Nhận xét chung về tình hình an ninh lương thực Việt Nam giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu “ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”. (Trang 32 - 50)

Nam giai đoạn 2006-2009

3.1. Thành tích đã đạt được

Việt Nam với nền kinh tế Nông nghiệp là chủ đạo, luôn chú trọng việc phát triển các tiềm năng nông nghiệp và trên thực tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong giai đoạn 2006-2009, cụ thể như sau:

Tính đến ngày 15/1/2006, cả nước đã gieo cấy được 2471,5 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,9% cùng kỳ năm 2005, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 689,6 nghìn ha, bằng 98,3%; các địa phương phía Nam gieo sạ 1781,9 nghìn ha, bằng 100,5%, riêng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1484,8 nghìn ha, bằng 100,9% cùng kỳ năm 2005. Cùng thời gian này, các địa phương phía Nam đã thu hoạch 275,2 nghìn ha lúa mùa, đạt trên 60% diện tích xuống giống và bằng 71,6% cùng kỳ năm 2005, năng suất trên diện tích thu hoạch tăng từ 0,5 đến 1,0 tạ/ha.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí I/2007 theo giá so sánh ước tính đạt 41,48 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với quý I/2006, trong đó nông nghiệp 31,29 nghìn tỷ đồng, tăng 1,71%. Về gieo cấy lúa đông xuân: Tính đến ngày 15/3/2007, cả nước đã gieo cấy 2937,2 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2006. Thu hoạch lúa đông xuân ở các

tỉnh phía Nam đã thu hoạch 882,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 94,4% cùng kỳ năm 2006, trong đó đồng bằng sông Cửu Long 864,2 nghìn ha, bằng 96,5% cùng kỳ và chiếm 57,4% diện tích xuống giống. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất trên diện tích đông xuân đã gieo sạ của toàn Vùng ước tính đạt 59 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước nên sản lượng lúa dự kiến sẽ giảm 92 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2006, đạt mức 8,9 triệu tấn. Về gieo cấy lúa hè thu: song song với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam cũng đẩy nhanh việc xuống giống lúa hè thu. Diện tích xuống giống đạt 71,5 nghìn ha, bằng 37,6% cùng kỳ.

Đến cuối tháng 5-2008, các địa phương phía Nam đang tập trung thu hoạch lúa vụ đông - xuân đại trà, năng suất ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha (+4,6%) so với vụ đông - xuân năm 2007; sản lượng ước đạt 11,6 triệu tấn, tăng 720 nghìn tấn (+6,6%). Điều đáng quan tâm là vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa vụ đông - xuân, năng suất đạt 64,4 tạ/ha, tăng 4,2 tạ/ha (+7,0%) so với vụ đông - xuân năm 2007; sản lượng đạt 9,83 triệu tấn, tăng 761 nghìn tấn (+8,3%) và tăng ở tất cả các tỉnh trong vùng. Rút kinh nghiệm sau 2 năm 2006 và 2007 bị dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại nặng trên diện rộng, ngay trong đầu vụ lúa đông xuân 2008 các địa phương trong vùng đã có kế hoạch sản xuất theo đúng hướng dẫn của ngành nông nghiệp về thời điểm xuống giống, sử dụng giống chất lượng, gieo sạ đúng kỹ thuật... nên đã hạn chế được sự lưu trú của dịch bệnh. Mặt khác, giá lúa từ đầu năm tương đối cao, xu hướng tăng dần, có lợi cho người sản xuất nên các hộ nông dân tích cực tận dụng cấy hết diện tích, đầu tư thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Sản lượng lúa các tỉnh trong vùng tăng khá như: Long An đạt 1,3 triệu tấn, tăng 76 nghìn tấn (+6,3%); Kiên Giang đạt 1,81 triệu tấn, tăng 240 nghìn tấn (+15,2%); Tiền Giang đạt 555 nghìn tấn, tăng 20 nghìn tấn (+3,8%); Sóc Trăng đạt 822 nghìn tấn, tăng 118 nghìn tấn (+16,7%); Hậu Giang đạt 502 nghìn tấn, tăng 86 nghìn tấn (+20,3%); Trà Vinh đạt 621 nghìn tấn, tăng 64 nghìn tấn (+28,1%). Trái ngược với vùng đồng bằng sông Cửu Long, vụ lúa đông - xuân 2008, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gặp thời tiết không thuận lợi nên diện tích, năng suất và sản lượng lúa vụ đông- xuân đều giảm so với vụ này năm 2007 (Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 831 nghìn tấn, giảm 107,8 nghìn tấn (-11,5%); Tây Nguyên đạt 351 nghìn tấn, gần bằng năng suất vụ đông- xuân 2007.

Vụ lúa đông - xuân ở các tỉnh phía Bắc diễn biến phức tạp, diện tích giảm, năng suất tuy có khả năng tăng nhưng không nhiều, không đều; đạt 1.127 nghìn ha, giảm 13,8 nghìn ha (-1,2%) so với vụ đông - xuân năm

2007, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài (đồng bằng sông Hồng giảm 4,6 nghìn ha, miền núi phía Bắc giảm 7,3 nghìn ha, Bắc Trung Bộ giảm 1,9 nghìn ha). Đến nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên lúa đại trà phát triển khá, có trên 20% diện tích lúa đã trỗ. Theo báo cáo của các địa phương, khả năng năng suất lúa vụ đông - xuân 2008 tăng khoảng 2 tạ/ha so với vụ đông - xuân năm 2007; sản lượng ước đạt trên 6,35 triệu tấn, tăng 150 nghìn tấn, riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế do ảnh hưởng rét đậm đầu vụ nên khả năng sản lượng giảm từ 10-15% so với vụ đông - xuân 2007. Triển vọng sản lượng lúa vụ đông - xuân đạt 17,9 triệu tấn, tăng trên 370 nghìn tấn so với vụ đông - xuân 2007.

Sản xuất lúa hè - thu chính vụ ở các tỉnh phía Nam mới bắt đầu và đang chịu tác động của nhiều yếu tố, cả thuận và nghịch: Mặt thuận là giá lúa đứng ở mức cao, xu hướng tăng dần có lợi cho nông dân trồng lúa, thị trường trong nước và thế giới đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung và nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký với giá cao hơn nhiều so với năm trước. Mặt nghịch là giá cả phân bón tăng cao, mùa mưa đến sớm nên công tác vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa đông - xuân có khó khăn, chi phí công lao động tăng, sâu bệnh có nguy cơ phát triển do diện tích lúa xuân - hè, hè - thu và vụ 3 liên tục mở rộng, đất lúa không được nghỉ, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chủ trương hạn chế mở rộng diện tích lúa vụ 3 của các địa phương đồng bằng sông Cửu Long có khả năng không thực hiện được do giá lúa cao. Tính đến trung tuần tháng 5, các địa phương phía Nam đã xuống giống 1.179,5 nghìn ha lúa hè- thu, bằng 114,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt 1.115,9 nghìn ha, bằng 117,7%. Một số tỉnh tăng khá về diện tích so với cùng kỳ năm trước, như: Long An tăng 135%, An Giang: 101%, Cần Thơ: 110%, Đồng Tháp: 105%, Kiên Giang: 105%. Dự báo sản lượng lúa hè - thu đạt khoảng trên 10 triệu tấn.

Do khả năng diện tích giảm, năng suất không tăng, nên sản lượng sẽ giảm so với vụ mùa năm 2007. Dự báo sản lượng lúa mùa đạt khoảng 8,1 triệu tấn. Như vậy, sản lượng lúa năm 2008 có khả năng đạt khoảng 36,1 triệu tấn trong điều kiện thời tiết bình thường, không có bão lũ lớn. Tính đến 15/3/2009 cả nước đã gieo cấy được 2986 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 102,6% cùng kỳ năm trước. Các địa phương phía Bắc gieo cấy 1091,3 nghìn ha, bằng 105,3%. Nhìn chung lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc được gieo cấy trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn nước cung cấp tương đối đủ, sâu bệnh xuất hiện ít nên lúa đang phát triển tốt. Các địa phương phía Nam gieo cấy 1894,7 nghìn ha, bằng 101% cùng kỳ năm 2008 (Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1547,3 nghìn ha, tăng 1,4%). Diện tích gieo cấy lúa ở các địa phương phía Nam tăng do giá lúa thương phẩm xuất khẩu đang ở mức cao. Mặt khác, giá vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ổn định đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích đất trồng màu, đất nuôi trồng thuỷ sản hoặc tận dụng đất lâm nghiệp chưa sử dụng sang trồng lúa (An Giang tăng 2,4 nghìn ha; Long An tăng 8,3 nghìn ha; Trà Vinh tăng 2,4 nghìn ha; Kiên Giang tăng 7 nghìn ha; Bạc Liêu tăng 2,2 nghìn ha).

Đến trung tuần tháng 3/2009, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 770,5 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 50% diện tích gieo cấy và bằng 80,4% cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa đông xuân toàn vùng ước tính đạt 62,7 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha so với vụ đông xuân trước (An Giang giảm 1,5 tạ/ha; Đồng Tháp giảm 1,3 tạ/ha; Kiên Giang giảm 2,7 tạ/ha); sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, giảm 1,3%. Năng suất lúa đông xuân toàn vùng giảm trước hết là do thời điểm xuống giống gặp mưa trái mùa và triều cường nên một số diện tích lúa bị ngập úng, phải dặm hoặc gieo sạ lại; ngoài ra còn do một số địa phương thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (như: IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo

trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, dễ xuất khẩu (như: VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v...).

Cùng với việc gieo cấy và thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương đang tập trung thu hoạch cây vụ đông và gieo trồng cây vụ xuân. Do mưa lũ gây ngập nặng vào thời điểm cuối năm 2008 làm nhiều diện tích bị mất trắng nên sản lượng cây vụ đông nhìn chung đạt thấp

- Sản xuất ngô và các cây lương thực khác

Năm 2006, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch trên 60% diện tích gieo trồng cây vụ đông, trong đó ngô 75%, đậu tương 90%, khoai tây 80%.

Tiến độ gieo trồng cây vụ xuân nhìn chung nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2005. Cả nước gieo trồng được 278,2 nghìn ha ngô, bằng 104,4%; 88 nghìn ha khoai lang, bằng 96,1%; 115,7 nghìn ha lạc, bằng 98,6%; 97,7 nghìn ha đỗ tương, bằng 184,7% và 258,3 nghìn ha rau, đậu các loại, bằng 101,3%.

Đến trung tuần tháng 3/2007, cả nước đã gieo trồng 367,4 nghìn ha ngô, bằng 96,8% cùng kỳ năm 2006; 103,3 nghìn ha khoai lang, bằng 98,5%; 87,1 nghìn ha sắn, bằng 91,3%; 164,8 nghìn ha lạc, bằng 111%; 81,2 nghìn ha đậu tương, bằng 105,9%; 352,3 nghìn ha rau đậu, bằng 105,4% cùng ký năm 2006.

Tính đến cuối tháng 5-2008, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 603,6 nghìn ha, bằng 108,7% kế hoạch. Sản lượng ngô đạt khoảng 4 triệu tấn, bằng mức năm 2007. Nếu không có bão lũ lớn, dự báo năng suất và sản lượng ngô cả năm sẽ đạt cao hơn năm 2007.

Dự báo, nếu thời tiết, sâu bệnh không gây thiệt hại lớn cho sản xuất lúa, ngô vụ hè - thu và vụ mùa trong các tháng cuối năm 2008, sản lượng lương thực có hạt cả năm có khả năng đạt khoảng 40 triệu tấn, tăng khoảng 40 nghìn tấn so với năm 2007 và là mức cao nhất từ trước đến nay (năm 2004 đạt 39,58 triệu tấn, năm 2005 đạt 39,62 triệu tấn, năm 2006 đạt 39,62 triệu tấn, năm 2007 đạt 39,6 triệu tấn).

Năm 2009, sản lượng ngô bằng 58,4% cùng kỳ năm trước; khoai lang bằng 71%; đậu tương bằng 33,2%; lạc bằng 67,9%; rau đậu bằng 85,9%. Tiến độ gieo trồng các cây trồng vụ xuân chậm chủ yếu do năm 2009 nhuận hai tháng 5 nên thời vụ dài hơn năm trước. Tính đến 15/3, cả nước đã gieo trồng 331,9 nghìn ha ngô, bằng 89,3% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang 87,3 nghìn ha, bằng 87,3%; sắn 85,8 nghìn ha, bằng 89,3%; lạc 163,7 nghìn ha, bằng 97,7%; đậu tương 80,5 nghìn ha, bằng 95,8%; rau đậu đạt 391,7 nghìn ha, bằng 108%.

Thị trường trong nước và xuất khẩu gạo

Năm 2008, dân số cả nước sẽ tăng thêm khoảng 1,3 triệu người (1,2%) so với năm 2007. Nhu cầu lương thực cung cấp cho khoảng 87 triệu dân cả năm sẽ tăng so với năm 2007, chưa kể cho chăn nuôi và dự trữ. Tốc độ tăng sản lượng lương thực năm 2008 chỉ đạt khoảng dưới 1% (năm 2007 giảm 18,2 nghìn tấn so năm 2006), thấp hơn tốc độ tăng dân số, nên lương thực bình quân đầu người chỉ còn 459 kg, giảm so với năm 2007 (465kg) và năm 2006 (471,1kg). Trong khi đó, giá lương thực tháng 5-2008 tiếp tục tăng nhanh và đứng ở mức cao, bằng 167,84% cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt nên tâm lý dự trữ lương thực trong dân cư khu vực nông thôn còn nặng nề hơn, sẽ tác động trực tiếp đến thị trường và quan hệ cung - cầu mặt hàng chiến lược này trong cả năm 2008. Những yếu kém, hạn chế trong công tác tổ chức điều phối, nhất là phương thức thu mua, dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước của Nhà nước, cụ thể là các tổng công ty lương thực nhà nước, như đã xảy ra trong cơn sốt giá lương thực giả tạo đầu tháng 5 vừa qua vẫn chưa được khắc phục. Do đó tình trạng đầu cơ, tích trữ lương thực của tư thương trong những tháng còn lại năm 2008 vẫn có thể xảy ra. Trong khi đó, việc các bộ chủ quản, hiệp hội lương thực và các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà nước chỉ bàn nhiều về xuất khẩu gạo (chủ yếu đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu gạo), mà ít bàn đến giải pháp ổn định thị trường lương thực trong nước là chưa hợp lý.

Khủng hoảng lương thực và giá cả tăng cao trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến thị trường, giá cả lương thực trong nước. Theo dự báo của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), tình hình này còn có khả năng kéo dài, ít nhất là 2 năm tới và số người thiếu đói có thể lên tới hàng tỉ người, chủ yếu ở châu Phi, châu Á. Trước thực tế đó, làm thế nào để nước ta vừa giữ vững an ninh lương thực

quốc gia, trước mắt là ổn định, tiến tới giảm dần giá lương thực trong nước ở mức hợp lý, vừa thực hiện kế hoạch xuất khẩu gạo ở mức nhất định?.

Kế hoạch năm 2008 là xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, nhưng do giá lương thực tăng cao và để kiềm chế tốc độ lạm phát, vừa qua Chính phủ đã quyết định tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu và sẽ xem xét điều chỉnh vào thời gian thích hợp. Trong khi đó, tính đến cuối tháng 5-2008, nước ta đã xuất khẩu 2,124 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 1.166 triệu USD trong số 2,4 triệu tấn theo các hợp đồng đã ký. So cùng kỳ năm 2007, lượng gạo xuất khẩu tăng 12,9%, kim ngạch tăng 94,1%. Giá gạo xuất khẩu đạt mức bình quân 548 USD/tấn, tăng 198 USD (68,5%) so cùng kỳ. Hiện nay, một số nước như Ấn Độ, Cam-pu-chia đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và triển vọng vụ lúa đông - xuân Việt Nam được mùa nên giá lương thực đã xuất hiện xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề của cơn bão lớn vùng trọng điểm lúa ở Mi-an-ma và động đất ở Trung Quốc vừa qua lại làm giảm lượng cung, tăng cầu lương thực và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường giá cả lương thực châu á và thế giới cả năm 2008. Thực tế đó cho thấy, khủng hoảng lương thực thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường nên vấn đề xuất khẩu gạo của nước ta cũng cần tính toán thận trọng. Nếu tiếp tục xuất khẩu 4 triệu tấn gạo (8 triệu tấn lúa) cả năm 2008 như Bộ Công Thương đề nghị tại cuộc họp ngày 28-5 vừa qua, thì lượng lúa còn lại để tiêu dùng cho mọi yêu cầu trong nước (lương thực cho người, chăn nuôi, để giống, dự trữ...) còn khoảng 28 triệu tấn, bình quân 321,8kg/người/năm và 26,8 kg/người/tháng (tương đương 15 kg gạo). Với mức này nếu thời tiết bình thường, mùa mưa bão sắp tới không gây thiệt hại lớn như các năm gần đây thì an ninh lương thực trong nước vẫn được bảo đảm. Ngược lại, nếu thời tiết không thuận, sâu bệnh lan rộng và các tác động bất lợi khác..., sản lượng lúa hè - thu và lúa mùa không đạt mức dự kiến, thì lương thực bình quân nhân khẩu khó đạt mức trên. Trong trường hợp đó, quan hệ cung - cầu

Một phần của tài liệu “ Thực trạng an ninh lương thực tại Việt Nam và các biện pháp khắc phục”. (Trang 32 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w