V. TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM
3. Quản lý chặt các kênh dẫn ngoại tệ vào trong nước: đầu tư nước ngoài, kiều hối, vay nợ nước ngoài.
ngoài, kiều hối, vay nợ nước ngoài.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đô la hóa là do nguồn ngoại tệ dồi dào chảy vào nước ta hàng năm. Sẽ là không khả thi nếu hạn chế lượng ngoại tệ chảy vào trong nước bởi đó là nguồn đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Do vậy nên thay vì hạn chế, cần phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả của luồng vốn này, như quản lý chặt chẽ dòng lưu chuyển và sử dụng vốn, tăng cường hoàn thiện môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để thu hút các luồng ngoại tệ đổ vào với hiệu quả đạt được là cao nhất.
Đối với nguồn kiều hối, chúng ta có thể khuyến khích người dân bán thằng ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu giao dịch nhanh chóng, thuận tiện.
Đối với nguồn vốn ODA, cần phải có những chính sách quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tránh tình trạng vốn đã được giải ngân mà dự án triển khai chậm, kém hiệu quả, ngoại tệ rơi vào tay một số người, tổ chức tiếp tay cho nạn tham nhũng.
Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng VND, đồng thời quy định đầu tư gián tiếp phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán bằng VND; cần xây dựng môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện, đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.