1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam

35 792 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 244 KB

Nội dung

Đề tài:Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓA 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Phân loại đô la hóa 3

1.2.1 Đô la hoá không chính thức 3

1.2.2 Đô la hoá bán chính thức 3

1.2.3 Đô la hoá chính thức 3

1.3 Nguồn gốc của đô la hoá 4

1.4 Những tác động của đô la hoá 7

Ch¬ng 2 : Thùc Tr¹ng T×nh H×nh §«la Hãa ë ViÖt Nam ‘§«la Hãa’ ë ViÖt Nam ’ ë ViÖt Nam 10

2.1 Ảnh hưởng tích cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ đến thị trường Việt Nam 10

2.1.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (1985-2007) 10

2.1.2 Giai đoạn kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc Tế WTO đến nay (2007-2009) 11

2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam 13

2.2.1Việc sử dụng quá mức đồng Đô gây hiện tượng mất cân xứng giữa cung và cầu tiền(đặc biệt là cầu ngoại tệ) 13

2.2.2 Cũng từ việc ‘Đôla hóa’ quá mức như ở Việt Nam hiện nay làm thua lỗ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,hay dễ nhận thấy nhất là việc cho vay vốn từ các Ngân hàng 14

2.2.3Khi tình trạng ‘Đôla hóa’ quá cao (ở Việt Nam trong vài năm gần đây) sẽ như một con dao hai lưỡi: 15

2.2.4 ‘Đôla hóa’ sẽ làm mất chủ quyền về tiền tệ 16

2.2.5 ‘Đôla hóa’ cũng làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam hoạt động kém hiệu quả 17

Trang 2

Ch¬ng 3 : Nh÷ng Gi¶i Ph¸p Chèng §«la Hãa ë ViÖt Nam ‘§«la Hãa’ ë ViÖt Nam ’ ë ViÖt Nam 20

3.1 Nguyên nhân tình trạng dollar hóa ở Việt Nam 20

3.2.Một số giải pháp giải quyết tình trạng dollar hóa ở Việt Nam 21

3.2.1 Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân bằng nhiều biện pháp 21

3.2.2 Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ 22

3.2.3 Cần có các quy định về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân 23

3.2.4 Chính Phủ và Ngân Hàng Trung ương phải có những biện pháp quản lí ngoại hối thích hợp 25

3.2.5 Chống Đôla Hóa bằng việc chống tham nhũng trong bộ máy quản lí Nhà Nước 26

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo 32

Phụ lục : Danh sách nhóm

33

Trang 3

Lời mở đầu

Hiện nay trong đời sống hàng ngày, hay ngay trong các hoạt động kinh tế diễn

ra thường xuyên của người dân và doanh nghiệp, một hiện tượng khá phổ biến đangdiễn ra đó là đồng dollar Mỹ (USD) được sử dụng song song với tiền đồng Việt Nam(VND) như một đồng bản tệ thứ hai Thời gian gần đây, khi đi mua ô tô, mua các dòng

xe nhập khẩu, thậm chí mua máy in ở siêu thị, mua hàng điện tử, điện lạnh ở phố Huế(Hà Nội)… người bán hàng đã yêu cầu khách hàng thanh toán bằng đô la Mỹ (USD).Theo nhiều nhà kinh tế, hiện tượng đồng USD được lưu hành nhiều hơn tiền đồng ViệtNam (VND) ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam Doanh nghiệp đã sử dụngUSD nhiều hơn so với thời gian trước đây Thậm chí, giao dịch bán lẻ cũng ngả theo

xu hướng này Nhiều người dân tích trữ, gửi USD tại ngân hàng thay vì VND Số liệuthống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy lượng ngoại tệ mà các tập đoànkinh tế ký gửi đã tăng liên tiếp trong 4 tháng đầu năm nay, và số ngoại tệ ký gửi của cảnước tăng khoảng 3,35%

Khi xem xét vấn đề này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp cho rằng đây là điềukhông đáng lo ngại, thậm chí việc sử dụng dollar Mỹ song song với Việt Nam đồngcòn cho thấy “tính linh hoạt trong thanh toán” của nền kinh tế Ngoài ra, doanh nghiệpniêm yết giá bằng USD còn để tăng tính “hiện đại”, “thương mại điện tử” Tuy nhiên,dưới giác độ kinh tế học, đặc biệt là trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, hiện tượng đồngdollar Mỹ được sử dụng song song thậm chí nhiều hơn đồng nội tệ trong một nền kinh

tế đã được các nhà kinh tế xem xét và gọi đây là quá trình “Dollar hóa” (Dollarization)của một nền kinh tế Quá trình này bao gồm hai mặt, một mặt nó đem lại những lợi ích

có thực, tuy nhiên mặt khác nó cũng gây ra những vấn đề khó khăn hiện hữu cho nềnkinh tế tiến hành quá trình dollar hóa ( a dollarized economy)

Trước thực tế tình trạng dollar hóa đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam,cũng như thấy rằng dollar hóa là một vấn đề hay, có ý nghĩa tích cực trong nghiên cứuphát triển kinh tế nói chung và bộ môn tài chính tiền tệ nói riêng, chúng em đã tiến

hành nghiên cứu tiểu luận với đề tài “Khái quát chung về quá trình Dollar hóa, thực

trạng dollar hóa trong nền kinh tế Việt Nam và một số giải pháp” Tiểu luận này

Trang 4

dollar hóa trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, phân tích nguyên nhân, những tácđộng tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta Và, cuối cùng, kiến nghị một sốgiải pháp khả thi để khắc phục tình trạng dollar hóa trong nền kinh tế.

Do tính rộng lớn của đề tài, hạn chế về thời gian nghiên cứu, khuôn khổ tiểuluận cũng như kiến thức cá nhân, tiểu luận này không thể tránh được những thiếu sót,những sai lầm chủ quan, khách quan, chúng em kính mong thầy đọc và có những nhậnxét để hoàn thiện không chỉ cá nhân bài tiểu luận này mà có thể giúp chúng em hoànthiện hơn những đề tài tiểu luận, khóa luận trong tương lai, chúng em xin chân thànhcám ơn

Hà nôi, ngày 14/06/2009

Trang 5

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓA

1.1 Khái niệm

Đô la hoá có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại

tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một sốchức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặc một phần.Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hoá caokhi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mởrộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, và tiền gửi ngoại tệ

1.2 Phân loại đô la hóa

Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: đô la hoá không chính thức (unofficialDollarization), đô la hoá bán chính thức (semiofficial dollarization), và đô la hoá chínhthức (official dollarization)

1.2.1 Đô la hoá không chính thức

Là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dùkhông được quốc gia đó chính thức thừa nhận

Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau:

• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài

• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài

• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước

• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi

1.2.2 Đô la hoá bán chính thức

Là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền Ở những nướcnày, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thếtrong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương,thuế và những chi tiêu hàng ngày Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương

để thực hiện chính sách tiền tệ của họ

1.2.3 Đô la hoá chính thức

(hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn) xẩy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợppháp duy nhất được lưu hành Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp

Trang 6

thanh toán của Chính phủ Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu vàthường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ Thông thường cácnước chỉ áp dụng đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi cácchương trình ổn định kinh tế.

Đô la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ đượclưu hành hợp pháp Tuy nhiên, các nước đô la hoá chính thức thường chỉ chọn mộtđồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp

Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hoá cao với tỷ lệtiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%, bao gồm các nước: Argentina, Azerbaijian,Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia, Guinea - Bissau, Laos,Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome, Principe, Tajikistan, Turkey vàUruguay

35 nước có mức độ đô la hoá vừa phải với tỷ lệ tiền gửi/M2 khoảng 16,4%, baogồm các nước: Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hoà Czech, Dominica, Honduras,Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova,Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia, Sierra Leone, Cộng hoàSlovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam, Yemen vàZambia

Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ, hiện tại người nước ngoàinắm giữ từ 55 đến 70% tổng số đô la Mỹ đang lưu hành trên thế giới

1.3 Nguồn gốc của đô la hoá

Trước hết, đô la hoá là hiện tượng phổ biến xẩy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở

các nước chậm phát triển Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phátcao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trịkhác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín Song song với chức năng làm phươngtiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chứcnăng làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị.Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ, đó là:

• Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị

• Chức năng làm phương tiện cất giữ

• Chức năng làm phương tiện thanh toán

Trang 7

Thứ hai, hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong

đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giaolưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới" Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiềnmạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lứu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ

XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới

Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng đượcquốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU nhưng

vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ làchiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới) Chonên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là "đô la hoá"

Thứ ba, trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ

chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư vàhợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước,nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới đểthực hiện một số chức năng của tiền tệ Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thànhthói quen thông lệ ở các nước

Thứ tư, mức độ đô la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát

triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thốngngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi củađồng tiền quốc gia Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ cómức độ đô la hoá càng cao

Đối với trường hợp Việt Nam ngoài các yếu tố trên, chúng ta cần nhấn mạnhthêm một số nguyên nhân sau đây của hiện tượng đô la hoá:

- Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển khá phát triển

và sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp Tình trạng các doanh nghiệp, các cửahàng kinh doanh bán hàng thu bằng ngoại tệ còn tuỳ tiện và diễn ra phổ biến

- Thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp, đa số dân cư có tâm lý tiết kiệm

để dành, lo xa cho cuộc sống Mối quan hệ giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, xu hướngbiến đổi của tỷ giá VNĐ/USD là nguyên nhân quan trọng của xu hướng tích trữ và gửitiền bằng đô la Trong các năm đầu thời kỳ đổi mới 1989 - 1992, lạm phát ở mức rấtcao Đồng tiền Việt Nam mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ, vàng tăng giá rất lớn

Trang 8

2001, lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ quốc tế tăng lên rất cao, đỉnh diểm giữanăm 2000 lên tới 6,5%/năm Các ngân hàng thương mại trong nước tăng lãi suất huyđộng vốn đô la lên tương ứng, đầu tư trên thị trường tiền gửi quốc tế, đem lại lợi íchthu nhập về lãi suất cho người dân và cho hệ thống ngân hàng.Cũng do tỷ giá ổn định, lãi suất vay vốn đô la Mỹ bình quân chỉ có 3% - 4%/năm, thấpchỉ bằng 1/3 lãi suất vay vốn Việt Nam đồng, nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn vay đô

la Mỹ, làm cho tỷ trọng và số tuyệt đối dư nợ vốn vay đô la Mỹ tăng lên.Bên cạnh đó nhiều người có tâm lý do sợ sự mất giá của Việt Nam đồng, nên họ lựachọn đô la Mỹ để gửi ngân hàng Thực trạng đó còn do nguyên nhân đồng tiền ViệtNam mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là tờ 500.000 đồng mới được đưa ra lưu thông vàocuối năm 2003, song tờ 100 USD lại tương ứng với gần 1,6 triệu đồng Bởi vậy việc sửdụng đồng đô la tiện lợi trong các giao dịch lớn như: mua bán đất đai, nhà cửa, ô tô Các hoạt động kinh tế ngầm vẫn diễn biến phức tạp, việc sử dụng đô la Mỹ tiện lợihơn nhiều đối với họ

- Thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng

và tăng lên Đó là thu nhập của những người Việt Nam làm việc cho các công ty nướcngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; tiền cho người nước ngoài thuê nhà và kinhdoanh du lịch; khách quốc tế đến và chi tiêu đô la bằng tiền mặt ở Việt Nam; ngườinước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam tiêu dùng; tiền của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài gửi về; tiền của những người đi xuất khẩu lao động, đi học tập, hộithảo, làm việc ngắn ngày mang về

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lượng kiều hối chuyển vềnước ta các năm gần đây không ngừng tăng lên như sau: năm 1991: 35 triệu USD;1992: 136,6 triệu USD; 1993: 140,98 triệu USD; 1994: 249,47 triệu USD; 1995:284,96 triệu USD; 1996: 468,99 triệu USD; 1997: 400 triệu USD; 1998: 950 triệuUSD; 1999: 1.200 triệu USD; 2000: 1,757 triệu USD; 2001: 1.820 triệu USD; 2002:2.150 triệu USD; năm 2003: 2.580 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2004 ước tínhkhoảng 2,1 tỷ USD Đó là con số thống kê được qua hệ thống ngân hàng, chưa kểngoại hối được chuyên ngoài luồng, ngoại tệ tiền mặt người Việt Nam và Việt kiềumang trực tiếp theo người khi nhập cảnh

- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng nhanh, năm 1996 mới là 1,607triệu lượt người; năm 1997 là 1,715 triệu; ; năm 2002 là 2,628 triệu; ; và trong 9

Trang 9

tháng đầu năm 2004 đạt gần 2,9 triệu lượt người Số lượng khách đó mang theo một sốlượng lớn ngoại tệ, và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt tại các cơ sở tư nhân.

1.4 Những tác động của đô la hoá

Tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế có tác động tích cực và tác động tiêu cực

a Những tác động tích cực:

Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phátcao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định Do có một lượng lớn

đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và

là phương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức

Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trìđược tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tưnhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn Hơn nữa, ở những nước này ngânhàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồngthời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trảithâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt Do vậy, các chươngtrình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn

- Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế.Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ cóđiều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nướcngoài, và tăng cường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồngngoại tệ Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại,thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế

- Hạ thấp chi phí giao dịch Ở những nước đô la hoá chính thức, các chi phí như chênhlệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá

bỏ Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể

hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh

- Thúc đẩy thương mại và đầu tư Các nước thực hiện đô la hoá chính thức cóthể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự

do thương mại và đầu tư quốc tế Các nền kinh tế đô la hoá có thể được, chênh lệch lãisuất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách tiảm xuống và thúc đẩy tăngtrưởng và đầu tư

Trang 10

- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức Tỷgiá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển cáchoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thịtrường hợp pháp).

b Những tác động tiêu cực:

- Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô Trong một nềnkinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt

là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh

tế quốc tế, nhất là khi xẩy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế

- Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ :

• Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do

đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưuthông kém chính xác và kịp thời

• Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đónhững cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thôngqua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả

• Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá Đô la hoá có thểthực thi chính sách tỷ giá Đô la hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định,

do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng

đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá

Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền,thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vựcxuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái

• Ở trong các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổnđịnh Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thểlàm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát Khi người dân giữ mộtkhối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nướcngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạtđộng đầu cơ tỷ giá) Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ươngtrong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong

hệ thống ngân hàng

Trang 11

Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làmcho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng chovay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hoácũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ.

- Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ Trong trường hợp đô lahoá chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ donước Mỹ quyết định Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như

Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăngtrưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền

Mỹ Đối với vác nước đô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơntrong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năngngười cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất

Trang 12

Ch¬ng 2 : Thùc Tr¹ng T×nh H×nh §«la Hãa ë ViÖt Nam ‘§«la Hãa’ ë ViÖt Nam ’ ë ViÖt Nam

Đã từ lâu rồi từ ‘Đôla’ không còn gì xa lạ đối với bất cứ người Việt Namnào.Đôla được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận trong rts nhiều lĩnh vực từ nhàđất,ngân hàng,xuất nhập khẩu,và cả trong du lịch.Ngược với cảnh đồng USD trồi sụttrên thị trường thế giới, sự hấp dẫn quá mức của đồng USD tại thị trường Việt Nam(VN), đặc biệt là ở thị trường tự do đang cảnh báo nguy cơ “đô-la hóa”.Nhằm tìm hiêu

rõ hơn những tác động tích cực cũng như tiêu cực của một đồng tiền rất mạnh trên thếgiới này đối với thị trường Việt Nam nói riêng cũng như nước Việt Nam nóichung,chúng em xin đưa ra những cái nhin bao quát nhất về cái gọi là ‘Thực trạngĐola hóa’ ở Việt Nam

2.1 Ảnh hưởng tích cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ đến thị trường Việt Nam.

2.1.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (1985-2007)

Hơn 20 năm kể từ Đại hội trung ương Đảng lần thứ VI Đảng Cộng sản ViệtNam,Nhà Nước và chính Phủ Việt nam có chủ trương chuyển đổi quản lí nền kinh tế

từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường;chuyển từ nền kinh tế đóng sangnền kinh tế mở nhằm hội nhập với nền kinh tế thế giới.Để thực thi được sự chuyển đổinày,hệ thống pháp luật và các hành lang pháp lí của Việt Nam có nhiều thay đổi mangtính Cách Mạng:Xây dựng và hoàn thiện hàng trăm bộ luật,hàng ngàn các văn bảndưới luật để vận hành nền kinh tế;đồng thời đó cũng thực thi rất nhiều biện pháp kinh

tế vĩ mô nhằm ổn định và phát triển kinh tế.Một trong số đó là việc chấp nhận đồng

‘ĐÔ’ như một đồng tiền thứ 2 trong nền kinh tế sau VNĐ

VND được “neo” tự nhiên và ổn định vào USD từ cuối những năm 1980 Từ

đó, USD được coi như một đồng tiền pháp định thứ hai, khiến tỷ lệ đô-la hóa luôn ởmức trên 20%, cao hơn nhiều so với Indonesia, Thái Lan, Malaysia chỉ khoảng 7-10% Có thể nói đồng Đô đã có những tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế,xinnêu ra vài điểm cơ bản sau:

● Đồng Đôla giúp chúng ta thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiêu hơn: Nhờtính lỏng và sức mạnh của mình mà đồng Đôla đã là một cầu nối rất hữu ich cho cácdoanh nghiệp trong nươcs.Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư,trong 11 tháng qua, cả nước đã thu hút tổng cộng gần 5,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước Riêng trong tháng 11, đã có 36

Trang 13

lượt dự án tăng vốn, nâng tổng số lượt dự án tăng vốn đầu tư trong 11 tháng lên 439 dự

án, với tổng vốn đầu tư tăng là 1,68 tỷ USD.Trong tháng 11, cả nước cũng có thêm 43

dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng vốn đăng ký 623,7triệu USD Theo đánh giá của Cục Đầu tư, chất lượng các dự án mới và tăng vốn trong

11 tháng qua có chuyển biến tích cực, đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, quantrọng, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án điện thoại di động CDMA, dự án sảnxuất phụ

● Đồng Đôla là nhân tố chính giúp chính phủ và Ngân hàng Trung Ương tăngnguồn cung ngoại tệ - nguồn lực quan trọng giúp VN giải quyết được phần lớn các nhucầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng.Có một thực tế là kể từ 1986 đến nguồn cungngoại tệ vẫn không thể đủ đáp ứng được nhu cầu từ nhiều đối tác.Các ngân hàngkhông có Đola đẻ bán cà nếu có thì giá cao hơn mức trần do NHNN qui định.Doanhnghiệp muốn mua được ngoại tệ thì phải có kế hoạch từ trước mua đồng EURO rồi lạichuyển về đồng Đôla (USD).Từ đó có thể thấy rằng đồng USD đang có một vai trò vĩ

mô trong việc bôi trơn các hoạt động thanh khoản cho các doanh nghiệp,điều tiết thịtrường mới nổi như ở Việt Nam ,giữ vững được mức cân bằng giữa cung và cầu

● “Đô-la hoá” có thể là yếu tố thu hút khách du lịch, kiều hối, tạo thuận lợi choviệc mua bán, trao đổi bằng ngoại tệ.Việc đồng Đô có mặt trong hầu hết mọi hoạtđộng thanh toán của thị trường,và đặc biệt kể từ khi lượng người Việt kiều quan tâmđến thị trường mở ở Việt nam (sau 1990 FDI không chính thức từ những doanh nhânViệt kiều tăng lên chóng mặt).Có thể thấy rõ được vai trò của USD sẽ là một chiếc đònbẩy cung cấp vốn cho các nhà đầu tư,cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tại Việt Nam

2.1.2 Giai đoạn kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc Tế WTO đến nay (2007-2009)

Có thể nhận thấy rõ sau 2 năm gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đã cónhững bước chuyển mình to lớn dưới ‘luồng chảy’ của đồng Đôla.Với tác động mạnh

mẽ của mình trên toàn thế giới,USD đã giúp Việt Nam hòa nhập nhanh hơn vào sânchơi kinh tế rông lớn này.Số liệu từ tổng cục thống kê và BBộ công thương chothấy :Hoạt động Xuất nhập khẩu tăng nhanh.Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so vớiGDP thuộc loại cao so với thế giới:Thế giới bình quân tỷ lệ kim ngạch xuất khảu so

Trang 14

với GDP là 22%.Còn ở Việt Nam 2006 là 64.9%,năm 2007 là 68.2%.Tốc độ xuất khẩubình quân 2006 là 22.1%,năm 2007 là 21.9%.

Ngoài những mặt tích cực nêu trên thì ‘Đôla hóa’ nền kinh tế Việt nam cũnggóp phần làm tăng sự phát triển của một trong những ngành mang lại nhiều lợi nhấtcho chúng ta-Du Lịch:Do được chấp nhận thanh toán bằng USD dưới nhiều hình thức

kể cả Sec thì lượng du khách vào Việt Nam tăng khá nhanh nếu 1998 lượng du kháchquốc tế tới Việ Nam là 1,520 triệu người thì năm 2006 là 3,583 triệu,năm 2007 là 4,22triệu người

►Tóm lại ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam có thể đem đến những ích lợi sau đây:

- Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phátcao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định Do có một lượng lớn

đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và

là phương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức

Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trìđược tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tưnhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn Hơn nữa, ở những nước này ngânhàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồngthời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trảithâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt Do vậy, các chươngtrình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn

- Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế.Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ cóđiều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nướcngoài, và tăng cường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồngngoại tệ Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại,thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế

- Hạ thấp chi phí giao dịch Ở những nước đô la hoá chính thức, các chi phí nhưchênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khácđược xoá bỏ Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngânhàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh

- Thúc đẩy thương mại và đầu tư Các nước thực hiện đô la hoá chính thức cóthể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự

Trang 15

do thương mại và đầu tư quốc tế Các nền kinh tế đô la hoá có thể được, chênh lệch lãisuất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách tiảm xuống và thúc đẩy tăngtrưởng và đầu tư.

- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức Tỷgiá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển cáchoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thịtrường hợp pháp)

2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt, không thể phủ nhận mặt tích cực của

“đô-la hoá” trong nền kinh tế VN Như đã nói ở trên một trong số đó là giúp thu hútđầu tư nước ngoài, tăng nguồn cung ngoại tệ - nguồn lực quan trọng giúp VN giảiquyết được phần lớn các nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng “Đô-la hoá” có thể

là yếu tố thu hút khách du lịch, kiều hối, tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi bằngngoại tệ Bên cạnh những mặt tích cực mà đồng đô la mang lại thì lại dấy lên nhữngnỗi lo lắng mà hiện tượng này giáng xuống nên kinh tế nước ta Các chuyên gia kinh tếmới đây lên tiếng báo động về tình trạng "đô la hóa" tại Việt Nam và lưu ý chính phủ

về tác động của tình trạng này đối với nền kinh tế

2.2.1Việc sử dụng quá mức đồng Đô gây hiện tượng mất cân xứng giữa cung và cầu tiền(đặc biệt là cầu ngoại tệ).

Giữa lúc cơn bão kinh tế chưa lắng, Việt Nam được cảnh báo là mức độ "đô

la hóa" không chính thức ngày càng cao Theo nhiều nhà kinh tế, hiện tượng đồngUSD được lưu hành nhiều hơn tiền đồng Việt Nam (VND) ngày càng trở nên phổ biếnhơn ở Việt Nam Doanh nghiệp đã sử dụng USD nhiều hơn so với thời gian trước đây.Thậm chí, giao dịch bán lẻ cũng ngả theo xu hướng này Nhiều người dân tích trữ, gửiUSD tại ngân hàng thay vì VND Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Namcho thấy lượng ngoại tệ mà các tập đoàn kinh tế ký gửi đã tăng liên tiếp trong 4 thángđầu năm nay, và số ngoại tệ ký gửi của cả nước tăng khoảng 3,35%.Tình trạng đô lahóa khiến lượng đô la được lưu hành không chính thức ở Việt Nam ngày càng tăng,nhưng cung vẫn chưa đủ cầu Báo chí cho hay có những người phải chờ một tuần haylâu hơn nữa mới có thể mua được số ngoại tệ cần thiết Theo dự báo của giới đầu cơ,nguồn cung đô la sẽ giảm mạnh trong thời gian tới Ngân hàng Trung ương vừa loan

Trang 16

Nam sẽ để cho tỷ giá hối đoái của VND giảm nhiều hơn trong nửa cuối năm nay để hỗtrợ xuất khẩu và góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt đô la trong nước Theo báocáo của Ngân hàng ANZ về tình hình tiền tệ Việt Nam trong tháng 5, nhu cầu đô lacủa các công ty nhập khẩu và những người mua bán vàng đã tăng mạnh trên thị trườngkhông chính thức, khiến giá USD lên tới 18.250 VND, cao hơn nhiều so với tỷ giáchính thức là 17.780 VND Bên cạnh đó, giới hữu trách Việt Nam có chủ trương trênnhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng về cung-cầu USD trong nước.Ở Việt Nam,theo thống kê, tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trongkhu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia chỉ khoảng 7-10%.Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ này xuốngcòn 15% .

2.2.2 Cũng từ việc ‘Đôla hóa’ quá mức như ở Việt Nam hiện nay làm thua lỗ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,hay dễ nhận thấy nhất là việc cho vay vốn từ các Ngân hàng.

Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đãkhông ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh Với nguồn vốn ngoại tệ đồ sộ đó, các ngân hàng thường có

2 cách lựa chọn: một là đem gửi ở ngân hàng nước ngoài_những nước có lãi suất tiếtkiệm bằng đồng USD cao hơn trong nước để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất hoặcthực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế; hai là đầu tư

và cho các doanh nghiệp trong nước vay Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải cómột lượng USD tương đối lớn, song, hiệu quả kinh tế không cao, lại luôn tiềm tàngnhiều rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến đổi thất thường Điển hình làviệc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗhàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ Chính vì vậy mà các ngân hàng thườngthực hiện theo cách thứ 2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm giatăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường Điều này khôngnhững đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệpvay vốn bằng USD: họ kinh doanh bằng VNĐ nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD

và nghiễm nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá,

Trang 17

2.2.3Khi tình trạng ‘Đôla hóa’ quá cao (ở Việt Nam trong vài năm gần đây) sẽ như một con dao hai lưỡi:

Đôla hóa có thể bôi trơn quá trình thanh toán nhưng cũng có thể gây ra nhữngrủi ro về việc ‘Niêm yết giá trong nhiều ngành.Một lĩnh vực đô la hóa tương đối mạnh

đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử Ta

có thể thấy bằng trực giác việc niêm yết giá bằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100%các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn đượcthực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VNĐ thì giá của hàng hóa sẽdựa trên tỷ giá hối đoái giữa VN và USD ngày hôm thực hiện giao dịch Những hànghóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộhoặc nhập khẩu từng liên kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD, dovậy, các doanh nghiệp, để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằngUSD Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại",

"thương mại điện tử" Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng sẽ trở thànhloại hình kinh doanh chủ yếu trong tương lai.Thời gian gần đây, khi đi mua ô tô, muacác dòng xe nhập khẩu, thậm chí mua máy in ở siêu thị, mua hàng điện tử, điện lạnh ởphố Huế (Hà Nội)… người bán hàng đã yêu cầu khách hàng thanh toán bằng đô la Mỹ(USD) Thực tế này được các chuyên gia tài chính gọi là nền kinh tế đô la hóa ở mứccao Trong những thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân bằng như mộtvài thời điểm trong thời gian vừa qua, tình trạng đô la hoá cũng gây thêm khó khăncho việc ổn định trở lại của thị trường ngoại tệ Bởi đô la hoá làm tăng hiện tượng đầu

cơ, bóp méo cung cầu ngoại tệ

→ Thậm chí, đô la hoá đã làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừarủi ro trên thị trường ngoại hối, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thịtrường ngoại hối, mà các doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn dokhông có công cụ phòng ngừa rủi ro khi USD biến động bất thường Ngoài ra, việcniêm yết giá bằng ngoại tệ cũng khiến cho người dân bị thiệt khi thanh toán tiền muahàng hoá do các cửa hàng áp dụng tỷ giá không thống nhất

►Phân tích 3 ảnh hưởng xấu trên:

Một thực tế là hiện nay đồng USD được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước

Ngày đăng: 23/04/2013, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w