Xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam

Một phần của tài liệu “ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”. (Trang 50 - 56)

đảm an ninh lương thực tại Việt Nam

Đề cập đến an ninh lương thực, người ta thường nhắc đến những yếu tố: Tự chủ về lương thực, dự trữ quốc gia, xuất khẩu hàng hoá nông phẩm và ổn định kinh tế khi có tình huống xấu.

Với ý nghĩa đó, ngày nay vai trò của an ninh lương thực không những không giảm đi mà ngày càng có vị trí quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh của quốc gia. Để đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân có ý thức cộng đồng về vấn đề an ninh lương thực. Dù hiện nay đất nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng, tiến tới mức thu nhập trung bình 1.000 USD và trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2009; nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả đã có đủ thực lực, khả năng để giải quyết mọi vấn đề khó khăn đặt ra liên quan đến an ninh lương thực. Lâu nay chúng ta nói nhiều tới phương châm “bốn tại chỗ” nhưng dường như phương châm này chưa được các địa phương thực hiện, vận dụng một cách đúng mức và người dân thì thờ ơ với vấn đề này, không có bất kỳ động thái chủ động dự trữ lương thực với một lượng thích hợp; do đó khi có lụt, bão, thiên tai và tình huống xấu xảy ra thì chỉ biết trông chờ vào sự chi viện, tiếp tế; trong khi nhiều địa bàn, nhiều vùng gặp rất nhiều khó khăn về thông tin, giao thông vận tải... thường phải mất thời gian khá dài mới giải quyết được. Chính vì vậy tổn thất về người một phần do sự chủ quan không dự trữ lương thực, nước uống và các loại thiết yếu khác của từng gia đình, từng địa phương là điều đã được cảnh báo trước.

Thứ hai, các cấp có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế huy động đặc thù về lương thực khi có lũ, lụt, thiên tai và tình huống xấu xảy ra đối với tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt chú trọng đến các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thường bị chia cắt do khó khăn về thông tin, giao thông vận tải... Tại những địa bàn này cần phải thành lập ban chỉ đạo hoạt động độc lập để xử lý tình huống một cách nhanh chóng; đồng thời cần xây dựng những kho lương thực, thực phẩm dự trữ để sẵn sàng ứng cứu nhân dân.

Thứ ba, mỗi địa phương cần tiếp tục rà soát lại quy hoạch đất đai với tiêu chí đầu tiên là mang tính khoa học cao. Trước mắt cần chú trọng đến ba khu vực chịu tác động rõ nhất do biến đổi khí hậu là vùng núi Tây Bắc (Lạng Sơn); vùng ven biển Nam Trung Bộ (Ninh Thuận); đặc biệt vùng ven biển tỉnh Bến Tre (nơi thấp nhất so với cả nước), do nằm ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cửa sông, cù lao có độ cao địa hình rất thấp nên hiểm hoạ do biến đổi khí hậu tác động đến khu vực này là tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng, đồng thời tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa. Theo đánh giá, nếu nước biển tăng 1m, thì 7% diện tích đất nông nghiệp sẽ ngập lụt, tổng sản lượng lương thực sẽ giảm khoảng 12% (xấp xỉ 5 triệu tấn), ngoài ra sẽ gây tác động tiêu cực đến 5% đất đai, gần 11% dân số và 10% GDP. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng trong quy hoạch, tránh chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, bằng mọi giá sẽ làm suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, thuỷ sản, đất đai...

Thứ tư, thường xuyên chủ động dự báo bám sát tình hình lương thực khu vực và thế giới để có chính sách lương thực quốc gia phù hợp, vừa phát huy lợi thế so sánh góp phần tăng trưởng kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế vừa bảo đảm ổn định xã hội. Theo Chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp quốc (WFP), nếu năm 1999 dự trữ lương thực của thế giới bảo đảm 30% nhu cầu toàn cầu, thì nay chỉ bảo đảm 20% và mỗi ngày trên thế

giới có hơn 25.000 người bị chết hoặc ốm vì đói. Nguy cơ tình trạng giá lương thực tăng cao kỷ lục và lạm phát sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2010 đe doạ sẽ gây ra một nạn “đói mới” trên toàn cầu; đồng thời sẽ làm gia tăng tình trạng bất ổn định xã hội ở một số nước vốn đã rất nhạy cảm với những sức ép về nghèo đói, lạm phát, tụt hậu.

Tìm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia một cách bền vững luôn là vấn đề được mọi người đưa ra bàn luận phân tích bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, có một số giải pháp đã được đưa ra trong nhiều diễn đàn với sự tham gia của nhiều chuyên gia Nông nghiệp như sau:

Áp dụng các quy trình công nghệ cao trong chọn tạo, phát triển và kỹ thuật thâm canh tổng hợp các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu tốt sâu bệnh và các điều kiện bất thuận. Phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 5%. Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong chế biến để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, giá trị từ các sản phẩm từ lúa gạo. Hạn chế và giảm dần khối lượng xuất khẩu, nhưng tăng giá trị xuất khẩu trên đơn vị khối lượng. Tăng hệ số sử dụng đất đạt trên 2%. Hạn chế và tiến tới cấm không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các KCN trên đất trồng lúa.

Để thực hiện được giải pháp hạn chế không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các KCN trên đất trồng lúa, cần phải tập trung vào các vấn đề cụ thể sau: Kiểm kê hiện trạng của quy hoạch xây dựng đô thị, KCN và các đường giao thông để có số liệu chính xác về tình hình sử dụng đất không phù hợp với mục tiêu bình ổn diện tích đất canh tác lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Xác định các vùng có loại đất thích hợp (không phải đất trồng lúa) cho xây dựng đô thị và KCN. Nguyên tắc lựa chọn và xác định vùng xây dựng đô thị và KCN phải dựa trên cơ sở gắn kết quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, KCN và quy hoạch kinh tế - xã hội. Cần bổ sung, sửa đổi và xây dựng một số chính sách đúng đắn và phù hợp cho việc sử dụng đất để xây

dựng đô thị và KCN nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và công bằng về lợi ích cho mọi thành phần kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho cộng đồng nông dân.

Là sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, nghiên cứu về an ninh lương thực, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và lâu dài sau:

Để đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và lâu dài, biện pháp cơ bản nhất vẫn là tập trung đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn cung hàng hoá.

Các địa phương cần hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp bởi theo tính toán của các nhà qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho nước ta tiến tới trên 100 triệu dân thì phải giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa. Cần thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… trên lúa; chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất thuận như hạn cuối vụ, mưa lũ sớm,... Có kế hoạch chuẩn bị thóc giống cho vụ Hè thu, vụ Mùa; đảm bảo đủ giống gieo cấy vượt kế hoạch về diện tích. Tăng cường đầu tư hạ tầng như thuỷ lợi, kênh mương nội đồng,... đảm bảo nước tưới chủ động cho gieo trồng và thâm canh lúa. Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, cải tạo, chọn lọc và sản xuất giống; đảm bảo đủ giống lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng; tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn nông dân sản xuất lúa đúng qui trình công nghệ và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý.

Đông thời, cần thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chủ động việc nhập khẩu đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường, khuyến nông,... để hướng dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm giống, phân bón, nước, thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh,... giảm chi phí đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả.

Ða dạng hóa sản xuất cây lương thực thực phẩm cũng là một cách bảo đảm an ninh lương thực. Ða dạng hóa sản xuất lương thực để giảm gạo ăn cho xuất khẩu trên cơ sở cải thiện cơ cấu bữa ăn. Cần có chương trình với tổ chức nghiên cứu thu thập, đánh giá, bảo tồn, tạo chọn giống mới và nắm bắt tiến bộ mới. Như ở Kiên Giang có anh nông dân Ba Hạo đã sản xuất nhiều giống khoai lang rất ngon, đang xuất khẩu sang nhiều nước.

Để bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, về lâu dài cần nghiên cứu, thực hiện một hệ thống các giải pháp tích cực, đồng bộ từ sản xuất đến quản lý thị trường trong nước, đặc biệt trong khâu điều hành xuất khẩu gạo. Tập trung nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân để tăng cường đầu tư thâm canh cây lúa, ngô vụ hè - thu và vụ mùa nhằm đạt năng suất và sản lượng cao nhất có thể. Trong bối cảnh giá phân bón, thuốc trừ sâu đứng ở mức cao và tăng liên tục như hiện nay, Nhà nước và các tổng công ty lương thực cần có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất lương thực theo các phương thức phù hợp với cam kết WTO để khuyến khích người sản xuất lúa, ngô yên tâm đầu tư vốn, lao động, khoa học - công nghệ, nhằm tăng vụ, tận dụng đất, thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng sản lượng lúa hàng hóa.

Các bộ, ngành hữu quan, các tổng công ty lương thực, hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp cần chủ động tổ chức lại hệ thống điều phối, thu mua, chế biến, bảo quản, kho dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước để chủ động đối phó với những diễn biến bất thường của thị trường lương thực, chống đầu cơ tích trữ của tư thương. Cần có những giải pháp đồng bộ để củng cố, phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh, điều phối lương thực trên phạm vi cả nước, cần rút kinh nghiệm để khắc phục những bất cập như đã xảy ra trong "cơn sốt" vừa qua.

Việc xuất khẩu gạo, cần tính toán lại theo nhiều phương án khác nhau để bảo đảm lợi ích của nông dân trồng lúa, của doanh nghiệp xuất khẩu

gạo, của Nhà nước và của người tiêu dùng trong nước. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt chúng ta chỉ nên xuất khẩu trong phạm vi lượng gạo đã ký theo hợp đồng. để chủ động bảo đảm an ninh lương thực và góp phần kiềm chế lạm phát.

Giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo với nông dân trồng lúa trong phân phối lợi nhuận do xuất khẩu gạo đạt giá cao. Khắc phục tình trạng bất hợp lý như lợi nhuận xuất khẩu gạo tăng do giá cao, doanh nghiệp được lợi nhiều, nhưng thu nhập của nông dân trồng lúa không tăng tương ứng, do giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuê máy, công lao động còn tăng cao và nhanh hơn giá bán lúa cho doanh nghiệp.

Trên đây là một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam.

C. Kết Luận

An ninh lương thực là một vấn đề mang tính toàn cầu. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 “mỗi người đều có quyền hưởng tiêu chuẩn sống đầy đủ về thể chất và phúc lợi của bản thân và gia đình, bao gồm lương thực và thực phẩm” trên thực tế cho đến ngày nay mới chỉ được cải thiện một phần. Tình trạng đói lương thực và thiếu các thực phẩm cần thiết hay được gọi là tình trạng mất an ninh lương thực đã và đang còn là thách thức lớn đối với toàn nhân loại.

Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của nhân loại, con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà nguyên nhân sâu xa cũng chính do con người tạo ra, đó là quy luật của tự nhiên; song điều quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia là vừa phải biết chủ động ứng phó với những biến động đó, vừa phải có chiến lược phát triển an toàn và bền vững. Trong đó, vấn đề an ninh lương thực là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạch định chính sách kinh tế - xã hội tổng thể của mỗi quốc gia. Mọi tư tưởng xem nhẹ vấn đề này không chỉ gây khó khăn cho đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, mà còn có nguy cơ gây bất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”. (Trang 50 - 56)