Phân loại đôla hóa Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi USD trong nền kinh tế và thái độ của quốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận mà Đô la hóa được chia làm 3 mức độ: Đôi
Trang 1DAI HOC KINH TE QUOC DAN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trang 2CHUONG 1: NHU'NG VAN DE CHUNG VE DOLA HOA
I Téng quan về đôla hóa
1 Khái niệm đôla hóa
2 Phân loại đôla hóa
Il NGUYEN NHAN DAN DEN DOLA HOA
II TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA
1 Tác động tích cực
2 Tác động tiêu cực
CHƯƠNG 2: VẤN ĐÈ ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM
I TONG QUAN VE TINH TRANG DOLA HOA Ở VIỆT NA
Bang 1: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán
II THỰC TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 15
1 Giai đoạn trước khỉ mở CửỬa - - Ác vn nh như 15
2 Giai đoạn bắt đầu mớ cửa đến khúng hoáng tài chính khu vực
Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam «+
3 Giai đoạn từ sau khúng hoảng tài chính khu vực đến nay
3.1 Giai đoạn 1998-2001
3.2 Giai đoạn 2001 dén 2006
HI.BIÊU HIỆN ĐÔLA HÓA TRONG NÈN KINH TẺ VIỆT NAM 22
IV CÁC NGUÒN CUNG USD CỦA VIỆT NAM 2 2zc2xsczxeerreee 24
1 Nguồn kiều hối
Bang 3: Lượng kiều hối chuyền về Việt Nam trong các năm gần đây
2 Khách du lịch đến Việt Nam
Báng 4 : Số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam
3 Vốn đầu tư nước ngoài
3.1 Von đâu nie truc tiếp
Bang 5 : Biéu do Von đâu tư trực tiêp vào Việt Nam 2006-2009
3.2 Von đầu tư gián tiếp
4 Vay nợ nước ngoài
Bảng 6: ODA của Việt Nam
5 Nguồn thu từ xuất khẩu
Trang 3
130
30
30
Bang 8: Tổng dự trữ quốc tế của Việt Nam .32
Bang 9: Tăng trưởng tin dụng 9 thang dau nam 2010 33 Bảng 10: Tỷ giá chính thức và ty gia cho den cua VND/USD 34
CHUONG 3: GIAI PHAP HAN CHE TINH TRANG DO LA HOA O VIET NAM
— 36
1 Cúng có lòng tin của dân chúng vào VND 36
2 Xóa bó hoàn toàn hoạt động nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và tín dụng ngoại
3 Quán lý chặt các kênh dẫn ngoại tệ vào trong nước: đầu tư nước ngoài,
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
6 Các kênh ngoại tệ khác se
V TAC DONG CUA TINH TRANG DO LA HOA TAI VIET NAM
kiều hối, vay nợ nước ngoài .39
5 Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hôi
6 Tăng quy mô và quản lý tốt dự trữ ngoại hối quôc gia
mE Cac giai phap khac
KET LUAN
Trang 4hạn chế những tác động tiêu cực của hiện tượng này lên nền kinh tế là một
nhiệm vụ cấp bách.Chính vì vậy đề tài “Phân tích những tác động của tình trạng đôla hóa ở Việt Nam và các biện pháp khắc phục'ˆ đã được chọn
Trang 5CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE DOLA HOA
I Tống quan về đôla hóa
1 Khái niệm đôla hóa
Đôla hóa là hiện tượng xảy ra khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi đề thay
thế một phần hoặc toàn bộ nội tệ để thực hiện một số chức năng của tiền Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền có ba chức năng: làm phương tiện trao đổi, đơn vị đo lường và cất trữ gia tri Đối với những nền
kinh tế bị đô la hóa ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong việc niêm yết giá
hàng hóa dịch vụ, trong thanh toán và trong cất trữ Bất kỳ một ngoại tệ nào
(như đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật ) đều có khả năng thay thế đồng nội tệ dẫn đến hiện tượng đôla hóa, tuy nhiên trong một thời gian dài USD được nhìn
nhận là đồng tiền mạnh nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi nhất trong các
quan hệ thương mại quốc tế nên trong bài đôla hóa 1a dé chỉ sự thay thế nội
tệ của USD
Mức độ sử dụng ngoại tệ để thay thế các chức năng của nội tệ thể hiện
dưới hai dạng:
Thứ nhất là sự thay thế tài sản: đó là việc công chúng nắm giữ trái
phiếu nước ngoài; tài khoản tiền gửi tiết kiệm tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài;
tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ trong nước với mục đích cất trữ gia tri
hạn chế tác động của việc đồng nội tệ mất giá khi làm phát xảy ra
Thứ hai là sự thay thế tiền tệ: đó là việc người dân nắm giữ ngoại tệ
tiền mặt, tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng trong nước đề thực hiện chức năng phương tiện thanh toán Giá hàng
hóa, dịch vụ cũng được niêm yết bằng ngoại tệ và người dân sử dụng ngoại
tệ đề thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Trang 62 Phân loại đôla hóa
Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi USD trong nền kinh tế và thái độ của
quốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận mà Đô la hóa được
chia làm 3 mức độ:
Đôila hóa chính thức là hiện tượng xây ra khi một quốc gia sử dụng ngoại tệ là tiền tệ chính thức, hoàn toàn thay thế nội tệ Trong những nền kinh tế đôla hóa chính thức nội tệ không còn tồn tại hoặc chỉ tồn tại dưới dạng tiền xu với mệnh giá nhỏ và không có nhiều ý nghĩa trong việc thực
hiện các chức năng của tiền Trong khi đó ngoại tệ là tiền tệ chính thức được
sử dụng với cả 3 chức năng: phương tiện thanh toán, đơn vị đo lường và cất
trữ giá trị, NHTW của những quốc gia này chỉ tồn tại trên danh nghĩa không
có vai trò gì trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ của quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức chỉ chọn một ngoại
tệ làm tiền tệ chính thức Do mọi người đều coi đồng tiền quốc gia là biểu
tượng chủ quyền dân tộc, mắt đi đồng tiền có nghĩa là giao quyền điều hành chính sách tiền tệ cho NHTW nước ngoài vì vậy hiện tượng đôla hóa chính
thức không phổ biến thường chỉ xảy ra ở những nước có nền kinh tế nhỏ
Một nước chỉ từ bỏ đồng nội tệ chấp nhận ngoại tệ là tiền tệ chính thức khi
chính phủ nước đó không còn cách nào khác để đưa nền kinh tế thoát khỏi
khủng hoảng suy thoái và tình trạng mất ôn định kéo dai
Đôla hóa không chính thức là hiện tượng xảy ra khi người dân một
nước năm giữ số lượng lớn tài sản bằng ngoại tệ, tuy nhiên nội tệ vẫn là
đồng tiền chính thứ, hợp pháp của quốc gia đó Trong những nên kinh tế bị đôla hóa không chính thức, ngoại tệ được công chúng ưa chuộng nắm giữ
dưới dạng tài sản như: ngoại tệ tiền mặt, trái phiếu nước ngoài, tài khoản
Trang 7tién gửi ngoại tệ ở nước ngoài, tài khoản tiền gửi ngoại tỆ trong nước Các
nhà kinh tế nhìn chung đồng nhất đôla hóa không chính thức với thay thế tài
sản có nghĩa là ngoại tệ được nắm giữ chủ yếu với chức năng cất trữ giá trị
nhằm giảm tác động của việc đồng nội tệ mất giá trong điều kiện lạm phát Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ đôla hóa trong nền kinh tế và tùy thuộc vào những quy định hạn chế trong hệ thông pháp luật của từng quốc gia về vấn
đề sử dụng ngoại tệ mà có những quốc gia ngoại tệ còn được sử dụng trong
cả thanh toán và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ Thông thường, trong các quốc gia này, các khoản mục như lương, thuế, những hàng hóa dịch vụ bình
thường vẫn được thanh toán bằng nội tệ còn những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ
hay trong hoạt động kinh doanh bất động sản thì được niêm yết và thanh
toán bằng ngoại tệ Việt Nam là một trong số các nước có nền kinh tế bị đôla
II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐÉN ĐÔLA HÓA
1 Nguyên nhân chủ quan
Các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức thường là những
quốc gia có nền kinh tế nhỏ quy mô dân sỐ cũng như diện tích nhỏ Đối với những nước này việc chấp nhận một ngoại tệ mạnh là tiền tệ chính thức góp
phần làm cho nền kinh tế ôn định hơn, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng ở mức
cao hơn và họ chấp nhận đánh đổi chủ quyền về tiền tệ để đạt được sự ổn
Trang 8định này hoặc do sự yếu kém trong việc hoạch định thực thi chính sách tiền
tệ của NHTW và sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống NHTM trong
nước, NHTW không đủ năng lực để điều hành chính sách tiền tệ do đó chấp
nhận giao quyền điều hành cho NHTW nước ngoài Panama là một ví dụ
điển hình về một nước đôla hóa hoàn toàn mặc đù về kinh tế do sử dụng
chính thức USD đã tạo ra môi trường kinh tế ồn định, trở thành trung tâm tài chính quan trọng trong vùng, tương phản với các nước láng giéng, nhung về
chính trị, Panama là nước dễ bị tổn thương trong quan hệ với Mỹ Điển hình
là năm 1998, Mỹ đã buộc tội và bỏ tù nhà lãnh đạo của nước này, tướng
Manuel Noriega, đồng thời chính phủ Mỹ ra lệnh đóng băng tài sản của Panama tai các ngân hàng Mỹ, ngừng tất cả việc chuyên nhượng, thanh toán
bằng USD
2 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thứ nhất là sự sụp đồ của hệ thống Bretton Wood
Sau khi hệ thống này sụp đồ rất nhiều nước gặp khó khăn trong việc tim
kiếm một chế độ tỷ giá phù hợp, việc điều hành tỷ giá lại càng khó khăn hơn
khi thị trường vốn và thị trường thương mại tự do hội nhập Một trong những cách giải quyết tương đối hiệu quả van dé nay là từ bỏ đồng tiền chính thống của mình và chấp nhận một tiền tệ ôn định hơn của quốc gia
khác Cũng trong giai đoạn này các nước kém phát triển không xuất khẩu
dầu mỏ gặp nhiều khó khăn một mặt do giá dầu tăng cao một mặt do kinh tế
các nước phát triển suy thoái nên xuất khẩu vào những nước này có xu hướng giảm sút Kết quả là các nước này chịu thâm hụt cán cân thanh toán
với khối lượng khổng lề và để cân bằng chính phủ các nước tiến hành vay
nợ nước ngoài dẫn đến đôla hóa tài khoản nợ bươc đầu mở đường cho đôla
hóa.
Trang 9Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu phòng chống rủi ro Khi nền kinh
tế trong nước gặp phải những bat én tram trọng như khủng hoảng tài chính,
lạm phát cao thậm chí siêu lạm phát trong khi lãi suất tiền gửi nội tệ lại
không mấy hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ Người dân sẽ tìm đến
các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín Với chức năng ban đầu làm phương tiện cất giữ giá trị, dan dan đồng ngoại tỆ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay
làm thước do gia tri
Nguyên nhân thứ ba đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới
hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ,
được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của tiền tệ thế giới Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vai
trò tiền tệ thế giới Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các
quốc gia khác cũng được quốc tế hóa như GBP, JYP, EUR , nhưng vị thế
của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới)
Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại,
đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền
tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới đề thực hiện một số chức năng của tiền tệ
Nguyên nhân thứ fw mức độ đôla hóa của mỗi nước khác nhau còn phụ
thuộc vào trình độ dân trí và tâm lý của người dân, trình độ phát triển của hệ
thống ngân hàng và cơ chế quản lý ngoại hối Ở những quốc gia trình độ của
Trang 10người dân về lĩnh vực tài chính tiền tệ còn hạn chế họ có tâm lý thích nắm
giữ ngoại tệ, thích sử dụng hàng ngoại sẽ tiếp tay cho sự thâm nhập ngoại tệ
ngày càng sâu vào nền kinh tế trong nước Bên cạnh đó trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước càng thấp, cơ chế quản lý tỷ giá càng
lỏng lẻo thì mức độ đôla hóa nền kinh tế càng cao
II TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA
Có rất nhiều quan điêm đánh giá về vấn đề tác động của đôla hóa lên
nền kinh tế Có ý kiến cho rằng đôla hóa chỉ mang lại tác động tiêu cực do
đó phải đưa ra giải pháp nhằm xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng này Tuy nhiên
thực tế cho thấy bên cạnh những tác động tiêu cực đôla hóa cũng có những tác động tích cực
1 Tác động tích cực
Thứ nhất đôi với các quốc gia có nền kinh tế đôla hóa hoàn toàn, ngoại
tệ mạnh được sử dụng thay thế toàn bộ nội tệ trong giao địch cũng như trong cất trữ, do đó đôla hóa chính thức góp phần làm giảm chỉ phí giao dịch như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyên từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ, các chỉ phí đự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không
cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi
phí kinh doanh Ngoài ra đôla hóa chính thức còn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tiền tệ xảy ra trong giao dịch giữa các quốc gia cùng sử dụng USD từ đó thúc đây quan hệ thương mại giữa các nước Những nền kinh tế đôla hóa
chính thức thường ổn định hơn và có tỷ lệ lạm phát thấp hơn, chính sự ổn định này của nền kinh tế đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoai đầu tư vốn
vào trong nước từ đó thúc đầy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trang 11Thứ hai đô la hóa chính thức góp phần làm tăng kỷ luật ngân sách nhà nước Với những quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập khi ngân sách nhà
nước bị thâm hụt, chính phủ có thể yêu cầu NHTW phát hành tiền để bù đắp
thâm hụt Ngược lại với những quốc gia bị đôla hóa hoàn toàn chính phủ
không thể yêu cầu NHTW phát hành tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách
do đó để khác phục tình trạng thâm hụt chính phủ nước này phải tiết kiệm chị tiêu đồng thời gia tăng nguồn thu ngân sách
Thứ ba đô la hóa không chính thức góp phần giảm lạm phát Đôla hóa làm tăng cung ngoại tệ dẫn đến sự giảm giá ngoại tệ Khi đó giá cả hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn đẫn đến mặt bằng giá cả trong nước giảm xuống
2 Tác động tiêu cực
Ngoài sự đánh mat chi quyền về tiền tệ, vị trí độc tôn của đồng nội tệ
bị giảm sút khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi lan at nội tệ thì đôla hóa con
gây ra nhiều tác động tiêu cực lên những nền kinh tế bị đôla hóa Chính vì lý
do này mà chính phủ và NHTW các nước luôn tìm cách hạn chế và đây lùi tình trạng này
Tác động tiêu cực đầu ziên có thé dễ dàng nhận thấy là việc mắt đi thu
nhập từ thuế in tiền Đó chính là thu nhập từ việc phát hành tiền được tính
bằng chênh lệch giữa chỉ in tiền, chỉ phí đưa tiền vào lưu thông so với giá trị
hàng hóa mà tiền mua được
Thứ hai, những quốc gia có nền kinh tế đôla hóa chính thức không có
chính sách tiền tệ độc lập khi đó các quốc gia này không thê chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ Đối với những nền kinh tế
không bị đôla hóa, NHTW có thể thông qua cơ chế điều hành tỷ giá tác động
Trang 12lên xuất nhập khâu để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ Giả sử khi các yếu tố khác không đổi muốn kiềm chế lạm phát, NHTW có thể hút
nội tệ trong lưu thông làm cho nôi tệ lên giá so với ngoại tệ (tức làm cho tỷ giá giảm) ngược lại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm,
NHTW có thê sử dụng chính sách nội tệ Trong khi đó, những nước có nền
kinh tế đô la hóa chính thức không có quyền chủ động trong việc điều hành
chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ của họ phụ thuộc hoàn toàn vào chính
sách tiền tệ của NHTW nước ngoài
Thứ ba, đô la hóa chính thức tước đi vai trò của NHTW, là người cho
vay cuối cùng của nền kinh tế Ở những nền kinh tế không bị đô la hóa, khi NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, NHTW sẽ cho vay tiền để giải quyết van dé đó, tránh dẫn đến sự sụp đồ của hệ thống ngân hàng, nhưng ở những
nền kinh tế bị đôla hóa chính thức, NHTW chỉ tổn tại trên danh nghĩa Một
khi đã sử dụng hết dự trữ tiền tệ thì không thể phát hành thêm tiền để giúp
đỡ NHTM Vì vậy, khả năng dẫn tới sự sụp đồ của hệ thống NHTM trong
nước là hoàn toàn có thê xảy ra
Thứ tư, đối với những nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức,
ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong thanh toán, cất trữ, do đó sẽ có một lượng ngoại tệ lớn trôi nỗi trên thị trường, nằm ngoài tầm kiểm soát của NHTW Vì vậy, việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán từ đó
đưa ra các quyết định về tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông sẽ kém chính xác và kịp thời
Thứ năm, cung cầu ngoại tệ thường xuyên biến động Những thay đôi
về lãi suất trong nước từ nước ngoài có thể gây ra sự dịch chuyên lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác hay từ nơi này sang nơi khác Khi lãi suất
có sự thay đổi theo hướng nắm giữ ngoại tệ có lợi hơn, người dân sẽ mang
Trang 13nội tệ đối lấy ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng, ngược lại, khi nam giữ nội
tệ có lợi hơn, người đân sẽ mang ngoại tệ đổi lấy nội tệ, dẫn tới cầu nội tệ
tăng Điều này sẽ gây khó khăn cho NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ Ngoài ra, đối với các NHTM có tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ cao, khi
có biến động, người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ đó đã
được ngân hàng cho vay, và NHTW cũng không thể hỗ trợ được do dự trữ ngoại hối còn mỏng có thể gây ra những bất ồn trong hệ thống NHTM trong nước
Trang 14CHUONG 2: VAN DE DOLA HOA TAI VIET NAM
I TONG QUAN VE TINH TRANG DOLA HOA O VIET NAM
Việt Nam là một trong những nền kinh tế bị đôla hóa không chính thức Đôla hóa của Việt nam bao gồm: đôla hóa thay thế tài sản, đôla hóa phương tiện thanh toán, đôla hóa trong niêm yết giá hàng hóa dịch vụ Tình
trạng đôla hóa ở Việt Nam được đánh giá là khá tram trong
Một trong những công cụ đo lường mức độ đôla hóa là tỷ lệ tiến gửi bằng
ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán FCD/M2 Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn
chưa phản ánh được một cách chính xác nhất về tình trạng đôla hóa của Việt Nam do nó chỉ đo lường được lượng USD gửi trong các ngân hàng mà
không thể thấy được khối lượng lớn USD dân chúng nắm giữ
Bảng 1: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán
Trang 15con số này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Indonesia,
Malaysia, Thái lan (chỉ khoảng từ 7-10%)
I THỰC TRẠNG ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI
DOAN
1 Giai đoạn trước khi mở cửa
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp Nhà nước nắm độc
quyền về ngoại thương, ngoại hối Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh
tranh của hàng hoá, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ
thống ngân hàng còn sơ khai Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo
Nghị định số 102/CP ngày 06 tháng 7 năm 1963 của Chính phủ nghiêm cắm
các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kế cả việc cất trữ,
mang theo người), mọi giao dịch trong nước phải thực hiện bằng VND Việc
chuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa
tỷ giá (tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố Xuất
Trang 16nhập khẩu và thanh toán quốc tế chủ yếu theo các Hiệp định song biên - đa
biên, đồng tiền sử dụng trong quan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồng
Rúp chuyển nhượng và đồng Nhân dân tệ mậu dịch Vì vậy, khả năng
chuyên đổi của VND rất hạn chế Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế, VND Suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách giá - lương - tiền, lạm phát tới 3 con số và liên tục có các đợt tăng giá vàng Trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sử
dụng làm phương tiện thanh toán Tuy nhiên mức độ đôla hóa là không đáng
kể do độ mở của nền kinh tế còn rất nhỏ
2 Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến khủng hoảng tài chính khu vực
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rai đồng đôla Mỹ trong
giao dịch buôn bán , chỉ bắt đầu được chú ý đến từ cuối những năm 80 đầu
những năm 90, khi mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt với lạm phát nặng
nề, tiền đồng trở nên mắt giá so với USD dẫn đến tâm lý người dân chuyển
sang tích trữ USD hoặc vàng thay cho nội tệ
Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
Trang 17
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước và IMF)
Mặt khác, do thấy được điểm yếu về gia tri cua tiền đồng, nên người dân chuyền sang gửi ngắn hạn nội tệ thay cho việc gửi dài hạn, điều này đã ảnh
hưởng lớn tới lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế đang trong giai đoạn kiến
thiết Trước hoàn cảnh đó, Chính phú đã ban hành luật đầu tư năm 1987
hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và
kỹ thuật vào Việt Nam, đồng thời cho phép các ngân hàng được nhận tiền
gửi bằng đồng đôla Chính sách này đã làm tăng tỉ lệ đôla hóa của nền kinh
tế do đã tác động làm tăng nguồn đôla chảy vào trong nước thông qua các
kênh như FDI, viện trợ nước ngoài và lượng kiều hối Đến năm 1991, sau khi
Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và một số quốc gia khác, cùng với những chính sách mở cửa của Nhà nước đã làm lượng USD
vào Việt Nam tăng mạnh Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát lên tới đỉnh điểm
67.5% va ty gia USD/VND tang vot (tr 5,133VND/USD lên 9,274VND/USD) Diéu nay khién cho tình trạng đôla hoá tăng lên mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đôla hoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996 Mặt khác, thời gian này lạm phát chỉ ở mức trên dưới 10%, tỷ giá biến động
Ít, việc nắm giữ VND đã tỏ ra có lợi hơn nên mức độ đôla hóa giảm mạnh, tỷ
lệ FCD/M2 năm 1997 ở mức 23,6% Đồng thời, Chính phủ cũng bắt đầu hạn
Trang 18ché viéc thanh toan bang ngoại tệ, xoá bỏ các điểm bán hàng thu ngoại tệ, tăng cường các bàn đồi ngoại tệ Tuy nhiên, thị trường ngoại tệ tự do, yết giá
và thanh toán ngoại tệ trong dân cư vẫn chưa kiểm soát được đo thói quen và
các hoạt động kinh tế ngầm Cũng phải nhìn nhận rằng, các hoạt động ngoại
hối trái phép tồn tại chủ yếu là do chưa được xử lý một cách kiên quyết Cho
đến nay, vấn đề này vẫn là một ton tại chưa được khắc phục
3 Giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính khu vực đến nay
3.1 Giai đoạn 1998-2001
Sau một thời gian giữ ổn định ở mức tương đối thấp khoảng trên 20%, tỷ lệ FCD/M2 lai có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn này và đến năm 2000 - 2001
đã tăng cao trở lại đến gần 30% Nguyên nhân là trong suốt một thời gian dài,
kinh tế Mỹ tăng trưởng cao và ổn định làm cho đồng USD hấp dẫn hơn các
ngoại tệ khác Mặt khác, các chính sách mới ban hành đã tạo sự tin tưởng của người dân, thu hút được một lượng lớn ngoại tệ từ thị trường tự do vào hệ
thống ngân hàng Tâm lý đôla hóa trong giai đoạn này cũng một phần do tác
động của khủng hoảng tài chính khu vực và kỳ vọng của thị trường vào sự phá giá của VND
3.2 Giai đoạn 2001 đến 2006
Tỷ lệ FCD/M2 liên tục giảm, đến năm 2003 còn 23,6% Thanh toán và kinh doanh ngoại tệ vẫn tiếp tục phát triển Theo kết quả khảo sát năm 2002,
hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do có quy mô từ 4 - 6 tỷ USD/năm, tương
đương 1/3 kim ngạch nhập khẩu năm đó, số ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường tự
do ước khoảng 5 tỷ USD Đôla hóa trong niêm yết, định giá bằng ngoại tệ còn phổ biến Tuy nhiên đến năm 2004 khi lạm phát ở mức 9,5% và lãi suất
Trang 19tiền gửi VND không mấy hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi bằng USD khiến cho người đân có tâm lý đổi VND lấy các đồng tiền khác có tính ồn định cao hơn như USD, EUR để gửi vào NHTM khiến cho FCD/M2 tăng lên đến mức
24,3% Với doanh số tiền gửi ngoại tệ không ngừng tăng lên, các NHTM
cũng phải tìm cách để cho vay số ngoại tệ này, tránh tồn đọng vốn Đây chính là hiện tượng đôla hóa nguồn vốn huy động và đôla hóa cơ cấu dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng Năm 2005 lãi suất cơ bản của Mỹ tiếp tục
tăng lên từ 3.75% lên đến 4.75%, theo hiệu ứng đó, các NHTM trong nước đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi USD, lãi suất tiền gửi VND cũng tăng nhưng không đáng kẻ, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao, từ đó thu hút lượng tiền
gửi ngoại tệ vào các NHTM Năm 2006, đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đạt mức 10.2 tỷ USD mang lại một nguồn
thu ngoại tệ lớn và làm cho tỷ lệ FCD/M2 vẫn duy trì ở mức trên 20%
3.3 Giai đoạn năm 2007 đến nay
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương mại thế giới WTO và thực hiện cam kết quy chế Thương mại bình
thường vĩnh viễn với Hoa Kỳ (PNTR), đã tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất
khẩu và hạn chế các rào cản thương mại Tuy nhiên, trong năm 2007, biến động của nền kinh tế Mỹ cũng ảnh hưởng một phần đến nền kinh tế Việt
Nam đã khiến cho tỷ giá USD/VND trong nước bất ôn Những tác động này
một lần nữa lại làm tăng tỷ lệ đôla hóa trong nền kinh tế
Năm 2008 được xem là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế VN
nói chung và vấn đề tỷ giá USD/VND nói riêng
Trang 20Giai đoạn đầu năm 2008, NHNN thông báo phát hành tín phiếu bằng
VND, va thuc hiện dưới hình thức bắt buộc đối với các NHTM với tong gia
trị tín phiếu phát hành là 20.300 ty đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất
7,8%/năm Đồng thời NHNN cũng không thực hiện việc mua USD vào
nhằm hạn chế bơm tiền ra lưu thông
Cùng thời điểm trên thị trường thế giới giá USD vẫn tiếp tục sụt giảm,
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản Người dân không còn giữ USD như trước mà chuyển qua nắm giữ vàng hoặc VND
để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao Hoạt động của giới đầu tư và đầu cơ
nước ngoài đã đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn Số tiền này được
đổi ra VND để hưởng chênh lệch lãi suất thông qua gửi tiết kiệm hoặc đầu
tư vào trái phiếu chính phủ Một lượng kiều hối cũng được chuyên về Việt
Nam nhằm hưởng chênh lệch lãi suất và chuyên cho người thân dịp Tết
Những nguyên nhân trên đã khiến cho lượng USD đồ vào NHTM tăng lên không ngừng, làm tăng tỷ lệ FCD/M2 một cách đáng kẻ
Tuy nhiên, trong quý 2 năm 2008, khi mà tỷ giá USD/VND tăng mạnh
và việc các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam khi lo ngại
về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như tình hình thanh khoản yếu trên thị
trường thế giới đã gây ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do, tỷ lệ đôla hóa có xu hướng giảm nhiệt
Sang đến quý 3 năm 2008, khi tỷ giá đi vào ôn định đồng thời NHNN
công bố tỷ lệ dự trữ USD, thực hiện kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại
tệ (cắm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các
NHTM), cắm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cắm
nhập khâu vàng và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn đã khắc phục tình trạng khan hiếm USD,
Trang 21én dinh thi trường ngoại hối, đồng thời ồn định tỷ lệ FCD/M2 quanh mức
20%
Những tháng cuối năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng lên đạt mức xấp xỉ 20 % khiến cho người dân có tâm lý lo ngại về sự mất giá của VND, từ đó tăng việc nắm giữ USD trong dân Thời gian này cũng là lúc nhu cầu sử dụng ngoại tệ để thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên, cũng như nguồn kiều hối đổ về nước nhiều hơn khiến cho tình trạng đôla hóa trầm trọng trở lại Mặt khác, các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi bằng USD lên 7,2% cao hơn gần 2% so với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn I năm của Mỹ là 5,25% Chênh lệch quá lớn so với thị trường quốc tế đã
tạo ra tâm lý coi trọng đồng đôla, tiếp sức cho nạn đầu cơ ngoại tệ, làm tăng mức độ đôla hóa nền kinh tế
Sau cú sốc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế thế giới đang phục
hồi chậm chạp Đồng đôla Mỹ ngày càng mất giá, song USD tỷ giá
USD/VND ngày càng cao, vượt mức 20.000 VND/USD Người dân ngày càng mat long tin vào VND và xu hướng sùng bái đồng đô la càng trở nên trầm trọng hơn, tỷ lệ đô la hóa ngày càng cao, theo thống kê mới nhất của ADB tỷ lệ đôla hóa của Việt Nam hiện nay ở mức 20% Mặc dù Nhà nước
không cho phép, nói một cách khác là bất hợp pháp, nhưng giao dịch ngoại
tệ tại một số trung tâm của các thành phó lớn (như Hà Trung ở Hà Nội) đã
diễn ra khá sôi động, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm soát,
vì chừng nào ton tai tỷ giá thị trường chợ đen cao hon ty giá chính thức thì người bán ngoại tỆ vẫn lựa chọn tỷ giá cao; hơn nữa, hoạt động trao đổi ngoại tệ trên thị trường chợ đen còn có ưu điểm về tiện ích cho người dân, chỉ cần gọi điện thoại đến các cơ sở đổi tiền là có người mang đến tận nhà một lượng tiền lớn