Trách nhiệm pháp lý hành chính

Một phần của tài liệu pháp luật bình đẳng giới ở việt nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (Trang 52 - 54)

5. Cơ cấu của luận văn

2.8.1. Trách nhiệm pháp lý hành chính

Trách nhiệm pháp lí hành chính áp dụng với những người, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với quyền bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Các vi phạm hành chính rất đa dạng, bao gồm các vi phạm đối với các quy tắc quản lí Nhà nước trong mọi lĩnh vực nhưng các vi phạm đó chưa đến mức là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong các văn bản thuộc các lĩnh vực riêng:

Trong lĩnh vực lao động, căn cứ Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/04/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động quy định tại Điều 15 như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nữ nhưng có một trong những hành vi sau đây:

Không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ quy định tại khoản 1 Điều 116 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ; làm việc ban đêm; đi công tác xa quy định tại khoản 1 Điều 115 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc quy định tại khoản 2 Điều 115 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi quy định tại khoản 3 Điều 115 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

Sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại quy định tại

Điều 113, khoản 3 Điều 124 và khoản 3 Điều 127 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi quy định khoản 3 Điều 111 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

Trong lĩnh vực quản lí an ninh, trật tự xã hội, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, tại Điều 24 quy định:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi lạm dụng tình dục.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi cung cấp địa điểm cho hoạt động mại dâm.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dẫn dắt hoạt động mại dâm, che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tái phạm việc mua dâm, bán dâm hoặc che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm; dùng các thủ đoạn khống chế, đe dọa người mua dâm, bán dâm để đòi tiền, cưỡng đoạt tài sản.

Các hành vi vi phạm khác về phòng, chống mại dâm thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: vi phạm khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này thì bị tịch thu toàn bộ số tiền do vi phạm hành chính mà có.

Xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ

Ngoài những quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới do pháp luật thuộc các lĩnh vực điều chỉnh riêng, luật bình đẳng giới còn quy định áp dụng các hình thức xử phạt theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ nếu phát luật của các lĩnh vực chưa quy định .Các hình thức xử phạt bao gồm: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính

sau đây: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền. Mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài các hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại do hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới gây ra; Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần; Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hoặc tiêu hủy các vật phẩm, văn hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến giới; Buộc tháo dỡ hoặc xóa sản phẩm quảng cáo có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến giới; Yêu cầu tổ chức, cá nhân đã ban hành các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sửa đổi, hủy bỏ các văn bản đó hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ các văn bản đó. Người có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Đối với người nước ngoài vi phạm hành chính về bình đẳng giới trên lãnh thổ Việt Nam còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất.

Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra chuyên ngành khác, Chủ tịch UBND các cấp, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng là những cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC về bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu pháp luật bình đẳng giới ở việt nam và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)