5. Cơ cấu của luận văn
3.1.2.5. Bình đẳng giới trong gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, chính vì vậy mà khi một xã hội muốn phát triển thì phải có sự tiến bộ trong từng gia đình. Hiện nay,ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp con người giảm nhẹ sức lao động, công việc trong gia đình.Tuy nhiên, tư tưởng gia trưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn đang tồn tại từ những quan điểm xuất phát từ tư tưởng phong kiến lac hậu đã tồn tại lâu đời và trở thành thói quen trong suy nghĩ của người dân vẫn chưa được khắc phục:
Định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như: thích đẻ con trai hơn con gái (coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ và công việc này không mang lại giá trị kinh tế, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.
Thời gian làm việc của phụ nữ thường dài hơn nam giới: Theo quy định của pháp luật trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ… nhưng trên thực tế, hơn 50% phụ nữ Việt Nam hiện đang làm công việc nội trợ nên không có thu nhập trực tiếp, đối với những người phụ nữ đảm nhận công việc nội trợ và vừa sản xuất công tác như nam giới thì trung bình thời gian làm việc một ngày là 13 giờ, trong khi của nam
giới là khoảng 9 giờ.21 Tuy nhiên, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài xã hội. Sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới.
Phân công lao động trong gia đình ở nhiều vùng miền trên cả nước còn mang tính chất phân biệt theo giới rõ rệt, đặc biệt là vùng nông thôn và khu vực miền núi, công việc gia đình vẫn tập trung vào vai trò người phụ nữ là chủ yếu. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ (các dân tộc thiểu số như: Êđê, M’nông, Jrai…), người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn là lao động chính trong gia đình.22 Đây thực sự là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khoẻ của phụ nữ.
Trong gia đình, phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít đựơc quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của một người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việc như sử dụng biện pháp tranh thai, việc học của con hay các công việc nội trợ của gia đình…