5. Cơ cấu của luận văn
3.1.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị luôn được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận trong các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vai trò, vị trí của phụ nữ trong Quốc hội Việt Nam đã được khẳng định và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia Quốc hội của phụ nữ so với nam giới còn chưa tương xứng với tỷ lệ nữ trong dân số, trong lực lượng lao động và có sự phát triển không đồng đều qua 12 nhiệm kỳ của Quốc hội, mặc dầu Việt Nam vẫn là quốc gia đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong nhiều năm qua
Bảng 3: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử
Nhiệm kỳ Nữ Đai biểu
Tổng số Đại biểu Tỷ lệ nữ/ Tổng số Khóa I (1946 – 1950) 10 333 3.00 % Khóa II (1960 – 1964) 49 362 13.54 % Khóa III (1964 – 1971) 62 366 16.94 % Khóa IV (1971 – 1975) 125 420 29.76 % Khóa V (1975 – 1976) 137 424 32.31 % Khóa VI (1976 – 1981) 132 492 26.83 % Khóa VII (1981 – 1987) 108 496 21.77 % Khóa VIII (1987 – 1992) 88 496 17.74 % Khóa IX (1992 – 1997) 73 395 18.48 % Khóa X (1997 – 2002) 118 450 26.22 % Khóa XI (2002 – 2007) 136 498 27.31 % 9http://www.baomoi.com/Info/Viet-Nam-dung-thu-71-ve-binh-dang-gioi/122/3421663.epi[ngày 10/4/2010]
Khóa XII (2007 – 2011) 127 493 25.76 %
Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2004.
Qua số liệu thống kê ở bảng 1 thì:
Số lượng nữ đại biểu Quốc hội nước ta không ngừng tăng lên đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa V có tỷ lệ nữ ĐBQH cao nhất của Việt Nam, với 137 đại biểu (chiếm 32,3%).
Từ nhiệm kỳ V đến nhiệm kỳ VIII số lượng nữ đại biểu trong Quốc hội giảm từ 32.31 % xuống còn 17.74%, giảm 14.57%.
Các nhiệm kỳ tiếp đều số lượng nữ trong quốc hội lại tăng dần: nhiệm kỳ X (1997-2002) tỷ lệ nữ chiếm 26,22%, tăng 8% so với Quốc hội khóa trước; nhiệm kỳ XI (2002-2007) tỷ lệ nữ tăng 1,1% so với nhiệm kỳ X
Đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007 – 2011) tỷ lệ nữ đại biểu chỉ còn 25.76 %, giảm 1.55 % so với nhiệm kỳ trước và không đạt chỉ tiêu là 30 % trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đề ra. Tuy nhiên, chất lượng nữ đại biểu Quốc hội cao hơn so với khoá trước, tỷ lệ nữ có trình độ đại học và trên đại học là 116 đại biểu đạt 91,33% tăng 1,6 % so với nhiệm kỳ trước 10. Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội của Việt Nam trong khóa XII xếp thứ 34/193 quốc gia trên thế giới và dẫn đầu trong các nước ASEAN có nghị viện (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunay), đứng thứ 2 so với các nước thuộc vùng Đông Á, sau CHDCND Triều Tiên (29,2%). Nếu so với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6, sau New Zealand, Nepal, Úc, CHDCND Triều Tiên và Afghanistan.11
Nhìn chung, tuy chiếm tỷ lệ tương đối cao nhưng các nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam chỉ mới chủ yếu tham gia vào các cơ quan của Quốc hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Cụ thể như:
10http://www.ubvk.hochiminhcity.gov.vn/ShowArticle.aspx?ID=3246&CatID=42&AspxAutoDetectCook ieSupport=1[ngày4/12/2009]
11
Bảng 4:Tỷ lệ phân bố nữ đại biểu trong một số cơ quan của Quốc hội
Đơn vị
Khóa 2002 -2007 Khóa 2007 -2011
Nữ Nam Nữ Nam
Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
43.2 56.8 28.2 71.8
Hội đồng dân tộc 43.6 56.4 56.4 43.6 Ủy ban các vấn đề xã hội 40.5 59.5 37.5 62.5 Ủy ban pháp luật 11.7 88.3 14.3 85.7 Ủy ban đối ngoại 17.6 82.4 16.7 83.3 Ủy ban khoa học, công nghệ và
môi trường
19.4 80.6 32.4 67.6
Ủy ban quốc phòng và an ninh 2.6 97.4 0 100 Ủy ban kinh tế và ngân sách/Ủy
ban kinh tế
12.5 87.5 8.3 91.7
Ủy ban tư pháp 14.7 85.3
Ủy ban tài chính-ngân sách 11.4 88.6
Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2004.
Như vậy, theo số liệu trên cho thấy tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tham gia vào các cơ quan của Quốc hội như: Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Ủy ban các vấn đề xã hội, Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường, Hội đồng dân tộc chiếm khoảng 20 - 40 % trong tổng số thành viên Ủy ban. Các Ủy ban khác của Quốc hội thì số thành viên là nữ đều chiếm tỷ lệ không cao, đặc biệt trong Ủy ban quốc phòng an ninh không có đại biểu nữ là thành viên.
Trong khi nhìn chung tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội so với nam giới còn thấp, thì tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hội đồng nhân dân ở địa phương lại cao hơn tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhưng lại giảm dần qua các cấp.
Bảng 5:Tỷ lệ phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp Các cấp Khóa 1999 - 2004 Khóa 2004 – 2011 Nữ Nam Nữ Nam Tỉnh / thành phố 23.33 76.67 23.8 76.2 Quận / huyện 20.12 79.88 23.2 76.8 Xã / phường 16.56 83.44 20.1 79.9
Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2004.
Qua phân tích số liệu trên cho thấy, tổng số phụ nữ tham gia vào hội đồng nhân dân các cấp của nhiệm kỳ sau đều tăng hơn so với nhiệm kỳ trước nhưng số lương phụ nữ trong hội đồng nhân dân tăng không đồng đều giữa các cấp:
Cấp Tỉnh / thành phố: từ 23.33% lên 76.67%, chỉ tăng 0.47% Cấp Huyện / huyện: từ 20.12% lên 23.2 %, tăng 3.08 % Cấp Xã / phường: từ 16.56 % lên 20.1 %, tăng 3.54 %
Tỷ lệ lãnh đạo nữ trong hội đồng nhân dân các cấp cũng thấp, đặc biệt, đa số lãnh đạo nữ đều giữ các vị trí Phó chủ tịch, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ giữ các vị trí Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Bảng 6: Tỷ lệ nữ Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp (%)
Chức danh Nhiệm kỳ 1999 - 2004 Nhiệm kỳ 2004 – 2011 Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Chủ tịch 1.64 5.46 3.46 1.56 3.92 4.09 Phó chủ tịch 8.19 11.42 5.57 26.56 19.64 10.61
Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2004.
Phân tích số liệu trên cho thấy so với nhiệm kỳ 1999 – 2004 thì nhiệm kỳ 2004 – 2011:
Tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp so với tỷ lệ nam giới ở vị trí này là rất thấp, nam giới chiếm đến khoảng 95% và còn có xu hướng tăng, còn tỷ lệ này ở phụ nữ lại có xu hướng giảm (tuy có tăng ở cấp xã nhưng không nhiều): cấp tỉnh giảm 0.08 %, cấp huyên giảm 1.54 %, cấp xã tăng 0.63%.
Tương ứng với chức danh chủ tịch hội đồng nhân dân thì tỷ lệ phụ nữ làm phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp đều tăng cao tuy tỷ lệ này so với tỷ lệ của nam giới trong hai nhiệm kỳ vẫn còn thấp: cấp tỉnh tăng 18.37 %, cấp huyên tăng 8.22 %, cấp xã tăng 5.04%.
So với các cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan hành pháp tại trung ương và địa phương lại thấp hơn rất nhiều. Trong nhiệm kỳ 2007-2011, tỷ lệ phụ nữ được bổ nhiệm ở các vị trí lãnh đạo từ cấp bộ trưởng đến các cấp thấp hơn đều không bằng nhiệm kỳ trước.
Bảng 7: Tỷ lệ nữ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng. Vụ phó và các chức danh tương đương
Chức danh Nhiệm kỳ 2002 - 2007 Nhiệm kỳ 2007 – 2011 Nữ Nam Nữ Nam Bộ trưởng/tương đương bộ trưởng 12 88 4.5 95.5 Thứ trưởng/tương đương thứ trưởng 9.0 91 8.4 91.6 Vụ trưởng/tương đương vụ trưởng 6.0 94 5.5 94.5 Vụ phó/tương đương vụ phó 14 86 13.9 86.1
Nguồn: Báo cáo của Bộ lao động – thương binh và xã hội số 1229/LĐTBXH- BĐG ngày 17/4/2009 về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Qua số liệu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ giữ vai trò chủ chốt trong chính phủ chiếm tỷ lệ khá thấp và đang giảm mạnh, trong đó chức vụ bộ trưởng từ 12% xuống còn 4.5% giảm đến 7.5%.
Số lượng nữ là thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, so với nam giới thì tỷ lệ này còn rất thấp.
Bảng 8: Tỷ lệ nữ cán bộ trong UBND các cấp chia theo giới tính (%) Các cấp Khóa 1999 - 2004 Khóa 2004 – 2011 Nữ Nam Nữ Nam Tỉnh / thành phố 6.4 93.6 8.61 91.39 Quận / huyện 4.9 95.1 6.40 93.60 Xã / phường 4.54 95.46 3.99 96.01
Nguồn:Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, Bộ nội vụ.
Trong nhiệm kỳ 2004-2009, ở cấp địa phương, phụ nữ làm chủ tịch UBND tỉnh chiếm 3,12%, phó chủ tịch UBND tỉnh chiếm 16,8%; chủ tịch UBND huyện chiếm 3,62%, phó chủ tịch UBND huyện 14,48% và chủ tịch UBND xã 3,42% và phó chủ tịch UBND xã chiếm 8,84%.
Qua tổng hợp từ việc phân tích số liệu trên cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị và giữ các chức vụ lãnh đạo (như: bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp,…) còn thấp hơn nam giới và không đồng đều. Trong các vị trí lãnh đạo, nam giới chiếm khoảng trên 90% còn phụ nữ chỉ giữ các chức vụ như: Phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân… và tham gia vào các cơ quan nhà nước tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nam giới.