1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf

88 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ Do tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại hối vànguyên tắc một giá nên khi sức mua của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm tỷ g

Trang 1

trờng đại học kinh tế quốc dân khoa ngân hàng – tài chính tài chính

- -BàI TậP NHóM TàI CHíNH QuốC Tế

Đề tài:

Thực trạng vận hành chớnh sỏch tỷ giỏ ở Việt Nam và cỏc biện phỏp hoàn thiện

Danh sỏch nhúm 2: 1 CQ500084 Nguyễn Nam Anh

2 CQ503141 Đinh Thị Hải Yến

3 CQ500896 Nguyễn Hoàng Hiệp

4 CQ503169 Vừ Đức Anh

5 CQ500186 Nguyễn Thị Ngọc Bớch

6 CQ501055 Đỗ Thị Hồng

7 CQ503110 Phạm Thị Thanh Xuõn

8 CQ500276 Nguyễn Văn Chuẩn

9 CQ506001 SụmPhaPhon MANG NO MEK

MỤC LỤC:

Trang 2

Trang Lờ nói đầu……… ……….3

Chương I: Lý luận chung về tỷ giá và chính sách tỷ giá……… ….4

1.1 Tỷ giá… ……… … 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại……… … 4

1.1.1.1 Khái niệm……… …… 4

1.1.1.2 Phân loại……… …… 4

1.1.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái……… ……….6

1.1.2.1 Thuyết ngang giá vàng……… ……….6

1.1.2.2 Thuyết ngang giá sức mua (PPP )……… ……….6

1.1.3 Niêm yết tỷ giá……… …………8

1.2 Chính sách tỷ giá……… ………… 9

1.2.1 Khái niệm và hệ thống chính sách tỷ giá……… ……….9

1.2.2 Các công cụ của Chính sách tỷ giá……… ……… 10

1.2.2.1 Nhóm công cụ trực tiếp……… ………10

1.2.2.2 Nhóm công cụ gián tiếp……… ………11

1.2.3 Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế……… ……… 11

1.2.3.1 Đối với cán cân thanh toán……… ……… 11

1.2.3.2 Với lạm phát và lãi xuất……… ……….11

1.2.3.3 Với sản lượng và việc làm……… ….12

1.2.3.4 Đối với đầu tư quốc tế……… …… 12

1.2.3.5 Với nợ nước ngoài……… … ….12

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ……… ……….13

1.2.4.1 Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ……… ……… 13

1.2.4.2 Cán cân thanh toán quốc tế……… ………13

1.2.4.3 Yếu tố tâm lý……… … … 13

1.2.4.4 Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương……… …… …….13

1.2.4.5 Năng suất lao động……… …….13

1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách tỷ giá……… ……14

1.3.1 Nhóm các nước có đồng tiền mạnh……… ….14

1.3.2 Nhóm các nước đang chuyển đổi về cơ cấu kinh tế (Ba Lan, Nga, Séc…) …14

1.3.3 Nhóm các nước Châu Á và khu vực ASEAN……… 15

Chương II: Thực trạng chính sách tỷ giá ở Việt Nam………17

2.1 Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá………18

2.2 Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá……….20

2.3 Thời kỳ 1992-2/1999……… 21

2.4 Giai đoạn 1999 đến nay: thả nổi tỷ giá có điều tiết………23

2.4.1.Giai từ tháng 2/1999 đến tháng 12/2002……… 23

2.4.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2006……… 32

2.4.3 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay……….38

Trang 3

Chương III: Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế Việt Nam

trong giai đoạn gần đây……… 53

3.1.Tác động đến lạm phát……… 53

3.2.Mục tiêu cân bằng cán cân thương mại………57

3.2.1.Tác động chính sách tỷ giá tới cân bằng cán cân thương mại từ 1955 đến nay………58

3.3 Ảnh hưởng chính sách tỷ giá tới XNK trong những năm gần đây……… 63

*.Đánh giá những thành tựu , hạn chế của chính sách tỷ giá hiện nay………….……66

Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tỷ giá trong giai đoạn sắp tới……… 70

4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý tỷ giá……… 70

4.1.1 Một số quan điểm trong lĩnh vực điều hành tỷ giá……….70

4.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới……… …72

4.2 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện của chính sách tỷ giá………73

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới……… …74

4.3.1 Tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước……… …74

4.3.2 Thực hiện chính sách đa ngoại tệ……… …….76

4.3.3 Hoàn thiện chính sách lãi suất, đảm bảo xử lý tốt mối quan hệ giữa hai công cụ là lãi suất và tỷ giá……… 80

4.3.4 Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái trên cơ sở kết hợp đồng bộ với các chính sách quản lý vĩ mô khác của Nhà nước………81

4.3.5 Hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường ngoại hối theo định hướng của nền kinh tế thị trường……… 83

4.3.6 Nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN………84

4.3.7 Nhanh chóng thực hiện các công cụ phong ngừa rủi ro……… 84

Kết luận……….87

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh

tế của mỗi quốc gia cũng như các quan hệ thương mại quốc tế thông quaviệc phản ánh tương quan giá trị đồng tiền của những nước khác nhau Cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, ngày nay tỷ giá hối đoái

đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia và là vũkhí lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại hết sức khốc liệt trên thế giới.Trong thời gian qua, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhànước Việt Nam đã nhiều lần thay đổi phương pháp điều hành tỷ giá Từ chỗđược giữ cố định, “đông cứng” trong một thời gian khá dài, đến nay tỷ giáhối đoái đã được hình thành một cách khách quan theo tín hiệu thị trường và

có sự điều tiết của Nhà nước Thực tế đã chứng minh rằng, cơ chế điều hành

tỷ giá hối đoái hiện nay là phù hợp với đặc điểm tình hình và mục tiêu pháttriển kinh tế đất nước Tuy nhiên, để cơ chế điều hành tỷ giá mới có thể thực

sự phát huy tác dụng cần thiết phải có những cải cách hơn nữa trong việcquản lý tỷ giá hối đoái Làm sao để tỷ giá hối đoái sát hợp với tín hiệu thịtrường, theo hướng điều tiết của Nhà nước, khuyến khích xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu, nâng cao uy tín của đồng tiền và tiến tới một đồng Việt Nam cókhả năng chuyển đổi luôn là câu hỏi được đặt ra cho không chỉ những nhàhoạch định chính sách mà còn cho tất cả chúng ta những người học vànghiên cứu kinh tế

Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt

Nam và các biện pháp hoàn thiện” được lựa chọn chính từ những yêu cầu,

đòi hỏi đó

Nội dung của bài luận này chỉ dừng lại nghiên cứu việc điều hành chính sách

tỷ giá của NHTW Việt Nam và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tỷ giá hối đoái trong thời gian tới Bên cạnh đó, do hạn chế

về thời gian, thông tin và trình độ lý luận nên trong quá trình viết không tránh khỏi những sai sót nhất định Chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn đóng góp của các thầy cô, bạn bè để hoàn thiện hơn trong việc học tập

Trang 5

cá nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền củacác bên được chuyển đổi, tính toán theo một tương quan tỷ lệ nhất định

Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, xem xét mà tỷ giá hốiđoái có thể được định nghĩa theo hai cách sau:

Định nghĩa 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước nàythể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia

Theo định nghĩa này, tỷ giá hối đoái được coi là giá cả của một loạihàng hoá đặc biệt- hàng hoá tiền tệ

Ví dụ: 1 USD = 19.500 VND

Định nghĩa 2: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ củahai nước với nhau mà trong thời đại ngày nay sự so sánh đó là sự so sánhsức mua của các tiền tệ

1.1.1.2 Phân loại

Trong thực tế tuỳ từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnhnào đó của tỷ gía hối đoái người ta thường gọi đến tên đến loại tỷ giá đó Dovậy cần thiết phải phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giákhác nhau:

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ.

Trang 6

a)Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia ra làm hai loại:

Tỷ giá điện hối: là tỷ gía mua bán ngoại hối mà ngân hàng có tráchnhiệm chuyển ngoại hối bằng điện( telegraphic transfer -T/T)

Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có tráchnhiệm chuyển ngoại hối bằng thư ( mail transfen M/T)

b) Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các loại

Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà Nước công bố được hình thành trên

cơ sở ngang giá vàng

Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệcung cầu qui định

Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nướckhông can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này

Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nàođó

c)Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các

loại:

Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ

Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu cókỳ hạn bằng ngoại tệ

Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyểnkhoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản quangân hàng

Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoạihối bằng tiền mặt

d)Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:

Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mau bánngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày

Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bánngoại hối của chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày

Trang 7

Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhậnngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.

Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giaonhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợpđồng(có thể là 1,2,3 tháng sau)

e)căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá chia ra làm hai loại:

Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào

Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra

1.1.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái

1.1.2.1 Thuyết ngang giá vàng

Trong thời kỳ bản vị kim loại, nhất là bản vị vàng (và bạc), các đồngtiền quốc gia đều được so sánh, quy đổi với nhau trên cơ sở hàm lượng kimloại (vàng) chứa đựng trong đồng tiền của mình hay do đơn vị đồng tiền củamình đại diện Trong giai đoạn này, đặc biệt từ năm 1870 đến thời kỳ đầuđại chiến thế giới lần thứ nhất, người ta xác định tỷ giá giữa các đồng tiềnbằng cách so sánh hàm lượng vàng chứa trong mỗi đơn vị tiền tệ của từngnước

Ví dụ: Hàm lượng vàng của một bảng Anh (GBP) là 2,488281 gam vàcủa một đô la Mỹ là 0,888671 gam Do đó, tỷ giá hối đoái của GBP và USDlà:

GBP/USD=2,488281/0,888671=2,80

Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái của một nước cũng như trênthế giới khá ổn định và thường chỉ biến động theo mức tăng giảm hàm lượngvàng chứa đựng trong mỗi đơn vị tiền tệ

Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau Chiến tranh thếgiới lần thứ nhất, đặc biệt là do những bất lợi của chế độ bản vị vàng (kiềmchế sự phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế quốc tế ) nên phần lớn cácnước đã từ bỏ chế độ bản vị vàng vào đầu những năm 30 Đến năm 1971,các nước hoàn toàn bãi bỏ chế độ bản vị vàng

1.1.2.2 Thuyết ngang giá sức mua ( Purchasing Power Parity - PPP )

Trang 8

Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát củamột nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm Ngoài

ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xuhướng tăng nhập khẩu Như vậy, cả hai lực lượng này tạo áp lực giảm giáđồng tiền của nước có lạm phát cao.Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữacác quốc gia, tạo nên các kiểu mẫu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp

và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhấttrong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên

hệ lạm phát – tỷ giá hối đoái

Ý tưởng căn bản của thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triểnbởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo vào thế kỷ 19 Nhưng chínhGustar Cassel, một nhà kinh tế người Thụy Điển mới là người phổ biến rộngrãi PPP vào những năm 20 của thế kỷ XX Trong những năm này, rất nhiềunước như Đức, Hungary, Nga phải trải qua thời kỳ lạm phát phi mã vì sứcmua đồng tiền của các nước đó giảm rất mạnh, bị mất giá mạnh so với cácđồng tiền ổn định như USD Lúc này quan niệm về thuyết PPP trở nên phổbiến trước thực trạng lịch sử như vậy Có nhiều hình thức khác nhau củathuyết PPP

Theo hình thức tuyệt đối, thuyết PPP là sự phát triển của quy luật mộtgiá Nội dung cơ bản của quy luật một giá là: nếu hai nước cùng sản xuấtmột loại hàng hoá giống nhau thì giá cả của hai loại hàng hoá đó giống nhautrên toàn thế giới và không phụ thuộc vào nước nào sản xuất ra nó

Như vậy, theo quy luật một giá thì nếu như thép của Mỹ được sản xuấtvới giá 100 USD/tấn, còn thép của Nhật được sản xuất ra với giá 10.000JPY/tấn thì có nghĩa là 1 USD = 100 JPY, tỷ giá USD/JPY = 100

Giả sử tỷ giá USD/JPY = 50 thì điều đó có nghĩa: thép của Nhật bị đắttương đối so với thép của Mỹ Khi đó cầu thép của Nhật sẽ giảm xuống chođến khi giá thép của Nhật còn 5000 JPY/tấn hoặc tỷ giá phải nâng lênUSD/JPY = 100 (tức là giảm giá đồng JPY) Tương tự khi tỷ giá là 150 JPY/USD thì xu hướng là cầu thép của Nhật tăng tới 15.000JPY/tấn hoặc tỷ giáphải giảm xuống đến 100 JPY/USD (tăng giá đồng JPY)

Trên cơ sở quy luật một giá, thuyết PPP phát biểu rằng: Tỷ giá bất kỳgiữa hai đồng tiền của hai nước sẽ bằng tỷ số mức giá của hai nước đó tạicùng thời điểm

Ví dụ: Thép Nhật tăng giá 11.000 JPY/tấn, thép Mỹ vẫn ở giá 100USD/tấn, tỷ giá cũ là 100 JPY/USD, thì lúc đó thuyết PPP nói rằng tỷ giá sẽ

Trang 9

được điều chỉnh theo hướng giảm giá đồng JPY, tức là bằng 110 JPY/USD.Việc vận dụng thuyết PPP chỉ cung cấp cho ta một hướng dẫn lâu dài về sựvận động của tỷ giá.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn nó không được hoàn hảo, thậm chí còn bịsai lệch đáng kể vì thị trường là không hoàn hảo, tồn tại chi phí vận chuyển,bảo hiểm, thanh toán, thông tin và nhiều hàng rào thương mại khác, do đó,thuyết PPP tuyệt đối hiếm khi thấy trong thực tế, nhưng thuyết PPP tươngđối lại khá phổ biến

Thuyết PPP tương đối được duy trì, dù cho sức mua của đồng tiềnkhông giống nhau ở mọi nơi, thay đổi mức giá cả giữa hai quốc gia được hấpthụ bởi sự biến động của tỷ giá, do đó, quan hệ PPP được duy trì không thayđổi Nếu nước A có tỷ lệ lạm phát bằng 0% và nước B có tỷ lệ lạm phátbằng 10% thì đồng tiền của nước B phải giảm giá 10% so với đồng tiền củanước A Sự biến động của tỷ giá sẽ duy trì tỷ lệ giá cả giữa hai nước trước vàsau khi lạm phát xảy ra là không thay đổi

Nếu thuyết PPP tương đối hoạt động, có hiệu lực ngay lập tức và chínhxác, thì chính sách tiền tệ sẽ không có tác dụng cải thiện cán cân thươngmại Bất cứ sự thay đổi nào trong các mức giá cả giữa hai nước do thay đổimức cung ứng tiền sẽ được hấp thụ ngay lập tức bởi sự thay đổi của tỷ giá.Trong thực tế thuyết PPP tương đối có ảnh hưởng tương đối tới sự biến độngcủa tỷ giá, nhưng xảy ra chậm hơn Xu hướng là rõ ràng nhưng nhiều yếu tố

có thể làm méo mó quan hệ này trong ngắn hạn Một trong những nguyênnhân chủ yếu là do trong giai đoạn ngắn hạn đối với cả thị trường trong nước

và thị trường quốc tế thì giá cả hàng hoá được coi như là cố định Trong khi

đó tỷ giá trao đổi thì được điều chỉnh thường xuyên do sự cập nhật thông tin

và do sự thay đổi của chính sách kinh tế Điều đó có nghĩa, sự thay đổi của

tỷ giá đã tạo ra sự sai lệch lớn và kéo dài so với thuyết PPP

1.1.3 Niêm yết tỷ giá

Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thườngđược yết giá như sau:

USD/DEM = 1,4125/1,4175

USD/VND = 15.300/15.500

Trong công thức trên, đồng USD đứng trước gọi là đồng tiền yết giá và

là một đơn vị tiền tệ VND đứng sau gọi là đồng tiền định giá và là một sốđơn vị tiền tệ và thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yếtgiá

Trang 10

Tỷ giá đứng trước 15.300 là tỷ giá mua đô la trả bằng VND của ngânhàng, được gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE).

Tỷ giá đứng sau 15.500 là tỷ giá bán đô la thu bằng VND của ngânhàng, gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE) Tỷ giá ASK thườnglớn hơn tỷ giá BID Chênh lệch giữa chúng gọi là SPREAD, còn được gọi làlợi nhuận (chưa nộp thuế) của ngân hàng trong giao dịch mua bán ngoại hối.Trong giao dịch ngoại hối, khách hàng thường có thể lấy tên thủ đô củacác nước công nghiệp phát triển thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiềnđịnh giá Ví dụ: thay vì đọc USD/DEM người ta đọc “tỷ giáUSD/FrankFurt”, USD/FRF là “tỷ giá USD – Paris”

Để đảm bảo tính nhanh gọn, các tỷ giá thường không được đọc đầy đủ

mà chỉ đọc những con số thường biến động, đó là những con số cuối Ví dụ:USD/DEM = 1,7015 chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy Các số này chialàm hai nhóm số Hai số thập phân đầu tiên đọc là “Số” (Figure), hai số kếtiếp đọc là “Điểm” (Point) Tỷ giá trên đọc là “Đô la, Đê mác bằng một, bảymươi số, mười lăm điểm” Cách đọc điểm có thể dùng phân số “một phầntư” thay vì đọc 25, “ba phần tư” thay vì đọc 75

Phương pháp yết giá ngoại tệ: Có hai phương pháp yết giá ngoại tệ làyết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp

Nếu xét ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế, trên thế giới hiện nay chỉ

có hai đồng tiền quốc gia: USD, GBP và hai tiền tệ quốc tế: SDR, EURO(trước đây là ECU) là dùng cách yết giá trực tiếp (Certain quotation), cáctiền tệ còn lại dùng cách yết giá gián tiếp (incertain quotation):

Ví dụ: USD/DEM, GBP/FRF, SDR/FRF, SDR/FRF

Có nghĩa là giá của USD, GBP hay của SDR, EURO được thể hiệntrực tiếp ra bên ngoài, còn các tiền tệ khác như DEM, FRF, VND mới thểhiện gián tiếp ra bên ngoài Ví dụ: USD/VND = 15.000

Tức là giá của một USD bằng 15.000 VND, còn giá của một VNDchưa thể hiện trực tiếp ra bên ngoài; muốn xác định ta làm phép chia nhưsau:

1 VND = 1/15000  0,00007 USD

Trang 11

Nếu xét ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và nước Mỹdùng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối, còn các quốc giakhác lại dùng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối.

1.2 Chính sách tỷ giá

1.2.1 Khái niệm và hệ thống chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá là tổng thể các nguyên tắc công cụ biện pháp đượcnhà nước điều chỉnh tỷ giá của một quốc gia trong một thời kỳ nhất địnhnhằm đạt mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển của quốc gia đó

Để quản lý và điều hành tỷ giá NHTW thường sử dụng các chính sáchchủ yếu sau:

- Chính sách chiết khấu: khi NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu làmlãi suất trên thị trường tăng, làm các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trườngquốc tế chạy vào nước mình để thu lợi tức cao làm dịu sự căng thẳng củacầu vượt cung ngoại hối do đó làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại

- Chính sách hối đoái: khi tỷ giá lên cao NHTW bán ngoại hối ra thịtrường kéo tỷ giá tụt xuống và ngược lại Tuy nhiên NHTW phải có dự trữngoại hối đủ lớn, nếu cán cân thanh toán thiếu hụt thường xuyên thì khó có

đủ ngoại hối thực hiện phương pháp này

- Phá giá tiền tệ: là sự nâng cao một cách chính thức TGHĐ hay là việcnhà nước hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ làm đẩymạnh xuất khẩu hạn chế nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại làm tỷ giábớt căng thẳng

- Nâng giá tiền tệ: là việc Nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệnước mình so với ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm xuống

1.2.2 Các công cụ của Chính sách tỷ giá

1.2.2.1 Nhóm công cụ trực tiếp

NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cốđịnh hay gây ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất địnhtheo mục tiêu đã đề ra Hoạt động can thiệp trực tiếp của ngân hàng trungương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có thể tạo ra áp lực lạm phát haythiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động canthiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấpthụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông

Trang 12

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ được thực hiện thông qua việcNHTW tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ Một nghiệp vụmua ngoại tệ trên thị trường của NHTW làm giảm cung ngoại tệ do đó làmtăng tỷ giá hối đoái và ngược lại Do đó đây là công cụ có tác động mạnh lên

tỷ giá hối đoái

Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là việc NHTW mua bán có chứng từ cógiá Tuy nhiên nó chỉ tác động gián tiếp đến tỷ giá mà lại có tác động trựctiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô khác (lãi suất, giá cả) Nó được dùng phốihợp với nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ để khử đi sự tăng, giảm cung nội

tệ do nghiệp vụ thị trường mở gây ra

Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng biện pháp can thiệp hành chính nhưbiện pháp kết hối, quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy địnhhạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ,quy định hạn chế thời gian mua ngoại tệ, nhằm giảm cầu ngoại tệ, hạn chếđầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định

1.2.2.2 Nhóm công cụ gián tiếp

Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất Cơ chế tác động đến tỷgiá hối đoái của nó như sau: Khi lãi suất chiết khấu thay đổi kéo theo sự thayđổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường Từ đó tác động đến xu hướngdịch chuyển của dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn hoặc ít nhấtlàm cho người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sangđồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái Cụthể lãi suất tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thịtrường thế giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốn ngoại tệ trongnước sẽ có xu hướng chuyển đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãisuất cao hơn do đó tỷ giá sẽ giảm (nội tệ tăng) và ngược lại muốn tăng tỷ giá

sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu

Muốn giảm tỷ giá hối đoái thì Chính Phủ có thể quy định mức thuếquan cao, quy định hạn ngạch và thực hiện trợ giá cho những mặt hàng xuấtkhẩu chiến lược Và ngược lại sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái

Ngoài ra Chính Phủ có thể sử dụng một số biện pháp khác như điềuchỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ vớiNHTW, quy định mức lãi suấttrần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ Mục đích là phòng ngừa rủi

ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầumất cân đối

Trang 13

1.2.3 Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế

1.2.3.1 Đối với cán cân thanh toán

Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốcgia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu củachính quốc gia đó Khi TGHĐ tăng (đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giátrong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩucủa nước đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước Cácnguồn lực sẽ được thu hút vào những ngành sản xuất mà giờ đây có thể cạnhtranh hiệu quả hơn so với hàng nhâp khẩu và cũng vào ngành xuất khẩu màgiờ đây có thể có hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế Kết quả là xuấtkhẩu tăng nhập khẩu giảm làm cán cân thanh toán được cải thiện

1.2.3.2 Với lạm phát và lãi suất

Khi các yếu tố khác không đổi TGHĐ tăng làm tăng giá các mặt hàngnhập khẩu tính bằng nội tệ Các hộ gia đình,các nhà sản xuất sử dụng đầuvào nhập khẩu phải tiêu dùng hàng nhập khẩu với mức giá tăng cùng tỷ lệphá giá Kết quả mức giá chung trong nền kinh tế trở nên cao hơn đặc biệt lànền kinh tế nhỏ, mở cửa với thế giới bên ngoài có xuất khẩu và nhập khẩuchiếm tỷ lệ cao so với GDP Nếu TGHĐ tiếp tục có sự gia tăng liên tục quacác năm có nghĩa là lạm phát đã tăng Nếu lãi suất tăng ở mức vừa phải cóthể kiểm soát sẽ kích thích tăng trưởng nhưng nếu lạm phát tăng quá cao sẽtác động làm lãi xuất tăng làm giảm đầu tư ảnh hưởng không tốt đến đờisống kinh tế

1.2.3.3 Với sản lượng và việc làm

Đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nướcthì khi TGHĐ tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnhtranh cho các lĩnh vực này giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm công ănviệc làm giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên và ngược lại

1.2.3.4 Đối với đầu tư quốc tế

- Đầu tư trực tiếp: TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tưnước ngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sảnxuất được đưa vào nước sở tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo

tỷ giá chính thức Bên cạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản xuất vàhiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnhhưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyếtđịnh có đầu tư vào nước sở tại hay không

Trang 14

- Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụngquốc tế cũng như việc mua bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường.

Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐtăng tổng lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽxảy ra hiện tượng luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảmluồng vốn sẽ đổ vào trong nước

Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tếđòi hỏi các quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn địnhhợp lý giảm mức độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nướcngoài

1.2.3.5 Với nợ nước ngoài

Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệnước đó hoặc những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồngnghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài Ngày nay khi sự luânchuyển vốn quốc tế ngày càng tự do thì các nước đặc biệt các nước đangphát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảotăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ

1.2.4.1 Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ

Do tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại hối vànguyên tắc một giá nên khi sức mua của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm tỷ giágiảm xuống và ngược lại

1.2.4.2 Cán cân thanh toán quốc tế

Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong những yếu tố kinh tế tác độngđến tỷ giá Đánh giá chung có tính chất truyền thống đối với sự biến độngcủa TGHĐ, các nhà kinh tế đều cho rằng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vàdịch vụ quốc gia là những nhân tố cơ bản đứng sau lưng tăng giá TGHĐ Tình trạng của cán cân thanh toán tác động đến cung cầu về ngoại hối

do vậy, tác động trực tiếp đến TGHĐ

1.2.4.3 Yếu tố tâm lý

Trang 15

Dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện kinh tế, chính trị của một nước

và tình hình thế giới, cả chính trị và kin tế có liên quan các nhà kinh doanhngoại hối bao gồm các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và kể cảngười đầu cơ tùy theo sự phán đoán đó mà hành động

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng một cách hết sức nhạy cảm đối với thịtrường tài chính, trong đó có thị trường hối đoái Tuy nhiên những biến độngnày bao giờ cũng mang tính chất ngắn hạn, xác lập một vị thế ngắn hạn

1.2.4.4 Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương

Chế độ tỷ giá mà phần đông các nước vận hành là thả nổi có quản lý

do đó vai trò can thiệp của nhà nước giữ vị trí quan trọng NHTW tự biếnmình thành một bộ phận của thị trường, quyện chặt với thị trường, lúc với tưcách người mua lúc khác là tư cách người bán, nhằm tác động về phía cunghay cầu của quỹ ngoại hối thị trường nhằm cho ra một tỷ giá phù hợp như ý

đồ của chính sách tiền tệ Tuy nhiên điều kiện vật chất để có thể can thiệp làthực lực về tiềm năng quốc gia biểu hiện bằng quỹ ngoại tệ bình ổn giá, baogồm ngoại tệ dự trữ quốc gia

1.2.4.5 Năng suất lao động

Nếu năng suất lao động trong nước có sự gia tăng sẽ làm cho mức giátương đối có xu hướng sụt giảm làm đồng ngoại tệ có xu hướng giảm hayđồng nội tệ lên giá làm tỷ giá giảm xuống

1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách tỷ giá

Hiện nay trên thế giới, các quốc gia nhìn chung đều sử dụng chính sách thảnổi có quản lý nhưng mức độ quản lý hay thả nổi là khác nhau ở các quốcgia khác nhau

1.3.1 Nhóm các nước có đồng tiền mạnh

Những nước này gần như tự do ngoại hối và thống nhất một tỷ giá duynhất cho tất cả các hoạt động có liên quan Các nước này có khả năng dự trữngoại tệ của NHTW dồi dào, có thị trường ngoại hối phát triển ở mức độcao, các công cụ gián tiếp mà NHTW sử dụng rất phong phú, đa dạng và cótính chất hỗ trợ nhau Điển hình ở nhóm này là Mỹ

Thị trường tiền tệ, ngoại hối của Mỹ là thị trường phát triển và hoànchỉnh vào loại nhất thế giới, nghệ thuật điều chỉnh tỷ giá của họ cũng đạt đến

độ hoàn hảo và có ảnh hưởng toàn cầu Chính sách đồng đô-la yếu, rơi tự dochính là yếu tố kích thích xuất khẩu của Mỹ, thúc đẩy tăng trưởng tạo ranhiều nhu cầu việc làm, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp vốn vẫn lơ lửng

Trang 16

như một mối đe doạ với siêu cường quốc kinh tế thế giới Về dài hạn, chínhsách này ít nguy cơ gây tăng mạnh lạm phát và sẽ làm tăng lãi suất và kíchthích các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra hàng tỷ đô-la cho Mỹ trang trải cácthâm hụt trong ngân sách và tài khoản vãng lai.

1.3.2 Nhóm các nước đang chuyển đổi về cơ cấu kinh tế (Ba Lan, Nga, Séc…)

Các nước trong nhóm này đều gắn đồng tiền với một số ngoại tệ nhấtđịnh (Ba Lan với 5 đồng tiền USD, DEN, GBP, FRF, CHF; CH Séc với 2đồng tiền DEM, USD) tỷ giá được công bố hàng ngày với mức dao độngcho phép NHTW sẽ can thiệp khi tỷ giá ra ngoài biên độ dao động Tronggiai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, dự trữ ngoại tệ thấp, thị trườnghối đoái và nội tệ chưa phát triển thì cơ chế trên tỏ ra là một điểm tựa tươngđối chắc chắn cho NHTW trong việc kiểm soát chính sách tỷ giá Chúng ta

sẽ xem xét trường hợp của nước Nga

Trước cuộc khủng hoảng T8/1998, chủ trương thực hiện liệu pháp

‘sốc’ để cải tổ nền kinh tế, Chính phủ Nga đã áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổihoàn toàn cùng với khá nhiều chính sách tự do hoá trong giai đoạn 91-95.Những đợt phá giá vô căn cứ đã góp phần tạo ra sự tụt dốc tới 3000 lần củađồng Rúp so với USD, làm tăng lạm phát trong nước Ước tính đến năm

1995, tổng giá trị USD bằng tiền mặt lưu hành quy đổi giá trị so với đồngRúp đã vượt quá 3 lần, Nga là quốc gia tầm cỡ duy nhất trong lịch sử phụthuộc quá nhiều vào đồng tiền của một quốc gia khác Ngày 6-7-1995, Chínhphủ Nga đưa ra hệ thống ‘hành lang hối đoái’ nhằm tạo tiền đề cho quá trình

cố định tỷ giá đồng tiền này

Năm 1998, sau khi thay đổi mệnh giá đồng Rúp theo tỷ lệ mới1/1000 tỷ giá đồng Rúp giảm xuống còn một con số, Chính Phủ Nga đãquyết định thực hiện chính sách cố định tỷ giá ở mức 6.2 R/USD Song vớinhững biến động quá lớn về giá cả một số mặt hàng chủ chốt trên thị trườngquốc tế đã gây nên khủng hoảng tiền tệ T8/1998, hệ thống Ngân hàng rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán, khoảng 1/3 ngân hàng bị phá sản,gần 160 tỷ USD nợ nước ngoài không có khả năng trả Ngày 9/9/1998, Nga

đã buộc phải từ bỏ mục tiêu biên độ tỷ giá và chuyển sang hệ thống tỷ giáhối đoái thả nổi, do thị trường quyết định, NHTW chỉ có nhiệm vụ ngănchặn sự dao động quá nhiều của tỷ gía T7/2004, NHTW Nga đã quyết địnhchuyển sang hệ thống mới, tỷ gía được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quâncủa đồng Rúp so với USD và €

Bài học rút ra ở đây là:

Trang 17

+ Cơ chế điều hành TGHĐ cần được đặt trong mối quan hệ với lãisuất và lạm phát, phù hợp với từng thời kỳ nhất định, phối hợp song songvới chính sách kinh tế trên tất cả ngành lĩnh vực khác.

+ Sự phá giá vô căn cứ đồng tiền quốc gia trong thời kỳ chuyểnđổi và chính sách thả nổi khiến đồng tiền nội tệ bị mất giá nghiêm trọng, lạmphát gia tăng khó kiểm soát làm tháo chạy dòng vốn đầu tư nước ngoài,giảm tốc độ tăng trưởng

+ Cơ chế TGHĐ thả nổi nếu được đặt trong biên độ dao động nhấtđịnh có thể thành công và thích hợp với công cuộc cải cách kinh tế- xã hội

1.3.3 Nhóm các nước Châu Á và khu vực ASEAN

Các nước ASEAN đa số đều thả nổi TGHĐ, không quy định giới hạnvới các NHTM Đa số các nước này có thị trường hối đoái phát triển, thịtrường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng cao, mức dự trữ ngoại tệ lớn đủđiều kiện để tiến tới tự do hoàn toàn, NHTW có đủ sức cũng như các công

cụ để can thiệp trong trường hợp cần thiết

Trung Quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh và hàng đầu

ở Châu Á, T4/1994 Chính Phủ nước này đã chính thức công bố thực hiệnchính sách TGHĐ “thả nổi có quản lý”: tỷ giá đồng NDT được dao độngtrong một biên độ hẹp và NHTW có thể điều chỉnh tỷ giá mục tiêu trên cơ sởcác biện pháp kiểm soát chặt chẽ vốn vào ra của Chính phủ Điều này khôngnhững làm ổn định tiền tệ mà còn tạo được lòng tin của nhõn dõn thông quaviệc đưa đồng tiền đến gần giá trị thực của nó T12/1996, NDT được chínhthức chuyển đổi trong các giao dịch trên tài khoản vãng lai sau khi đựơc ấnđịnh ở mức 8.27 NDT/USD( biên độ dao động 0.125% ) Chế độ tỷ giá mớinày đã biến Trung Quốc thành khu vực an toàn, thu hút đầu tư rất mạnh kể

cả trong thời kỳ khủng hoảng khu vực, thay thế Mỹ trở thành nước thu hútFDI lớn nhất thế giới, dự trữ ngoại tệ chỉ xếp sau Nhật Bản Vai trò của đồngNDT ngày càng được củng cố và nâng cao trên khu vực và thế giới

Ngày 31/7/2005, Trung Quốc tuyên bố TGHĐ đồng NDT căn cứvào “giỏ” ngoại tệ gồm USD, Euro, yên Nhật và đồng won Hàn Quốc.NHTW Trung Quốc mới đây đã tăng giá NDT 2% nhằm làm dịu tình trạngmất cân bằng trong mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc, mở rộng kích cầutrong nước cũng như nâng cao mức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trườngquốc tế, nâng cao hiệu quả tận dụng vốn nước ngoài…Người phát ngônNHTW Trung Quốc cho biết: hiện nay khâu quản lý ngoại tệ của nước này

đã được nới lỏng dần dần, việc xây dựng thị trường ngoại tệ không ngừngtăng cường, các cuộc cải cách tiền tệ đã thu được tiến triển thực chất, kiểmsoát vĩ mô thu được thành quả nổi bật, kinh tế quốc dân tiếp tục duy trì đà

Trang 18

tăng trưởng ồn định.Vì vậy Trung Quốc chọn thời điểm này để thực hiện cảicách tỷ giá.

Kết luận

Khi có một thị trường hối đoái và nội tệ phát triển ở mức cao có đầy

đủ công cụ gián tiếp giúp NHTW linh hoạt trong can thiệp và trung hoà giữacác chỉ tiêu của chính sách tiền tệ.Bản thân nền kinh tế đó cũng phải pháttriển mạnh, có dự trữ đồng tiền có sức mạnh và có khả năng chuyển đổi, ổnđịnh tương đối, có xu hướng tăng giá

Đặc trưng chính sách tỷ của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá mà quốc gia

đó áp dụng Căn cứ vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên

tỷ giá, thì chính sách tỷ giá của Việt Nam kể từ khi có đồng tiền Quốc gia (1955) cho đến nay có thể được chia thành bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất: 1955-1989

Đặc trưng của thời kỳ này là nhà nước độc quyền về ngoại thương vàngoại hội, do đó tỷ giá cũng do Nhà nước độc quyền xác định, không tínhđến yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cốđịnh, đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

Ở VIỆT NAM

Trang 19

Giai đoạn thứ hai: 1989-1991

Đặc trưng của thời kỳ này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang ápdụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tínhiệu thị trường Chính vì vậy, nhiều người coi thời kỳ này là thời kỳ “thảnổi” tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát

Giai đoạn thứ ba: 1992- 2/1999

Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá được chính thức ấn định trên các cơ

sở :

Đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994

Do đó nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường

Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ1/1995 đến 2/1999 Chính vì vậy nội dung tỷ giá đã hàm chứa nội dung cungcầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn trước

Ngoài ra trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền

tệ Đông Nam Á 1997-1998

Giai đoạn thứ tư: Từ tháng 2/1999 đến nay

Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là thay vì ấn định và công bố tỷ giáchính thức, NHNN bây giờ chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liênngân hàng Đây là thời điểm chuyển từ chế độ tỷ giá cố định (tỷ giá chínhthức ) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Trong bốn giai đoạn nêu trên, bài thảo luận này xin được điểm qua những nét nổi bật trong 3 giai đoạn đầu và đi sâu vào giai đoạn gần đây nhất với chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết từ 2/1999 đến nay.

2.1 Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá

Trang 20

b) Chính sách tỷ giá (phương pháp xác định, chính sách quản lý)

Tỷ giá trong giai đoạn này được xác định dựa trên việc so sánh sứcmua giữa hai đồng tiền, sau đó được qui định trong các hiệp định thanh toánđược ký kết giữa các nước XHCN

Tỷ giá của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955

là tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và VND 1CNY=1470VND (Tỷ giánày được xác định bằng cách chọn ra 34 đơn vị hàng hóa cùng loại, thôngdụng nhất, tại cùng một thời điểm tại thủ đô và có tham khảo thêm giá cả ởmột số tỉnh khác để qui đổi ra tổng giá cả của 34 mặt hàng đó theo hai loạitiền của 2 nước.)

Sau đó, khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với Liên Xô, tỷ giágiữa VND và đồng Rúp (SUR) được tính chéo nhờ tỷ giá giữa CNY và SUR

đã có từ trước 1 SUR = 0.5 CNY  1 SUR = 735 VND

Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này được giữ cố định trong một thờigian dài

Một đặc trưng nữa của tỷ giá trong giai đoạn này là “đa tỷ giá” tức làviệc tồn tại song song nhiều loại tỷ giá: tỷ giá chính thức, phi mậu dịch, kếttoán nội bộ

- Tỷ giá chính thức: (còn gọi là tỷ giá mậu dịch) là tỷ giá do ngân hàngnhà nước công bố và dùng để thanh toán mậu dịch với Liên Xô và các nướcXHCN khác Đây là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bánhàng hóa, dịch vụ vật chất giữa các nước trong phe XHCN

- Tỷ giá phi mậu dịch: là tỷ giá dùng trong thanh toán chi trả hàng hóahoặc dịch vụ vật chất không mang tính thương mại Như: chi về ngoại giao,đào tạo, hội thảo, hội nghị…

- Tỷ giá kết toán nội bộ: được tính trên cơ sở tỷ giá chính thức cộngthêm hệ số phần trăm nhằm bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu Tỷ giá nàykhông công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ Nó thoát ly

tỷ giá mậu dịch nhằm bù đắp những khoản thua lỗ trong kinh doanh xuấtnhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước Đây thực chất là một hình thức

bù lỗ có tính chất bao cấp thông qua tỷ giá

c) Tác động đến nền kinh tế

Thực ra trong giai đoạn này do quan hệ thương mại đầu tư của ViệtNam và khối SEV là quan hệ hàng đổi hàng, mang nặng tính chất viện trợ,việc di chuyển, chuyển giao về ngoại tệ là không có nên việc quy định tỷ giáhối đoái giữa VND và các ngoại tệ khác chỉ mang tính hạch toán

Trang 21

Quan hệ về cung cầu ngoại hối trên thị trường đã không được phản ánhđúng đắn trong tỷ giá Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là việc tồn tạimột thị trường “chợ đen” với một tỷ giá khác xa tỷ giá chính thức

Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do

Do đồng tiền Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền tự

do chuyển đổi nên:

- Cán cân thương mại bị thâm hụt nặng, xuất khẩu gặp nhiều bất lợitrong khi nhập khẩu thì có lợi và thường xuyên tăng lên Hậu quả là hàng nộibị hàng ngoại chèn ép, sản xuất trong nước bị đình đốn

- Nhà nước phải áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ để bù lỗ cho các đơn vịsản xuất hàng xuất khẩt nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa đủ bùđắp chi phí sản xuất

- Cán cân thanh toán bị bội chi, dự trữ ngoại tệ bị giảm sút, phản ứngcủa chính phủ lúc này là tăng cường quản lý ngoại hối, bảo hộ mậu dịch vàkiểm soát hàng nhập khẩu Nhưng từ đó nảy sinh tình trạng khan hiếm vật

tư, hàng hóa, nguyên vật liệu cần thiết khiến cho tốc độ tăng trưởng chậmlại, sản xuất trong nước trì trệ, đình đốn lại càng trở nên tồi tệ, sức ép lạmphát tăng vọt

2.2 Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá

a) Bối cảnh kinh tế.

Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, quan hệ ngoại thương được bao cấp với cácthị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buônbán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ

Trang 22

Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm

1989 Chính phủ cam kết và thực thi chiến lược ổn định hóa nền kinh tế - tàichính – tiền tệ, trong đó vấn đề tỷ giá được coi là khâu đột phá, có vai tròcực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách, chuyển đổi cơ chế và mở cửakinh tế

b) Chính sách tỷ giá.

Nghị định 53/HĐBT ra đời, qui định về việc tách hệ thống Ngân hàngViệt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm ngân hàng nhà nước thực hiệnchức năng quản lý vĩ mô và hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chứcnăng kinh doanh tiền tệ và tín dụng Tỷ giá mua bán của các ngân hàng đượcphép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5%

Quá trình xóa bỏ chế độ tỷ giá kết toán nội bộ diễn ta cùng lúc với việcđiều chỉnh giảm giá mạnh nội tệ (không khác gì thả nổi) (Bảng dưới)

Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựa chủyếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nhà nước đã thông qua chính sách

tỷ giá linh hoạt hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị trường

tự do sao cho mức chênh lệch nhỏ hơn 20% Kết quả là mức chênh lệch tỷgiá được thu hẹp

Năm

Tỷ giá ngân hàng(bình quân)

Tỷ giá thị trường

Trang 23

điều kiện thúc đẩy lạm phát Tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng trở lại: từ34,7% năm 1989 lên 67,5% trong hai năm 1990 và 1991.

2.3 Thời kỳ 1992-2/1999

a) Bối cảnh kinh tế.

Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp một cách đáng kể

Về phương diện thanh toán quốc tế, Việt Nam đứng trước một tình thế

vô cùng khó khăn Bên cạnh hệ thống thanh toán đa biên đã bị tan rã, tất cảcác nước CNXH đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với ViệtNam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (chủ yếu là USD) Việc chuyển đổiđồng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của ViệtNam bằng ngoại tệ vì trước đó, hầu hết nguồn thu ngoại tệ của Việt Namđều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có một lượng nhỏ bằng ngoại tệ tự

do chuyển đổi

Điều đó đã dẫn đến cán cân vãng lai và cán cân thương mại thâm hụtlớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu sự thiếu hụt trong cán cân thương mạiđược bù đắp bằng các khoản viện trợ, cho vay của các nước CNXH mà chủyếu là Liên Xô

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á bùng nổbuộc các nước này phải tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ và Việt Namcũng không nằm ngoài xu hướng đó

Có thể nói, việc thành lập quỹ ngoại tệ tại NHNN đã làm dịu nhữngbiến động thất thường của tỷ giá trên thị trường NHNN đã sử dụng quỹ mộtcách rất linh hoạt và hiệu quả Quỹ tạo cho NHNN một nguồn lực thực sự đểcan thiệp nhằm ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế vềngoại tệ

Tháng 9/1991 ngân hàng nhà nước đã thành lập một trung tâm giaodịch ngoại tệ tại thành phố Hồ Chí Minh và tháng 11/1991, một trung tâmgiao dịch thứ hai ở Hà Nội cũng ra đời

Trang 24

Đối tượng tham gia giao dịch trên các trung tâm này là các ngân hàngđược phép kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức XNK kinh doanh trực tiếp vớinước ngoài và NHNN Ngoài ra các ngân hàng được phép tập hợp các yêucầu mua bán ngoại tệ của khách hàng không trực tiếp mua bán tại trung tâm.

Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao hoặcngược lại để đạt được cân bằng cung cầu về ngoại tệ

Tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam được xác định có căn cứ vào tỷgiá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm theo nguyên tắc tỷ giámua vào không được vượt quá 0.5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịchtrước

Việc thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ là bước ngoặt đầu tiêncủa hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự theo hướng thịtrường Thông qua hoạt động của hai trung tâm, với vai trò là người tổ chức

và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường

để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thịtrường

Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ Châu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thịtrường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệluôn lớn hơn cung Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đã ba lần chủ động

Trang 25

điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa cácngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ

Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực,

tỷ giá tăng lên do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh củahàng hóa Việt Nam

Việc tỷ giá của Việt Nam không tăng quá nhanh như của các nướckhác trong khu vực có tác động tích cực vì không tạo tâm lý hoang mangcho người dân, không gây ra một sức ép lớn lên nợ nước ngoài và hạn chếthiệt hại cho nhập khẩu

2.4 Giai đoạn 1999 đến nay: thả nổi có điều tiết

2.4.1.Giai từ tháng 2/1999 đến tháng 12/2002

a) Bối cảnh kinh tế

Đây là thời kỳ đầu chuyển đổi từ cơ chế quản lỳ nên kinh tế kế hoạchhóa tập trung bao cấp, sang cơ chế thị trường định hướng XHCN Chế độ tỷgiá đã linh hoạt nhưng vẫn có sự kiểm soát của nhà nước(hàng ngày NHNNcông bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàngcủa VND/USD trên các phương tiện thông tin đại chúng, thay cho việc công

bố tỷ giá chính thức và tỷ giá nình quân mua vào,bán ra trên các thị trườngngoại tệ liên ngân hàng) Trên thực tế có thị trường ngoại tệ chợ đen đã ảnhhưởng không nhỏ đến nền kinh tế

Trang 26

Nếu thanh toán bằng các đồng tiền khác EUR, JPY, GBP… phải tính

tỷ giá chéo suy ra từ tỷ giá VND/USD

b) Chính sách tỷ giá

Là giá đối ngoại của đồng nội tệ trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh

tế, tỷ giá luôn có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế – chínhtrị – xã hội của một quốc gia Chính vì vậy, trong các giai đoạn dự trữ ngoại

tệ thấp, tâm lý sùng bái ngoại tệ thể hiện ở nạn đô la hoá cao, sự ổn định củađồng nội tệ chưa có cơ sở vững chắc thì việc thực thi một chế độ tỷ giá hốiđoái có tính chất hành chính và tương đối ổn định là một phương thức hiệuquả Tuy nhiên, việc quản lý tỷ giá hối đoái một cách hành chính làm chogiá đối ngoại của đồng nội tệ không phản ánh đúng thực lực của nền kinh tếluôn gắn với những tác động tiêu cực cố hữu Cụ thể là nếu đồng nội tệ bịđặt trên giá trị thì hiệu quả kinh tế của một quốc gia trên thị trường quốc tếbị bóp méo, cán cân thương mại không có điều kiện cân bằng, kỳ vọng phágiá và các tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ xuất hiện Những vấn đề đó, đếnlượt nó, chính là các nhân tố cản trở việc quản lý lành mạnh và gây ra nhữngbất ổn đối với môi trường kinh tế Chính vì thế, việc theo đuổi một cơ chếđiều tiết tỷ giá phản ánh đúng giá trị của đồng nội tệ luôn là mục tiêu củaquản lý vĩ mô Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo kinh tế đó Sự rađời của Quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN7 ngày 25/2/1999 là sự khởi đầucho cơ chế điều tiết tỷ giá trên cơ sở thị trường

Để làm rõ vấn đề này, đòi hỏi phải phân tích những điểm mới củaQuyết định số 64/1999/QĐ - NHNN7 ngày 25/2/1999 trong mối quan hệ với

cơ chế điều tiết tỷ giá trước đó

Việc điều tiết tỷ giá giai đoạn trước khi có Quyết định 64/1999/QĐ NHNN7 tuân theo Quyết định 205 QĐ - NH7 của Thống đốc NHNN, banhành ngày 20/9/1994 Cụ thể là: NHNN công bố hàng ngày tỷ giá chính thứccủa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ trên các phương tiện thông tin đạichúng Tỷ giá này được các tổ chức tín dụng có giấy phép kinh doanh ngoại

-tệ dùng làm cơ sở để xác định tỷ giá giao dịch trong một biên độ nhất định.Như vậy, tỷ giá chính thức do NHNN quy định và công bố không chứađựng nội dung kinh tế mà chỉ mang tính hành chính Kết quả là tỷ giá giaodịch ngoại tệ thực tế trên thị trường có tổ chức hầu như tách rời tỷ giá chínhthức ở các mức độ tối đa cho phép NHNN, do đó, đã đồng thời phải công

bố các tỷ giá thực tế mua và bán bình quân hàng ngày của các giao dịchngoại tệ phát sinh và tỷ giá chính thức

Tính hành chính của tỷ giá chính thức trong giai đoạn này được thểhiện rõ nét hơn thông qua phản ứng của thị trường đối với các đợt điều chỉnh

Trang 27

tăng biên độ và giảm tỷ giá chính thức của NHNN Tất cả các đợt điều chỉnhđều có chung một xu thế diễn biến là sự giảm đến mức tối đa cho phép của

tỷ giá VND Điều đó có nghĩa là tỷ giá chính thức đã không phản ánh đúnggiá trị của đồng nội tệ trên thị trường, nên khi có cơ hội, tỷ giá đã liên tụcgiảm đến mức tối đa được phép Sự mở rộng biên độ giao động trong thờigian qua thực sự là một cuộc kiểm nghiệm hiệu quả đối với tỷ giá chính thức

do NHNN công bố Chỉ khi tỷ giá chính thức được điều chỉnh đúng bằng tỷgiá thị trường liên ngân hàng, ở mức tỷ giá chính thức cộng với biên độ giaođộng tối đa cho phép vào ngày 7/8/1998, tỷ giá giao dịch thực tế mới giaođộng tương đối ổn định trong khung cho phép (thấp hơn trần) so với tỷ giáchính thức Điều đó khẳng định rằng tỷ giá chính thức lúc này đã phần nàophản ánh được tình hình thị trường ngoại tệ có tổ chức

Năm 1999

Mặc dù tỷ giá chính thức đã được lấy đúng bằng tỷ giá giao dịch trênthị trường liên ngân hàng ngày 7/8/1998 và ngay sau đó, tỷ giá giao dịchthực tế đã giao động tương đối ổn định trong khung cho phép, nhưng đócũng chỉ là sự điều chỉnh tỷ giá chính thức trên cơ sở thị trường có tính thờiđiểm Chỉ khi Quyết định 64/1999/QĐ - NHNN ra đời, tỷ giá do NHNNcông bố hàng ngày mới thực sự được hình thành trên cơ sở thị trường TheoQuyết định này, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân hàng ngày trên

cơ sở tỷ giá thực tế bình quân hình thành ở thị trường ngoại tệ liên ngânhàng của ngày giao dịch gần nhất Như vậy, cơ sở pháp lý cho việc điều tiết

tỷ giá của NHNN trên cơ sở thị trường đã được xác lập Dưới cơ chế này, tỷgiá được công bố thực sự phản ánh trung thực tình hình thị trường ngoại tệcủa ngày giao dịch gần nhất trước đó Tuy nhiên, cơ chế điều hành tỷ giámới không có nghĩa là tỷ giá hoàn toàn do thị trường xác định Với Quyếtđịnh số 65/1999/QĐ -NHNN (có hiệu lực từ ngày 26/2/1999) vai trò chủđộng kiểm soát tỷ giá của NHNN cũng đã được khẳng định Theo Quyếtđịnh này, tỷ giá giao dịch trên thị trường có tổ chức hàng ngày bị khống chếtrong biên độ là 0,1% so với tỷ giá bình quân do NHNN công bố Việc công

bố biên độ giao động tỷ giá trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn hợp lý vàbiên độ giao động 0,1% cũng không phải là quá nhỏ

Tóm lại, năm 1999 tỷ giá luôn ổn định và cơ bản phù hợp với cung cầungoại tệ trên thị trường và mục tiêu quản lý của NHNN Giao dịch mua bánngoại tệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng như các giao dịch trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng sôi động hơn năm trước

Nhu cầu ngoại tệ cho sản xuất kinh doanh cơ bản được đáp ứng đầy

đủ NHNN đã mua được một số lượng đáng kể ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại

Trang 28

tệ nhà nước và bổ sung ngoại tệ cho quỹ kinh doanh Có thể nói, việc đổimới cơ chế quản lý tỷ giá theo Quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN7 ngày25/2/1999 là một bước đi đúng đắn và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tếcũng như công tác điều hành chính sách tiền tệ NHNN đã chấm dứt việccông bố tỷ giá chính thức theo lối hành chính như trước đây, chuyển sangcông bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Năm 2000

Những tháng đầu năm 2000 tình trạng “sốt” ngoại tệ đã bộc phát Để

có đủ ngoại tệ thanh toán hoặc trả nợ vay nước ngoài, phần lớn các doanhnghiệp phải mua gom từ nhiều ngân hàng hoặc phải nhận nợ vay ngoại tệ,thậm chí có doanh nghiệp phải mua ngoại tệ với giá cao vượt trần tỷ giáNHNN công bố từ 100 –200 VND/USD Hệ thống ngân hàng thương mại,đặc biệt là ngân hàng thương mại quốc doanh rất khó khăn trong việc xoay

xở ngoại tệ để cung ứng cho doanh nghiệp Để có đủ nguồn cung, một sốngân hàng hoạt động chủ đạo về ngoại tệ (như ngân hàng Ngoại Thương,ngân hàng Công Thương ) đã nâng tỷ giá mua ngang bằng tỷ giá bán, thậmchí nâng tỷ giá mua bán tiền mặt ngang bằng với giá chuyển khoản, bántrước ngoại tệ chấp nhận lỗ kinh doanh ngoại tệ nhưng cũng không đáp ứngđược hầu hết nhu cầu của khách hàng Do kim ngạch xuất nhập khẩu 8 thángđầu năm 2000 tăng so với cùng kỳ năm 1999 nên xét về số lượng, doanh sốmua bán ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng có tăng (6 tháng đầu năm

2000 tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 1999) nhưng không cân đối, các ngânhàng thương mại bán ra nhiều hơn mua vào, nguồn cung của ngân hàng luônnhỏ hơn nhu cầu của doanh nghiệp Tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệthể hiện rõ nét nhất trong tháng 7, tháng 8 năm 2000, nhiều ngân hàng đãphải trông chờ vào nguồn ngoại tệ can thiệp của NHNN

Thiệt hại khác cũng nhìn thấy rõ hơn đối với các chính sách vĩ mô củaNhà nước Chính sách tiền tệ bị phá vỡ Trần lãi suất cho vay khách hàngkhông có tác dụng đáng kể bởi hầu như các ngân hàng đều cho vay với lãisuất thấp hơn ít nhất từ 0,15 - 0,4%/tháng đối với VND và 1,0 – 1,7%/nămđối với USD, đặc biệt sau khi NHNN công bố điều hành lãi suất cơ bản thìmức lãi suất cho vay trung bình vẫn thấp hơn nhiều so với trần quy định theoquy định mới Chính sách tỷ giá dường như chỉ là điểm tựa duy nhất để cácngân hàng lấy đó làm căn cứ điều chỉnh tỷ giá mua vào, bán ra sao cho cósức hấp dẫn, sức cạnh tranh cao nhất nhằm lôi kéo được khách hàng

Trong môi trường cung cầu ngoại tệ tương đối cân bằng của năm 1999,mỗi ngân hàng thương mại sẽ hoạt động bình thường trên cơ sở nội dung tạiQuyết định số 65/1999/QĐ - NH7 của NHNN về xác định tỷ giá giao dịch

Trang 29

giữa VND/USD và tỷ giá giữa các ngoại tệ khác so với USD Tuy nhiên vớiđiều kiện cung cầu ngoại tệ mất cân bằng đã xảy ra trong năm 2000, quyếtđịnh này đã trở thành công cụ đắc lực cho các ngân hàng, đặc biệt là ngânhàng nước ngoài, lợi dụng triệt để nhằm cạnh tranh mua được ngoại tệ Ngaytrong những ngày đầu của hiện tượng khan hiếm ngoại tệ, các ngân hàng đãphát triển rất mạnh nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn nhằm mua được ngoại tệ.

Do biên độ dao động của tỷ giá giao dịch có kỳ hạn so với tỷ giá giao ngayrất rộng đã tạo cơ hội cho các ngân hàng nhanh chân đẩy tỷ giá lên cao trongcuộc cạnh tranh mua ngoại tệ Nếu tỷ giá giao ngay ngày 30/6/00 là 14.094VND/USD, thì tỷ giá giao dịch có kỳ hạn một tháng tối đa là 14.176VND/USD, chênh lệch 82 đồng/USD Chính vì vậy, các ngân hàng đã sửdụng giao dịch có kỳ hạn để cạnh tranh

Như vậy, các ngân hàng vẫn tuân theo quy định quản lý ngoại hối làxác định tỷ giá của các loại ngoại tệ khác USD dựa theo tỷ giá trên thịtrường tiền tệ quốc tế Tuy nhiên, NHNN không quy định cơ sở xác định tỷgiá giữa VND và các ngoại tệ khác USD dựa trên tỷ giá VND/USD NHNNcông bố và tỷ giá giữa USD so với các ngoại tệ khác theo thị trường tiền tệquốc tế, mà cho phép các ngân hàng thương mại tự quy định Do đó, cácngân hàng thương mại lợi dụng kẽ hở này để đặt ra một tỷ giá thoả thuậngiữa VND với ngoại tệ khác USD, chẳng hạn giữa VND và EUR đồng nghĩavới việc ngân hàng thương mại đẩy tỷ giá giao ngay VND/USD cao hơnmức trần quy định của NHNN

Năm 2001

Có thể nhận thấy rằng, thị trường ngoại tệ những tháng đầu năm 2001đang biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn nhiều so với diễn biến căngthẳng ngoại tệ năm 2000 Nếu như năm 2000 các ngân hàng thương mại laovào cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động đô la Mỹ để thu hút tiết kiệmngoại tệ đem gửi nước ngoài kiếm chênh lệch lãi suất thì những tháng đầunăm 2001, các ngân hàng thương mại lại đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suấthuy động và cho vay ngoại tệ Khởi đầu là các ngân hàng lớn như ngân hàngNgoại Thương, ngân hàng Công Thương, ngân hàng ACB, tiếp theo đó hầuhết các ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất ngoại tệ của mình theo Gầnđây, ngân hàng Ngoại Thương một lần nữa lại điều chỉnh giảm 0,05% kỳhạn một năm so với lần điều chỉnh trước Hiện nay lãi suất các kỳ hạn huyđộng kỳ hạn một năm đã giảm gần 1% so với cuối năm 2000 Đồng thái này

đã khiến cho xu hướng ưa chuộng gửi tiết kiệm ngoại tệ của dân chúng giảmdần, các doanh nghiệp đã có xu hướng vay ngoại tệ thay vì chỉ vay tiền đồngnhư trước đây Đồng Việt Nam đang được đặt trong một tương quan hợp lý

Trang 30

hơn so với ngoại tệ cho thấy tình trạng đô la hoá tài sản có của các ngânhàng thương mại đang giảm dần.

Tỷ giá bình quân USD/VND trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNHNN công bố tăng chậm, mức tăng so với cuối năm 2000 là 0,26% vàtrong nhiều ngày tháng 3/2001 tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng đã cóchiều hướng giảm dần, trung bình 1 – 2 đồng/ngày Các ngân hàng thươngmại cũng không chào giá mua bằng giá bán, tiền mặt bằng chuyển khoảnnhư những thời điểm căng thẳng cung cầu ngoại tệ năm trước tuy rằng vẫnđặt giá bán kịch trần 0,1% biên độ được phép Giá trên thị trường chợ đencũng giảm tương ứng, chỉ còn ở mức 14.600 – 14.620 đồng/USD do khôngcòn hiện tượng ồ ạt mua gom ngoại tệ để găm giữ của doanh nghiệp và dân

cư như năm trước Việc mua ngoại tệ theo giá vượt trần giảm và chỉ tậptrung vào một số những doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng

Tuy không dư thừa như năm 1999, nhưng nhìn chung “sốt” ngoại tệ đãgiảm Cung ngoại tệ của các ngân hàng dồi dào hơn do các doanh nghiệpkhông còn tư tưởng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản nữa, hơn nữa cơn sốtVND vào thời điểm ngay trước và sau Tết nguyên đán cũng đã buộc nhiềudoanh nghiệp phải bán bớt lượng ngoại tệ mà họ đã đầu cơ suốt năm 2000.Đồng thời, sự can thiệp của NHNN đã mạnh mẽ hơn, việc Thống đốcNHNN công bố sẽ bán can thiệp cho mọi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàngthiết yếu của nền kinh tế có tác dụng như một liều thuốc trấn an tinh thầncủa các doanh nghiệp và cả ngân hàng thương mại Cầu ngoại tệ không cònquá căng như trước do các doanh nghiệp không còn đổ xô mua gom ngoại tệ

mà có tâm lý khi nào đến hạn thanh toán mới xin mua của ngân hàng đểtránh bị lỗ do tỷ giá đang có xu hướng xuống Các ngân hàng cũng khôngduy trì trạng thái ngoại tệ dương lớn mà chỉ để một lượng thích hợp nhằmđảm bảo cân đối được nhu cầu khách hàng của mình

Tất cả những động thái trên cho thấy thị trường ngoại tệ đang chuyểnmình theo hướng tích cực, cung cầu ngoại tệ chắc chắn sẽ giảm căng thẳng

và nhiều chuyên gia đã mạnh dạn dự đoán là tỷ giá USD/VND sẽ chỉ đứnghoặc giảm nhẹ mà không tăng ồ ạt như năm 2000

Sở dĩ có những thay đổi trên là do các chính sách can thiệp thị trườngtiền tệ của NHNN đã bắt đầu phát huy tác dụng cùng với những thay đổikhách quan trên thị trường tiền tệ quốc tế Việc NHNN hai lần liên tục điềuchỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 7% và lên 12% cũng như việc Cục

dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất chủ đạo xuống còn 6% rồi 5,5%

đã khiến cho các ngân hàng đang phải đau đầu với bài toán lợi nhuận Đểđảm bảo an toàn và có lãi, việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động là một

Trang 31

tất yếu khách quan mà các chuyên gia phân tích đều dự đoán được Hiện nay

và trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ phải chú trọng hơn đến việc đẩymạnh tín dụng chứ không thể trông chờ vào việc hưởng lãi tiền gửi nướcngoài như trước đây dù rằng đây vẫn và tiếp tục là nguồn thu lợi nhuận lớncho ngân hàng

Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, tỷ giá giữa VND và USD tương đối

ổn định Đến hết tháng 4/2001, tỷ giá bình quân liên ngân hàng chỉ tăng0,34% so với đầu năm 2001, mức tăng này của tỷ giá USD/VND ở thịtrường tự do Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ từ 0,27 đến 0,38.Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ giá thời kỳ này ổn định là do mức thâm hụtcán cân thương mại 4 tháng đầu năm 2001 chỉ là 134 triệu USD, giảm đáng

kể (49,63%) so với cùng kỳ năm ngoái (ở mức 266 triệu USD), trong khi đólượng kiều hối về trong 4 tháng này là 575 triệu USD, tăng 5% so với cùngkỳ năm 2000, giúp cải thiện cán cân vãng lai và cung cầu ngoại tệ trên thịtrường Tình hình tỷ giá tương đối ổn định trong 4 tháng đầu năm đã gópphần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt phục vụ Tết nguyênđán

Riêng từ sau tháng 5/2001, tỷ giá trên thị trường tự do có thay đổi rõnét Chỉ từ 1/5/2001 đến 30/6/2001, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng1,9% (gấp hơn 5 lần so với cả 4 tháng đầu năm 2001) Tỷ giá USD/VND tạicác ngân hàng thương mại cũng tăng tương ứng và luôn ở mức kịch trần Cábiệt một số ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng NgoạiThương TP HCM luôn để tỷ giá mua bán chuyển khoản, tiền mặt bằng nhaunhằm thu hút các nguồn ngoại tệ Mức giảm giá kể trên của đồng Việt Nam

là phù hợp với xu hướng lên giá của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế,cũng như tình hình cung cầu ngoại tệ ở Việt Nam Trong tháng 5/2001, thâmhụt cán cân thương mại tăng lên mức 130 triệu USD, xấp xỉ với mức thâmhụt của cả 4 tháng đầu năm, trong khi đó, lượng kiều hối chuyển về nước lạiước giảm so với các tháng trước khoảng 16%, không giúp bù đắp được thâmhụt cán cân thương mại và góp phần tạo căng thẳng cung cầu ngoại tệ Bêncạnh đó, tỷ lệ kết hối giảm từ 50% xuống còn 40% được áp dụng từ tháng5/2001 đã làm giảm nguồn cung ngoại tệ Trong khi đó, sự lo ngại giá dầutrên thế giới tăng do Irắc thông báo ngừng xuất khẩu dầu để phản đối quyếtđịnh của Liên hiệp quốc về thay đổi gia hạn chính sách đổi dầu lấy lươngthực khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu có biểu hiện tích trữngoại tệ, tăng cầu ngoại tệ trên thị trường

Tỷ giá trên thị trường chính thức tăng kéo theo sự tăng giá đô la Mỹtrên thị trường tự do, đến cuối tháng 6/2001 tỷ giá trên thị trường tự do ở cả

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều vượt mức14.900 VND/USD

Trang 32

Diễn biến tỷ giá USD trong năm 2000 và nửa đầu năm 2001

Tong năm 2000 1/01 2/01 3/01 4/01 5/01 6/01

Tỷ giá liên ngân hàng

Tăng so với tháng trước

14.022 –14.501

14.53433

14.55824

14.57315

14.59522

14.696101

14.865

169

Tỷ giá thị trường tự do

Tăng so với tháng trước

14.160 14.540

14.630 90

14.680 50

14.730 50

14.79060

14.910120

15.050140(Nguồn VN Express (năm 2000, thời điểm cuối năm, đơn vị VND))

Thị trường ngoại tệ những tháng cuối năm 2001: nhu cầu ngoại tệ tăngcao hơn do quy luật nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp tăng

cao vào các tháng cuối năm, có nhiều dự án lớn đã đi vào giai đoạn giải ngân

như dự án Nam Côn Sơn, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ

Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu bị nhiều sức ép khó có thể đạt sự tăng

cao Vì vậy, để đảm bảo thị trường ngoại tệ không bị sức ép, vấn đề quan

trọng là kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, hạn chế thấp nhất nhu cầu sử

dụng ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, tăng cường

công tác chống buôn lậu, hạn chế nạn chảy máu ngoại tệ, đồng thời áp dụng

nhiều biện pháp tăng cường xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài tạo

thêm nguồn ngoại tệ Một biện pháp cũng không kém phần quan trọng là

phải có chính sách tỷ giá phù hợp, diều chỉnh tỷ giá ở mức hợp lý để khuyến

khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu đảm bảo hoạt động bình thường của các

doanh nghiệp, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ do tâm lý sợ tỷ giá tăng

liên tục

Năm 2002

Trong 5 tháng đầu năm 2002, NHNN Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện

cơ chế điều hành lãi suất cơ bản Đồng Việt Nam, mức lãi suất cơ bản được

công bố trong các tháng này là 0,6%/tháng Còn lãi suất ngoại tệ đã được tự

do hoá từ tháng 6/2001, nên bám sát diễn biến của thị trường quốc tế Trong

Trang 33

giai đoạn này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn giữ nguyên mức lãi suấtUSD, ổn định ở mức 1,75%/năm từ đầu năm 2001 cho đến đầu tháng11/2002 Từ 6/11/2002 FED đã cắt giảm lãi suất xuống còn 1,75%/năm Do

đó lãi suất USD ở nước ta trong suốt 10 tháng đầu năm và ngay cả hai thángcuối năm sau khi FED cắt giảm tới 50 điểm lãi suất của mình cũng ổn định

và đứng ở mức thấp; 2,0% - 2,2%/năm đối với lãi suất huy động vốn và2,75% - 5,0%/năm đối với lãi suất cho vay

Trước yêu cầu khách quan của thực tiễn, từ ngày 1/6/2002, NHNNquyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận Đồng Việt Nam của các

Tổ chức tín dụng đối với khách hàng Theo đó, các Tổ chức tín dụng đượcchủ động thoả thuận lãi suất đối với khách hàng trên cơ sở cung cầu vốn, lãisuất cơ bản do NHNN công bố chỉ có tính chất tham khảo NHNN vẫn tiếptục điều hành và thực hiện lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đốivới các Tổ chức tín dụng

Từ ngày 1/7/2002, NHNN quyết định nới rộng biên độ quy định tỷ giácủa các Tổ chức tín dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ đối với kháchhàng lên 0,25% so với mức 0,10% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay;lên 0,50% so với mức 0,40% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày;lên 2,5% so với mức 2,35% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày Việc điều chỉnh tăng này đáp ứng được yêu cầu của các Tổ chức tín dụngcũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với các ngân hàng,không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp như trước đây

Thị trường vốn phản ứng rất tích cực về sự thay đổi này, vì nó giảmdần những quy định mang tính chất hành chính can thiệp vào quyền tự chủkinh doanh của các Tổ chức tín dụng, nhân tố chủ lực trên thị trường Đồngthời sự thay đổi đó cho phép tiến tới tự do hoá thị trường giao dịch ngoại hốiphù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là Việt Nam đang tiến tới thực hiện đầy

đủ các nội dung của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, gia nhập WTO Ngày 13/9/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số958/2002/QĐ - NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứngkhoán của tổ chức cá nhân nước ngoài tại Trung tâm giao dịch chứng khoán

Từ tháng 10/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành quy định mới về trạngthái ngoại tệ đối với các NHTM Theo đó tỷ lệ số dư ngoại tệ so với vốn tự

có của các NHTM trước đây quy định là 15%, thì nay đã tăng lên 30%;phương pháp tính cũng thay đổi, không chỉ tính đối với Đô la Mỹ (USD), màcòn được tính chung gộp các loại ngoại tệ khác Đó là những thay đổi vềquản lý ngoại hối mang tính rất tích cực, tháo gỡ khó khăn về kinh doanhngoại hối, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đáp ứng nhu cầu ngoại tệcho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng nhập khẩu

Trang 34

Một điểm mới khác nữa là đầu tháng 10/2002, NHNN đã chấp thuậncho hai doanh nghiệp trong nước thí điểm đầu tư vốn ngoại tệ ra nước ngoài.Đây là biện pháp quan trọng làm tăng nhu cầu vay vốn ngoại tệ của cácdoanh nghiệp từ các NHTM trong nước, khuyến khích họ thu hút vốn ngoại

tệ trong dân vào ngân hàng

Cũng từ đầu tháng 9/2002, Chính phủ có chủ trương, NHNN đã sửađổi Thông tư số 02/2000 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nướcngoài chuyển tiền về nước Theo đó, NHNN cho phép các Tổ chức tín dụnglàm đại lý cho các tổ chức kinh tế và Tổ chức tín dụng khác được nhận chitrả ngoại tệ không phải xin phép NHNN, mà chỉ cần gửi bản sao hợp đồngđại lý cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố Quy định mới tạo điều kiện mởrộng đối tượng được làm dịch vụ chi trả ngoại hối, trong đó có cả cácNHTM được làm đại lý cho các công ty dịch vụ kiều hối về vấn đề này.Ngày 4/12/2002, Thống đốc NHNN quyết định tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệcủa các Tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên1,35%/năm,cao hơn lãi suất của FED, có tác động tích cực về việc tăng lãi suất huy độngvốn USD, thu hút ngoại tệ từ xã hội vào hệ thống ngân hàng

Cùng với việc thay đổi nói trên, NHNN vẫn duy trì và vận hành cóhiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thực hiện nghiệp

vụ Swap trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ lấy vốn nội tệ giữa NHTM vàNHNN

Với tổng thể các biện pháp nói trên, thị trường ngoại hối nước ta trongnăm 2002 tương đối ổn định, tỷ giá biến động không nhiều Trong suốt cảnăm 2002 tỷ giá VND/USD chỉ tăng 2,0%, trong tháng 12 – tháng cuối nămchỉ xoay quanh mức 15.400 VND/USD

2.4.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2006

a) Bối cảnh kinh tế

Cơ chế quản lý của nhà nước ta vẫn là cơ chế thị trường có định hướngXHCN, nước ta chuẩn bị để kí kết vào gia nhập WTO, vì vậy đòi hỏi phảituân thủ các thông lệ quốc tế IMF, tự do hóa tài khoản vãng lai

Quốc hội phê chuẩn pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực từ 01/6/2006.Chế độ tỷ giá có định hướng linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước- Tỷ giácông bố trên thị trường liên ngân hàng cộng với biên độ giao dịch do nhànước công bố trong từng thời kỳ

Trang 35

Chế độ tỷ giá tương đối ổn định nhưng USD tiếp tục mất giá mạnh sovới các đồng tiền chủ chốt khác.

b) Chính sách tỷ giá

Kể từ ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN củaThống đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng(TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành

và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hốiđoái năm 1998 Với những điểm đổi mới cơ bản về tư duy quản lý củaNHNN trong việc thực hiện các giao dịch hối đoái và nhằm thúc đẩy sự pháttriển thị trường ngoại hối VN, việc đưa vào thực thi Quyết định mới nàychắc chắn sẽ làm cho thị trường ngoại hối VN có bước phát triển vượt bậc cả

về chất lượng và quy mô Thị trường ngoại hối sẽ đông đảo, sôi động hơn,linh hoạt, thông thoáng hơn, tự chủ hơn và cũng an toàn hơn

Tính vào thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2006, một đôla đổi được

16051 đồng, tăng 137 điểm, tương ứng 0,86% so với đầu năm (15914) Cácnăm trước đây, tỉ lệ trượt giá của tiền đồng so với đôla như sau: năm 2005 là0,86%; năm 2004 là 0,84%; năm 2003 là 1,56 Trong năm 2006, mức thấpnhất đạt được là 15901 vào ngày 14 tháng 3 năm 2006, mức cao nhất đạtđược là 16056 vào ngày 29 tháng 9 Mức 16056 đạt được cũng cao hơn tới

60 điểm so với ngày xảy ra hiện tượng tỉ giá trên thị trường tự do đạt mứctrao đổi 17200 (ngày mùng 9 tháng 5 năm 2006)

Theo dự đoán của các tập đoàn tài chính lớn như HSBC, DeutscheBank và Citigroup, tỉ giá USD/VND cuối năm 2006 sẽ ở vào khoảng 16050– 16100, tức là tiền Đồng sẽ mất giá so với đồng Đôla ở vào khoảng 1% sovới đầu năm

Trước khi đi vào phân tích, dự đoán biến động tỉ giá, chúng ta sẽ cùng nhìn lại các chỉ số kinh tế Vĩ mô của Việt Nam những năm qua

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2004 và 2005, tốc độ tăng trưởng đạt lần lượt là 7,7% và 8,4%, năm 2006 là 7,8%

Xuất nhập khẩu: Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng mức lưu chuyển ngoại thương đạt 62,15 tỷ đôla, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2005, trong

đó xuất khẩu đạt 29,4 tỷ đôla, tăng 24,2%; nhập khẩu đạt 32,75 tỷ đôla, tăng 19,3% Trị giá nhập siêu của 9 tháng đạt 3,4 tỷ đôla Năm 2004 và 2005, thâm hụt cán cân thương mại đạt lần lượt là 5,45 tỷ đôla và 4,65 tỷ đôla

Trong các mặt hàng xuất khẩu, trị giá dầu thô 9 tháng đạt 6,47 tỷ đôla,tương đương 12,5 triệu tấn, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng trị giá xuất

Trang 36

khẩu với 22% Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 7,39 tỷ đôla (tương ứng 18,8 triệu tấn), chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ODA và kiều hối: 9 tháng đầu năm, có 580 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng

ký 3,85 tỷ USD Nếu tính cả số dự án được cấp bổ sung, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay đạt 5,15 tỷ USD

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, quy mô của các dự

án FDI được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2006 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức trung bình 4,6 triệu USD/dự án lên 6,6 triệu USD Năm 2005, Việt Nam đã thu hút được tổng cộng 5,8 tỷ đôla nguồn vốn FDI, đạt mức kỷ lục so với 8 năm trước đó Theo số liệu từ Bộ kế hoạch và đầu

tư, năm 2005, Việt Nam nhận được 3,4 tỷ đôla nguồn vốn ODA, cao hơn mức 2,8 tỷ đôla của năm 2004 Lượng kiều hối đã tăng mạnh trong năm

2005, đạt 4 tỷ đôla, tăng 25% so với năm 2004 Những chính sách của chính phủ nhằm khuyến khích những người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trong nước tỏ ra có hiệu quả Lượng kiều hối được chuyển về liên tục tăng đã đónggóp một vai trò quan trọng, làm tăng lượng cung đồng đôla trên thị trường

và góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối

Chính sách tỉ giá hối đoái trong nước phụ thuộc một phần không nhỏ

từ chính sách tỉ giá hối đoái của các đối thủ cạnh tranh là các nước Châu á khác nhất là Trung Quốc Những năm vừa qua, đồng Đôla đã mất giá nhiều

Trang 37

so với các đồng tiền chủ lực khác như Euro và Bảng Anh Tuy nhiên, ở các nước Châu á, với sự can thiệp từ chính phủ, đã kiềm chế sự tăng giá của đồng tiền nước mình so với Đôla nhằm tăng tính cạnh tranh và Việt nam không phải là ngoại lệ Điều này giải thích tại sao những năm đầu thế kỷ 21,

tỉ lệ lạm phát của Việt Nam thấp nhưng tỉ lệ trượt giá của tiền Đồng lại cao

Tuy vậy, theo dõi biến động đồng tiền của các nước Châu á từ đầu năm 2006 ta thấy đa số giá trị đồng tiền các nước này không còn giảm mà đang tăng giá so với đồng đôla Đồng Nhân dân tệ, đã biến động rất ít sau ngày chính phủ Trung Quốc từ bỏ chính sách tỉ giá cố định, cũng đã tăng 2,03% tính từ đầu năm Đây là một mức biến động rất đáng kể bởi trong vòng 6 năm, mức tăng giá này chỉ là 2,55% Dưới áp lực từ Mỹ, cùng với mục tiêu tăng chất lượng tăng trưởng của chính phủ Trung Quốc, đồng Nhândân tệ được dự đoán là sẽ còn tiếp tục tăng giá so với đồng đôla vào cuối năm 2006 và những năm tiếp theo

Nhìn bảng biến động các đồng tiền của các đối tác là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, ta thấy hầu như tất cả các đồng tiền này đều tăng giá hoặc có xu hướng tăng giá so với đồng Đôla Ngoại trừ đồng Yên Nhật, nhằm tránh tình trạng suy thoái nền kinh tế, chính phủ Nhật đã tác động mạnh mẽ đến chính sách tỉ giá những năm qua Tuy nhiên, với sự phục hồi nền kinh tế hiện nay, triển vọng tăng lãi suất đồng Yên, đồng Yên được dự đoán sẽ tăng giá mạnh so với đồng Đôla trong năm 2007, thay vì bị giảm giánhư những năm vừa qua

Như vậy, trong khi chính sách tỉ giá hối đoái của NHNN phụ thuộc không nhỏ vào chính sách tỉ giá của các đối thủ cạnh tranh thì việc giá trị đồng tiền của các nước này tăng so với đồng đôla sẽ làm giảm đáng kể áp lực đánh trượt giá tiền Đồng của chính phủ Việt Nam

Biến động các đồng tiền so với đôla Mỹ

Nếu chỉ xét trong giai đoạn đầu năm 2000 đến cuối tháng 8 năm 2006,dựa vào chỉ số giá, sức mua của tiền Đồng đã giảm 33,5%, sức mua của đồng Đôla đã giảm 20,68%, trong khi đó, giá trị tiền Đồng đã giảm so với đồng Đôla là 14,16% Như vậy, nhìn vào các chỉ số trên ta thấy nhận định

Trang 38

trên không thật sự chính xác Mặt khác, cũng trong cùng một giai đoạn này, tiền Đồng đã mất giá nhiều so với các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn, cụ thể là giảm 45% giá trị so với đồng Euro, 34% so vớiđồng Bảng, 18,85% so với đồng Nhân dân tệ, 33% so với đồng Đôla Úc, 21% so với đồng Đôla Singapour, 34,8% so với đồng Won của Hàn Quốc Nếu tính độ trượt giá của tiền Đồng theo một rổ tiền tệ gồm các đối tác thương mại lớn thì mức độ của nó không nhỏ

Tuy nhiên, biến động của tỉ giá không phải chỉ phụ thuộc vào các số liệu của quá khứ, nếu những năm tới, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức cao như những năm gần đây thì áp lực tác động lên tiền đồng

sẽ rất lớn

Sẽ là không đầy đủ nếu chỉ dựa vào lạm phát để tính toán biến động tỉ giá Chẳng hạn như năm 2005, giá trị đồng Euro bị giảm 10% so với đồng Đôla trong khi mức lạm phát ở Mỹ lại cao hơn ở khu vực đồng Euro Như vậy, ví dụ này đã chứng tỏ rằng ngoài yếu tố lạm phát, biến động của tỉ giá còn phụ thuộc vào yếu tố khác Ở đây, chính là biến động về cung cầu giữa tiền Đồng và Đôla

Năm 2006 được dự đoán là khả quan trong xuất khẩu, 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi

đó, tốc độ tăng nhập khẩu chỉ đạt 19,3% Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc

độ tăng nhập khẩu đã làm giảm đáng kể mức thâm hụt cán cân thương mại 9tháng đầu năm

Triển vọng Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm nay cũng được hứa hẹn là một cơ hội lớn cho Việt Nam giảm mức thâm hụt cán cân thương mại Sự tham gia của các công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ khiến cho sự cạnh tranh của các hàng hoá trong nước đối với

Trang 39

các hàng hoá nhập khẩu tăng, bên cạnh đó, hàng hoá của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia thị trường thế giới hơn Bên cạnh những thuận lợi về xuất khẩu, việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới được dự đoán sẽ thu hút thêm những luồng vốn đầu tư nước ngoài lớn

Ngoài ra cũng phải kể tới sự tham gia của các quỹ đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam Sự tham gia của các quỹ này còn tương đối nhỏ nhưng nó vẫn hứa hẹn nhiều với sự mở cửa mạnh mẽ hơn của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Sự tham gia của các quỹ sẽ làm tăng lượng cung đôla trên thị trường

Đầu tư trên thị trường chứng khoán là một loại hình đầu tư mới mẻ ở Việt Nam năm 2006, thị trường này thu hút được rất nhiều sự tham gia của người dân Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động hơn 6 năm, hiện đang có 49 công ty niêm yết, với tổng giá trị thị trường 50 nghìn tỷ đồng Đây là một bước tiến lớn, bởi thị trường chứng khoán Việt Nam khi ra đời chỉ có vỏn vẹn 2 công ty niêm yết là REE và SAM với tổng vốn 270 tỷ đồng Sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với nhu cầu tiền Đồng tăng cao, thay vì tích trữ tài sản bằng đồng Đôla, các nhà đầu tư thử cơ hội

trên thị trường chứng khoán

Một yếu tố không thể không kể tới đó là lãi suất Mặc dù độ chênh lệch về lãi suất giữa tiền Đồng và đồng Đôla đã dần bị thu hẹp nhưng với độ chênh lệch ở vào khoảng 3,5% - 4,0% hiện nay, chắc hẳn vẫn hấp dẫn một

bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư giữ tiền Đồng

Dự trữ ngoại hối:

Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2006, lượng dự trữ ngoại hối của ViệtNam theo dự đoán ở vào khoảng 10 tỉ đôla, tương ứng với 12 tuần nhập khẩu Mặc dù lượng dự trữ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong những nămgần đây nhưng vẫn còn nhỏ so với các nước khác trong khu vực Tuy vậy, việc tăng nguồn dự trữ ngoại hối không quá cấp bách bởi lượng cung về đôlahiện nay trên thị trường thế giới rất lớn Nếu như trong cuộc khủng hoảng tàichính Châu Á năm 1997, các nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động đồng đôla, thì vào thời điểm hiện nay, với lượng cung về đôla dồi dào trên thị trường thế giới, việc huy động đồng đôla sẽ dễ dàng hơn nhiều

Trang 40

Nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2005 là 17,4 tỉ đôla, chiếm 33% GDP Tỉ lệ này là tương đối nhỏ so với mức trung bình trên thế giới Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ ngắn hạn chỉ chiếm 3,8% trên tổng số nợ Như vậy, với tỉ lệ

dự trữ ngoại tệ hiện nay, chính phủ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu rút vốnnếu có

2.4.3 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay

a) Bối cảnh kinh tế

Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giớiWTO

Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những khó khăn so làm phát 2 con

số trở lại từ cuối năm 2007, đến hết năm 2008 tăng trưởng GDP giảm mạnh.Chính phủ đã áp dụng 8 giải pháp kiềm chế lạm phát

Năm 2008-2009 ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nênsản xuất và xuất khẩu giản sút Chính phủ đã phải đưa ra gói kích cầu , trong

đó có gói hỗ trợ lãi suất 4% đối với các đơn vị sản xuất lưu thông hàng hóa

để kích thích sản xuất phát triển

Quý IV năm 2008, cơn sốt giá vàng trên thế giới tăng mạnh, giá vàng ởViệt Nam cao hơn thế giới

Ngày đăng: 08/08/2014, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 4.6. Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Sơ đồ 4.6. Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 (Trang 46)
Sơ đồ 4.7. Tình hình 8 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD năm 2008 - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Sơ đồ 4.7. Tình hình 8 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD năm 2008 (Trang 47)
Sơ đồ 4.8. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Sơ đồ 4.8. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (Trang 48)
Bảng 4.6. Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009  Đơn vị: triệu USD - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Bảng 4.6. Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị: triệu USD (Trang 49)
Sơ đồ 4.7. Tình hình tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Sơ đồ 4.7. Tình hình tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 (Trang 51)
Sơ đồ 4.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm  2009 - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Sơ đồ 4.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 (Trang 52)
Bảng  so sánh giá trị đồng USD với một số đồng tiền khác: - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
ng so sánh giá trị đồng USD với một số đồng tiền khác: (Trang 57)
Hình 2: Tỉ lệ lên giá của các đồng tiền trong khu vực và tỉ lệ lạm phát tính  trung bình theo các quý từ đầu năm 2006 - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Hình 2 Tỉ lệ lên giá của các đồng tiền trong khu vực và tỉ lệ lạm phát tính trung bình theo các quý từ đầu năm 2006 (Trang 58)
Hình 3: chỉ số tăng giá sản xuất giữa Thailand và Indonesia. Nguồn: - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Hình 3 chỉ số tăng giá sản xuất giữa Thailand và Indonesia. Nguồn: (Trang 59)
Bảng cán cân thương mại Việt Nam với các nước XHCN - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Bảng c án cân thương mại Việt Nam với các nước XHCN (Trang 61)
Bảng diễn biến tỷ giá ,lạm phát, tỷ lệ X/N giai đoạn 1992- 1992-2000 : - Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện pdf
Bảng di ễn biến tỷ giá ,lạm phát, tỷ lệ X/N giai đoạn 1992- 1992-2000 : (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w