5. Cơ cấu của luận văn
3.1.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động – việc làm
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới (nữ giới chiếm khoảng 51% dân số, trong đó 70% sống tại vùng nông thôn nhưng tỷ lệ lao động nữ lại chiếm đến 52% trong tổng số 45 triệu lao động và có mặt đông đảo ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân, cũng như tham gia mọi hoạt động trong các lĩnh vực khác của xã hội, từ lĩnh vực văn hóa - giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật đến lĩnh vực lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp, các ngành... Điều này không những thể hiện vị thế và vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thể hiện sự bình đẳng của nam và nữ trong lao động, việc làm.
Tỷ lệ nữ độ tuổi 15-60 tham gia vào hoạt động kinh tế (83%) xấp xỉ bằng nam giới (85%). Trong những năm gần đây, phụ nữ ngày càng tích cực tham gia
vào các lĩnh vực lao động và có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế đất nước.12
Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, Tỷ lệ lao động nữ tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Bảng 9: Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm (%)
Tỷ lệ nghề nghiệp lao động nữ Nữ Nam
Chung cả nước 49.39 50.61
Các nhà lãnh đạo trong các cấp, các nghành 20.22 79.78 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực 47.20 52.80 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực 58.44 41.56 Nhân viên trong các lĩnh vực 45.45 54.55 Nhân viên dịch vụ cá nhân và trật tự an toàn xã hội, bán hàng kỹ
thuật
59.30 40.70
Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp, thủy sản 42.64 57.36 Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan 35.98 64.02 Thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 14.76 85.24
Lao động giản đơn 53.64 46.36
Nguồn: Điều tra lao động – việc làm ngày 1/8/2008 của Tổng cục thống kê
Theo số liệu thông kê thì phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy, nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công nhân, lãnh đạo, dịch vụ cá nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng.
Tuy tỉ lệ lao động nữ trong tổng số lao động có cao nhưng lao động nữ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực có chuyên môn kỹ thuật thấp, có thu nhập thấp và việc làm không ổn định: trong hơn 22 triệu lao động nữ, chỉ có gần 20% qua đào tạo, số còn lại là lao động phổ thông, lao động tự do, làm việc không theo giờ giấc và hoàn toàn thiếu các thiết bị bảo hộ lao động13. Từ đó, dẫn tới thực trạng so với nam giới thì môi trường lao động, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong các nghành
12
http://www.baomoi.com/Info/Ty-le-nu-trong-Quoc-hoi-Viet-Nam-cao-nhat-khu-vuc- SEAN/144/3517456.epi[ngày 02/01/2010]
13http://www.baomoi.com/Info/Lao-dong-nu-pho-thong-gap-rui-ro-cao-ve-suc-khoe/47/3552824.epi
nghề nói trên còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là môi trường lao động dễ bị ô nhiễm dẫn đến nguy cơ tai nạn và bệnh tật: khoảng 56,2% lao động nữ làm việc trong môi trường tiếng ồn, 55% làm việc trong môi trường nóng, bụi, 24,6% trong môi trường có chất độc, 12,9% phải làm công việc nặng nhọc…Do vậy, các bệnh thường gặp và có tỉ lệ cao nhất ở lao động nữ là các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi (40,26%). Ngoài ra, lao động nữ còn mắc phải các bệnh liên quan đến điều kiện làm việc như: Các bệnh về cơ, xương, khớp; bệnh đường tiêu hoá.14
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi chiếm đến 70% lao động nữ thì người lao động gặp rủi ro cao về sức khoẻ khi thường xuyên tiếp xúc với hoá chất thuốc bảo vệ thực vật, thời gian làm việc kéo dài và bất thường… Đặc biệt, tại các làng đúc đồng, nấu chì, có đến 80% lao động nữ mắc bệnh viêm phổi, loét hành tá tràng.15
Về vấn đề tuyển dụng lao động và đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, Điều 110 của lao động nữ chưa được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng vì lý do phụ nữ có trách nhiệm lớn lao khi sinh con và nuôi con nhỏ. Ở một số doanh nghiệp có áp đặt quy định trong một thời hạn nhất định, lao động nữ không được lập gia đình hoặc sinh con. Thậm chí, một số doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đã buộc thôi việc đối với lao động phổ thông nữ khi họ mang thai. Bộ luật Lao động sửa đổi (năm 2002) quy định: Các doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ ngoài nghề đang làm để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý. Nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 5% số doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, trong số đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước16. Đào tạo nghề dự phòng là việc cần thiết cho cả lao động nữ và nam trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển đổi về cơ cấu sản xuất, kinh doanh như hiện nay.
Vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp kém thường gắn với ít cơ hội có việc làm và thất nghiệp, trong khi trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ so với lao động nam vẫn còn sự cách biệt khá lớn và tính cạnh tranh không cao, lao động nữ khó tránh những rủi ro dễ vấp phải trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay.
14
Theo kết quả khảo sát trong năm 2009 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại 34 doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ
15
Báo cáo của Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động Việt Nam về Hội thảo “An toàn vệ sinh lao động đối với nữ lao động phổ thông” ngày 27/11 tại Hà Nội
16
Bảng 10: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ tại khu vực thành thị (%)
Nguồn:Điều tra lao động – việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục thống kê
Theo số liệu thống kê cho thấy, tình trạng có việc làm của lao động nữ cũng kém hơn so với lao động nam, tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp ở thành thị cũng cao hơn mức chung của cả nước. Đặc biệt, trong khu vực có quan hệ lao động, phụ nữ chỉ chiếm 40% số việc làm được trả lương và chiếm tỷ lệ thấp trong ngành nghề bậc cao (quản lý, chuyên môn kỹ thuật), chiếm tỷ lệ cao trong nghề bậc trung và nghề bậc thấp.17
Trong vấn đề giờ làm việc và tình trạng làm thêm giờ, theo quy định của Bộ Luật Lao động, người lao động làm việc 40giờ/tuần. Nhưng trên thực tế, đa số người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng phải làm việc vượt quá thời gian quy định. Khoảng 60% số lao động nữ và 48,9% số lao động nam làm việc thêm giờ với thời lượng quá 4h/ngày, trong những cơ sở sản xuất nhỏ thì con số này còn cao hơn nhiều.18 Tình trạng kéo dài thời gian lao động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người lao động, trong đó có sức khỏe của lao động nữ.
Từ những phân tích trên cho thấy, tuy chiếm tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động góp phần sự phát triển nền kinh tế của đất nước nhưng chế độ chính sách đối với lao động nữ vẫn còn nhiều sự bất bình đẳng so với lao động là nam giới như các chính sách về tuyển dụng, đào tạo nghề, vấn đề về môi trường lao động, bảo hộ lao động, sức khỏe…vẫn chưa được đảm bảo.
17http://www.hoilhpn.org.vn/print.asp?newsid=12550[ngày 21/12/2009]
18
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2008
Mục tiêu đến năm 2010
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành thị <5 4.82 4.64 4.65 Trong đó đối với lao động nữ khu vực thành thị <6 2.25 5.10 5.10