Phân loại đôla hóaTùy theo mức độ sử dụng rộng rãi USD trong nền kinh tế và thái độ củaquốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận mà Đô la hóa đượcchia làm 3 mức độ: Đôla hóa
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA 4
I Tổng quan về đôla hóa 4
1 Khái niệm đôla hóa 4
2 Phân loại đôla hóa 5
II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐÔLA HÓA 6
III TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA 9
1 Tác động tích cực 9
2 Tác động tiêu cực 10
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM 13
I TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM 13
Bảng 1: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán
(FCD/M2) .13
II THỰC TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 14
1 Giai đoạn trước khi mở cửa 14
2 Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến khủng hoảng tài chính khu vực 15
Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam 15
3 Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực đến nay 17
3.1 Giai đoạn 1998-2001 17
3.2 Giai đoạn 2001 đến 2006 17
3.3 Giai đoạn năm 2007 đến nay 18
III.BIỂU HIỆN ĐÔLA HÓA TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 21
IV CÁC NGUỒN CUNG USD CỦA VIỆT NAM 23
1 Nguồn kiều hối 23
Bảng 3: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong các năm gần đây 25
2 Khách du lịch đến Việt Nam 25
Bảng 4 : Số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam 26
3 Vốn đầu tư nước ngoài 26
3.1 Vốn đầu tư trực tiếp 26
Bảng 5 : Biểu đồ Vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 2006-2009 27
3.2 Vốn đầu tư gián tiếp 27
4 Vay nợ nước ngoài 28
Bảng 6: ODA của Việt Nam 28
5 Nguồn thu từ xuất khẩu 28
Trang 3Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 29
6 Các kênh ngoại tệ khác 29
V TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM 29
Bảng 8: Tổng dự trữ quốc tế của Việt Nam 31
Bảng 9: Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2010 32
Bảng 10: Tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen của VND/USD 33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM 35
1 Củng cố lòng tin của dân chúng vào VND 35
2 Xóa bỏ hoàn toàn hoạt động nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và tín dụng ngoại tệ ở các NHTM 37
3 Quản lý chặt các kênh dẫn ngoại tệ vào trong nước: đầu tư nước ngoài, kiều hối, vay nợ nước ngoài 38
4 Sử dụng đồng tiền chung khu vực 39
5 Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối 39
6 Tăng quy mô và quản lý tốt dự trữ ngoại hối quốc gia 40
7 Các giải pháp khác 41
KẾT LUẬN 42
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùngvới sự phát triển không ngừng của quan hệ thương mại giữa các quốc giadẫn tới sự xâm nhập mạnh mẽ của các ngoại tệ mạnh vào một số nền kinh tếdẫn tới hiện tương đô la hóa Có thể nói đôla hóa là hiện tượng phổ biến ởcác nước đang phát triển đang trong quá trình chuyển đổi trong đó có ViệtNam Ở Việt Nam hiện nay đôla hóa đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sựquan tâm của các nàh nghiên cứu kinh tế đồng thời cũng là mối lo ngại củacác nhà hoạch định chính sách Việc tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằmhạn chế những tác động tiêu cực của hiện tượng này lên nền kinh tế là một
nhiệm vụ cấp bách.Chính vì vậy đề tài “Phân tích những tác động của tình
trạng đôla hóa ở Việt Nam và các biện pháp khắc phục’’ đã được chọn.
Trang 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔLA HÓA
I Tổng quan về đôla hóa
1 Khái niệm đôla hóa
Đôla hóa là hiện tượng xảy ra khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi để thaythế một phần hoặc toàn bộ nội tệ để thực hiện một số chức năng của tiền.Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền có ba chức năng: làmphương tiện trao đổi, đơn vị đo lường và cất trữ giá trị Đối với những nềnkinh tế bị đô la hóa ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong việc niêm yết giáhàng hóa dịch vụ, trong thanh toán và trong cất trữ Bất kỳ một ngoại tệ nào(như đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật…) đều có khả năng thay thế đồng nội tệ dẫnđến hiện tượng đôla hóa, tuy nhiên trong một thời gian dài USD được nhìnnhận là đồng tiền mạnh nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi nhất trong cácquan hệ thương mại quốc tế nên trong bài đôla hóa là để chỉ sự thay thế nội
tệ của USD
Mức độ sử dụng ngoại tệ để thay thế các chức năng của nội tệ thể hiệndưới hai dạng:
Thứ nhất là sự thay thế tài sản: đó là việc công chúng nắm giữ trái
phiếu nước ngoài; tài khoản tiền gửi tiết kiệm tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài;tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ trong nước với mục đích cất trữ giá trịhạn chế tác động của việc đồng nội tệ mất giá khi làm phát xảy ra
Thứ hai là sự thay thế tiền tệ: đó là việc người dân nắm giữ ngoại tệ
tiền mặt, tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ trong hệ thống ngânhàng trong nước để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán Giá hànghóa, dịch vụ cũng được niêm yết bằng ngoại tệ và người dân sử dụng ngoại
tệ để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ đó
Trang 62 Phân loại đôla hóa
Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi USD trong nền kinh tế và thái độ củaquốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận mà Đô la hóa đượcchia làm 3 mức độ:
Đôla hóa chính thức là hiện tượng xảy ra khi một quốc gia sử dụng
ngoại tệ là tiền tệ chính thức, hoàn toàn thay thế nội tệ Trong những nềnkinh tế đôla hóa chính thức nội tệ không còn tồn tại hoặc chỉ tồn tại dướidạng tiền xu với mệnh giá nhỏ và không có nhiều ý nghĩa trong việc thựchiện các chức năng của tiền Trong khi đó ngoại tệ là tiền tệ chính thức được
sử dụng với cả 3 chức năng: phương tiện thanh toán, đơn vị đo lường và cấttrữ giá trị NHTW của những quốc gia này chỉ tồn tại trên danh nghĩa không
có vai trò gì trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ củaquốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ.Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức chỉ chọn một ngoại
tệ làm tiền tệ chính thức Do mọi người đều coi đồng tiền quốc gia là biểutượng chủ quyền dân tộc, mất đi đồng tiền có nghĩa là giao quyền điều hànhchính sách tiền tệ cho NHTW nước ngoài vì vậy hiện tượng đôla hóa chínhthức không phổ biến thường chỉ xảy ra ở những nước có nền kinh tế nhỏ.Một nước chỉ từ bỏ đồng nội tệ chấp nhận ngoại tệ là tiền tệ chính thức khichính phủ nước đó không còn cách nào khác để đưa nền kinh tế thoát khỏikhủng hoảng suy thoái và tình trạng mất ổn định kéo dài
Đôla hóa không chính thức là hiện tượng xảy ra khi người dân một
nước nắm giữ số lượng lớn tài sản bằng ngoại tệ, tuy nhiên nội tệ vẫn làđồng tiền chính thứ, hợp pháp của quốc gia đó Trong những nền kinh tế bịđôla hóa không chính thức, ngoại tệ được công chúng ưa chuộng nắm giữdưới dạng tài sản như: ngoại tệ tiền mặt, trái phiếu nước ngoài, tài khoản
Trang 7tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, tài khoản tiền gửi ngoại tệ trong nước Cácnhà kinh tế nhìn chung đồng nhất đôla hóa không chính thức với thay thế tàisản có nghĩa là ngoại tệ được nắm giữ chủ yếu với chức năng cất trữ giá trịnhằm giảm tác động của việc đồng nội tệ mất giá trong điều kiện lạm phát.Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ đôla hóa trong nền kinh tế và tùy thuộc vàonhững quy định hạn chế trong hệ thông pháp luật của từng quốc gia về vấn
đề sử dụng ngoại tệ mà có những quốc gia ngoại tệ còn được sử dụng trong
cả thanh toán và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ Thông thường, trong cácquốc gia này, các khoản mục như lương, thuế, những hàng hóa dịch vụ bìnhthường vẫn được thanh toán bằng nội tệ còn những hàng hóa, dịch vụ xa xỉhay trong hoạt động kinh doanh bất động sản thì được niêm yết và thanhtoán bằng ngoại tệ Việt Nam là một trong số các nước có nền kinh tế bị đôlahóa không chính thức
Đôla hóa bán chính thức là hiện tượng mà trong nền kinh tế có sự lưu
hành chính thức hai đồng tiền Ở những quốc gia này ngoại tệ là đồng tiềnlưu hành hợp pháp và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số tiền gửi ngânhàng nhưng việc trả lương, nộp thuế và các chi tiêu hàng ngày vẫn đc thựchiện bằng nội tệ Các nước này vẫn duy trì NHTW để thực thi chính sáchtiền tệ của họ
II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐÔLA HÓA
1 Nguyên nhân chủ quan
Các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức thường là nhữngquốc gia có nền kinh tế nhỏ quy mô dân số cũng như diện tích nhỏ Đối vớinhững nước này việc chấp nhận một ngoại tệ mạnh là tiền tệ chính thức gópphần làm cho nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng ở mứccao hơn và họ chấp nhận đánh đổi chủ quyền về tiền tệ để đạt được sự ổn
Trang 8định này hoặc do sự yếu kém trong việc hoạch định thực thi chính sách tiền
tệ của NHTW và sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống NHTM trongnước, NHTW không đủ năng lực để điều hành chính sách tiền tệ do đó chấpnhận giao quyền điều hành cho NHTW nước ngoài Panama là một ví dụđiển hình về một nước đôla hóa hoàn toàn mặc dù về kinh tế do sử dụngchính thức USD đã tạo ra môi trường kinh tế ổn định, trở thành trung tâm tàichính quan trọng trong vùng, tương phản với các nước láng giềng, nhưng vềchính trị, Panama là nước dễ bị tổn thương trong quan hệ với Mỹ Điển hình
là năm 1998, Mỹ đã buộc tội và bỏ tù nhà lãnh đạo của nước này, tướngManuel Noriega, đồng thời chính phủ Mỹ ra lệnh đóng băng tài sản củaPanama tại các ngân hàng Mỹ, ngừng tất cả việc chuyển nhượng, thanh toánbằng USD
2 Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân thứ nhất là sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood
Sau khi hệ thống này sụp đổ rất nhiều nước gặp khó khăn trong việc tìmkiếm một chế độ tỷ giá phù hợp, việc điều hành tỷ giá lại càng khó khăn hơnkhi thị trường vốn và thị trường thương mại tự do hội nhập Một trongnhững cách giải quyết tương đối hiệu quả vấn đề này là từ bỏ đồng tiềnchính thống của mình và chấp nhận một tiền tệ ổn định hơn của quốc giakhác Cũng trong giai đoạn này các nước kém phát triển không xuất khẩudầu mỏ gặp nhiều khó khăn một mặt do giá dầu tăng cao một mặt do kinh tếcác nước phát triển suy thoái nên xuất khẩu vào những nước này có xuhướng giảm sút Kết quả là các nước này chịu thâm hụt cán cân thanh toánvới khối lượng khổng lồ và để cân bằng chính phủ các nước tiến hành vay
nợ nước ngoài dẫn đến đôla hóa tài khoản nợ bươc đầu mở đường cho đôlahóa
Trang 9Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu phòng chống rủi ro Khi nền kinh
tế trong nước gặp phải những bất ổn trầm trọng như khủng hoảng tài chính,lạm phát cao thậm chí siêu lạm phát trong khi lãi suất tiền gửi nội tệ lạikhông mấy hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ Người dân sẽ tìm đếncác công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín Vớichức năng ban đầu làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽcạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán haylàm thước đo giá trị
Nguyên nhân thứ ba đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới
hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ,được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của tiền tệ thế giới Nói cáchkhác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, được tự do chuyển đổi đã được lưuhành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vaitrò tiền tệ thế giới Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của cácquốc gia khác cũng được quốc tế hóa như GBP, JYP, EUR , nhưng vị thếcủa các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ làchiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thếgiới)
Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơchế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại,đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền
tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụngđơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ
Nguyên nhân thứ tư mức độ đôla hóa của mỗi nước khác nhau còn phụ
thuộc vào trình độ dân trí và tâm lý của người dân, trình độ phát triển của hệthống ngân hàng và cơ chế quản lý ngoại hối Ở những quốc gia trình độ của
Trang 10người dân về lĩnh vực tài chính tiền tệ còn hạn chế họ có tâm lý thích nắmgiữ ngoại tệ, thích sử dụng hàng ngoại sẽ tiếp tay cho sự thâm nhập ngoại tệngày càng sâu vào nền kinh tế trong nước Bên cạnh đó trình độ phát triểncủa hệ thống ngân hàng trong nước càng thấp, cơ chế quản lý tỷ giá cànglỏng lẻo thì mức độ đôla hóa nền kinh tế càng cao.
III TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA
Có rất nhiều quan điểm đánh giá về vấn đề tác động của đôla hóa lênnền kinh tế Có ý kiến cho rằng đôla hóa chỉ mang lại tác động tiêu cực do
đó phải đưa ra giải pháp nhằm xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng này Tuy nhiênthực tế cho thấy bên cạnh những tác động tiêu cực đôla hóa cũng có nhữngtác động tích cực
1 Tác động tích cực
Thứ nhất đối với các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa hoàn toàn, ngoại
tệ mạnh được sử dụng thay thế toàn bộ nội tệ trong giao dịch cũng như trongcất trữ, do đó đôla hóa chính thức góp phần làm giảm chi phí giao dịch nhưchênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồngtiền khác được xoá bỏ, các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng khôngcần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chiphí kinh doanh Ngoài ra đôla hóa chính thức còn loại bỏ hoàn toàn rủi rotiền tệ xảy ra trong giao dịch giữa các quốc gia cùng sử dụng USD từ đóthúc đẩy quan hệ thương mại giữa các nước Những nền kinh tế đôla hóachính thức thường ổn định hơn và có tỷ lệ lạm phát thấp hơn, chính sự ổnđịnh này của nền kinh tế đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốnvào trong nước từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trang 11Thứ hai đô la hóa chính thức góp phần làm tăng kỷ luật ngân sách nhà
nước Với những quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập khi ngân sách nhànước bị thâm hụt, chính phủ có thể yêu cầu NHTW phát hành tiền để bù đắpthâm hụt Ngược lại với những quốc gia bị đôla hóa hoàn toàn chính phủkhông thể yêu cầu NHTW phát hành tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách
do đó để khác phục tình trạng thâm hụt chính phủ nước này phải tiết kiệmchi tiêu đồng thời gia tăng nguồn thu ngân sách
Thứ ba đô la hóa không chính thức góp phần giảm lạm phát Đôla hóa
làm tăng cung ngoại tệ dẫn đến sự giảm giá ngoại tệ Khi đó giá cả hàng hóanhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn dẫn đến mặt bằng giá cả trong nướcgiảm xuống
2 Tác động tiêu cực
Ngoài sự đánh mất chủ quyền về tiền tệ, vị trí độc tôn của đồng nội tệ
bị giảm sút khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi lấn át nội tệ thì đôla hóa còngây ra nhiều tác động tiêu cực lên những nền kinh tế bị đôla hóa Chính vì lý
do này mà chính phủ và NHTW các nước luôn tìm cách hạn chế và đẩy lùitình trạng này
Tác động tiêu cực đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là việc mất đi thu
nhập từ thuế in tiền Đó chính là thu nhập từ việc phát hành tiền được tínhbằng chênh lệch giữa chi in tiền, chi phí đưa tiền vào lưu thông so với giá trịhàng hóa mà tiền mua được
Thứ hai, những quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức không có
chính sách tiền tệ độc lập khi đó các quốc gia này không thể chủ động trongviệc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ Đối với những nền kinh
tế không bị đôla hóa, NHTW có thể thông qua cơ chế điều hành tỷ giá tác
Trang 12động lên xuất nhập khẩu để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.Giả sử khi các yếu tố khác không đổi muốn kiềm chế lạm phát, NHTW cóthể hút nội tệ trong lưu thông làm cho nôi tệ lên giá so với ngoại tệ (tức làmcho tỷ giá giảm) ngược lại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việclàm, NHTW có thể sử dụng chính sách nội tệ Trong khi đó, những nước cónền kinh tế đô la hóa chính thức không có quyền chủ động trong việc điềuhành chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ của họ phụ thuộc hoàn toàn vàochính sách tiền tệ của NHTW nước ngoài.
Thứ ba, đô la hóa chính thức tước đi vai trò của NHTW, là người cho
vay cuối cùng của nền kinh tế Ở những nền kinh tế không bị đô la hóa, khiNHTM gặp khó khăn về thanh khoản, NHTW sẽ cho vay tiền để giải quyếtvấn đề đó, tránh dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, nhưng ở nhữngnền kinh tế bị đôla hóa chính thức, NHTW chỉ tồn tại trên danh nghĩa Mộtkhi đã sử dụng hết dự trữ tiền tệ thì không thể phát hành thêm tiền để giúp
đỡ NHTM Vì vậy, khả năng dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống NHTM trongnước là hoàn toàn có thể xảy ra
Thứ tư, đối với những nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức,
ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong thanh toán, cất trữ, do đó sẽ có mộtlượng ngoại tệ lớn trôi nổi trên thị trường, nằm ngoài tầm kiểm soát củaNHTW Vì vậy, việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán từ đóđưa ra các quyết định về tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông sẽ kémchính xác và kịp thời
Thứ năm, cung cầu ngoại tệ thường xuyên biến động Những thay đổi
về lãi suất trong nước từ nước ngoài có thể gây ra sự dịch chuyển lớn từđồng tiền này sang đồng tiền khác hay từ nơi này sang nơi khác Khi lãi suất
có sự thay đổi theo hướng nắm giữ ngoại tệ có lợi hơn, người dân sẽ mang
Trang 13nội tệ đổi lấy ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng, ngược lại, khi nắm giữ nội
tệ có lợi hơn, người dân sẽ mang ngoại tệ đổi lấy nội tệ, dẫn tới cầu nội tệtăng Điều này sẽ gây khó khăn cho NHTW trong việc điều hành chính sáchtiền tệ Ngoài ra, đối với các NHTM có tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ cao, khi
có biến động, người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ đó đãđược ngân hàng cho vay, và NHTW cũng không thể hỗ trợ được do dự trữngoại hối còn mỏng có thể gây ra những bất ổn trong hệ thống NHTM trongnước
Trang 14CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM
I TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế bị đôla hóa không chínhthức Đôla hóa của Việt nam bao gồm: đôla hóa thay thế tài sản, đôla hóaphương tiện thanh toán, đôla hóa trong niêm yết giá hàng hóa dịch vụ Tìnhtrạng đôla hóa ở Việt Nam được đánh giá là khá trầm trọng
Một trong những công cụ đo lường mức độ đôla hóa là tỷ lệ tiến gửi bằngngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán FCD/M2 Tuy nhiên tỷ lệ này vẫnchưa phản ánh được một cách chính xác nhất về tình trạng đôla hóa của ViệtNam do nó chỉ đo lường được lượng USD gửi trong các ngân hàng màkhông thể thấy được khối lượng lớn USD dân chúng nắm giữ
Bảng 1: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán
Trang 15II THỰC TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1 Giai đoạn trước khi mở cửa
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp Nhà nước nắm độcquyền về ngoại thương, ngoại hối Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnhtranh của hàng hoá, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệthống ngân hàng còn sơ khai Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theoNghị định số 102/CP ngày 06 tháng 7 năm 1963 của Chính phủ nghiêm cấmcác tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kể cả việc cất trữ,mang theo người), mọi giao dịch trong nước phải thực hiện bằng VND Việcchuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa
tỷ giá (tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố Xuất
Trang 16nhập khẩu và thanh toán quốc tế chủ yếu theo các Hiệp định song biên - đabiên, đồng tiền sử dụng trong quan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồngRúp chuyển nhượng và đồng Nhân dân tệ mậu dịch Vì vậy, khả năngchuyển đổi của VND rất hạn chế Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu củakhủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách giá -lương - tiền, lạm phát tới 3 con số và liên tục có các đợt tăng giá vàng.Trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sửdụng làm phương tiện thanh toán Tuy nhiên mức độ đôla hóa là không đáng
kể do độ mở của nền kinh tế còn rất nhỏ
2 Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến khủng hoảng tài chính khu vực
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đôla Mỹ tronggiao dịch buôn bán , chỉ bắt đầu được chú ý đến từ cuối những năm 80 đầunhững năm 90, khi mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt với lạm phát nặng
nề, tiền đồng trở nên mất giá so với USD dẫn đến tâm lý người dân chuyểnsang tích trữ USD hoặc vàng thay cho nội tệ
Trang 17(Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước và IMF)
Mặt khác, do thấy được điểm yếu về giá trị của tiền đồng, nên người dânchuyển sang gửi ngắn hạn nội tệ thay cho việc gửi dài hạn, điều này đã ảnhhưởng lớn tới lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế đang trong giai đoạn kiếnthiết Trước hoàn cảnh đó, Chính phủ đã ban hành luật đầu tư năm 1987hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và
kỹ thuật vào Việt Nam, đồng thời cho phép các ngân hàng được nhận tiềngửi bằng đồng đôla Chính sách này đã làm tăng tỉ lệ đôla hóa của nền kinh
tế do đã tác động làm tăng nguồn đôla chảy vào trong nước thông qua cáckênh như FDI, viện trợ nước ngoài và lượng kiều hối Đến năm 1991, sau khiViệt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và một số quốc giakhác, cùng với những chính sách mở cửa của Nhà nước đã làm lượng USDvào Việt Nam tăng mạnh Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát lên tới đỉnh điểm67.5% và tỷ giá USD/VND tăng vọt (từ 5,133VND/USD lên9,274VND/USD) Điều này khiến cho tình trạng đôla hoá tăng lên mạnh vớihơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảongược quá trình đôla hoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnhmức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996.Mặt khác, thời gian này lạm phát chỉ ở mức trên dưới 10%, tỷ giá biến động
ít, việc nắm giữ VND đã tỏ ra có lợi hơn nên mức độ đôla hóa giảm mạnh, tỷ
lệ FCD/M2 năm 1997 ở mức 23,6% Đồng thời, Chính phủ cũng bắt đầu hạnchế việc thanh toán bằng ngoại tệ, xoá bỏ các điểm bán hàng thu ngoại tệ,tăng cường các bàn đổi ngoại tệ Tuy nhiên, thị trường ngoại tệ tự do, yết giá
và thanh toán ngoại tệ trong dân cư vẫn chưa kiểm soát được do thói quen vàcác hoạt động kinh tế ngầm Cũng phải nhìn nhận rằng, các hoạt động ngoại
Trang 18hối trái phép tồn tại chủ yếu là do chưa được xử lý một cách kiên quyết Chođến nay, vấn đề này vẫn là một tồn tại chưa được khắc phục
3 Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực đến nay
3.2 Giai đoạn 2001 đến 2006.
Tỷ lệ FCD/M2 liên tục giảm, đến năm 2003 còn 23,6% Thanh toán vàkinh doanh ngoại tệ vẫn tiếp tục phát triển Theo kết quả khảo sát năm 2002,hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do có quy mô từ 4 - 6 tỷ USD/năm, tươngđương 1/3 kim ngạch nhập khẩu năm đó, số ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường
tự do ước khoảng 5 tỷ USD Đôla hóa trong niêm yết, định giá bằng ngoại tệcòn phổ biến Tuy nhiên đến năm 2004 khi lạm phát ở mức 9,5% và lãi suấttiền gửi VND không mấy hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi bằng USD khiến chongười dân có tâm lý đổi VND lấy các đồng tiền khác có tính ổn định cao hơnnhư USD, EUR để gửi vào NHTM khiến cho FCD/M2 tăng lên đến mức24,3% Với doanh số tiền gửi ngoại tệ không ngừng tăng lên, các NHTM
Trang 19cũng phải tìm cách để cho vay số ngoại tệ này, tránh tồn đọng vốn Đâychính là hiện tượng đôla hóa nguồn vốn huy động và đôla hóa cơ cấu dư nợcho vay của hệ thống ngân hàng Năm 2005 lãi suất cơ bản của Mỹ tiếp tụctăng lên từ 3.75% lên đến 4.75%, theo hiệu ứng đó, các NHTM trong nướcđồng loạt tăng lãi suất tiền gửi USD, lãi suất tiền gửi VND cũng tăng nhưngkhông đáng kể, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao, từ đó thu hút lượng tiềngửi ngoại tệ vào các NHTM Năm 2006, đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mụccủa đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đạt mức 10.2 tỷ USD mang lại một nguồnthu ngoại tệ lớn và làm cho tỷ lệ FCD/M2 vẫn duy trì ở mức trên 20%.
3.3 Giai đoạn năm 2007 đến nay
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương mại thế giới WTO và thực hiện cam kết quy chế Thương mại bìnhthường vĩnh viễn với Hoa Kỳ (PNTR), đã tạo cơ hội mở rộng thị trường xuấtkhẩu và hạn chế các rào cản thương mại Tuy nhiên, trong năm 2007, biếnđộng của nền kinh tế Mỹ cũng ảnh hưởng một phần đến nền kinh tế ViệtNam đã khiến cho tỷ giá USD/VND trong nước bất ổn Những tác động nàymột lần nữa lại làm tăng tỷ lệ đôla hóa trong nền kinh tế
Năm 2008 được xem là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế VN
nói chung và vấn đề tỷ giá USD/VND nói riêng
Giai đoạn đầu năm 2008, NHNN thông báo phát hành tín phiếu bằngVND, và thực hiện dưới hình thức bắt buộc đối với các NHTM với tổng giátrị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất7,8%/năm Đồng thời NHNN cũng không thực hiện việc mua USD vàonhằm hạn chế bơm tiền ra lưu thông
Trang 20Cùng thời điểm trên thị trường thế giới giá USD vẫn tiếp tục sụt giảm,Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản Ngườidân không còn giữ USD như trước mà chuyển qua nắm giữ vàng hoặc VND
để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao Hoạt động của giới đầu tư và đầu cơnước ngoài đã đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn Số tiền này đượcđổi ra VND để hưởng chênh lệch lãi suất thông qua gửi tiết kiệm hoặc đầu
tư vào trái phiếu chính phủ Một lượng kiều hối cũng được chuyển về ViệtNam nhằm hưởng chênh lệch lãi suất và chuyển cho người thân dịp Tết.Những nguyên nhân trên đã khiến cho lượng USD đổ vào NHTM tăng lênkhông ngừng, làm tăng tỷ lệ FCD/M2 một cách đáng kể
Tuy nhiên, trong quý 2 năm 2008, khi mà tỷ giá USD/VND tăng mạnh
và việc các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại
về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như tình hình thanh khoản yếu trên thịtrường thế giới đã gây ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ cả trên thị trườngchính thức và thị trường tự do, tỷ lệ đôla hóa có xu hướng giảm nhiệt
Sang đến quý 3 năm 2008, khi tỷ giá đi vào ổn định đồng thời NHNNcông bố tỷ lệ dự trữ USD, thực hiện kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại
tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với cácNHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấmnhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thịtrường thông qua các NHTM lớn đã khắc phục tình trạng khan hiếm USD,
ổn định thị trường ngoại hối, đồng thời ổn định tỷ lệ FCD/M2 quanh mức20%
Những tháng cuối năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng lên đạt mức xấp xỉ 20 %khiến cho người dân có tâm lý lo ngại về sự mất giá của VND, từ đó tăngviệc nắm giữ USD trong dân Thời gian này cũng là lúc nhu cầu sử dụng
Trang 21ngoại tệ để thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên, cũng nhưnguồn kiều hối đổ về nước nhiều hơn khiến cho tình trạng đôla hóa trầmtrọng trở lại Mặt khác, các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi bằngUSD lên 7,2% cao hơn gần 2% so với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ kìhạn 1 năm của Mỹ là 5,25% Chênh lệch quá lớn so với thị trường quốc tế đãtạo ra tâm lý coi trọng đồng đôla, tiếp sức cho nạn đầu cơ ngoại tệ, làm tăngmức độ đôla hóa nền kinh tế.
Sau cú sốc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế thế giới đang phụchồi chậm chạp Đồng đôla Mỹ ngày càng mất giá, song USD tỷ giáUSD/VND ngày càng cao, vượt mức 20.000 VND/USD Người dân ngàycàng mất lòng tin vào VND và xu hướng sùng bái đồng đô la càng trở nêntrầm trọng hơn, tỷ lệ đô la hóa ngày càng cao, theo thống kê mới nhất củaADB tỷ lệ đôla hóa của Việt Nam hiện nay ở mức 20% Mặc dù Nhà nướckhông cho phép, nói một cách khác là bất hợp pháp, nhưng giao dịch ngoại
tệ tại một số trung tâm của các thành phố lớn (như Hà Trung ở Hà Nội) đãdiễn ra khá sôi động, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm soát,
vì chừng nào tồn tại tỷ giá thị trường chợ đen cao hơn tỷ giá chính thức thìngười bán ngoại tệ vẫn lựa chọn tỷ giá cao; hơn nữa, hoạt động trao đổingoại tệ trên thị trường chợ đen còn có ưu điểm về tiện ích cho người dân,chỉ cần gọi điện thoại đến các cơ sở đổi tiền là có người mang đến tận nhàmột lượng tiền lớn
III.BIỂU HIỆN ĐÔLA HÓA TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Thứ nhất, là đô la hóa trong quảng cáo, niêm yết, thông báo giá hàng
hóa, dịch vụ Hiện nay tình trạng quảng cáo, niêm yết, thông báo giá cả hànghóa dịch vụ có giá trị lớn Những nơi bị kiểm soát gắt gao, chủ hộ kinh
Trang 22doanh lách bằng cách không ghi giá song vẫn chấp nhận thanh toán bằngUSD Ở những nơi tập trung nhiều khách du lịch nước ngoài tới thăm quanmua sắm, những người bán hàng dù không niêm yết giá bằng USD nhưngkhi khách ngoại quốc hỏi họ vẫn phải nói giá bằng USD Công ty kinhdoanh máy tính và linh kiện máy tính cũng là một trong số những “đốitượng” vi phạm quy định niêm yết giá nhiều nhất.
Thứ hai, là đôla hóa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trong các
NHTM Mức độ đôla hóa này được đo lường bằng tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trêntổng tiền gửi và tỷ lệ tín dụng bằng ngoại tệ trên tổng tín dụng trong hệthống NHTM Từ năm 1988, khi NHTM cho phép các ngân hàng thươngmại được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, tỷ lệ tiền gửi USD trên tổng tiền gửităng dần, đến năm 1992 đạt mức 41,2% Tuy nhiên sau đó, tỷ lệ này giảmxuống mức 20,3% năm 1996 Đầu năm 2000, đồng USD liên tục tăng giá sovới VND, đồng thời lãi suất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế tăng rất cao,giữa năm 2000 lên tới 6,5%/năm dẫn tới sự tăng lãi suất huy động USD củacác NHTM trong nước, điều này thúc đẩy tâm lý muốn nắm giữ USD củangười dân Do đó tiền gửi bằng USD tăng lên đạt 31,7% năm 2001 trong khicác khoản cho vay bằng USD lại giảm gây nên hiện tượng đôla hóa nguồnvốn Sau đó, tỷ lệ tiền gửi USD trên tổng tiền gửi giảm từ 31,7% năm 2001xuống 22% năm 2005 Tỷ trọng tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng trongcác NHTM tăng từ 20,7% năm 2000 lên 24,5% năm 2004 đạt gần 103 tỷ(theo báo cáo IMF năm 2006) Mặc dù tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiềngửi có giảm xuống song số tuyệt đối vẫn liên tục tăng từ 4,85 tỷ USD năm
2000 lên 8.85 tỷ USD năm 2005 Hiện nay, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ có xuhướng giảm và tỷ trọng tín dụng ngoại tệ lại có xu hướng tăng do nhu cầugăm dữ USD của người dân và nhu cầu vay ngoại tệ cho các hoạt độngthanh toán của doanh nghiệp