5. Cơ cấu của luận văn
3.1.2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo
Giáo dục là một trong những chính sách được ưu tiên ở Việt Nam và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trọng sự nghiệp giáo dục và mục tiêu bình đẳng giới trong giáo dục, với số lượng đội ngũ nữ giáo viên càng tăng.
Bảng 11: Số nữ giáo viên trong các trường phổ thông tại thời điểm 31/12/2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo số liệu trên cho thấy, số lượng nữ giáo viên trong những năm gần đây không ngừng tăng lên (từ năm học 2005-2006 đến năm học 2008-2009 tăng 18.2
nghìn người) nhưng chưa đông đều giữa các cấp học
- Cấp tiểu học: nhìn chung giảm mạnh từ năm học 2006-2007 so với năm học trước (giảm 4.3 nghìn người), nhưng lại tăng lên ở các năm học sau nhưng tăng không nhiều (năm học 2007-2008 tăng 400 người, năm học 2008-2009 tăng 700 người).
- Cấp trung học cơ sở: có tăng nhưng chưa đều giữa các năm học từ năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008 tăng 6.2 nghìn người, nhưng đến nam học 2008-2009 lại giảm 1.7 nghìn người so với năm học trước.
- Cấp trung học phổ thông: tăng liên tục qua các năm học từ năm học 2005-2006 đến năm học 2008-2009 tăng 16.9 nghìn người
Nhìn chung, số lượng nữ giáo viên trong những năm gần đây được tuyển dụng còn hạn chế. Vì lý do đó nên vấn đề bình đẳng giới trong Giáo dục và Đào tạo còn nhiều vấn đề cần xem xét như trong việc nhìn nhận vai trò của nữ giáo viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy, hoặc
2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Số nữ giáo viên (Nghìn người) 550.3 557.3 564.4 568.5 Tiểu học 276.3 272.0 272.4 273.1 Trung học cơ sở 208.8 213.8 215.0 213.3 Trung học phổ thông 65.2 71.5 77.0 82.1
khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Từ đó, dẫn đến việc thúc đẩy bình đẳng giới trong các trường phổ thông còn gặp nhiều trở ngại.
Đối với số lượng học sinh phổ thông, khoảng cách về số lượng giữa học sinh nam và nữ không ngừng được cải thiện qua các năm học.
Biểu đồ và bảng số liệu: Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm ngày 31 tháng 12 giai đoạn 2005 – 2009 phân theo giới tính
Bảng 12
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Từ biểu đồ và số liệu thống kê, ta thấy từ năm 2005 đến 2009, số nữ đi học trung học phổ thông đã tăng lên đáng kể, đặc biệt năm học 2007-2008 và 2008- 2009 số lượng học sinh nữ cao hơn học sinh nam, đây là một dấu hiệu tích cực để đánh giá sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.Tuy nhiên, ở các cấp học còn lại số lượng học sinh nam luôn cao hơn số lượng học sinh nữ, ở trung học phổ
Năm học 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Tiểu học 3781 3523 3622 3408 3576 3284 3501 3231
Trung hoc cơ sở 3277 3094 3415 2965 2973 2830 2808 2661
Trung hoc phổ thông 1507 1468 1560 1515 1465 1557 1385 1543
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 . Tiểu học
Trung hoc cơ sở Trung hoc phổ thông
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
thông sự chênh lệch về số lượng giữa học sinh nam và học sinh nữ là không nhiều. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ học sinh nam và nữ còn được thể hiện trong những gia đình nghèo hoặc dân tộc thiểu số, tình trạng chênh lệch vẫn tồn tại. Chỉ có 20% em gái ở các hộ gia đình nghèo nhất Việt Nam được đến trường, tình trạng trên cũng phổ biến ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc.19
Nhìn chung, số lượng học sinh nam qua các năm học luôn nhiều hơn học sinh nữ, đặc biệt học sinh nam chiếm số lượng lớn ở bậc tiểu học đã cho thấy việc tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới còn nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tạo cơ hội học tập như nhau giữa trẻ em nam và trẻ em nữ còn hạn chế.
Ở bậc đại học và cao đẳng, số lượng nữ sinh viên ngày càng có xu hướng tăng dần qua các năm học.
Bảng 13: Thống kê số lượng thí sinh nữ trúng tuyển đại học – cao đăng giai đoạn 2004 - 2008
Năm Số thí sinh trúngtuyển (Tỷ lệ % so với thí sinh nam)Số thí sinh trúng tuyển là nữ
2004 217.279 98.856 (45,49%) 2005 240.642 121.488 (50,48%) 2006 285.254 149.926 (52,56%) 2007 363.619 190.295 (52,33%) 2008 437.564 237.122 (53,88%) Bình quân 308.870 159.537 (51,65%) Nguồn:Tổng cục thống kê
Theo số liệu thống kê trên cho thấy, nhìn chung tỷ lệ nữ thí sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng và đại học luôn chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm so với tỷ lệ này ở thí sinh là nam. Số lượng nữ sinh viên theo các ngành nghề đào tạo có sự khác nhau rõ rệt, thường chiếm tỉ lệ cao trong các trường khối ngành sư phạm, xã hội, kinh tế và thấp trong các ngành kỹ thuật.
Theo thống kê đầu năm 2010 số lượng nữ trí thức có học vị từ thạc sĩ và học hàm từ phó giáo sư trở lên đã tăng gấp 3 lần (tỷ lệ nữ tiến sỹ chỉ có 14,7%, nữ
19http://www.baomoi.com/Info/Bat-binh-dang-gioi-o-Viet-Nam-dang-dan-duoc-cai- thien/139/3971240.epi[ngày 17/02/2010]
giáo giáo sư 3,3%,…), chiếm khoảng 20% số lượng trí thức toàn quốc20. Như vậy, tỷ lệ đội ngũ nữ trí thức, đặc biệt là ở trình độ cao, vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát huy hết vai trò quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức, sự đóng góp của nữ giới trong phát triển đất nước và đặc biệt là những giải pháp để phát huy vai trò của nữ trí thức chưa thật sự có hiệu quả.