Ðịnh nghĩa này cho rằng "du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tànphá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá
Trang 1Bài Tiểu Luận
Đề Tài:
Thực trạng phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian này đã có rất nhiều bước phát triển trong lĩnh vực dulịch, du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới Quan trọng nhất là việc du lịchsinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suyngẫm Ngược lại, nó đã trở thành một thực tế trên toàn cầu Ở một vài nơi nóxuất hiện không thường xuyên và khá yếu ớt, ít được báo chí chú ý tới Song
ở nhiều nơi khác thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được chính phủquan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thươngmại công cộng
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn
và phát triển bền vững Ở Cốsta Rica và Vênêxuêla, một số chủ trang trạichăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệrừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt,giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mớicho dân địa phương Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tạiđảo Galápagó để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia Tại Nam Phi,
du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống củangười da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiềuvào các hoạt động du lịch sinh thái Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyếnkhích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùng Thiên nhiên-và-Dulịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển dulịch quốc gia Tại Úc và Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thểxếp vào hạng du lịch sinh thái Ðây là ngành công nghiệp được xếp hạng caotrong nền kinh tế của cả hai nước
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi ViệtNam có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc tế cho sự pháttriển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực
Trang 3Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng vàtrong tương lai gần hoạt động du lịch được coi như là con đường hiệu quả nhất
để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tựnhiên lẫn nhân văn Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹpđất nước ta Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bêncạnh đó nhiều điểm vẫn còn chưa được khai thác Thật khó mà liệt kê hết tất
cả những điểm có sức thu hút khách
Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây
du lịch sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng Bên cạnh những tiềmnăng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đangđứng trước những thách thức to lớn
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, với mong muốn được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả về
kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái Do điều kiện có hạn, em xinđược giới hạn nội dung đề tài của mình trong hai lĩnh vực:
iềm năng, thực trạng về du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn quốc gia
iềm năng, thực trạng của du lịch biển
Đồng thời cũng nêu ra những giải pháp và chiến lược phát triển du lịchsinh thái ở Việt Nam
Em xin cảm ơn TS Phạm thị Nhuận, cùng các thầy, cô trong khoaQTKD Du lịch và Khách sạn Trường đại học KTQD Hà nội đã giúp emhoàn thành bài viết này Em cũng xin chân thành cảm ơn thư viện trườngĐại học KTQD - nơi đã cung cấp những tài liệu để em hoàn thành đề án này
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát du lịch sinh thái.
Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về du lịch sinh thái là việckhái niệm về du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bịnhầm lẫn với các loại hình phát triển du lịch khác Một số tổ chức đã rất cốgắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm du lịch sinh tháinhư một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững Ðịnh nghĩa củaHiệp hội Du lịch Sinh thái đã được phổ biến rộng rãi: "Du lịch sinh thái là dulịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường vàcải thiện phúc lợi của người dân địa phương" (Lindberg và Hawkins, 1993).Một định nghĩa đang thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và môitrường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thếgiới (IUCN) đưa ra Ðịnh nghĩa này cho rằng "du lịch sinh thái là tham quan
và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tànphá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quákhứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chếnhững tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi chonhững người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascuráin, 1996)
Mặc dù khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tựnhư khái niệm du lịch bền vững, song trên thực tế, du lịch sinh thái nằm tronglĩnh vực lớn hơn cả du lịch bền vững Vì thế kỷ mới đang tới gần nên tất cảcác hoạt động của con người cần phải trở nên bền vững - và du lịch khôngphải là một ngoại lệ Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình của dulịch (dù là loại hình dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên
do con người tạo ra) Do đó, du lịch sinh thái cần được hiểu là một trongnhững phạm trù của du lịch bền vững Một bãi biển lớn, một sòng bạc tiếtkiệm năng lượng bằng cách không giặt khăn tắm hàng ngày cho khách hoặcgiảm thiểu tác động môi trường bằng cách sử dụng loại xà phòng gây suythoái tài nguyên sinh vật thì không phải là điểm du lịch sinh thái Qua đây,chúng ta khuyến khích ngành du lịch đại chúng có ứng xử thân thiện với môi
Trang 5trường, hay nói cách khác, chúng ta khuyến khích ngành du lịch phát triểnbền vững hơn.
Không nên coi du lịch sinh thái là ngành du lịch "dựa vào thiên nhiên"
vì cái mác này có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thựchiện ngoài thiên nhiên (ví dụ trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leonúi) Những hoạt động du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loạihoạt động thân thiện với môi trường Một cách gọi khác thường bị nhầm với
du lịch sinh thái là du lịch thám hiểm Loại hình này thường là các hoạt độngthể thao cơ bắp (thường bao gồm sự mạo hiểm cá nhân ở một mức độ nào đó)cũng diễn ra ngoài thiên nhiên (ví dụ leo lên đỉnh hang) Những hoạt độngnày có thể có hoặc có thể không thuộc loại có trách nhiệm đối với môi trườnghay làm lợi cho dân địa phương Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sửdụng để mô tả những hoạt động du lịch trong môi trường thiên nhiên với mộtđặc điểm đi kèm: là loại hình du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xãhội phát triển bền vững
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên
- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên
mà họ đang chiêm ngưỡng
- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dânbản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thựchiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v
Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừađảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đốivới họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch
Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạtđộng du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạtđộng du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ dulịch
Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinhthái Loại hình du lịch này quả vẫn còn mới mẻ, mặc dù những năm 1997-
1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu một số quan điểm
Trang 6chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện của sựphát triển du lịch.
Từ những năm 1985-1990, đặc biệt là sau năm 1990 khoa học sinh tháiđược chấp nhận khá rộng rãi trên thế giới và cũng từ khoa học sinh thái trởthành một lĩnh vực khoa học có giá trị hơn nhiều nên ngành kinh tế-xã hội có
ý thức vận dụng những lý thuyết cơ bản của sinh thái học Ngành du lịch thếgiới từ sau cuộc Hội nghị về Trái đất ở Rio đe Janeiro năm 1992 đã thực sựvận dụng sinh thái học dưới nhiều mục tiêu sự phát triển bền vững
Việc tổ chức và điều hành loại hình du lịch sinh thái như thế nào để có thể:
- Bảo tồn môi trường tự nhiên mà du lịch đang sử dụng
- Nâng cao ý thức của du khách để họ nhận rõ đặc điểm của môi trường
tự nhiên trong khi du lịch đang hoà mình vào đó
- Động viên trách nhiệm của dân cư địa phương tại khu du lịch, điểm
du lịch có trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển du lịch nhằm bảo đảm sựphát triển bền vững của môi trường du lịch và thiết thực tạo được lợi ích lâudài
Nói chung du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào những hìnhthức truyền thống sẵn có, nhưng có sự hoà nhập vào môi trường tự nhiên vớivăn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môitrường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có của văn hoá từng điểm, từngvùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổnthất, xâm hại đối với môi trường tự nhiên và nền văn hoá sở tại Còn về quy
mô của loại hình du lịch sinh thái thì tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện, biệnpháp tổ chức của nhà quản lý hoạt động du lịch, có thể dần dần từ quy môkhiêm tốn để phát triển rộng rãi
Ở nước ta trên phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa ra nhiềukhái niệm và định nghĩa cho loại hình du lịch này : “ Du lịch sinh thái là dulịch đến với thiên nhiên hoang sơ, thôn dã ”; “Du lịch sinh thái là du lịch đếnvối các khu bảo tồn thiên nhiên” ; “Du lịch sinh thái là du lịch thám hiểm ,hoặc mạo hiểm trên các cái mới, cái lạ của thiên nhiên” …
Trang 7Với Việt nam, một nước mới phát triển về du lịch và loại hình du lịchsinh thái hầu như còn rất mới, chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm Vấn đềđạt ra mang tính cấp bách là cần phải quan tâm đến cả hai phương diện:
Một là: Thống nhất về bản chất và khái niệm của loại hình du lịch sinh thái.Hai là: Tiếp cận với xu thế và nhu cầu thị trường du lịch sinh thái trongnước và quốc tế, tiến hành xây dựng những định hướng và hoạnh định chiếnlược phát triển cho loại hình du lịch sinh thái ở Việt nam
Với đặc trưng khác biệt về nguồn gốc của sản phẩm du lịch sinh thái vàtính chất bền vững của nó, trong những năm qua ở lĩnh vực hoạt động du lịchsinh thái trên phạm vi toàn thế giới, người ta đã rút ra nhiều bài học rất có giátrị đóng góp vào lý luận và hoạt động của loại hình du lịch sinh thái
Theo đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch đặc biệt tổng hợp các mốiquan tâm cảm giác nhiều đến môi trường thiên nhiên và tìm đến những vùngthiên nhiên nhiều tiềm năng về môi trường sinh thái để cải thiện kinh tế, phúclợi xã hội, sức khoẻ và hưởng thụ, khám phá những cái mới, cái lạ, cái đẹp và
sự trong lành của thế giới tự nhiên, tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hoà đồng giữacon người với thiên nhiên, môi trường đồng thời hành động có ý thức tráchnhiệm làm cho thiên nhiên môi trường bền vững, phong phú phục vụ trở lạilợi ích của con người cả ở hiện tại và tương lai
1.2 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tạicủa các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinhthái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu vàđộng thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái độngvật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp(agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn(human ecology)
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạngsinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài Đa dạng sinhthái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống,mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trựctiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu đó là các hệ
Trang 8sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loàisinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộnghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vàothiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thểtồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạngsinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giảithích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảotồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừngvới tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã tuy nhiên điều nàykhông phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ởnhững vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịchsinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách dulịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải làngười am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địaphương Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả củahoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi
du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này
ở người hướng dẫn viên.Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác vớingười dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó ngườihướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành cónguyên tắc Các nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan tâm đếnlợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tựnhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được nhữnggiá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễnmất đi Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộngtác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phươngnhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên
Trang 9và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữangười dân địa phương và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể củahoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinhthái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và
xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địađiểm vào cùng một thời điểm
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đakhách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêuchuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt củahọ
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại
đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đếnđời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực Cuộc sống bình thườngcủa cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa màkhu du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thìnăng lực quản lý ( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý )của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năngquản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đếnmôi trường và xã hội
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó
có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗi khuvực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xácđịnh một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan ni
ệm” về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trongnhững điều kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước Châu Á vàchâu Âu, giữa các nước phát triển và đang phát triển ) Rõ ràng để đáp ứngyêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể
để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý Điều này cần được tiến
Trang 10hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý
và quan niệm của họ Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầucủa tất cả cũng như mọi loại khách
Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết củakhách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái vềnhững kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường làrất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành
du lịch sinh thái Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị tríquan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bềnvững Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch.Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lolắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch
Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyêntắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăngcường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên
- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyêntắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bênngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúcđẩy sự công nhận các giá trị này
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu
do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúngnghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trườngcho sự thuận tiện cá nhân
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương vàđối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội haykhoa học)
- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tựnhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đitìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể
Trang 11- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nênđòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên thamgia
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địaphương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch(trước, trong và sau chuyến đi)
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường
sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rấtquan trọng Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc
và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập mộtkhuôn khổ quốc tế cho ngành
1.3 Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn Hoạt động dulịch chỉ thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mởcửa của Đảng và Nhà nước Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 2002lượng khách quốc tế tăng 10,5 lần (từ 250.000 đến 2.620.000) khách nội địatăng 13 lần (từ 1000.000 tăng lên 13.000.000) Thu nhập xã hội cũng tăngđáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến năm 2002 là 23.000 tỷ đồng, trong
đó hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia và dulịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn Các số liệu thống kê ở một số vườn quốcgia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mã các khu bảo tồn thiênnhiên như Phong Nha- Kẻ bàng, Hồ kẻ gỗ bình quân mỗi năm tăng 50%khách nội địa và 30 % khách quốc tế Trong giai đoạn từ 1995 – 1998 du lịchsinh thái đạt tăng trưởng 16,5%
Vì vậy hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Dulịch sinh thái phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách dulịch, của cộng đồng Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển khôngngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệsinh thái, với tư cách là một ngành kinh tế Bên cạnh xu thế phát triển du lịchsinh thái do nhu cầu khách quan, xu thế này còn không nằm ngoài xu thế
Trang 12chung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên ngày càng
bị suy thoái, khai thác cạn kiệt
Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyếnhơn là phía xích đạo Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm khôngkhí cao, mưa nhiều Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km, lưng dựavào dãy Trường Sơn Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một
hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo Kết hợp vào đó córất nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc, đậm đà Những yếu tố đó đã tạo nêncho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinhthái Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị tài nguyênthiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái
là một xu thế tất yếu Với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn - Du lịchtrong đó có du lịnh sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Du lịch sinh thái ở Việt nam cũng đã có những đóng góp lớn cho sựphát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường Nhờ phát triển du lịchsinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng đệm cácvườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội,tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
2.1 Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đớI gió mùa ¾diện tích đất nước bao phủ bởI các dãy núi, đồI và các cao nguyên Bờ biểnViệt Nam trảI dài trên 3200 km Việt Nam là nơi cư trú của 12000 loài thựcvật, 7000 loài động vật trong số đó có rất nhiều loài được liệt vào Sách Đỏcủa thế giới Đặc biệt là trong những năm 80 của thế kỉ trước, đã có 5 loàiđộng vật dạng lớn đã được phát hiện ở Việt Nam Do điều kiện địa lý như vậynên Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái
Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình:
1 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
2 Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi
3 Hệ sinh thái rừng khô hạn
4 Hệ sinh thái núi cao
5 Hệ sinh thái đất ngập nước
6 Hệ sinh thái ngập mặn ven biển
7 Hệ sinh thái đầm lầy
8 Hệ sinh thái đầm phá
9 Hệ sinh thái san hô
10 Hệ sinh thái biển - đảo
11 Hệ sinh thái cát ven biển
12 Hệ sinh thái nông nghiệp
Việt Nam có 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc
và 225 loài ở vùng biển phía Nam Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong
đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận vàcác tỉnh duyên hải Trung bộ, Việt Nam còn có thêm 10 triệu ha đất ngập mặn
ẩn chứa nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch tạiĐồng Tháp Mười là vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam á Hệ
Trang 14thống rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có vềtính đa dạng sinh học với 12.000 loài thực vật ( 1.200 loài đặc hữu) 15.575loài động vật (172 loài đặc hữu) Với tiềm năng phong phú và đa dạng, nênngay từ thời gian đầu của quá trình đổi mới đất nước, việc phát triển du lịchsinh thái ở Việt Nam đã được coi trọng Nếu như năm 1994 mới chỉ có 320ngàn lượt khách quốc tế đến các vùng tự nhiên ở Việt Nam thì đến năm 1999con số tương ứng đã lên đến 620 ngàn và dự tính 1triệu lượt khách cho cảnăm 2000 Bên cạnh đó hàng năm cũng có thêm 3.5 đến 5 triệu lượt khách dulịch nội địa ghé các vùng tự nhiên Nhờ vậy doanh thu của hoạt động du lịchsinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như vùng đệm hiện chiếmkhoảng 25-30% trong tổng số doanh thu hàng năm của ngành du lịch.
Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điềutra cơ bản quy hoạch những vùng tiềm năng như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương,Nam Cát Tiên, Yok-Đôn, Côn Đảo, Bình Châu-Phước Bửu
Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ởViệt Nam sẽ được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu Không gian du lịch sinhthái vùng núi và ven biển Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn,Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái Các hệ sinh thái điển hình và có giá trị caođược chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên ( LạngSơn), rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó, Trùng Khánh( Cao Bằng), Vườn quốc gia
Ba Bể ( Bắc Cạn) Hồ núi Cốc( Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặnQuảng Ninh, Hải Phòng
Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và HoàngLiên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùngsinh thái núi cao Sapa-Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé- nơi đang tồntại 38 loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sóiđỏ
Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộccác tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá.Các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo,Cúc Phương, Ba Vì, Xuân Thuỷ (khu bảo vệ vùng đất ngập nước (Ramsa) đầutiên ở Việt Nam)
Trang 15Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phíaTây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phíaĐông Nam Thừa Thiên Huế So với các nước trong khu vực Đông Nam á, đây
là địa bàn được đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồnthiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giới và nhiềukhu rừng nguyên sinh có giá trị
Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnhKhánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và TâyNguyên các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khu rừng ởYok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup-Núi Bà; hệsinh thái san hô Nha Trang
Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây Nguyên cực Nam Trung Bộ vớikhông gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn quốc gia Nam Cát Tiên(Lâm Đồng-Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu-Phước Bửu( BàRịa-Vũng Tàu), Biển Lạc-Núi Ông( Bình Thuận)
Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnhdọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùngnày sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp,
Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc
2.2 Một số điểm du lịch sinh thái điển hình ở Việt Nam
Trong vùng du lịch phía Bắc vằ Bắc Trung Bộ có điều kiện hình thànhtuyến du lịch sinh thái phía Đông Bắc từ thành phố Hà Nội-Bắc Ninh-BắcCạn-Lạng Sơn-Cao Bằng phong phú và đa dạng về yếu tố sinh thái vốn cócủa đất nước Chiều dài của tuyến du lịch khá thuận tiện về đường bộ, nhữngnăm gần đây nhiều đường xá đã được nâng cấp hoàn chỉnh như đường quốc
lộ mới, đường 32 v.v Về mặt lưu trú của du khách cũng có các khách sạnvới tiện nghi hiện đại Nhiều tổ chức lữ hành , phục vụ thông tin liên lạc,quảng bá v.v các Sở Du lịch, các công ty kinh doanh du lịch về các làngbản, nhân dân địa phương trên tuyến điểm du lịch đã có kinh nghiệm tốt đảmbảo niềm tin gây cảm tình đối với du khách Tuyến du lịch có thể tổ chức dài
từ 4-5 ngày đối với toàn tuyến, cố nhiên có thể tuỳ theo yêu cầu của du khách
mà có thể phân thành một tuyến nhất định
Trang 16Điều đáng mừng là những năm gần đây nhiều tỉnh, thành trong cả nước
đã hưởng ứng tích cực loại hình du lịch sinh thái Loại hình du lịch này bướcđầu đã được chú ý đầu tư để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời hìnhthành và phát huy chất lượng phục vụ của các tour du lịch làm cho du kháchthấy thoải mái, chủ động
Sở Du lịch tỉnh Hà Tây đã mở thêm các tour du lịch sinh thái vườn lồngghép các tour du lịch làng nghề như vườn sinh thái ở Chương Mỹ, ở ThườngTín , khu du lịch sinh thái Song Phương, trang trại sinh thái Vân Canh ở HoàiĐức, vườn Ngọc Nhị ở Ba Vì v.v
Ở Khánh Hoà cũng mở các tour du lịch mới đưa du khách đến khu vựcĐầm Môn , bãi tắm Xuân Đừng ở vịnh Văn Phong v.v các du khách bơithuyền trên vịnh, thăm một số bãi biển trên vịnh, thăm làng nghề Hà Đằng từnhiều năm còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn Dốc Lết, tắm suối nướcnóng Tháp Bà v.v
Huyện Sa Pa nằm sâu trong rìa Tây Nam, là huyện từ khi ra đời đượccoi là vùng khí hậu ôn đới đặc biệt của Việt Nam đây là điểm du lịch sinhthái rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước
Trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ cần phải kể đến tiểuvùng (hoặc khu vực) du lịch Cần Thơ có các yếu tố sinh thái đặc trưng mà cáctỉnh trong vùng này khó hội đủ Tỉnh này là vùng đất màu mỡ của đồng bằngsông Cửu Long, nên ngày từ thời còn thuộc Pháp người dân Nam Bộ đã mệnhdanh Cần Thơ là Tây Đô Ở đây chính quyền thực dân đã bố trí đầy đủ quyềnlực để củng cố địa vị độc tôn của họ về mặt chính trị-hành chính; còn về kinh
tế xã hội cũng sớm phát triển Là tâm điểm thu hút nhà buôn, nhà đầu tư, nhàkhoa học, nhà văn hoá do các yếu tố sinh thái đa dạng của Cần Thơ vốn sẵn
ưu thế về địa lý, giao thông, về thương mại, cả về du lịch nữa
Riêng về địa lý tự nhiên ở đây là hàng trăm dòng kênh, dòng rạch trênhàng ngàn km chằng chịt bồi đắp phù sa màu mỡ của sông Hậu cho các cánhđộng, đảm bảo năng suất cây lúa của miền Nam Các khu vườn cây trái theomùa vụ trĩu quả, đậm đà hương vị riêng biệt như bưởi, ổi, chôm chôm, quýtđường, cam sành, sầu riêng, xoài cát, đu đủ, măng cụt, mận, nhãn v.v Cùngcác khu vườn nhà của các hộ dân cư nông trường Sông Hậu trên diện tích
Trang 177000 ha vừa gieo trồng các giống lúa mới đạt năng suất cao, có chất lượng,các dòng rạch với hai bờ xanh cây bạch đàn và các loại cây ăn quả về mô hìnhkinh tế sinh thái độc đáo “ Ruộng , vườn, ao, chuồng” tiêu biểu v.v
Sự hấp dẫn về du lịch sinh thái của vung Cần Thơ làm cho du kháchtrong cac tour du lịch cùng với việc tham quan các yếu tố kinh tế xã hội đadạng phong phú đã tăng liên tục từ năm 2000 góp phần vào số doanh thu củangành du lịch của VIệt Nam
Từ năm 2002 ở Củ Chi thuộc thành phố HCM đã bắt đầu đón kháchđến nghỉ mát ở khu du lịch thuộc xã Nhân Đức trên diện tích rộng đến 180 hagồm 3 khu vực : một khu du lịch 25 ha gồm nhà lưu niệm, vườn hoa, khu vuichơi trên nước, khu các bộ tộc Bana, Chơ Ro, Mường, khu nhà hàng v.v khu thứ 2 có các trại gia cầm, trại cá gồm 19 ao với diện tích khoảng 20.000m2 nuôi trên 1.000.000 vịt anh đào, có diện tích riêng nuôi cá rô phi, cáchép Khu thứ 3 rộng trên 100ha trồng thuần cây giống nhập từ Đài Loan làcây Ma-li-ba-lu có gốc từ Nam Mỹ được mệnh danh là cây phát tài để xuấtkhẩu Khu này do công ty trách nhiệm hữu hạn Phô-ta-cô đầu tư vốn đến 100triệu USD
Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư loại hình du lịchsinh thái trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, trong đó có quy hoạch tổng thểphát triển du lịch sinh thái Cần Giờ, chuẩn bị xây dựng một cầu cảng du lịchtại Bình Thụng ở quận 7 để phát triển du lịch bằng đường biển và đườngsông, tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Tây-Bắc thành phố cùng với dự án hình thành khu phố văn hoá-dịch vụ-du lịchngười Hoa ở quận 5 Đồng thời trong kế hoạch 2001-2010 nhằm phát triểnloại hình du lịch sinh thái - mô hình rất cần thiết, các nhà quản lý du lịch ởthành phố Hồ Chí Minh còn liên kết mật thiết với một số tỉnh như QuảngNam, Bình Thuận, Tây Nguyên v.v để thu hút du khách thực hiện các tour
Trang 18nhiều năm trước cho đến mãi cuối năm 1995 các nhà quản lý của Công tyxuất nhập khẩu lâm sản, mỹ nghệ, thương mại và du lịch Suối Tiên về pháttriển du lịch nên đã thống nhất mạnh dạn hợp tác đầu tư thành điểm du lịchsinh thái.
Ở điểm này có các công trình như Đền Vua Hùng, cổng Thần Tiên,Cầu Kiệu, cung Kỳ Lân, Giếng Mỵ nương v.v là những cảnh quan nghệthuật gọi cho du khách về truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam Gầnđấy có khu vui chơi giải trí cùng với hệ thống cáp treo từ trên cao nhìn xuốngcông trình Long - Lân - Quy - Phụng nên khu Suối Tiên được người đươngthời gọi là vùng đất tứ linh
Trong năm 2002 công trình biển Tiên Đồng bao bọc cả dãy núi gọi làGiả Sơn cùng những di tích văn hoá sinh thái là núi Lạc Long Quân đối diệnvới núi Âu Lạc v.v Phía bên trong các dãy Giả Sơn có những hang động môphỏng các hang động như Phong Nha, Nam thiên đệ nhất Động v.v Khi dukhách leo đến bậc đá cuối cùng ở núi Lạc Long Quân là nhìn thấy cảnh quanbát ngát của thành phố Hồ Chí Minh
Ở làng du lịch sinh thái Xi-Va tại Mũi Né, Phan Thiết do công ty dulịch Than Niên thành phố Hồ Chí Minh và công ty lương thực tỉnh BìnhThuận đã đầu tư trên diện tích ở bãi Mũi Né sát biển dưới các hàng phi laothoáng mát cùng gió biển gồm các nhà nghỉ bằng bê tông kết hợp các loại vậtliệu dân tộc như gỗ, mây, tre, dừa, trang trí phù điêu bằng thạch cao, bằnggạch men theo phong cách cổ truyền bộ tộc Chăm-Pa Trong các tháng đầunăm 2003 này các nhà quản lý làng nghỉ mát Xi-Va lần lượt tổ chức cácchuyến đi cho du khách dạo chơi bằng ca-nô, đánh bắt hải sản, tham quan tìmhiểu các hòn đảo gần kề, thăm làng thổ cẩm, làng gốm Chăm Các tiết mụcmúa Chăm có trình diễn các nhạc cụ Chăm làm cho du khách có dịp thuậntiện tìm hiểu thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc của bộ tộc Chăm v.v
Huyện Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà cũng đang triển khai các dự ánphát triển loại hình du lịch sinh thái như dự án khu du lịch sinh thái Bãi Dài,
dự án khu du lịch sinh thái thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch- địa ốcHồng Hà, khu du lịch Cam Ranh thế kỷ XXI Tại vịnh Văn Phong du kháchthường bơi thuyền thăm các bãi biển gần như nguyên sơ, thăm làng Hà Đằng
Trang 19từ nhiều năm vẫn còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn dốc Lết, tắm suốinước nóng Tháp Bà
Cùng với các hang động như đã liệt kê điển hình ở một số nơi trong hệsinh thái rừng-núi-hang động của Việt Nam có trên 400 suối nước nóng: KimBôi ở tỉnh Hoà Bình, suối nước nóng Hội Vân ở tỉnh Bình Định v.v Đồngthời không ít vùng còn có nhiều thác nước mát nổi tiếng như thác Mơ nằmgiữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang cách thị xã Tuyên Quang 100 km tạonên một cảnh quan hấp dẫn; thác Bản Giốc ở huyện Trùng Khánh tỉnh CaoBằng trên dòng sông Quầy Sơn chảy vòng quanh lãnh thổ Việt Nam đến xãĐàm Thuỷ và từ độ cao trên 30m dòng nước trắng xoá đổ xuống qua các bậc
đá vôi Tại tỉnh Bắc Kạn có thác Đầu Đẳng cách hồ Ba Bể khoảng 3km TỉnhNghệ An có thác Khe Kẻm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mạt thuộc huyệnCôn Cường Tỉnh Gia Lai có thác Xung Khoeng thuộc huyện Chư Pờ Rông.Tỉnh Đắc Lắc có thác Drây Sáp Tỉnh Lâm Đồng có thác Prenn, thác PongGua, thác Đam-bờ Ri, thác Cam Ly, thác Đan Ta La, thác Gou Gah v.v cũng cách thành phố Đà Lạt chừng 7 km về phía Đông-Bắc từ thời Pháp cóthung lũng khá đẹp do một số du khách nước này đặt tên là Thung Lũng TìnhYêu (Valléc d’amour) có một cảnh hồ rộng chừng 6 ha với cai tên là hồ ĐaThiện được du khách, đặc biệt là giới trẻ thường đến vãn cảnh đẹp
Cùng với các loại tài nguyên du lịch tự nhiên, Việt Nam còn có nhiều
di sản văn hoá lịch sử cổ đại, hiện đại quý giá mà các loại hình du lịch cầnkhai thác để phát triển du lịch sinh thái Lịch sử lâu đời của đất nước cho thấytrước khi có nhà nước khoảng 2000-4000 năm những người tiền sử đã sống,hái lượm, lao động sản xuất, phát triển tập quán, phong tục và để lại những dichỉ có giá trị Tiếp theo các thế hệ liên tục vừa xây dựng nền kinh tế, pháttriển đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng đấu tranh bảo vệ nền độclập của đất nước làm cho các di sản văn hoá phát triển vừa đa dạng, vừa độcđáo kho tàng tài nguyên du lịch về di sản văn hoá phi vật thể và những tàinguyên văn hoá đương đại nói chung quả là lớn góp phần tạo thêm cơ sở vậtchất ổn định để ngành du lịch có điều kiện khai thác, bảo tồn nhằm góp phầntích cực, có hiệu quả vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước
Tính ra trong cả nước từ miền xuôi đến miền ngược có đến hàng ngàntục lễ đậm đà tính chất truyền thông xã hội - nhân văn biểu hiện rõ tình cảm
Trang 20quý giá đối với các nhân vật anh hùng, liệt sỹ có công Nhưng nói chung đềughi nhớ những đóng góp vô giá của các tiền nhân lịch sử và là những di sảnvăn hoá phi vật thể mà 54 dân tộc anh em VIệt Nam rất tự hào.
Các lễ hội đều thường diễn ra vào các tháng đầu năm âm lịch; có lễ hộikéo dài qua nhiều ngày Nếu đúng dịp diễn ra lễ hội mà có các đoàn kháchtrong các tour du lịch thì quả là cơ hội hiếm có đối với họ Các du khách cóthể hoà nhịp cùng lễ hội, những giọng hát chân thành, êm dịu, cùng tham giacác diệu múa v.v là chắc chắn khi về họ mãi nhớ những buổi hội ngộ lắngđọng đối với họ
Trang 212.3 Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam.
2.3.1 Tiềm năng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
Việt nam nằm trong vùng châu Á, nơi mà tổ chức du lịch thế giới vànhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi đã khẳng dịnh và dự báo rằng sẽ lànơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất và cũng có nhiều người đủ điềukiện đi du lịch nhất (500 triệu người) ở thế kỷ 21
Từ những, phân tích, đánh giá dự báo đó cho ta một kết luận nguồnkhách du lịch sinh thái quốc tế gắn với thị trường du lịch Việt nam là kháchquan và là một tiềm năng
Hiện nay, số khách du lịch trong nước đã tăng lên tới 8,5 triệu lượtkhách.Trong đó có bao nhiêu khách thuộc đối tượng du lịch sinh thái? Chưa
có số liệu tin cậy bởi khái niệm du lịch sinh thái chưa được quan tâm dẫn đếntrong thống kê du lịch chưa được thể hiện Căn cứ vào số khách đến với cácvùng thiên nhiên với động cơ hưởng thụ vào sản phẩm thiên nhiên như: cácvườn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên , vãn cảnh sông nước , hành trình xuyênViệt, thám không vùng vịnh hay đến các khu tự nhiên Hạ Long, Tam Cốc –Bích Động… thì tỷ lệ cũng không nhỏ có thể chiếm tới 30 – 40% tổng sốkhách hàng năm Tuy nhiên với khái niệm đầy đủ về du lịch sinh thái vế thứhai là ý thức, trách nhiêm với việc bảo tồn phát triển du lịch sinh thái thì chưa
có những tư duy, giáo dục tốt về vấn đề này Với tốc độ đô thị hoá như hiệnnay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao và cải thiện…Chắc chắnnhu cầu đi du lịch sinh thái sẽ tăng lên đáng kể, không còn giới hạn ở con số 4– 5 triệu người/năm mà có thể lên đến hàng chục triệu người mỗi năm trongcác năm tới đây
Xét về tiềm năng du lịch sinh thái của nước ta với vị trí nằm tiếp giápvới biển Đông với chiều dài trên 3200km bờ biển có nhiều, vịnh đảo vànhững quần thể núi đá vôi, sông, hồ, thác nước, hang động, suối nước nóng,
và 3/4 diện tích núi rừng với độ dốc cao …đã tạo cho Việt nam rất phong phú
và đa dạng về khí hậu và địa hình địa mạo nên rất giàu về tiềm năng sinh tháicũng như sự đa dạng sinh thái
Trang 22Theo đánh giá của quốc tế, nước ta đứng thứ 16 về sự phong phú, tính
đa dạng sinh học, đại diện cho vùng Đông nam Á về sự độc đáo và giàu có vềthành phần loài Mặc dù bị tổn thất về diện tích do nhiều nguyên nhân tronghai thập kỷ qua, nhưng hệ thực vật vẫn còn khá phong phú về chủng loại
Tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái của Việt nam hấp dẫn
du lịch ở các đạc trưng sinh thái dưới đây:
- Các vùng núi đá vôi với nhiều dạng hang động như là một kho tàngcảnh quan thiên nhiên huyền bí mà trong đó Vịnh Hạ long – di sản thiênnhiên thế giới , động Phong Nha – Kẻ Bàng làm ví dụ
- Nhiều đảo, vịnh và bãi tắm biển đẹp với các sinh thái dộng vật, thựcvật biển phong phú và đa dạng
- Hệ thống vườn bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú về hệ độngthực vật rừng xen kẽ với nhiều dân tộc có người sinh sống có những bản sắcvăn hoá hết sức đa dạng
- Các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng nền văn minh lúa nướcnhiều sông lạch, miệt vườn
Ở Việt nam hệ thống rừng đặc dụng được hiểu là hệ thống khu bảo tồnthiên nhiên có diện tích 2.119.509 ha, bao gồm 11 vườn quốc gia , 64 khu dựtrữ thiên nhiên , 32 khu di tích lịch sử, văn hoá, môi trường Sau khi rà soát lại
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập một danh mục 101 khu rừngđặc dụng đề nghị chính phủ phê duyệt và phân thành 4 loại : Vườn quốc gia(11 vườn), Khu dự trữ thiên nhiên (53 khu), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh (16khu) và Khu bảo vệ cảnh quan (21 khu) Theo danh sách này thì còn thiếunhiều khu bảo tồn thiên nhiên vùng biển và vùng đất ngập nước Tuy nhiêncho đến nay Chính Phủ vẫn chưa phê duyệt
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các khu bảo tồn thiên nhiênViệt nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuân lợicho việc phát triển du lịch sinh thái
Các nhà sinh thái học thường nhắc đến sự phong phú về các kiểu hệsinh thái và thực bì ở Việt nam Theo thống kê, Việt nam có tới 26 kiểu thực
bì tập trung thành 6 nhóm, trải từ rừng kín thường xanh, rừng rụng lá và bánrụng lá, rừng thường xanh hở, rừng thường xanh cây bụi đến các thảm cỏ
Trang 23Ngoài ra Việt nam còn có 5 nhóm hệ sinh thái thuỷ vực, trải từ nước ngọtđứng, nước ngọt chảy, nước ngọt ngầm, nước lợ và nước mặn Hệ sinh tháiđất ngập nước cũng dang được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu Khubảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, Vườn Quốc Gia Tràm chim ởđồng bằng sông Cửu Long là những địa điểm ngắm chim nước lí tưởng.
Không chỉ phong phú trên phương diện hệ sinh thái, thiên nhiên cònban cho Việt nam sự đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu, có khoảng
1200 loài là loài đặc hữu trong tổng số 12000 loài thực vật ở Việt Nam(theoước tính) Trong số 15.575 loài động vật có 172 loài đặc hữu trong số đó có
14 loài là thú Đặc biệt sự kiện gây chú ý nhất trong giới bảo tồn thế giới làphát hiện 3 loài thú lớn ở Việt nam: Sao la(1992), Mang lớn(1994), MangTrường Sơn (1997) Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vậtquý hiếm, đặc hữu của Việt nam tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên.Tuy nhiên các loài thú lớn của Việt nam khó tiếp cận hơn các loài của Châuphi, và đôi khi sự tiếp cận là không thể chấp nhận được vì các loài vật này bảnthân chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ và chúng sốngtrong các hệ sinh thái tương đối mong manh Tình trạng này có thể được khắcphục nếu có quy hoạch thích hợp Chẳng hạn như khoanh vùng bảo vệ, xâydựng chòi quan sát từ xa có thể xem được một số con tê giác còn sống sót tạivườn quốc gia Cát Tiên mà đầu tháng 5/1999 các nhà nghiên cứu đã chụpđược những bức ảnh đầu tiên bằng máy ảnh tự động Khi có các nguồn tàichính có thể xây dựng các khu nuôi thú bán hoang dã Hiện tại ở Vườn quốcgia Cúc Phương đã xây dựng được một khu nuôi các loài linh trưởng rộngkhoảng 2 ha Du khách có thể tham quan và ngắm nhìn một số loài khỉ vượnvào lúc cho ăn Vườn quốc gia Ba Vì cũng đang xây dựng khu nuôi thú vàchim bán hoang dã ở khu vực có độ cao 400 mét so với mực nước biển
Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn đối với du lịch sinh tháimang tính chất nghiên cứu khoa học Những nhà khoa học có thể đến đây đểtìm hiểu những loài động thực vật chỉ có ở Việt nam
Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt nam sở dĩ có được là nhờ sự đadạng về địa hình của đất nước Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phongphú về hệ sinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh tháihấp dẫn Hấp dẫn nhất phải kể đến rừng mưa nhiệt đới Vườn quốc gia Cúc
Trang 24Phương, Cát Bà, Ba Bể, Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – KẻBàng, Hoàng Liên Sơn.
Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phân bố dọc theo 3260
km bờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi tắm lýtưởng như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Xuân Thuỷ, Sầm Sơn, Lăng Sô, BìnhChâu, Phước Bửu Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo vàquần đảo cũng là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng Nơi đây ngoài hệ sinhthái trên cạn còn có hệ sinh thái trên biển với các rạn san hô có thành phầnloài phong phú Chúng ta có thể tổ chức du lịch lặn, xem hệ động thực vậtbiển phong phú trong các rạn san hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo, PhúQuốc và các đảo thuộc khu vực Nha Trang, Khánh Hoà
Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt nam là đồi núi với nhiều đỉnh núicao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè Nhữngđịa điểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa
đã được người Pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiềutàn tích của các biệt thự cũ Từ các trung tâm nghỉ dưỡng nay ta có thể thiết
kế các đường mòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinhthái với các loại hình du lịch khác Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên vànhân tạo trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi choviệc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước
Cũng một nỗ lực nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của Việt nam,Nguyễn Quang Mỹ và nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều hangđộng ở các vườn quuốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên vùng núi đá vôitrên phạm vi cả nước: Động Phong Nha, Chùa Hương,Tam Cốc, Bích Động,các hang động trong khu vực di sản thiên nhiên Hạ long là những điểm thamquan nổi tiếng trong và ngoài nước
Theo sự phân tích của Ngô Đức Thịnh, từ đa dạng về tự nhiên dẫn đến
sự đa dạng về văn hoá Chính vì vậy mà mà người Việt nam không thuần nhất
mà gồm 54 dân tộc khác nhau Đáng chú ý hơn là các dân tộc thiểu số thườngsống kề gần hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên Họ hiện vẫn đang lưu giữđược phong cách sống, bản sắc văn hoá riêng và tập tục độc đáo Điều nàykhiến Việt nam càng trở nên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái Hiện
Trang 25tại đời sống của những người dân ở đây có nhiều khó khăn thiếu thốn Đâycũng là cơ hội để du lịch sinh thái thể hiện mình, đóng góp vào phát triểncộng đồng tại các điểm du lịch
2.3.2 Thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam.
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nướcnói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầucủa sự phát triển Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm
và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thịtrường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản
lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh họcđang bị de doạ
Theo ước tính ở Việt nam có hơn 12000 loài cây, 275 loài động vật có
vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2470 loài cá vàhơn 5500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng
ở các loài động vật có vú, chim và cá Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc độngvật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát đượcliệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm Một nguyên nhân to lớn là môitrường sống bị mất đi do nạn phá rừng
Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều
và không phải là không khó nhận ra ở Việt nam Một ví dụ cho thấy việc buônbán thịt thú rừng phát triển mạnh Con chim, bán được 550.000 đ/kg, lợn rừng40.000 đ/kg Ở Đắc lắc, có một quán ăn đặc biệt với món thịt hổ Những thúvật nhồi bông cũng có sẵn để bán ở các cửa hàng ở Hà nội và Thành phố HồChí Minh Một con hổ nhồi bông giá khoảng 15 triệu đồng, một con gấu trúckhoảng 10 triệu đồng, gấu mặt trời 8,5 triệu …Với những giá đó những ngườidân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà không cần biết hậu quả sẽ rasao
Trên đây là thực trạng đáng buồn của sinh thái Việt nam, vậy còn vềlĩnh vực văn hoá thì sao ?
Tất cả mọi người ai cũng biết rằng giữa văn hoá và du lịch luôn có mốiquan hệ biện chứng và trực tiếp Mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong
Trang 26sự liên hệ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá và thiên nhiên – một bộ phậnquan yếu của tài sản văn hoá và đồng thời là bộ phận quan yếu nhất trong tàinguyên du lịch.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và dán tiếp đến việc trấnhưng và bảo tồn các di sản văn hoá Doanh thu từ hoạt động du lịch được sửdụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục vàphát huy các di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các ngành thủ công mỹnghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch
Một trong những ví dụ cụ thể là sự phát triển du lịch tại Huế trongnhững năm gần đây đã và đang làm sống lại những nghành nghề đã một thời
bị lãng quên như may, thêu, đúc đồng, chạm khắc và đặc biệt là nghệ thuật caHuế truyền thống, ca múa cung đình…
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận của du lịch đốivới đời sống kinh tế văn hoá, những hoạt động du lịch cũng đem lại những tácđộng tiêu cực đến công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá nói riêng và nếp sốngvăn hoá nói chung
- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ sốlượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trườngsinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích,
xả rác bừa bãi…
- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ cácnền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhau Do không được thông tin đầy
đủ và thiếu những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc,
xử tuỳ tiện ở những nơi dược coi là trang nghiêm – đặc biệt là những di tích