Chống Đôla Hóa bằng việc chống tham nhũng trong bộ máy quản lí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam (Trang 28 - 34)

Rất khó có thể thực hiện một nghiên cứu để xác định chính xác ở đâu trong nền kinh tế sử dụng tiền mặt bằng ngoại tệ nhiều nhất. Nhưng ở Việt Nam, ngoài kinh tế ngầm không thể kiểm soát như các nước khác thì tiền mặt bằng ngoại tệ được sử dụng để "bỏ phong bì" là một con số đáng kể. Do đó, giảm tham nhũng đôi khi lại là một giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng "đô la hoá" của nền kinh tế. Hai nhóm giải pháp cơ bản cần quan tâm đó là làm sao để công chúng chuyển từ tiền gửi bằng ngoại tệ sang VNĐ và cần phải giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt bằng ngoại tệ.

Đối với nhóm giải pháp thứ nhất, việc tạo lòng tin về một mức lạm phát ổn định và một tỷ giá ngoại hối linh hoạt là điều vô cùng quan trọng. Nếu không, với những biến

động phập phù của lạm phát, sự kiểm soát tỷ giá tạo ra khoảng cách giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen hiện nay sẽ làm cho công chúng luôn lo sở rủi ro về tỷ giá và lạm phát cao. Khi đó rất khó thuyết phục để công chúng chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ.

Đối với nhóm giải pháp thứ hai, ngoài việc xây dựng một hệ thống ngân hàng, hệ thống đại lý đổi ngoại tệ rộng khắp, mang lại sự tiện lợi cho công chúng, áp dụng những biện pháp hành chính mạnh đối với những nơi vi phạm quy định yết giá... một giải pháp quan trọng khác là cần giảm lượng cầu về ngoại tệ.

Rất khó có thể thực hiện một nghiên cứu để xác định chính xác ở đâu trong nền kinh tế sử dụng tiền mặt bằng ngoại tệ nhiều nhất. Nhưng ở Việt Nam, ngoài kinh tế ngầm không thể kiểm soát như các nước khác thì tiền mặt bằng ngoại tệ được sử dụng để "bỏ phong bì" là một con số đáng kể.

Do đó, giảm tham nhũng đôi khi lại là một giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng đô la hoá của nền kinh tế.

► Những giải pháp trên nhằm mục tiêu đẩy lùi ‘Đôla Hóa’ trong thị trường đang ngày một hội nhập như ở Việt Nam.’Dôla Hóa’ như một con dao hai lưỡi do đó việc xoá bỏ đô la hoá không thể xử lý theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đang hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế. Nói kiềm chế, đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực, có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của đô la hoá ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô la hoá; nhất quyết phải có các giải pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hoá.

Kết Luận:

Đô-la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của nội tệ, thói quen về sử dụng quá nhiều tiền mặt trong giao dịch,... không thể một sớm, một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được.

Khó có thể sử dụng biện pháp hành chính cực đoan để cấm đoán được, mà chắc chắn còn có tác dụng ngược với nhu cầu thu hút vốn bên ngoài và cho phát triển kinh tế. đô-la hoá có những mặt lợi và bất lợi của nó.

Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn USD trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội hay đầu tư trên thị trường tiền gửi theo thông lệ quốc tế mà Luật các tổ chức tín dụng của nước ta cho phép. Thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đang hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế. Các dòng chu chuyển vốn linh hoạt, khi lãi suất trên thị trường quốc tế cao, vốn USD trong dân được huy động gửi tạm thời và có kỳ hạn ở nước ngoài, khi lãi suất xuống thấp và nền kinh tế có các dự án khả thi thì lại rút về đầu tư trong nước.

Thà chấp nhận đô-la hoá tiền gửi và dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng, Nhà nước còn quản lý chặt chẽ được, còn hơn là để trôi nổi trong dân. Theo đó, cần linh hoạt giảm thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ để nó tác động tích cực đến lãi suất USD. Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu loại này trong nước, huy động vốn USD của dân. Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá Đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế. Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát buôn lậu. Thắt chặt quy định niêm yết bán hàng hoá và dịch vụ thu bằng ngoại tệ, xử lý nghiêm minh vi phạm quy định này. Đặc biệt là cần có quan điểm và nhận thức mở, tích cực về đô-la hoá trong hệ thống ngân hàng, từ đó giảm đi sức ép về dư luận và tâm lý đến điều hành chính sách kinh tế có liên quan.

Kết luận

Như vậy, các kết quả xem xét và nhận định đã cơ bản cho thấy rằng hiện tượng dollar hóa trong nền kinh tế Việt Nam là có thực và đang gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh, bền vững cũng như tính độc lập của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai không xa. Qua tiểu luận, ta có thể đưa ra vài kết luận như sau

VN là một nền kinh tế đôla hóa một phần trong đó hệ thống tiền tệ sử dụng song song hai đồng tiền là VND và USD. Tuy nhiên, mức độ chính xác của đôla hóa rất khó xác định. Hiện tượng nền kinh tế VN sử dụng rộng rãi đồng USD trong giao dịch, buôn bán... bắt đầu được chú ý từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng USD. Đến năm 1992, tình trạng đôla hóa đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD (xem biểu đồ). Trước tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước VN đã cố gắng đảo ngược quá trình đôla hóa nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống 20% đầu năm 1997. Nhưng cũng trong năm này cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến đồng VND giảm giá trị và VN lại đứng trước sức ép tiếp tục chống đôla hóa. Cuối năm 2003, tỉ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng trên 23%.

Một khi bị đôla hóa, câu hỏi lớn nhất mà nền kinh tế VN, đặc biệt là các ngân hàng, phải giải đáp là: làm gì với những đồng USD hiện có. Để tạo ra lợi nhuận, các ngân hàng trong nước đã đem phần lớn nguồn USD gửi ra các ngân hàng nước ngoài, nhất là Singapore và Hong Kong, để kiếm lãi suất cao.

Nhưng điều này chỉ làm tình hình thêm xấu hơn vì những đồng USD đã không được đầu tư trong nước. Năm 2002 lãi suất USD giảm mạnh, các ngân hàng VN không thể thu lợi từ các tài khoản ở nước ngoài nên đành rút một lượng lớn tiền về, khoảng 3 - 4 tỉ USD. Lượng tiền gửi ở nước ngoài giảm đi còn một nửa tính đến thời điểm cuối năm 2003.

Nhưng đến đây các ngân hàng VN lại phải tìm cách làm gì đó với khoản tiền USD này để sinh lợi. Họ đã cho các doanh nghiệp trong nước vay. Mức tăng tín dụng ngoại tệ đạt mức cao điểm 41% vào năm 2003. Điều này trước tiên xem ra có vẻ ổn đối với các ngân hàng vì họ nhận tiền gửi và cho vay đều bằng USD nên ít rủi ro.

Nhưng xem kỹ lại chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp đi vay USD sẽ gặp khó khăn như thế nào nếu VND bị giảm giá. Các doanh nghiệp này chủ yếu có doanh thu bằng VND nhưng phải trả nợ bằng USD! Họ phải đứng trước các rủi ro về thay đổi tỉ giá giữa USD và VND mà không có những công cụ để phòng tránh rủi ro.

Nếu đồng USD tăng giá, nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán nợ. Các ngân hàng chắc chắn bị ảnh hưởng và dẫn đến nền kinh tế bị khủng hoảng. Theo tôi được biết, tính đến cuối năm 2003 khoản tiền được các ngân hàng cho vay bằng USD chiếm đến 28% một tỷ lệ khá nguy hiểm.

Việc sử dụng đồng USD như thế nào cho thật hiệu quả là điều vô cùng phức tạp. VN không còn chọn lựa nào khác ngoài việc tìm mọi cách có thể được nhằm chống lại tình trạng đôla hóa, từ đó chỉ có một tiền tệ duy nhất được lưu hành là VND.Có thể khái quát những giải pháp cụ thể đã được trình bày trong chương 3 thành những điểm lớn như sau

(1) Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân

(2) Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ với mục tiêu hạn chế sự lưu thong dễ dàng của dollar Mỹ (như quy định đối tượng được vay USD, thay đổi cơ chế tỷ giá neo đồng Việt Nam vào giá dollar Mỹ...)

(3) Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng "Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam"

Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá thành công là một tiền để cần thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới. và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn Biểu đồ: tỉ lệ tiền gởi bằng đồng USD trên tổng lượng tiền gởi vào các ngân hàng VN (tính bằng %). (Nguồn: nghiên cứu điều tra về tiền tệ, ngân hàng Nhà nước VN)

làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.

Như vậy, qua nghiên cứu, tiểu luận này đã trình bày một cách sơ lược, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về Dollar hóa ( Dollarization) và thực trạng quá trình này tại Việt Nam, những nguy hiểm của nó mang lại cũng như một số giải pháp nhất định để ngăn chặn và đẩy lùi tình trang dollar hóa tỏng nề kinh tế Việt Nam. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tiểu luận không thể không có những thiếu sót, không chính xác cũng như chủ quan về nhận định, kính mong thầy có những nhận xét để chúng em có thể hoàn thiện được kỹ năng cũng như hiểu biết của mình trong những tiểu luận sau. Chúng em xin chân thành cám ơn.

Tài liệu tham khảo 1. http://www.imf.org/external/pubs/ft/issues/issues24/index.htm 2. http://search.wto.org/search? q=dollarization+vietnam&site=English_website&btnG=Search&entqr=0&output=xml_ no_dtd&sort=date%3AD%3AL %3Ad1&client=english_frontend&numgm=5&ud=1&oe=ISO-8859-1&ie=ISO-8859- 1&proxystylesheet=english_frontend&proxyreload=1 3. http://en.wikipedia.org/wiki/Dollarization 4. http://vneconomy.vn/home/tim-kiem.htm?key=%C4%91%C3%B4%20la %20h%C3%B3a&bl=2 5. http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BaiLienQuan/2009/4/CD09FD7D1D1E 0A29/ 6. http://www.vnep.org.vn/Web/SearchResult.aspx?searchvalue= %C4%91%C3%B4%20la%20h%C3%B3a&lang=vi-VN 7. http://biblioteca.universia.net/ficha.do?id=39818771 8. http://english.vietnamnet.vn/biz/2008/01/765583/ 9. http://econpapers.repec.org/paper/iukwpaper/2004-25.htm 10. tailieu.tapchithoidai.org/Fighting_inflation_in_dollarized_economy_JCE. pdf 11. http://www.mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=6581 12. http://vietbao.vn/Kinh-te/Cac-bien-phap-giam-tinh-trang-dola- hoa/30060635/87/ 13. http://news.sanotc.com/ViewItem.aspx?hl=vi&item=270137 14. http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/07/715713/ 15. http://vneconomy.vn/57935P0C6/cac-giai-phap-chong-dola-hoa.htm 16. http://www.vnchannel.net/news/kinh-te/200801/nhieu-giai-phap-giam- dola-hoa-nen-kinh-te.54795.html 17. http://vst.vista.gov.vn/home/database/Folder.2004-04- 19.4917/MagazineName.2004-09-27.2949/2005/2005_00001/MArticle.2005-05- 27.4444/marticle_view 18. http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=14&id=869 19. http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/tai-chinh-dau-tu/phan-tich-nhan- dinh/quyet-liet-xoa-bo-tinh-trang-dola-hoa/41167.123131.html Danh sách nhóm

1. Phạm Hoàng Anh stt 05-Anh 5-K46C-KTĐN 2. Nguyễn Tuấn Anh stt 02-Anh 5-K46C-KTĐN 3. Nguyễn Hữu Toản stt37-Anh 5-K46C-KTĐN 4. Nguyễn Đình Cường stt –Anh 5-K46C-KTĐN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ‘Đôla hóa’ tại Việt Nam (Trang 28 - 34)