“ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”.

58 688 0
	“ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”. “ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”.

Chuyên đề thực tập A. Phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài. Trong nhiều thập kỷ qua, an ninh lương thực luôn là vấn đề bức xúc của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nghèo mà nó đã trở thành vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. Nhiều sách báo, nhiều tổ chức cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia quốc tế đã thường xuyên đề cập thảo luận về chương trình an ninh lương thực quốc gia toàn cầu. Từ đó họ đã rút ra một kết luận hết sức có ý nghĩa đó là: giải quyết kịp thời vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Chính phủ, sản xuất nông nghiệp nói chung sản xuất lương thực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, liên tục tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân 4.3%/năm. Từ năm 1988 đến nay, sản lượng lương thực (gạo, ngô, sắn) liên tục tăng với mức hơn 1 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân là 5%, gấp 2 lần mức tăng dân số. Năm 2000 sản lượng lương thực đạt trên 34 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người đạt gần 450 kg. Nhờ vậy hầu hết dân cư đã có đủ lương thực để dùng. Sản xuất các loại thực phẩm, như rau, quả, cá, thịt,… cũng tăng nhanh đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước có dư để xuất khẩu. Sau đổi mới, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu hàng năm trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới với số lượng lương thực xuất khẩu trên 3 triệu tấn/năm. An ninh lương thực ở nước ta đang được thiết lập đã đạt được những thành công to lớn trên nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, việc đảm bảo an Thiều Đình Trọng KTNN 47 1 Chuyên đề thực tập ninh lương thực vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tiếp cận lương thực của mọi tầng lớp dân cư còn thấp không đồng đều. Do khả năng tiếp cận lương thực của các hộ gia đình còn hạn chế nên trên thực tế hiện nay tại Việt Nam vẫn còn trên 17% hộ đói trên 40% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Mức tiêu dùng bình quân nhiều loại thực phẩm còn thấp so với thế giới. Một bộ phận dân cư có mức tiêu dùng lương thực thực phẩm quá thấp (dưới 2100 kcal/ngày), bấp bênh có sự chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị nông thôn. Có thể nói an ninh lương thực hiệ nay đã trở thành yêu cầu mang tính pháp lý của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vần đề này trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Có thực mới vực được đạo, sự đúc kết kinh nghiệm đó cho thấy giữ được an ninh về lương thực đảm bảo được an huy xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, sản xuất, kinh doanh, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trước mắt tiếp tục đưa nền kinh tế trong đó có sản xuất lương thực phát triển ổn định, bền vững. Với tâm nguyện góp phần nâng cao nhận thức về an ninh lương thực, đồng thời tìm ra những giải pháp hợp lý để đạt được an ninh lương thực một cách bền vững, là một sinh viên kinh tế nông nghiệp, trước thực trạng trên em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam các biện pháp khắc phục”. 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề an ninh lương thực 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam Về thời gian, giai đoạn 2006-2009 Thiều Đình Trọng KTNN 47 2 Chuyên đề thực tập 3. Mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam nhằm phản ánh thực tiễn tình hình an ninh lương thực quốc gia, đồng thời tìm hiểu những ảnh hưởng của tình hình an ninh lương thực thế giới đối với Việt Nam, từ đó góp phần làm sáng tỏ nội dung, yêu cầu về an ninh lương thựcViệt Nam trong quá trình phát triển đất nước. Đồng thời, góp phần bổ sung phương pháp nghiên cứu, đánh giá an ninh lương thực quốc gia, phân tích điều kiện, khả năng cũng như các trở ngại của Việt Nam trong quá trình phát triển để đề ra giải pháp thực hiện an ninh lương thực một cách bền vững 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trước hết hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan vấn đề an ninh lương thực. Sau đó, phản ánh thực tiễn tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam, khẳng định những thành công đã đạt được tìm ra những khó khăn bất ổn còn tồn tại trong hoạt động bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam để có những giải pháp phù hợp. 4. Vấn đề nghiên cứu Có phải tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam hiện nay đang có nhiều bất ổn? 5. Giả thuyết nghiên cứu Tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam hiện nay đang có nhiều bất ổn. 6. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn được viết ra dựa trên phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải các tài liệu thu được từ Tổng công ty lương thực Miền Bắc kết hợp với quan sát, phỏng vấn đề thu thập thông tin thực tế . Thiều Đình Trọng KTNN 47 3 Chuyên đề thực tập Kết cấu của khóa luận gồm có ba phần: Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh lương thực. Chương II : Thực tiễn tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam Chương III : Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất ổn. Sau đây ta đi vào dàn ý chi tiết từng chương : Thiều Đình Trọng KTNN 47 4 Chuyên đề thực tập B. Phần Nội Dung Chương I : Cơ sở lý luận thực tiễn về an ninh lương thực 1. Khái niệm, vai trò của an ninh lương thực 1.1. Khái niệm an ninh lương thực Khái niệm về an ninh lương thực được Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra vào thập niên 80 của thế kỷ trước với ba nội dung để một nước được cho là bảo đảm an ninh lương thực: (1) Có đủ lương thực cho cả nước, (2) Có khả năng cung cấp lương thực ổn định điều hòa cho mọi người đang sống trên lãnh thổ (3) tất cả mọi người dân có đủ khả năng mua lương thực khi cần. Ba nội dung này đã được Ủy ban An toàn lương thực thế giới Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hiệp Quốc thừa nhận sau một thời gian dài tranh cãi vì nhận thấy đây là những yêu cầu khắc nghiệt. Một quan điểm khác cho rằng một quốc gia được xem là đạt an ninh lương thực khi tỷ lệ tăng sản lượng lương thực hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng dân số. An ninh lương thực là một trạng thái mà không lúc nào con người bị đói, nghĩa là họ có đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả, hoạt bát khỏe mạnh. Tuy nhiên sẵn có nguồn lương thực chưa phải một điều kiện để bảo đảm an ninh, bởi vì con người vẫn có thể bị chết đói khi lương thực dồi dào. Trong một thế giới tiến bộ như ngày nay vẫn còn hơn 800 triệu người bị đói. Vấn đề chủ yếu ở chỗ việc phân phối lương thực kém hiệu quả con người thiếu khả năng mua hàng. Qua đó có thể thấy ngoài nhân tố ảnh hưởng của thiên tai đối với khả năng sản xuất lương thực, các chính sách trình độ quản lý kinh tế của các chính phủ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn cung cấp lương thực cũng như thu nhập cho người dân. Thiều Đình Trọng KTNN 47 5 Chuyên đề thực tập Mục tiêu chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam đến năm 2020 là: “Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực ở từng hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc trong mọi tình huống bằng việc đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực, chủ yếu là lúa ngô trên cơ sở ổn định diện tích đất lúa nước, tăng cường thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả thu nhập cho người sản xuất lương thực, tăng khả năng tiếp cận đủ lương thực của mọi người dân trong mọi tình huống”. 1.2. Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội Theo các tài liệu chính thức của Liên Hợp Quốc, an ninh lương thực là một trong 7 nhân tố cấu thành an ninh con người cùng với các nhân tố khác đó là: an ninh kinh tế, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng an ninh chính trị. An ninh lương thực đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cong người. An ninh lương thực đảm bảo cho người dân có đủ lương thực để dùng trong một thời gian dài. Một nền kinh tế có an ninh lương thực tốt nghĩa là người dân sống trong đó không còn phải lo về việc thiếu lương thực hay không đủ khả năng để mua lương thực khi cần thiết. Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở các nước đang phát triển cùng với việc sử dụng lúa gạo vào những mục đích khác nhau thì vấn đề an ninh lương thực ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết.Theo ông Jean Ziegler, một đại diện của Liên Hợp Quốc nhận xét: “ việc dùng cây lương thực để sản xuất khối lượng lớn nhiên liệu sinh học là một tội ác vì nó tác động trực tiếp tới giá lương thực trên toàn cầu, đe doạ cuộc sống của hàng triệu người”. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng gạo làm lương thực để dự trữ. Số lượng gạo dự trữ này hàng năm đều tăng do vấn đề tăng dân số. Khi gặp sự cố bất ngờ như thiên tai bão lũ . mùa màng thất bát thì Chính Phủ các nước sẽ sử dụng dến lượng lương thực dự trữ này cứu trợ nhân dân. Thiều Đình Trọng KTNN 47 6 Chuyên đề thực tập Vấn đề an ninh lương thực hiện nay đang đứng trước những báo động nghiêm trọng. Theo định nghĩa về an ninh lương thực: “an ninh lương thực là khả năng tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thực cho việc duy trì cuộc sống khỏe mạnh đáp ứng yêu cầu hoạt động thể chất bình thường, kể cả hoạt động lao động của con người ”. Song thực tế thì khả năng này ngày nay đang dần bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Bằng chứng xác thực nhất là cuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2008 vừa xảy ra. Hàng loạt những tín hiệu về việc thiếu lương thực trên thế giới đã được phát đi. Kết quả là cuộc chạy đua tăng giá lúa gạo trên thị trường thế giới. Vì vấn đề này mà ở một số nước những biến động về chính trị, xã hội đã gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tại Thái Lan, chính phủ đã phải triển khai quân đội để ngăn chặn tình trạng cướp lương thực trên cánh đồng các nhà kho. Trong tháng qua, nhiều vụ bạo động đã xảy ra tại các nước như Ai Cập, Indonesia, Philippines, Bangladesh, . do cuộc khủng hoảng lương thực. Tình trạng bất ổn vì thiếu lương thực cũng đã xảy ra tại nhiều nơi thuộc châu Á. Sự cảnh báo về một "thời kỳ xung đột kéo dài" sẽ xuất hiện các dạng xung đột mới khác bắt nguồn từ việc thiếu lương thực giá cả tăng. 2. Đặc điểm tình hình an ninh lương thực thế giới những ảnh hưởng đối với Việt Nam 2.1. Đặc điểm tình hình an ninh lương thực thế giới Chưa bao giờ, vấn đề an ninh lương thực lại được thế giới đặt ra một cách cấp bách như hiện nay. Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2008, giá gạo luôn ở mức cao, hiện đã tăng khoảng 70% trong bối cảnh nguồn cung giảm mạnh. Nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp khắc phục, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể xảy ra. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khủng hoảng lương thực được tổ chức vào tháng 6-2008 tại Roma nhằm tìm giải pháp cấp bách cho vấn đề này. Theo Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cảnh báo giá lương thực sẽ Thiều Đình Trọng KTNN 47 7 Chuyên đề thực tập còn biến động mạnh trong năm 2008, 2009 tiếp tục ở mức cao. Tại phiên bế mạc Hội nghị mùa xuân của IMF Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington ông Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Dominique Strauss-Kahn nhận đinh "Giá lương thực nếu vẫn tiếp tục đà gia tăng như hiện nay sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp. Hàng trăm nghìn người có nguy cơ bị chết đói, dẫn tới sự sụp đổ của các môi trường kinh tế". Thị trường lương thực cũng rất nhạy cảm với vấn đề khí hậu. Bà Kiều Mai Yến - Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Trung Quốc chỉ ra rằng, khí hậu tác động đến hiệu quả thu hoạch lương thực chất lượng của các sản phẩm lương thực. Trong đó, hạn hán rét đậm là hai nhân tố chính tác động trực tiếp đến sản lượng lương thực thế giới. Tại châu Phi, do chịu ảnh hưởng của yếu tố hạn hán đã dẫn đến tình trạng giảm thiểu lương thực của Kenya vào thời điểm cuối năm 2008. Tháng 09/2008, Chính phủ nước này cho biết, có tới 10 triệu dân trong tổng số 35 triệu dân của họ phải đối mặt với nguy cơ mất mùa. Để ứng phó với hạn hán đòi hỏi các quốc gia cần phải đưa ra các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực, góp phần làm giảm bớt những tổn thất do nó mang lại. Tại “vựa lúa” châu Á, chính phủ các nước cũng đang phải nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực. Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp đầu mối đang tiếp tục gom hàng huỷ hợp đồng với đối tác xuất khẩu. Tình trạng khan hiếm hàng tăng giá càng trở nên trầm trọng sau khi Ai Cập Campuchia ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo. Tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm cũng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo, trừ gạo basmati, để đảm bảo có đủ lương thực cung cấp cho hơn một tỉ người giảm sức ép tăng giá trong nước . Ðể tăng cường an ninh lương thực, mới đây Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra tổng thể khối lượng lương thực dự trữ trên phạm vi cả nước, nhằm giúp chính phủ ban hành các quyết định phù hợp nhằm bảo đảm an ninh Thiều Đình Trọng KTNN 47 8 Chuyên đề thực tập lương thực quốc gia. Ủy ban lương thực Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này, với số dân 1,3 tỷ người, đã tự túc được 95% lương thực trong hơn một thập kỷ qua. Năm 2008, sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 528,5 triệu tấn năm thứ năm được mùa liên tiếp. Trung Quốc có thể hoàn thành chỉ tiêu sản lượng 500 triệu tấn lương thực đề ra trong năm nay, mặc dù ngành nông nghiệp bị tác động của đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm qua tại miền bắc cũng như của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trong khi đó, Chính phủ Thái-lan dự định đề xuất ASEAN thành lập "Quỹ kho dự trữ thóc gạo" nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Kế hoạch trên nhằm ngăn chặn khả năng thiếu gạo trong các nước ASEAN, nơi có tổng dân số lên tới 550 triệu người, khi giá gạo tăng đột biến trên thị trường. Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Thái-lan sẽ lập các kho dự trữ riêng để phục vụ kế hoạch an ninh lương thực của ASEAN. Bên cạnh đó, mỗi nước thành viên cùng đóng góp vốn hoặc thóc gạo cho quỹ này. Chính phủ các nước khu vực sẽ tính toán giá gạo dựa trên giá thị trường. Thái-lan đề nghị quỹ gạo dự phòng của ASEAN mỗi năm sẽ ở mức khoảng ba triệu tấn. Thái-lan đánh giá kế hoạch trên không chỉ giúp tăng cường vai trò quản lý bảo đảm an ninh lương thực cho ASEAN, mà còn nâng cao năng lực điều hành chương trình dự trữ gạo của chính phủ góp phần bình ổn giá gạo trên thị trường, giúp Thái-lan có thêm kênh bán gạo cho các nước thành viên ASEAN khác. Tại thời điểm này, tình trạng trì trệ của nền kinh tế Mỹ (đe doạ kéo theo sự giảm sút về kinh tế của các nước khác) cũng không “nóng” bằng sự thiếu hụt lương thực đang xảy ra tại nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Lương thực thế giới FAO vật giá leo thang là “thủ phạm” gây nên cuộc khủng hoảng này. Giá cả leo thang có nghĩa là Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) phải cắt khẩu phần lương thực cung cấp cho 73 triệu người ở 78 nước. Mối đe doạ suy dinh dưỡng trên quy mô lớn đang lờ mờ hiện ra. Các nước giàu cũng bắt đầu cảm thấy tác động của tình hình này. Giá bột mỳ Thiều Đình Trọng KTNN 47 9 Chuyên đề thực tập cao khiến cho giá mỳ ống bánh mỳ ở Italia tăng mạnh. Bánh miso làm bằng gạo lúa mạch ở Nhật Bản cũng tăng; trong khi ở Pháp Ôtxtrâylia, chính phủ đang mở cuộc điều tra về giá lương thực yêu cầu các nhà sản xuất lương thực, các siêu thị không được tăng giá. Những bất ổn về an ninh lương thực ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các nước an ninh quốc tế. Khủng hoảng lương thực có thể kích động làn sóng di cư, bạo loạn, khủng bố, trồng cây thuốc phiện . Ðó là chưa kể các cuộc chiến tranh do nạn đói gây ra. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực vẫn đang hiện hữu vấn đề an ninh lương thực vẫn là bài toán khó giải. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp LHQ (FAO), năm 2009 có hơn một tỷ người trên thế giới bị thiếu ăn, so với 963 triệu người năm 2008. Trước khi giá lương thực tăng, bình quân mỗi năm có 850 triệu người thiếu ăn. Sau khi lên tới mức cao nhất vào đầu năm 2008, giá lương thực thế giới đã giảm, nhưng vẫn cao hơn khoảng 19% so với giá trung bình năm 2006. Các chuyên gia cảnh báo, cuộc khủng hoảng lương thực có thể biến thành khủng hoảng cơ cấu nếu không có những hành động ngăn chặn kịp thời, sẽ "gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với quan hệ thương mại, mà ảnh hưởng cả tới quan hệ xã hội quốc tế, hai yếu tố tác động trực tiếp tới an ninh sự ổn định của chính trị quốc tế". Theo Phó Giám đốc Quỹ nghiên cứu MOMA của Pháp, giá một tấn lúa mì có thể sẽ dao động từ 80 đến 320 ơ-rô trong vài năm tới. Trong những điều kiện như vậy, rất khó hy vọng sản lượng lương thực thế giới ổn định vì nhà sản xuất có xu hướng điều chỉnh lượng hạt gieo căn cứ vào giá cả. Một vấn đề khác cản trở sự gia tăng sản lượng lương thực làm tăng các rủi ro biến động giá cả là khả năng vay vốn của người sản xuất bị hạn chế do khủng hoảng tài chính. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo, trao đổi mậu dịch toàn thế giới sẽ giảm mạnh trong năm 2009. Ðiều này gây lo ngại cho các Thiều Đình Trọng KTNN 47 10 . trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”. 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề an ninh lương. đảm an ninh lương thực tại Việt Nam để có những giải pháp phù hợp. 4. Vấn đề nghiên cứu Có phải tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam hiện nay đang

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan