5. Cơ cấu của luận văn
1.4.1. Sự hình thành và phát triển pháp luậtvề bình đẳng giới trên thế giới
Một trong những cơ sơ lý luận đầu tiên để đi đến sự ra đời của pháp luật về bình đẳng giới trên thế giới đó là sự hình thành và phát triển của lý thuyết nữ quyền để đưa ra một số lý thuyết về giới. Vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cập vào thế kỷ XV ở Pháp trong công trình khoa học của bà Christine de Pisan với chủ đề: quyền, nghĩa vụ tình dục và sự lên tiếng của dân chúng về vấn đề phụ nữ bị coi là loại người khác biệt vì vị trí xã hội không bình đẳng với nam giới.3
Vào thế kỷ XVII – XVIII các công trình khoa học về nữ quyền bắt đầu phát triển ở Anh mà nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của xã hội Anh lúc bấy giờ mà sự thay đổi lớn nhất trong giai đoạn này là thay đổi về phân công lao động. Phụ nữ ngày càng bị phân biệt đối xử, lệ thuộc nhiều vào nam giới và mất dần vị trí trong xã hội. Vì vậy, vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và là chủ đề của các cuộc tranh luận ,các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan hệ giới trong xã hội. Điển hình trong giai đoạn này có những lý luận gia nữ quyền đầu tiên ở Anh như: Aphara Behn Behn (1640 – 1689), Mary Astell (1666 – 1731). Một trong những công trình khoa học về nữ quyền có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Anh đó là tác phẩm “Sự khuất phục của phụ nữ” ( 1869) của John Stuart Mill và vợ ông là Harriet Taylor là sự tranh luận theo hướng tự do cổ điển cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Chính công trình này đã góp phần ủng hộ việc thành lập Hiệp hội Quốc gia về quyền bầu cử của phụ nữ và nó cũng gây ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận trong Quốc hội về việc cải tổ chế độ bầu cử dẫn tới việc phụ nữ giành được quyền bầu cử vào năm 1918 ở Anh.
Sơ lược về ba làn sóng nữ quyền:
Làn sóng nữ quyền thứ nhất(cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
Chủ yếu phát triển ở Anh và Mỹ, đặc biệt ở Mỹ ra đời Hội đồng phụ nữ Quốc tế được thành lập ở thủ đô Washington năm 1888 là một tổ chức nữ quyền lớn nhất và lâu đời nhất thế giới về đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Trong giai đoạn này hình thành các học thuyết khác nhau về thuyêt nữ quyền như: Cựu thuyết nữ quyền – Tân thuyết nữ quyền (Anh), Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa - Chủ nghĩa nữ quyền phúc lợi (Mỹ)…
Làn sóng nữ quyền thứ hai (từ những năm 1960 đến cuối những năm 1970)
3
Trên nền của thành quả đã đạt được trước đó, các nhà nữ quyền Anh và Mỹ đã mở rộng phạm vi, phân tích sâu sắc hơn về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ vào đàn ông, sự áp bức của đàn ông đối với phụ nữ trên nhiều mặt của đời sống xã hội, sự không bình đẳng về giáo dục, sự bị loại trừ về mặt văn hóa, về mặt xã hội khỏi xã hội hiện tại, về sự bất công đối với phụ nữ, sự phân biệt giới tính trong lao động, việc làm không được trả lương, nạo thai, tránh thai, gia đình...
Bởi thực trạng phụ nữ bị áp bức ở nhiều nơi, nhiều xã hội với các nền văn hóa khác nhau nên làn sóng nữ quyền có nguồn gốc từ Anh và Mỹ đã bắt đầu có ảnh hưởng rất lớn và lan tỏa nhanh sang các nước ở châu lục khác như Châu Á và Châu Phi. Từ đó, xuất hiện những nhà nữ quyền thuộc các chủng tộc, giai cấp khác nhau và trật tự thế giới khác nhau để đưa ra những công trình nghiên cứu về nữ quyền phù hợp với xã hội mà họ sống, mở ra làn sóng nữ quyền thứ ba.
Làn sóng nữ quyền thứ ba (bắt đầu từ những năm 1980 )
Các lí luận gia của làn sóng nữ quyền thứ ba có nguồn gốc xuất thân đa dạng khác nhau về chủng tộc, giới tính, giai cấp như: phụ nữ Mỹ gốc châu Phi (Brewer, Golder), phụ nữ châu Á người Nhật Bản( Iwao, Ueno Chixuko, Osawa Mari), phụ nữ Mỹ La tinh ( Garcia, Hardy Fanta), phụ nữ thổ dân (Allen), và nam giới (Sechiyama Keru)... 4Họ đã xuất phát từ thực tế kinh nghiệm, cuộc sống thực của bản thân, của những người cùng chủng tộc cùng dân tộc hay cùng giai cấp với họ hoặc có nền văn hóa tương tự như nhau.
Hiện nay, làn sóng nữ quyền thứ ba cùng tồn tại với các lí thuyết nữ quyền làn sóng thứ hai trong các xã hội với các nền văn hóa khác nhau. Làn sóng nữ quyền thứ ba thể hiện tính toàn cầu hóa của lí luận nữ quyền.
Các lí thuyết thuộc về làn sóng nữ quyền thứ ba gồm có: lí thuyết nữ quyền phụ nữ da đen, lí thuyết nữ quyền phụ nữ thế giới thứ ba, lí thuyết nữ quyền phụ nữ và phát triển, lí thuyết giới và sự phát triển.
Với sự phát triển của phong trào phụ nữ thế giới, phụ nữ ngày càng biết đấu tranh để tự tạo ra các cơ hội ngang bằng so với nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện qua các mặt:
Thứ nhất, làm thay đổi tư duy về phụ nữ: phong trào tranh đấu để tạo ra cơ hội có việc làm ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới; vấn đề phúc lợi xã hội và sinh sản của phụ nữ đã được xã hội quan tâm hơn; vai trò sản xuất của phụ nữ hội
4
nhập vào kinh tế quốc tế được đề cao; ảnh hưởng sâu sắc nhất của phong trào là đã làm thay đổi được từ trong suy nghĩ của các nhà chính trị, hoạch định chính sách, họ đã nhận thấy rằng mọi thành công của các chiến lược, chính sách phát triển không thể đạt được nếu không quan tâm đầy đủ đến phụ nữ…
Thứ hai, phong trào phụ nữ thế giới phát triển đã làm hình thành hàng loạt các cơ quan chuyên trách nghiên cứu về phụ nữ tại các nước đang phát triển trên thế giới, làm cho Chính phủ và các cơ quan phát triển tại các quốc gia quan tâm đúng mức việc đưa phụ nữ hội nhập vào quá trình phát triển cộng đồng. Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào phụ nữ vào thập niên 70, các nước trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề phụ nữ, đây không chỉ là vấn đề của từng quốc gia hay từng khu vực mà là vấn đề có tính chất toàn cầu. Các cuộc hội nghị quốc tế về phụ nữ lần lượt diễn ra nhằm thông qua các chương trình, mục tiêu, cương lĩnh hoạt động toàn cầu nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, thực hiện vấn đề bình đẳng giới.
Những sự kiện quốc tế quan trọng:
- Năm 1975 : Hội nghị Phụ nữ Thế giới lần thứ nhất, họp tại Mêhicô - năm Quốc tế Phụ nữ đầu tiên.
- Năm 1976: Liên hợp quốc đề xướng “Thập kỷ về phụ nữ” (1976-1985). - Năm 1979: Liên hợp quốc phê chuẩn Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Công ước CEDAW).
- Năm 1980: Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ hai, họp tại Copenhagen (Đan Mạch).
- Năm 1985: Hội nghị phụ nữ lần thứ ba, họp tại Nairobi (Kenya) - Tổng kết đánh giá những thành công và tồn tại của “Thập kỷ về phụ nữ” của Liên hợp quốc - Đề ra mục tiêu “Bình đẳng, phát triển và hoà bình” (Chiến lược Nairobi).
- Năm 1995: Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ tư, họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc)- Tổng kết đánh giá những thành công và tồn tại của chiến lược Nairobi, thông qua “Cương lĩnh hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ” (Cương lĩnh Bắc Kinh).
- Năm 2000: Khoá họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Trụ sở Liên hợp quốc với chủ đề “ Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, Phát triển và Hoà bình cho thế kỷ 21” (gọi tắt là Hội nghị Bắc Kinh +5).
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Công ước CEDAW)5
Ngày 18 tháng 12 năm 1979, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) đã được Liên hợp quốc phê chuẩn. Ngày 3 tháng 9 năm 1981, sau khi đã có 20 nước thông qua thực hiện, Công ước CEDAW bắt đầu có hiệu lực như một Hiệp ước quốc tế.
Công ước CEDAW là kết quả của sau hơn 30 năm đấu tranh của Uỷ ban về địa vị phụ nữ thuộc tổ chức Liên hợp quốc được thành lập từ năm 1946, có chức năng giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ trên thế giới.
Trong số các Công ước quốc tế về quyền con người, Công ước CEDAW chiếm một vị trí quan trọng trong việc đưa phân nửa nhân loại là phụ nữ tiến tới mục tiêu đấu tranh vì quyền con người, trong đó cơ bản là quyền bình đẳng giới.
Công ước CEDAW bao gồm Lời nói đầu và 30 Điều, được chia thành 5 Phần.
Lời nói đầu của Công ước CEDAW nêu lên cơ sở pháp lý, tính cấp thiết, ý nghĩa của Công ước đối với việc bảo đảm các quyền của phụ nữ, cũng như bảo toàn nền hoà bình, ổn định trên thế giới.
Phần 1 (từ Điều 1 đến Điều 6) trình bày khái niệm “Phân biệt đối xử đối với phụ nữ” và cam kết của các nước thành viên trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng nam nữ.
Phần 2 (từ Điều 7 đến Điều 9) đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị, và quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong vấn đề quốc tịch của mình cũng như trong vấn đề quốc tịch của con cái họ.
Phần 3 (từ Điều 10 đến Điều 14) đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá. Về lĩnh vực giáo dục, kinh tế,…Công ước còn đề cập đến các biện pháp cần thiết để loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực y tế như chăm sóc sức khoẻ, trong các lĩnh vực khác và đặc biệt, Công ước đề cập riêng đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nông thôn.
Phần 4 (từ Điều 15 đến Điều 16) đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình như quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc ký kết hợp đồng, quản lý tài sản, trong thủ tục tố tụng trước Toà
5TS.Lê Thanh Mai, “Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)”, Tạp chí luật học số 03/2007
án, trong việc đi lại và lựa chọn nơi cư trú; bình đẳng giữa nam và nữ về quyền kết hôn, quyền chọn vợ, chọn chồng, bình đẳng về quyền và trách nhiệm trong quá trình hôn nhân và ly hôn, bình đẳng về quyền và trách nhiệm của cha mẹ trước con cái.
Phần 5 của Công ước CEDAW (từ Điều 17 đến Điều 30) trình bày vấn đề thi hành và hiệu lực của Công ước.
Việt nam ký Công ước CEDAW ngày 29/07/1980 và phê chuẩn Công ước ngày 19/03/1982, trở thành quốc gia sớm thứ 6 trên thế giới ký Công ước và quốc gia thứ 35 phê chuẩn Công ước này.
Tuyên bố và Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 (Cương lĩnh Bắc Kinh, Trung Quốc)
Từ ngày 04/09/1995 đến ngày 15/09/1995, Hội nghị Phụ nữ quốc tế lần thứ IV của Liên hợp quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại Hội nghị, “Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000” đã được hội nghị nhất trí thông qua, nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự tiến bộ và tạo quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới. Cương lĩnh Bắc Kinh nêu rõ mục đích là bình đẳng giới, phát triển và hoà bình. Cương lĩnh đã xác định 12 lĩnh vực cấp thiết cần ưu tiên thực hiện vì sự tiến bộ và quyền năng của phụ nữ đồng thời đưa ra các mục tiêu và khuyến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện, như về vấn đề giảm nghèo đói, về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, về sức khoẻ, nạn bạo lực, xung đột vũ trang, về lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực ra quyết định, về cơ chế tổ chức các bộ máy quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, về vấn đề quyền con nguời, về lĩnh vực truyền thông, về môi trường về vấn đề trẻ em gái và vấn đề sắp xếp tổ chức và tài chính của các tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế.6
Cương lĩnh khuyến nghị các Chính phủ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan chức năng tại các cấp triển khai thực hiện cương lĩnh bằng việc soạn thảo và thực thi các “Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ” phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước.
Tại Hội nghị Bắc Kinh, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng đã công bố “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000”.
6http://www.ubphunu-ncfaw.gov.vn/?lang=V&func=newsdt&CatID=106&newsid=889&MN=77[ngày 10/01/2010]
Văn kiện “Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới - Phát triển và hoà bình cho thế kỷ 21”
Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 2000, tại trụ sở Liên hợp quốc đã diễn ra khoá họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề “ Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, Phát triển và Hoà bình cho thế kỷ 21” (gọi tắt là Văn kiện Bắc Kinh +5)7. Đây là khoá họp đặc biệt đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc về vấn đề phụ nữ nhằm đánh giá tình hình thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và xác định các sáng kiến và hành động tiếp theo vì bình đẳng giới trong thế kỷ 21. Đây cùng chính là dịp để các Chính phủ một lần nữa tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. “Những hành động và sáng kiến tiếp theo nhằm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh”.
Văn kiện Bắc Kinh +5 gồm 2 văn kiện: “Tuyên bố chính trị” và “Những hành động và sáng kiến tiếp theo nhằm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh”.
Trong “Tuyên bố chính trị”, những Chính phủ tham dự khoá họp đặc biệt đã tuyên bố khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu nêu trong Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Băc Kinh, khẳng định lại cam kết đối với việc thực hiện 12 lĩnh vực cần quan tâm của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, đồng thời các Chính phủ cũng thừa nhận là những người chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc thực thi đầy đủ tất cả các cam kết về sự tiến bộ của phụ nữ, thừa nhận vai trò và sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phụ nữ trong việc thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Tuyên bố chính trị này cũng khẳng định bản thân nam giới phải tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ để xúc tiến bình đẳng giới, khẳng định tầm quan trọng của việc lồng ghép quan điểm giới vào tiến trình thực hiện kết quả của các khoá họp và hội nghị thượng đỉnh quan trọng khác của Liên hợp quốc.
“Những hành động và sáng kiến tiếp theo nhằm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh” bao gồm 4 phần.
Phần 1 Đề cập tới việc các Chính phủ tái khẳng định sự cam kết của mình với các mục tiêu của Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Bắc Kinh. Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh đã đề ra mục tiêu “Bình đẳng giới, phát triển và hoà bình”, đồng thời cũng xác lập chương trình nghị sự để tăng cường quyền năng cho phụ
7
nữ. Vì các mục tiêu và các cam kết này chưa được thực hiện đầy đủ nên các Chính phủ đã thống nhất cùng hành động để hiện thực hoá các mục tiêu này trong thế kỷ 21.
Phần 2 “Những thành tựu và trở ngại trong việc thực hiện 12 lĩnh vực quan tâm