về “Quản lý, giáo dục con em trong giađình không phạm tội và tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng gia đình văn hoá”

Giáo dục đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tạo thànhphong trào học tập,

Trang 24

Tu dưỡng đạo đức thường xuyên Phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêuchí: có sức khoẻ, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sốngvăn hoá, có lòng nhân hậu.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung:

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ do các các cấp

uỷ Đảng có trách nhiệm thực hiện ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đảmbảo chất lượng cán bộ nữ

Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch,đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm

Thực hiện cử tuyển đào tạo cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo vàtrong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp

Mục tiêu đến năm 2020: Cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng đạt từ 25% trởlên; nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%; các cơquan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt lànữ; cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ

nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới

Năm là, xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, tập trung:

Các cấp uỷ đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng,củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội

Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, chăm lo thiết thựcquyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên

Các cấp Hội chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ

trương, chính sách liên quan đến phụ nữ

Các cấp Hội cần mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng làphụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện

Trang 25

1.4 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới

1.4.1 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới trên thế giới

Một trong những cơ sơ lý luận đầu tiên để đi đến sự ra đời của pháp luật vềbình đẳng giới trên thế giới đó là sự hình thành và phát triển của lý thuyết nữquyền để đưa ra một số lý thuyết về giới Vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cậpvào thế kỷ XV ở Pháp trong công trình khoa học của bà Christine de Pisan vớichủ đề: quyền, nghĩa vụ tình dục và sự lên tiếng của dân chúng về vấn đề phụ nữ

bị coi là loại người khác biệt vì vị trí xã hội không bình đẳng với nam giới.3

Vào thế kỷ XVII – XVIII các công trình khoa học về nữ quyền bắt đầuphát triển ở Anh mà nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi nhanh chóng của tìnhhình kinh tế, xã hội, chính trị của xã hội Anh lúc bấy giờ mà sự thay đổi lớn nhấttrong giai đoạn này là thay đổi về phân công lao động Phụ nữ ngày càng bị phânbiệt đối xử, lệ thuộc nhiều vào nam giới và mất dần vị trí trong xã hội Vì vậy,vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và là chủ đề củacác cuộc tranh luận ,các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan

hệ giới trong xã hội Điển hình trong giai đoạn này có những lý luận gia nữquyền đầu tiên ở Anh như: Aphara Behn Behn (1640 – 1689), Mary Astell (1666– 1731) Một trong những công trình khoa học về nữ quyền có ảnh hưởng mạnh

mẽ ở Anh đó là tác phẩm “Sự khuất phục của phụ nữ” ( 1869) của John StuartMill và vợ ông là Harriet Taylor là sự tranh luận theo hướng tự do cổ điển choquyền bình đẳng của phụ nữ Chính công trình này đã góp phần ủng hộ việc thànhlập Hiệp hội Quốc gia về quyền bầu cử của phụ nữ và nó cũng gây ảnh hưởng tớicác cuộc tranh luận trong Quốc hội về việc cải tổ chế độ bầu cử dẫn tới việc phụ

nữ giành được quyền bầu cử vào năm 1918 ở Anh

Sơ lược về ba làn sóng nữ quyền:

Làn sóng nữ quyền thứ nhất (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)

Chủ yếu phát triển ở Anh và Mỹ, đặc biệt ở Mỹ ra đời Hội đồng phụ nữQuốc tế được thành lập ở thủ đô Washington năm 1888 là một tổ chức nữ quyềnlớn nhất và lâu đời nhất thế giới về đòi quyền bầu cử cho phụ nữ Trong giaiđoạn này hình thành các học thuyết khác nhau về thuyêt nữ quyền như: Cựuthuyết nữ quyền – Tân thuyết nữ quyền (Anh), Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa

- Chủ nghĩa nữ quyền phúc lợi (Mỹ)…

Làn sóng nữ quyền thứ hai (từ những năm 1960 đến cuối những năm 1970)

3

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=5&news_ID=6338693 [ngày 19/12/2009]

Trang 26

Trên nền của thành quả đã đạt được trước đó, các nhà nữ quyền Anh và Mỹ

đã mở rộng phạm vi, phân tích sâu sắc hơn về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ vàođàn ông, sự áp bức của đàn ông đối với phụ nữ trên nhiều mặt của đời sống xãhội, sự không bình đẳng về giáo dục, sự bị loại trừ về mặt văn hóa, về mặt xã hộikhỏi xã hội hiện tại, về sự bất công đối với phụ nữ, sự phân biệt giới tính tronglao động, việc làm không được trả lương, nạo thai, tránh thai, gia đình

Bởi thực trạng phụ nữ bị áp bức ở nhiều nơi, nhiều xã hội với các nền vănhóa khác nhau nên làn sóng nữ quyền có nguồn gốc từ Anh và Mỹ đã bắt đầu cóảnh hưởng rất lớn và lan tỏa nhanh sang các nước ở châu lục khác như Châu Á

và Châu Phi Từ đó, xuất hiện những nhà nữ quyền thuộc các chủng tộc, giai cấpkhác nhau và trật tự thế giới khác nhau để đưa ra những công trình nghiên cứu về

nữ quyền phù hợp với xã hội mà họ sống, mở ra làn sóng nữ quyền thứ ba

Làn sóng nữ quyền thứ ba (bắt đầu từ những năm 1980 )

Các lí luận gia của làn sóng nữ quyền thứ ba có nguồn gốc xuất thân đa dạngkhác nhau về chủng tộc, giới tính, giai cấp như: phụ nữ Mỹ gốc châu Phi (Brewer,Golder), phụ nữ châu Á người Nhật Bản( Iwao, Ueno Chixuko, Osawa Mari), phụ

nữ Mỹ La tinh ( Garcia, Hardy Fanta), phụ nữ thổ dân (Allen), và nam giới(Sechiyama Keru) 4Họ đã xuất phát từ thực tế kinh nghiệm, cuộc sống thực củabản thân, của những người cùng chủng tộc cùng dân tộc hay cùng giai cấp với họhoặc có nền văn hóa tương tự như nhau

Hiện nay, làn sóng nữ quyền thứ ba cùng tồn tại với các lí thuyết nữquyền làn sóng thứ hai trong các xã hội với các nền văn hóa khác nhau Làn sóng

nữ quyền thứ ba thể hiện tính toàn cầu hóa của lí luận nữ quyền

Các lí thuyết thuộc về làn sóng nữ quyền thứ ba gồm có: lí thuyết nữquyền phụ nữ da đen, lí thuyết nữ quyền phụ nữ thế giới thứ ba, lí thuyết nữquyền phụ nữ và phát triển, lí thuyết giới và sự phát triển

Với sự phát triển của phong trào phụ nữ thế giới, phụ nữ ngày càng biếtđấu tranh để tự tạo ra các cơ hội ngang bằng so với nam giới trong các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, thể hiện qua các mặt:

Thứ nhất, làm thay đổi tư duy về phụ nữ: phong trào tranh đấu để tạo ra cơ

hội có việc làm ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới; vấn đề phúc lợi xã hội vàsinh sản của phụ nữ đã được xã hội quan tâm hơn; vai trò sản xuất của phụ nữ hội

4

http://www.viettan.org/spip.php?article9611 [ ngày 19/01/2010]

Trang 27

nhập vào kinh tế quốc tế được đề cao; ảnh hưởng sâu sắc nhất của phong trào là

đã làm thay đổi được từ trong suy nghĩ của các nhà chính trị, hoạch định chínhsách, họ đã nhận thấy rằng mọi thành công của các chiến lược, chính sách pháttriển không thể đạt được nếu không quan tâm đầy đủ đến phụ nữ…

Thứ hai, phong trào phụ nữ thế giới phát triển đã làm hình thành hàng loạt

các cơ quan chuyên trách nghiên cứu về phụ nữ tại các nước đang phát triển trênthế giới, làm cho Chính phủ và các cơ quan phát triển tại các quốc gia quan tâmđúng mức việc đưa phụ nữ hội nhập vào quá trình phát triển cộng đồng Với sựphát triển mạnh mẽ của phong trào phụ nữ vào thập niên 70, các nước trên thếgiới ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề phụ nữ, đây không chỉ là vấn đề củatừng quốc gia hay từng khu vực mà là vấn đề có tính chất toàn cầu Các cuộc hộinghị quốc tế về phụ nữ lần lượt diễn ra nhằm thông qua các chương trình, mụctiêu, cương lĩnh hoạt động toàn cầu nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, thực hiệnvấn đề bình đẳng giới

 Những sự kiện quốc tế quan trọng:

Năm 1975 : Hội nghị Phụ nữ Thế giới lần thứ nhất, họp tại Mêhicô năm Quốc tế Phụ nữ đầu tiên

Năm 1976: Liên hợp quốc đề xướng “Thập kỷ về phụ nữ” (1976 1985)

- Năm 1979: Liên hợp quốc phê chuẩn Công ước về xóa bỏ mọi hình thứcphân biệt đối xử đối với phụ nữ (Công ước CEDAW)

- Năm 1980: Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ hai, họp tại Copenhagen(Đan Mạch)

- Năm 1985: Hội nghị phụ nữ lần thứ ba, họp tại Nairobi (Kenya) - Tổngkết đánh giá những thành công và tồn tại của “Thập kỷ về phụ nữ” của Liên hợpquốc - Đề ra mục tiêu “Bình đẳng, phát triển và hoà bình” (Chiến lược Nairobi)

- Năm 1995: Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ tư, họp tại Bắc Kinh (TrungQuốc)- Tổng kết đánh giá những thành công và tồn tại của chiến lược Nairobi,thông qua “Cương lĩnh hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ” (Cươnglĩnh Bắc Kinh)

- Năm 2000: Khoá họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên hợpquốc tại Trụ sở Liên hợp quốc với chủ đề “ Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới,Phát triển và Hoà bình cho thế kỷ 21” (gọi tắt là Hội nghị Bắc Kinh +5)

 Văn bản pháp lý quốc tế về bình đẳng giới

Trang 28

 Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ

(Công ước CEDAW) 5

Ngày 18 tháng 12 năm 1979, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối

xử đối với phụ nữ (CEDAW) đã được Liên hợp quốc phê chuẩn Ngày 3 tháng 9 năm

1981, sau khi đã có 20 nước thông qua thực hiện, Công ước CEDAW bắt đầu có hiệulực như một Hiệp ước quốc tế

Công ước CEDAW là kết quả của sau hơn 30 năm đấu tranh của Uỷ ban

về địa vị phụ nữ thuộc tổ chức Liên hợp quốc được thành lập từ năm 1946, cóchức năng giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ trên thế giới

Trong số các Công ước quốc tế về quyền con người, Công ước CEDAWchiếm một vị trí quan trọng trong việc đưa phân nửa nhân loại là phụ nữ tiến tớimục tiêu đấu tranh vì quyền con người, trong đó cơ bản là quyền bình đẳng giới

Công ước CEDAW bao gồm Lời nói đầu và 30 Điều, được chia thành 5Phần

Lời nói đầu của Công ước CEDAW nêu lên cơ sở pháp lý, tính cấp thiết, ýnghĩa của Công ước đối với việc bảo đảm các quyền của phụ nữ, cũng như bảotoàn nền hoà bình, ổn định trên thế giới

Phần 1 (từ Điều 1 đến Điều 6) trình bày khái niệm “Phân biệt đối xử đốivới phụ nữ” và cam kết của các nước thành viên trong việc tạo điều kiện cho phụ

nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng nam nữ

Phần 2 (từ Điều 7 đến Điều 9) đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vựcchính trị, và quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong vấn đề quốc tịch của mình cũngnhư trong vấn đề quốc tịch của con cái họ

Phần 3 (từ Điều 10 đến Điều 14) đề cập đến các quyền của phụ nữ trênlĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá Về lĩnh vực giáo dục, kinh tế,…Công ước còn

đề cập đến các biện pháp cần thiết để loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ tronglĩnh vực y tế như chăm sóc sức khoẻ, trong các lĩnh vực khác và đặc biệt, Côngước đề cập riêng đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nông thôn

Phần 4 (từ Điều 15 đến Điều 16) đề cập đến các quyền của phụ nữ trênlĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình như quyền bình đẳng của phụ nữ với namgiới trong việc ký kết hợp đồng, quản lý tài sản, trong thủ tục tố tụng trước Toà

5 TS.Lê Thanh Mai, “Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)”, Tạp chí luật học số 03/2007

Trang 29

án, trong việc đi lại và lựa chọn nơi cư trú; bình đẳng giữa nam và nữ về quyềnkết hôn, quyền chọn vợ, chọn chồng, bình đẳng về quyền và trách nhiệm trongquá trình hôn nhân và ly hôn, bình đẳng về quyền và trách nhiệm của cha mẹtrước con cái.

Phần 5 của Công ước CEDAW (từ Điều 17 đến Điều 30) trình bày vấn đềthi hành và hiệu lực của Công ước

Việt nam ký Công ước CEDAW ngày 29/07/1980 và phê chuẩn Công ướcngày 19/03/1982, trở thành quốc gia sớm thứ 6 trên thế giới ký Công ước vàquốc gia thứ 35 phê chuẩn Công ước này

 Tuyên bố và Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm

2000 (Cương lĩnh Bắc Kinh, Trung Quốc)

Từ ngày 04/09/1995 đến ngày 15/09/1995, Hội nghị Phụ nữ quốc tế lầnthứ IV của Liên hợp quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc Tại Hộinghị, “Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000” đã đượchội nghị nhất trí thông qua, nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự tiến bộ và tạo quyền chophụ nữ trên toàn thế giới Cương lĩnh Bắc Kinh nêu rõ mục đích là bình đẳnggiới, phát triển và hoà bình Cương lĩnh đã xác định 12 lĩnh vực cấp thiết cần ưutiên thực hiện vì sự tiến bộ và quyền năng của phụ nữ đồng thời đưa ra các mụctiêu và khuyến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện, như về vấn đề giảmnghèo đói, về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, về sức khoẻ, nạn bạo lực, xungđột vũ trang, về lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực ra quyết định, về cơ chế tổ chức các

bộ máy quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, về vấn đề quyền con nguời, về lĩnhvực truyền thông, về môi trường về vấn đề trẻ em gái và vấn đề sắp xếp tổ chức

và tài chính của các tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế.6

Cương lĩnh khuyến nghị các Chính phủ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế,các cơ quan chức năng tại các cấp triển khai thực hiện cương lĩnh bằng việc soạn thảo

và thực thi các “Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ” phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của từng nước

Tại Hội nghị Bắc Kinh, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng đãcông bố “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm2000”

6 http://www.ubphunu-ncfaw.gov.vn/?lang=V&func=newsdt&CatID=106&newsid=889&MN=77 [ngày 10/01/2010]

Trang 30

 Văn kiện “Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới - Phát triển và hoà bình cho thế kỷ

21”

Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 2000, tại trụ sở Liên hợp quốc đã diễn

ra khoá họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề “ Phụ

nữ năm 2000: Bình đẳng giới, Phát triển và Hoà bình cho thế kỷ 21” (gọi tắt làVăn kiện Bắc Kinh +5)7 Đây là khoá họp đặc biệt đầu tiên của Đại hội đồngLiên hợp quốc về vấn đề phụ nữ nhằm đánh giá tình hình thực hiện Cương lĩnhHành động Bắc Kinh và xác định các sáng kiến và hành động tiếp theo vì bìnhđẳng giới trong thế kỷ 21 Đây cùng chính là dịp để các Chính phủ một lần nữatái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu của Cương lĩnh hành độngBắc Kinh “Những hành động và sáng kiến tiếp theo nhằm thực hiện Tuyên bố vàCương lĩnh hành động Bắc Kinh”

Văn kiện Bắc Kinh +5 gồm 2 văn kiện: “Tuyên bố chính trị” và “Nhữnghành động và sáng kiến tiếp theo nhằm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hànhđộng Bắc Kinh”

Trong “Tuyên bố chính trị”, những Chính phủ tham dự khoá họp đặc biệt

đã tuyên bố khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu nêu trong Tuyên bố

và Cương lĩnh hành động Băc Kinh, khẳng định lại cam kết đối với việc thựchiện 12 lĩnh vực cần quan tâm của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, đồng thờicác Chính phủ cũng thừa nhận là những người chịu trách nhiệm đầu tiên trongviệc thực thi đầy đủ tất cả các cam kết về sự tiến bộ của phụ nữ, thừa nhận vai trò

và sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phụ nữ trong việcthực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh Tuyên bố chính trị nàycũng khẳng định bản thân nam giới phải tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệmvới phụ nữ để xúc tiến bình đẳng giới, khẳng định tầm quan trọng của việc lồngghép quan điểm giới vào tiến trình thực hiện kết quả của các khoá họp và hộinghị thượng đỉnh quan trọng khác của Liên hợp quốc

“Những hành động và sáng kiến tiếp theo nhằm thực hiện Tuyên bố vàCương lĩnh hành động Bắc Kinh” bao gồm 4 phần

Phần 1 Đề cập tới việc các Chính phủ tái khẳng định sự cam kết của mìnhvới các mục tiêu của Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Bắc Kinh Tuyên bố vàCương lĩnh Bắc Kinh đã đề ra mục tiêu “Bình đẳng giới, phát triển và hoà bình”,đồng thời cũng xác lập chương trình nghị sự để tăng cường quyền năng cho phụ

7

http://www.ubphunu-ncfaw.gov.vn/?lang=V&func=news&catid=83&MN=77 [ngày 15/02/2010]

Trang 31

nữ Vì các mục tiêu và các cam kết này chưa được thực hiện đầy đủ nên cácChính phủ đã thống nhất cùng hành động để hiện thực hoá các mục tiêu nàytrong thế kỷ 21.

Phần 2 “Những thành tựu và trở ngại trong việc thực hiện 12 lĩnh vực quan tâmtrong Cương lĩnh Bắc Kinh” Căn cứ Báo cáo của Liên hợp quốc về tình hình thực hiệnCương lĩnh Bắc Kinh, văn kiện đã đề cập các thành tựu và trở ngại trong việc thực hiện

- Phụ nữ với quyền lực và qua trình ra quyết định

- Bộ máy quốc gia về phụ nữ

1.4.2 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có thời kỳ rất dài trong lịch sử mà Nho giáo đãthống trị đời sống xã hội và ảnh hưởng lớn đến pháp luật trong các triều đạiphong kiến Bên cạnh những quy định hà khắc đối với người phụ nữ thì trong

Trang 32

pháp luật của một số triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã hình thành một số tưtưởng tiến bộ đối với người phụ nữ Điển hình là triều đại nhà Lê là thời kỳ Nhogiáo thịnh trị ở Việt Nam và có ảnh hưởng đến pháp luật thời kỳ này, trong Bộluật Hồng Đức (hay còn gọi là Quốc triều hình luật) ra đời năm 1483 của triều Lêdưới thời vua Lê Thánh Tông có nhiều điều quan tâm đến quyền lợi, cũng như sựbình đẳng của phụ nữ đối với nam giới như: Con gái có quyền thừa kế tài sản củacha mẹ như con trai; người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con traitrưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng (Điều 388), vợ chồng

đã có con nếu một người chết trước thì số điền sản thuộc về người con sống; congái thấy vị hôn phu có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ (Điều 322); vợ cóquyền kiện chồng và bỏ chồng nếu chồng bỏ lửng năm tháng…

Chính vì đã có thời gian dài ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội nên tư tưởngNho giáo vẫn tiếp tục tác động đến các tầng lớp nhân dân đến tận ngày nay ảnhhưởng rất lớn đến việc thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ Những điều haycủa Nho giáo cần vận dụng cho xã hội mới và loại trừ những điều lạc hậu Dưới

sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, vấn đề bình đảng nam nữ đã được chútrọng ngay từ khi mới thành lập và được coi là nội dung quan trọng trong việcxây dựng xã hội công bằng, đân chủ, văn minh

 Giai đoạn từ 1945 đến 1954

Ở Việt Nam, mục tiêu bình đẳng nam, nữ (nam nữ bình quyền) đã đượcđưa ra từ “Chánh cương vắn tắt” của Đảng và Bác Hồ từ năm 1930 Năm 1945,ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, chương trình bình đẳng nam nữ đãđược đưa vào luật pháp, chính sách, chương trình hoạt động của Nhà nước mộtcách có hệ thống

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã thểhiện rõ cam kết của Đảng và Nhà nước đối với bình đẳng nam nữ Điều 1 Hiếnpháp năm 1946 khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất

cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệtgiống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Lần đầu tiên trong lịch sử ViệtNam, pháp luật quy định phụ nữ được hưởng các quyền ngang với nam giới: “Tất

cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế,văn hóa”(Điều 6 Hiến pháp 1946) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọiphương diện” (Điều 9 Hiến pháp 1946)

Trang 33

Trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa non trẻ đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ dân

sự, hôn nhân và gia đình:

Về vấn đề bình đẳng nam nữ trong gia đình được khẳng định trong Sắclệnh số 97/SL ngày 22/5/1950: “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”(Điều 5); “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6); “Người

vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi, khi đã đến tuổi thành niênthì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập” (Điều 7)

Về vấn đề ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 cũng thể hiện sựbình đẳng nam nữ, như công nhận quyền tự do giá thú và tự do ly hôn, xóa bỏ sựphân biệt không bình đẳng về các duyên cớ ly hôn riêng cho vợ và chồng trongcác Bộ dân luật cũ, đồng thời quy định duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợchồng (Điều 2) Bên cạnh đó, Sắc lệnh cũng quy định điều khoản bảo vệ phụ nữ

và thai nhi mà không bị xem là bất bình đẳng giới: “Trường hợp ly hôn mà người

vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xửviệc ly hôn” (Điều 5)

 Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng tiến lên xây dựng chủnghĩa xã hội, miềm Nam vẫn tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân Trong giai đoạn này, bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1959, đã được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày01/01/1960 Điều 24 Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bìnhđẳng giữa nam và nữ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình:

“Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới vềcác mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình Công việc làmnhư nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới Nhà nước bảo đảm chophụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫnđược hưởng nguyên lương Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ

em, bảo đảm phát triển của các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ, nhà nuôi trẻ Nhà nướcbảo hộ hôn nhân và gia đình”

Ngày 17/01/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ban hành LuậtHôn nhân và gia đình năm 1959 Nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật này đốivới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Hồ Chủ tịch đã nói: “Luật lấy vợ lấy chồng

Trang 34

nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội…Nếu không giảiphóng phụ nữ thì không giải phóng được một nửa loài người” Các nguyên tắcchung về bình đẳng nam nữ, bình đẳng vợ chồng được quy định tại Điều 1, Điều

2 và Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 Những Điều từ Điều 12đến Điều 16 quy định bình đẳng giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền trongquan hệ hôn nhân

 Giai đoạn từ 1975 đến nay

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cảnước thống nhất cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Bản Hiến pháp thứ banăm 1980 đã được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua, tiếp tục

là nền tảng cho việc xây dựng các quy định pháp luật về bình đẳng giới Đồngthời, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được Quốc hội khóa VII kỳ họpthứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959

Ngày 18/12/1979 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đốivới phụ nữ (CEDAW) được Liên hợp quốc phê chuẩn Gần một năm sau, ngày29/7/1980 Việt Nam ký Công ước CEDAW và phê chuẩn Công ước và ngày19/03/1982, trở thành quốc gia sớm thứ 6 trên thế giới ký Công ước và là quốcgia thứ 35 phê chuẩn Công ước này

Triển khai thực hiện các quy định của Công ước CEDAW và pháp luật củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bình đẳng giới, các quyền của phụ

nữ và các quy định về bình đẳng giới đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luậtnhư Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Laođộng năm 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, Bộ luật Hình sự năm 1999, LuậtHôn nhân và Gia đình năm 2000…

Tại Hội nghị phụ nữ quốc tế lần thứ IV của Liên hợp quốc tổ chức tại BắcKinh, Trung Quốc năm 1995, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã công bố “ Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đếnnăm 2000” Thực hiện tinh thần của Cương lĩnh Bắc Kinh, ngày 4/10/1997 Thủtướng Chính phủ đã ký quyết định số 822/TTg phê duyệt “Kế hoạch hành độngquốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000” Từ đây vấn đề giới ởViệt Nam mới thực sự trở thành vấn đề quốc gia Tại Hội nghị Bắc Kinh +5 năm

2000, khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, một lần nữaViệt Nam đã cam kết trước cộng đồng quốc tế nỗ lực và quyết tâm thực hiện mụctiêu bình đẳng giới

Trang 35

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia vì sựtiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và công bố Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày07/03/2003 của Chính phủ nhằm quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nướctrong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước vềcác vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.

Thành tựu bình đẳng giới mà Việt Nam đã đạt được là việc Luật Bìnhđẳng giới đầu tiên đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007

1.5 Vai trò của pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những nămvừa qua, chúng ta có thể đạt được kết quả lớn hơn về bình đẳng giới và tiến bộcủa phụ nữ nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách giới và sự phân biệtđối xử với phụ nữ Để khắc phục tình trạng này sớm thực hiện mục tiêu bìnhđẳng giới, việc ban hành Luật Bình đẳng giới là cần thiết, nhằm đạt các mục tiêusau:

 Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bìnhđẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Bước vào những năm đầu của thế kỷ

21, quan điểm của Đảng về bình đẳng gới và sự tiến bộ của phụ nữ tiếptục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX "Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới,bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách

để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý

ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạođiều kiện để phụ nữ thực hiện tôt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình

no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" Nghị quyết số 23 NQ/TW ngày12/03/2003 của Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về "Phát huy sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh" nhấn mạnh quan điểm của Đảng về bình đẳng giới và sựtiến bộ của phụ nữ là "Tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chínhtrị và toàn xã hội về công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới; khẩntrương cụ thể hóa chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách; lồngghép giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chương trình, kếhoạch chung.Coi trọng các chính sách xã hội, các chính sách về giới đểgiảm nhẹ lao động cho phụ nữ Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năngnghề nghiệp cho phụ nữ; chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Tạo điều

Trang 36

kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơquan lãnh đạo và quản lý các cấp".

 Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bình đẳng giới và sự tiến bộ củaphụ nữ, khắc phục tình trạng quy định về quyền bình đẳng của phụ nữchưa được thực hiện nghiêm túc:

Thứ nhất, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã quan tâm

đến vấn đề bình đẳng giới nhưng thực tế cho thấy nguyên tắc bình đẳngnam nữ không phân biệt đối xử giữa nam và nữ được quy định trong Hiếnpháp 1992 chưa được cụ thể hóa toàn diện, triệt để và đồng bộ trong nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Một số văn bản xác định chủ thể chung chung "công dân", "người laođộng" được mặc nhiên hiểu là không phân biệt nam nữ trong các quan hệ

xã hội được điều chỉnh

Một số văn bản quy phạm pháp luật quy định theo hướng "ưu tiên" cholao động nữ nhưng chua tính đến việc tạo cơ hội để phụ nữ thực hiệnquyền bình đẳng,

Ví dụ: Quy định lao động nữ nghỉ thai sản từ 4 - 6 tháng nhưng thời

gian này không được coi là thời gian làm việc liên tục để tính các chế độkhen thưởng, nâng lương; lao động nữ nghỉ hưu trước nam giới 05 nămkéo theo các quy định làm hạn chế cơ hội đi đào tạo, đề bạt và cống hiếncủa họ cho sự phát triển của đất nước và gia đình

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chưa có các chếtài đủ mạnh để xử lý các vi phạm; thiếu các quy định về biện pháp bảođảm thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực và các quy định bảo đảmlồng ghép giới trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,một số quy định về chính sách đối với khu vực không có quan hệ laođộng, khu vực nông thôn chưa được quan tâm đầy đủ

Thứ hai, việc thi hành pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc, cụ

thể: tư tưởng định kiến giới, coi trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại

ở các tầng lớp xã hội, phụ nữ ít có cơ hội tham gia học tập nâng cao trìnhđộ

Tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêubình đẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế Bình đẳng giới là một mục

Trang 37

tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, đặc biệt làCông ước Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ

nữ (CEDAW).Trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều nước kể cả các nướcphát triển và đang phát triển đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ như Úc, Thụy Điển, Nhật Bản,Hàn Quốc, Phần Lan, Đan Mạch, Lào, Trung Quốc, Kosovo Là thànhviên các Công ước quốc tế về quyền con người, việc xây dựng Luật Bìnhđẳng giới không chỉ thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xóa bỏmọi hình thức phân biệt đối xử nam nữ mà còn là câu trả lời đầy đủ nhấtcủa Việt Nam trong việc thực hiện CEDAW

Trang 38

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

2.1 Cơ sở để xây dựng luật bình đẳng giới

2.1.1 Cơ sơ thực tiễn

Vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam luôn được sự quan tâm nhất quán củaĐảng và Nhà nước Nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành nguyên tắc hiếnđịnh xuyên suốt các bản Hiến pháp của Nhà nước ta, ngay từ bản Hiến pháp đầutiên, Hiến pháp 1946 đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòađến Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước đã cụ thể hóa

tư tưởng đổi mới của Đảng ta từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI

Chính vì là nguyên tắc hiến định nên trong các văn bản pháp luật, vấn đềbình đẳng giới được cụ thể hóa để làm cơ sở cho việc thực hiện và đảm bảo vấn

đề bình đẳng giới trên thực tế, cụ thể như: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ đủ mười tám tuổi trở lên đều

có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hộitheo quy định của pháp luật (Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997sửa đổi, bổ sung năm 2001), Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắcbình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng nâng bậc lương và trả công lao động(khoản 2 Điều 111 Bộ luật lao động 1994 sửa đổi năm 2002), Mọi công dânkhông phân biệt …nam nữ… đều bình đẳng về cơ hội học tập (Điều 10 Luật giáodục năm 2005),Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau

về mọi mặt trong gia đình (Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)… Tuynhiên, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luậtvề đảm bảo bình đẳng giớicũng chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế tới việc đưa các quy định này vào cuộcsống bởi các quy định về bình đẳng giới còn nằm rải rác trong nhiều văn bảnpháp luật mà chưa mang tính hệ thống Chính vì vậy, cần có văn bản quy phạmpháp luật riêng điều chỉnh vấn đề này, tạo nên sự thống nhất và đồng bộ để thựchiện tốt vấn đề bình đẳng giới

2.1.2 Cơ sở pháp lý

Chính vì vấn đề bình đẳng giới được quy định rải rác trong nhiều văn bảnkhác nhau mà chưa có một đạo luật riêng để chuyên điều chỉnh vấn đề bình đẳnggiới nhằm thực hiện chủ trương đúng đắng của Đảng, chính sách, pháp luật của

Trang 39

nhà nước về bình đẳng giới Đồng thời, nhằm thực hiện cam kết của Việt Namđối với việc “nội luật hóa” các Công ước của Liên hợp quốc về quyền con người

Ngày 22/2/2006 Chính phủ có văn bản số 17/CP- XDPL về việc tham gia

ý kiến về Dự án Luật Bình đẳng giới Tại phiên họp thứ 38 ngày 30/3/2006, Uỷban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật bình đẳng giới trên cơ sở

Tờ trình số 203/TTr-BCH ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Uỷ ban về các vấn đề xã hội Ngày 17tháng 5 năm 2006, Uỷ ban thường vụ quốc hội đã họp toàn thể Uỷ ban để thẩmtra chính thức dự án Luật bình đẳng giới (Ủy ban về các vấn đề xã hội trên cơ sở

Tờ trình số 355/TTr-BCH ngày 08 tháng 5 năm 2006) của Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam và trình Báo cáo thẩm tra dự án luật bình đẳng giới số 2137 BC/UBXHngày 19 tháng 5 năm 2006 lên Quốc hội xem xét, cho ý kiến

Sáng 31/5/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, đồng chí Hà ThịKhiết, Uỷ viên TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Quốcgia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trưởng ban soạn thảo Luật Bình đẳnggiới đã trình bày tờ trình Dự án Luật Bình đẳng giới

Ngày 29/11/2006 Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 đã biểu quyết thôngqua Luật Bình đẳng giới (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007) gồm 6 chương,

44 điều quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xãhội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổchức, gia đình, cá nhân

2.2 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Bình đẳng giới

2.2.1 Phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của Luật Bình đẳng giới là các quan hệ xã hội mà LuậtBình đẳng giới tác động đến Luật Bình đẳng giới quy định các nguyên tắc bìnhđẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, đồng thời tập trungvào một số vấn đề mà pháp luật hiện hành chưa có quy định hoặc đã quy địnhnhưng chưa cụ thể, đó là các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới, các hành

vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực và việc xử lý hành vi viphạm đó

Về các nội dung bình đẳng giới trong từng lĩnh vực cụ thể, các hành vi viphạm pháp luật về bình đẳng giới, Luật Bình đẳng giới chỉ quy định các nội dungmới về bình đẳng giới mà các văn bản pháp luật chuyên ngành còn chưa quyđịnh Luật Bình đẳng giới cũng quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới

Trang 40

chung áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (trước đây được quyđịnh rải rác và chưa thống nhất trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyênnghành khác nhau), còn các quy định cụ thể Luật Bình đẳng giới không quy định

mà vẫn do các luật chuyên nghành điều chỉnh

2.2.2 Đối tượng áp dụng

Về đối tượng áp dụng, Luật Bình đẳng giới được áp dụng đối với các chủthể là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, dơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhândân, gia đình và công dân Việt nam Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức nước ngoài,

tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt nam, cá nhân nước ngoài cư trú tạiViệt nam cũng là đối tượng áp dụng Luật Bình đẳng giới

2.3 Các ngyên tắc về bình đẳng giới

Nguyên tắc của bình đẳng giới là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quántriệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật bình đẳng giới Luật Bình đẳnggiới quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới tại Điều 6 như sau:

- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội và gia đình

- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới

- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử vềgiới

- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi phápluật

- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cánhân

Nội dung của các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới thể hiện qua quanđiểm pháp luật của Đảng, của Nhà nước ta đối với nhiệm vụ và chức năng củacác thanh viên trong xã hội, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện bình đẳnggiới, là thước đo của xã hội phát triển văn minh Các quy phạm pháp luật bìnhđẳng giới thể hiện đúng nội dung của các nguyên tắc đó

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w