Cần có các quy định về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam (Trang 25 - 27)

• Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.

Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam.

• Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu.

• Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam.

Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá thành công là một tiền để cần thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới. và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích

cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.

► Phân tích xu hương thích giữ đồng ngoại tệ của người dân

Tại sao người ta vẫn thích gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, thích giữ ngoại tệ trong túi? Phải chăng công chúng là những người duy ý chí hay không thể tính toán thiệt hơn trong việc giữ nội tệ hay ngoại tệ?

Chắc chắn, ở đây không có vấn đề duy ý chí hay chưa biết tính toán thiệt hơn. Mà nguyên nhân chính là do những cú sốc về tiền tệ trong khoảng 20 năm qua. Cụ thể là việc phá giá VNĐ vào những năm sau 1985 và những năm 1997-1998. Sau hai đợt phá giá này, những người giữ tiền đồng cảm thấy bị thiệt hại rất lớn so với việc giữ bằng đồng ngoại tệ.

Thêm vào đó là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 càng góp phần làm cho VNĐ mất giá quá nhanh và làm cho người giữ tiền cảm thấy bị thiệt thòi nhiều hơn nữa.

Rõ ràng, những cú sốc liên tục xảy ra đã làm cho người ta cảm thấy rủi ro rất lớn khi chuyển từ ngoại tệ sang VND.

Hơn thế nữa, gần đây, sau một thời gian ổn định, chỉ số giá có dấu hiệu gia tăng bất thường càng khiến mọi người thêm ngần ngại hơn trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ.

Đây là minh chứng cho thấy lòng tin của công chúng vào chính sách kiểm soát lạm phát, quản lý tỷ giá của Nhà nước chưa cao. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, mới đây đã phải thừa nhận với giới truyền thông rằng "Chẳng quốc gia nào lại muốn có đồng tiền thứ hai cũng được dùng như đồng tiền của mình, thậm chí có khi còn lấn lướt. Có nghĩa là anh không đủ hiệu lực trong thực thi chính sách tiền tệ."

Đó là khía cạnh tiền gửi tiết kiệm. Khía cạnh thích sử dụng đồng USD thì dễ giải thích hơn nhiều.

Nếu trong một chuyến công cán, một người cần chi tiêu khoảng 30 triệu đồng, thì người đó cần phải mang theo 60 tờ 500.000 hoặc 300 tờ 100.000. Nhưng nếu mang bằng USD chỉ cần khoảng 20 tờ 100 đô, nếu bằng ơ rô chỉ cần 3 tờ 500 EUR. Rất là tiện lợi, ở đâu cũng chấp nhận, cũng có thể đổi được. Hơn thế nữa, một vài trăm triệu, nếu

dùng tiền đồng thì phong bì nào cho vừa. Nhưng, đối với ngoại tệ, chỉ cần một chiếc phong bì nhỏ nhỏ xinh xinh là đủ. Vừa gọn gàng, vừa lịch sự mà cũng không bị coi là nhà quê.

Ngoài ra, trong hơn 30 tỷ USD nhập khẩu hàng năm, lượng hàng tiêu dùng chiếm một tỷ trọng rất lớn. Do khi mua hàng từ nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ, nên khi bán, mặc dù có thể trả bằng tiền đồng, nhưng giá vẫn được yết bằng USD để tránh rủi ro tỷ giá. Và, nếu ai đã từng một lần ghé qua các trung tâm đào tạo có yếu tố nước ngoài thì học phí cũng đều phải tính bằng USD.

Chính những điều này đã tạo ra tâm lý cho rằng việc mua bán được thực hiện bằng USD chứ không phải tiền đồng.

Chừng đó nguyên nhân thôi cũng đủ để đồng đô la chiếm lĩnh một vị trí đáng kể trong các phương tiện thanh toán và làm cho tình trạng đô la hoá ngày một trầm trọng hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam (Trang 25 - 27)