1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận nhóm THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước ở VIỆT NAM và các GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

42 630 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 498,38 KB

Nội dung

Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt THẢO LUẬN NHÓM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC *** NHÓM 1 1. 2. 3. 4. 5. Đặng Thu Hằng Trần Trung Đan Nguyễn Phi Huy Đỗ Thị Ngân Hoàng Thị Thoan 1 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt CHƯƠNG I NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC & THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC *** I. Ngân sách nhà nước: Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Hàm ngân sách có dạng đơn giản sau: Trong đó: B là cán cân ngân sách G là chi tiêu ngân sách Y là thu ngân sách Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu chi do Chính phủ lập ra. Để trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho chính phủ tổ chức thực hiện. Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ - quỹ NSNN - và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN các khoản thu - luồng thi nhập quỹ NSNN các khoản chi - xuất quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhật định giữa nhà nước vs người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan, đơn vị thụ hưởng quỹ. 2 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Từ đây có thể rút ra nhận xét: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. II. Thâm hụt ngân sách nhà nước: Thâm hụt ngân sách (hay còn gọi là thiếu hụt ngân sách, bội chi ngân sách nhà nước) là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. VD: Thâm hụt NSNN năm 2009 là 155 900 tỷ đồng, tỉ lệ thâm hụt so với GDP là 6.9 % (theo cách tính của Việt Nam). Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau: Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Thu Chi 3 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc). C. Bù đắp thâm hụt. – Viện trợ. – Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc). Trong đó: A + B +C = D + E + F. Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ như sau: Thâm hụt NSNN = (D + E + F) – (A + B) = C Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, NSNN không cần thiết phải cân bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bi thâm hụt qua lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách để tránh tình trạng thâm hụt. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực. 4 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt III. Phân loại Thâm hụt ngân sách Nhà nước: Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ. • Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục,quốc phòng,... • Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. 5 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM *** A. Tổng quan về Thâm hụt ngân sách Việt Nam: *) Giai đoạn trước 1986: Tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. i) Giai đoạn 1986-1990: Trong giai đoạn này thu không đủ cho chi ngân sách mức chi tiêu chính phủ chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài Sau đó Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đông âu đã cắt dần viện cho Việt Nam, bội chi ngân sách càng trầm trọng, nguồn thu lúc này chủ yếu dựa vào vay nợ trong nước, ngoài nước và phát hành tiền. Đây cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát cao thời kì này. ii) Giai đoạn 1991-1996: Kinh tế đất nước có nhiều dấu hiệu tốt, như siêu lạm phát được đẩy lùi nhờ chính phủ thắt chặt chi tiêu cùng với thay đổi cơ cấu chi ngân sách, chi tập trung vào đúng đối tượng, tạo hiểu quả phát triển kinh tế, nguồn thu đã đủ cho chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách giai đoạn trước được bù đắp bằng vay nợ. Do vậy thời kỳ này bội chi ngân sách đã giảm đáng kể, bội chi trung bình ở mức 2,56% GDP trong khi giai đoạn 1986-1990 bội chi khoảng 7% GDP. iii) Giai đoạn 1997-2001: Nguồn thu ngân sách nhà nước đáp ứng cho cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Bội chi ở mức thấp trung bình 3,87% GDP từ năm 1996 đến 2000, nợ công cũng giảm đáng kể do kết quả của cơ cấu lại các khoản nợ công 6 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt qua CLB Paris. Vào cuối những năm 1990, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á, nền kinh tế VN tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng đầu tư của nhà nước giảm, hiện tượng thiểu phát xuất phát xuất hiện vào năm 2000-2001, đây cũng là 2 năm có tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước chiếm gần 5% GDP, nhưng điều này được xem như một tín hiệu tốt trong bối cảnh nền kinh tế giảm phát, sản lượng chưa đạt đến sản lượng tiềm năng, các chính sách tăng chi tiêu của CP chẳng những sẽ không gây ra lạm phát mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo. iv) Giai đoạn 2002 – 2009: Thu và chi ngân sách đều tăng mạnh. Theo thống kê, trong giai đoạn này tốc độ tăng thu hàng năm là 20%, tốc độ tăng chi bình quân là 20,2%. Bội chi ngân sách ở mức trên dưới 5% GDP, tăng cao hơn so với các giai đoạn trước. Đây là kết quả của chính sách tài khóa nới lỏng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, đặc biệt là năm 2009 với chính sách kích cầu nhằm hạn chế suy giảm kinh tế từ ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008, đã làm cho mức bội chi ở mức cao 6,9% GDP. v) Giai đoạn 2010 – 2012: Trong giai đoạn này, CP nỗ lực trong việc tăng thu ngân sách, giảm bội chi, giảm nợ công. Nghị quyết 11/NQ-CP của CP được ban hành nhằm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa cắt giảm chi tiêu công nhằm giảm bội chi và kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, tình hình bội chi ngân sách nhà nước đã giảm chỉ còn 5,8% GDP năm 2010, 4,9% GDP năm 2011 và 4,8% GDP năm 2012. vi) Năm 2013: Bội chi NSNN dự kiến: Do khả năng cân đối NSNN năm 2013 rất khó khăn, vì vậy Chính phủ đã báo cáo Quốc hội quyết định giữ tỷ lệ bội chi NSNN năm 2013 như năm 2012 là 4,8% GDP (162.000 tỷ đồng) để có thêm nguồn vốn 7 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, nếu tính bội chi loại trừ chi trả nợ gốc, tỷ lệ này chỉ khoảng 3% GDP, ở mức trung bình cao nếu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn: Triển vọng phát triển Châu Á 2013, Bộ Tài chính Việt Nam. Số liệu bội chi của Việt Nam được tính theo phân loại thống kê tài chính chính phủ, trong đó đã loại trừ phần chi trả nợ gốc. 8 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt B. Tình hình Thâm hụt ngân sách ở nước ta trong những năm gần đây: Bảng thông kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm (2007 – 2013) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tỷ lệ bội chi Tổng thu cân Tổng chi cân Thâm hụt đối NSNN đối NSNN NSNN 2007 311,840 368,340 56,500 5% 2008 408,080 474,280 66,200 4,95% 2009 442,340 584,695 115,900 6,9% 2010 559,170 588,210 113,110 5,8% 2011 674,500 796,000 111,500 4,9% 2012 743,190 905,790 140,200 4,8% 816,000 978,000 162,000 4,8% Năm 2013 (dự toán) NSNN so với GDP (Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính) Biểu đồ Tỷ lệ Thâm hụt NSNN so với GDP (2007-2013) Qua thống kê và đồ thị cho thấy, từ con số vượt bậc gần 7% trong năm 2009, tỷ lệ thâm hụt (bội chi) ngân sách ở Việt Nam đã giảm dần và ổn định trở lại ở ngưỡng 5% so với GDP, xu hướng là tiếp tục ổn định. Tuy nhiên thì đây vẫn luôn là một tỷ lệ rất cao. Theo kinh nghiệm quốc tế thì trong điều kiện bình 9 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt thường, thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP được coi là đáng lo ngại, còn ở mức 5% GDP thì bị coi là đáng báo động I. Nước ta đã thâm hụt ngân sách 10 năm liên tục và mức thâm hụt này thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực. Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Báo cáo chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP. 10 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP) Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho biết, những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay. Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số khác xa với báo cáo của Bộ Tài chính. Cụ thể, tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách chỉ tính riêng năm 2009 không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan. Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á 2009 - 2010 (%GDP) 11 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Theo báo cáo, sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn. Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua các con số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán ngân sách Nhà nước. Theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 ngàn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong Quyết toán ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế. 12 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt 2. Tình hình Thâm hụt ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2013: Bội chi 'vỡ' kế hoạch Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết bội chi ngân sách 2013 dự kiến tương đương 5,3% GDP, vượt xa mức trần 4,8% cho phép. Tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 trình bày tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 21/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 ước đạt 986.300 tỷ đồng, tăng 0,8% so với dự toán. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 đạt 5,3% GDP. Dư nợ công chiếm 56,2% GDP, trong giới hạn an toàn". Như vậy, đây là lần đầu tiên Chính phủ thừa nhận bội chi ngân sách đã vượt trần cho phép mà Quốc hội đề ra từ đầu năm. Ngay trước thềm kỳ họp này, Chính phủ đã đưa ra đề xuất nới trần bội chi từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP để tạo thêm dư địa tăng đầu tư phát triển trong bối cảnh ngân sách khó khăn. Tuy nhiên, các thông tin trước đó từ Chính phủ lẫn Bộ Tài chính đều không hề đề cập tới chuyện ngân sách đã chi vượt khung. Theo tính toán của Chính phủ, cứ tăng bội chi thêm 1%, sẽ có thêm 40.000 tỷ đồng chi từ ngân sách và Chính phủ muốn dùng toàn bộ phần tăng này cho đầu tư phát triển. Như vậy với mức bội chi dự kiến tăng thêm 0,5%, ngân sách sẽ thâm hụt thêm 20.000 tỷ đồng. 13 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt 3. Chính phủ dự toán NSNN 2014, trong đó tỷ lệ thâm hụt ngân sách là 5,3% GDP. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014 Đơn vị: Tỷ đồng Stt Nội dung Dự toán 2014 A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 782,700 1 Thu nội địa 539,000 2 Thu từ dầu thô 85,200 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 154,000 4 4,500 1 Thu viện trợ không hoàn lại TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chi đầu tư phát triển 2 Chi trả nợ và viện trợ 120,000 3 Chi phát triển các sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 704,400 4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 19,200 C BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -224,000 Tỷ lệ bội chi so GDP 5.3% B 1,006,700 163,000 14 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt C. Nguyên nhân gây ra Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam trong những năm gần đây: I. Những nguyên nhân chung: Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau: 1. Nhóm nguyên nhân khách quan a) Tác động của chu kì kinh doanh Ở giai đoạn khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. b) Do hậu quả các tác nhân gây ra Xã hội luôn phải đối mặt với những rủi ro thiên tai, dịch bệnh và đôi khi cả những rủi ro do chính con người gây ra như chiến tranh, khủng bố tình trạng dân số gia tăng…mặc dù khi lập dự toán ngan sách các quôc gia đã có những biên pháp dự phòng nhưng đôi khi rủi ro vượt ra ngoài dự đoán để xử lý các tình trạng khẩn cấp nhằm ổn định các hoạt dộng kinh tế xã hội, Nhà nước phải tăng chi và thâm hụt ngân sách sảy ra ngoài mong muốn của Nhà nước. 2. Nhóm nguyên nhân chủ quan a) Do cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và 15 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. b) Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý i) Thất thu thuế nhà nước Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước…điển hình, trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước. ii) Đầu tư công kém hiệu quả Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước. 16 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả. Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng. iii) Nhà nước huy động vốn để kích cầu Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP. iv) Chưa chú trọng giữa chi đầu tư phất triển và chi thường xuyên Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách. Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN. v) Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một 17 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả => thâm hụt ngân sách nhà nước => lạm phát. vi) Sự thâm hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khoá để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm. Đây chính là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng llý thuyết bội chi một cáhc chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư và phát triển cho cá dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không. vii) Bệnh quan liêu, tham nhũng ngân sách nhà nước Đó là những căn bệnh trầm kha dẫn tới thâm hụt NSNN. Một lượng lớn ngân sách nhà nước bị thất thoát do tham ô tham nhũng của các quan chức cấp cao. Vụ vinaline, vinashin là những ví dụ điển hình. Hàng trăng nghìn tỉ đồng của nhà nước đã đầu tư một cách vô ích. viii) Tỷ lệ lạm phát cao Tỷ lệ lạm phát cao là một trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến thâm hụt NSNN tại các nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển ở châu Á… Những khoản chi tiêu của Chính phủ các nước được tài trợ bởi thu thuế hoặc các khoản thu khác có thể góp phần dẫn đến dư thừa của tổng cầu và gây lạm phát. Thêm vào đó, trên thực tế Chính phủ nhiều nước có thể “bơm tiền” ra để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, do giá cả chưa phản ứng ngay. Tuy nhiên, trong 18 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt trung và dài hạn, khi lạm phát xảy ra thì khả năng thu thuế lạm phát sẽ dần bị hạn chế. II. Những nguyên nhân cụ thể: 1. Nguyên nhân khách quan Nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng suy thoái kéo dài, từ năm 2012 tại Việt Nam đã có hơn 54.261 doanh nghiệp giải thể (2012) và 60700 (2013) doanh nghiệp đóng cửa ngừng sản xuất, khi các doanh nghiệp đóng cửa đã gây thất thu cho ngân sách, không những không có thu mà ngân sách nhà nước còn phải dùng để cứu trợ nền kinh tế. Cụ thể trong năm 2012, 2013, Chính phủ đã tung ra hàng loạt các gói kích cầu như gói kích cầu 29.000 tỉ VNĐ (2012) hay gói kích cầu cứu bất động sản 2013 trị giá 30.000 tỉ VNĐ để đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đang bắt đầu bước vào con đường phát triển nên cần phần đầu tư lớn, có thể nhận thấy chính phủ Việt Nam đang quan tâm và đẩy mạnh đầu tư trong nước. Những năm gần đây, đầu tư cơ bản trong nước ngày càng được nâng cao, thường chiếm hơn 40% ngân sách nhà nước. Thiên tai bão lũ ngày càng có tác động nghiêm trọng, hàng năm có rất nhiều cuộc thiên tai có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của nhân dân, chính phủ đã phải dùng tới ngân sách nhà nước để dần khắc phục hậu quả thiên tai như trợ cấp bão lũ, trợ cấp dịch bệnh, mất mùa,... Ngân sách nhà nước còn phải chịu áp lực nặng nề từ an sinh xã hội, lương cho những người có công, hàng năm ngân sách phải chi trả cho hơn 8,8 triệu người có công với Tổ quốc… 2. Nguyên nhân chủ quan Bộ máy Nhà Nước ngày càng phình to, là 1 gánh nặng đối với ngân sách nhà nước, cụ thể tiêu biểu là 1 UBND 1 phường tại Hạ Long Quảng Ninh mà có đến nửa vạn người là cán bộ… 19 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Ngân sách hiện này còn phải chi trả cho các tổ chức kinh tế - xã hội như các tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, hiệp hội phụ nữ, hội nông dân… 3. Năm 2013: 8 tháng đầu năm 2013, thâm hụt ngân sách đã đạt tới 119.850 tỷ đồng khiến Chính phủ liên tục phát hành trái phiếu nhằm huy động nguồn tiền để trả nợ, đồng thời sử dụng cho các hoạt động chi ngân sách hiện đang có mức bội chi đạt 74% kế hoạch từ đầu năm Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình Ngân sách Nhà nước (NSNN) 8 tháng đầu năm cho thấy hiện hoạt động này đang rơi vào tình trạng hụt thu, lạm chi. Cụ thể, tổng thu NSNN trong tháng 8/2013 đạt 50.100 tỷ đồng, giảm 22.900 tỷ đồng so với tháng 7. Dự kiến, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2013 ước đạt 788,5 nghìn tỷ đồng, hụt thu 27,5 nghìn tỷ đồng, đạt 96,6% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi NSNN tháng 8 ước đạt 75.000 tỷđồng. Trong khi lũy kế 8 tháng đầu năm thu NSNN chỉ đạt 484.820 tỷđồng thì chi NSNNđã lên tới 604.670 tỷđồng, chi NSNN vượt thu tới xấp xỉ 25%, tương đương 119.850 tỷ đồng. Mức bội chi đạt 74% kế hoạch Quốc hội quyết định từ đầu năm, trong khi đó, từ nay đến hết năm vẫn còn kéo dài hơn 1 quý nữa, với tốc độ bội chi như hiện nay, nhiều khả năng con số lạm chi sẽ vượt quá kế hoạch đề ra. Cũng theo Bộ Tài chính, nhằm duy trì nguồn thu và bù đắp bội chi, tính đến ngày 22/8, Chính phủ đã tiến hành huy động 134.820 tỷđồng trái phiếu (đạt 69,1% kế hoạch). Cơ quan này cho biết, kết quả huy động trái phiếu Chính phủ hiện đang thấp hơn so với yêu cầu đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2013. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động thu NSNN đạt thấp so với dự toán năm là do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các doanh nghiệp đạt lợi nhuận thấp, giảm thu từ xuất khẩu, ngoài ra NSNN còn chịu tác động của các chính sách miễn, giảm thuế với mục đích hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. 20 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để trốn thuế. Điển hình có thể kể tới một số doanh nghiệp FDI như Nestlé Việt Nam, Coca Cola… liên tục báo lỗ hàng chục năm trời trong suốt quá trình hoạt động, mỗi năm báo lỗ từ vài triệu cho tới vài chục triệu USD. Dưới danh nghĩa đó, các doanh nghiệp FDI tránh được khoản thuế thu nhập doanh nghiệp không hề nhỏ. Không chỉ Nestlé, Coca Cola, theo thống kê của Bộ Tài chính, còn hàng ngàn doanh nghiệp báo lỗ có dấu hiệu chuyển giá.Chưa hết, theo Cục thuế TP.HCM, thông qua kiểm toán nhà nước đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp lớn trong nước cũng có dấu hiệu chuyển giá. Riêng trên địa bàn TP.HCM, trong năm 2012 đã có 1.500 hồ sơ doanh nghiệp thường xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá (tăng 52% so với năm 2011). Việc kê khai không trung thựckết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để trốn thuế cũng là một trong những nguyên nhân chính gây thất thu lớn cho NSNN, và càng ngày càng có xu hướng phổ biến. Tình trạng hụt thu và lạm chi NSNN diễn ra kéo dài khiến Chính phủ thường xuyên rơi vào cảnh vay nợ. Theo con số của Bộ Tài chính, chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, NSNN đã dành ra 68.980 tỷđồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2012 để chi trả nợ và viện trợ. Tính riêng tháng 8/2013, con số này là 7.300 tỷđồng. Trong thời gian tới, khi chưa có giải pháp mang tính vĩ mô, và toàn diện nào nhằm hạn chế tốc độ thâm hụt ngân sách ngày càng cao như hiện nay, Chính phủ vẫn sẽ phải tiến hành vay nợ trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, và dưới bất kỳ hình thức nào, cũng sẽ tạo nên những tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư và tiêu dùng trong nước. Trong một giả định khác, nếu muốn hạn chế vay nợ, Chính phủ có tăng thuế hoặc in thêm tiền, song khi sử dụng biện pháp này, ắt hẳn các doanh nghiệp sẽ càng tìm cách trốn thuế, đồng thời chỉ số lạm phát sẽ trở nên khó kiểm soát. 21 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt D. I. Tác động của Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam Tác động tới nền kinh tế: Đối với lãi suất thị trường và sự ổn định của đồng tiền. Tình trạng thâm hụt ngân sách với tỷ lệ cao và triền miên sẽ làm tăng lãi 1. suất trường và giảm sự ổn định của đồng tiền trong nước. Nhìn vào những nước đã từng trải qua tình trạng có lạm phát cao sẽ thấy rằng, lạm phát ở những nước này thường là hệ quả của việc in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước. Như vậy thâm hụt ngân sách cao và kéo dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt và điều này đến lượt nó dẫn tới lạm phát. Lạm phát cao làm mất sự ổn định của đồng tiền và làm tăng lãi suất. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế để bù đắp thâm hụt chiếm 1/3 thâm hụt, tức là chiếm 1,5-1,7% GDP . Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại (phát hành trái phiếu quốc tế) thì lường tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bồi đắp thâm hụt ngân sách khoảng 2,33% GDP. Đây chính là nguyên nhân gây ra lạm phát trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Còn phần bù đắp từ vay trong nước vể cơ bản chỉ là thu tiền từ trong lưu thông vào ngân sách nhà nước sau đó lại chuyển vào lưu thông nên không làm tăng lượng tiền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay tiền tệ có thể tăng nhanh hơn, tạo hệ số nở cao hơn cần thiết. Điều này cũng góp phần làm tăng lạm phát nhưng không lớn bằng việc trựu tiếp phát hành tiền ra và vay vốn từ bên ngoài để tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước.Còn một cách giải thích khác đó là: Một cách đơn giản nhất, bội chi ngân sách trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy mà sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Trên một giác độ khác, thông thường khi bội chi ngân sách tăng, chính phủ thường gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm xuống, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa, tài sản có của các ngân hang thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dữ trự vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng. 22 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Đối với đầu tư sẽ làm suy giảm đầu tư trong tương lai. Khoản thâm hụt tích lũy hàng năm sẽ cấu thành nợ công quốc gia. Nhiều 2. nhà kinh tế cho rắng tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài sẽ khiến cho nguồn vốn cho đầu tư của doang nghiệp trở nên khan hiếm hơn, lấn át đầu tư của khu vực tư nhân và do vậy sẽ kìm hãm sự tăng trưởng trong dài hạn. Một số cuộc khủng hoảnh nợ công gần đây là minh chứnh rõ nét cho những tác động bất lợi của việc duy trì thâm hụt ngân sách thông qua việc cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Trên thị trường vốn vay, việc cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng lượng cung vốn vay tại mọi mức lãi suất. Đường cung vốn vay sẽ dịch chuyển song song sang bên phải. Lúc này tại mức lái suất ban đầu 5%, thị trường vốn vay xảy ra tình trạng dư cung vốn vay do lượng tiết kiệm tăng. Hệ quả là lãi suất giảm. Lãi suất giảm sẽ làm tăng lượng tiết kiệm hộ gia đình giảm bớt một phần và lượng cầu vốn vay tăng lên. Điểm cân bằn mới của thị trường sẽ là tại mức lãi suất 4% và lượng vốn vay 1600. Đối với cán cân thương mại. Thâm hụt ngân sách có thể gây ra mất cân bằng các cân thương mại. 3. Thâm hụt tài khoản vãng lai, nghiêng về nhập khẩu. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế là vấn đề thâm hụt kép: vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn vừa thâm hụt ngân sách nhà nước lớn Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán cân thương mại. Các hoạt động xuất và nhập hàng hóa không chỉ được đánh giá thông qua số lượng mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỉ số giữa giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân nước đó. Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng nhập khẩu thi cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và ngược lại (nếu như khối lượng hàng không thay đổi). Như ta đã phân tích ở trên, tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng. Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng giá, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng theo đó cũng tăng làm giảm lượng hàng xuất khẩu. Trong khi tương ứng, hàng hóa của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với 23 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt nước đó, dẫn tới việc tăng lượng hàng nhập khẩu. Vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu: Nhập vào lớn hơn xuất ra, việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó khăn, tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế. Để thấy được mối quan hệ giữ thâm hụt ngân sách với thâm hụt tài khoản vãng lai ta xét đẳng thức sau: CA= Sp + Sg – I = (Y-T-C) + (T-G) – I Trong đó CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, Sp là tiết kiệm của khu vừc tư nhân, Sg là chênh lệch giữa thu ngân sách và chi tiêu chính phủ. Con số chênh lệch giữa thu và chi ngân sách chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức trên ta thấy, tăng thâm hụt ngân sách hay tăng đầu tư sẽ dẫn tới tăng thâm hụt ngân sách. Tác động tới việc thực hiện phúc lợi xã hội: Hàng năm, ngân sách nhà nước giành một khoản rất lớn để thực hiện 4. phúc lợi xã hội như chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, xã hội.Các khoản chi sự nghiệp giáp dục nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Chi sự nghiệp y tế, khoản chi phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh nhằm nâng cao mức sống của mọi người dân trong xã hội. Việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học hiện đại đòi hỏi cần thêm nhiều nguồn vốn nữa. Khoản chi cho các vấn đề xã hội nhằm bảo đảm cuộc sống của nọi người dân khi gặp khó khăn, tai nạn, già yếu, những người không có khả năng lao động đồng thời giải quyết những vấn đề nhất định, hỗ trợ cho đồng bào khi xảy ra lũ lụt thiên tai. Khoản chi này đặc biệt cần thiết ở Việt Nam khi nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ, mất mùa ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Để bù đắp thâm hụt ngân sách trong thời gian dài, nhà nước phải cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện phúc lợi xã hội nhằm hỗ trợ và cải thiện đời sống của người dân. 24 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt 25 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt CHƯƠNG III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM *** Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tùy theo bối cảnh, tình hình kinh tế từng nước mà người ta có thể sử dụng một, hai hay nhiều biện pháp cùng kết hợp với nhau như: Tăng thu giảm chi Vay nợ trong nước Vay nợ ngoài nước Sử dụng dự trữ ngoại tệ Phát hành tiền Trong đó biện pháp thứ nhất thường bị coi là khá “bảo thủ” vì nó nhằm vào việc các giảm chi tiêu. Do đó, biện pháp này sẽ bị các ban ngành, địa phương hoặc đơn vị có ngân sách dự kiến bị cắt giảm lên tiếng phàn đối, cản trở hoặc tìm cách gian lận, đồng thời tổng nhu cầu xã hội cũng bị co hẹp lại. Trong khi ngược lại, ba biện pháp còn lại được xem như là những biện pháp “cấp tiến” vì nó không trực tiếp cắt giảm quyền lợi của bất kỳ bộ phận nào trong xã hội. Mặt khác nó lại hướng vào việc tăng nguồn tài chính cho nên khá dễ triển khai. 1. Phát hành tiền a) Giới thiệu phương pháp Khi ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất nước suy thoái. Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát. 26 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Ngược lại, khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở, vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng, hậu quả là làm tăng lạm phát. b) Ưu nhược điểm - Ưu điểm: Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần. - Nhược điểm: Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh. Như vậy, biện pháp này có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát, gây tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Kinh nghiệm chua xót về việc phát hành tiền quá dễ dãi để bù đắp thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát cao trong thập kỷ 80 đã cho chúng ta những bài học quý giá. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, nước ta đã bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bằng cách in thêm tiền đưa vào lưu thông. Việc này đã đẩy tỷ lệ lạm phát đỉnh điểm lên tới hơn 600%, nền kinh tế bị trì trệ... 27 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Chính vì những hậu quả đó, biện pháp này rất ít khi được sử dụng. Và từ năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Ngày 1/4/1990 thành lập hệ thống kho bạc nhà nước trực thuộc bộ tài chính (chịu trách nhiệm về thâm hụt ngân sách nhà nước ) độc lập với ngân hàng nhà nước ( chịu trách nhiệm phát hành tiền vào lưu thông ). Đây là một cuộc cách mạng về cơ cấu nhằm tách chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước ra khỏi chức năng phát hành tiền, tránh tình trạng tiền túi nọ bỏ vào tuúi kia. Cơ chế đó đã đóng góp có kết quả vào việc kiềm chế bội chi và lạm phát trong thập kỷ vừa qua.Từ năm 1991 nhà nước đã tiến hành vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách. 2. Vay nợ a) Vay nợ trong nước Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng. 28 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình. Năm (đơn vị: tỷ đồng) Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi NSNN Số bội chi NSNN 2010 98.700 119.700 2009 88.520 115.900 2008 51.200 66.200 2007 43.000 56.500 - Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tập chung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư,tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai. - Hạn chế : Thứ nhất, chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Để vay được tiền chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay như phát hành trái phiếu, tín phiếu, công trái... Đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập... ngoài ra còn phải triển khai các biện pháp khác, kể cả tuyên truyền, vận động... để huy động tối đa nguồn tiền trong dân cư nhằm hoàn thành kế hoạch vay đã định. Tuy nhiên, tổng lượng tiền mà nhân dân và các đơn vị có thể có để cho chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội. Nếu chính phủ 29 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt huy động được nhiều thì đương nhiên phần tiền còn lại dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi. Như vậy, chưa biết chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào đối với lượng tiền huy động được, nhưng xã hội hay trực tiếp hơn là khu vực các doanh nghiệp và dân cư đó sẽ mất đi một nguồn vốn tương ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của chính phủ và của ngân hàng càng có lãi suất cao thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mục tiêu chấn hưng kinh tế của chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu... bị chính bản thân giải pháp này cản trở ngay từ nguồn gốc. Chính vì thế, trong thời kỳ kinh tế đình đốn, hầu như các nước đều tránh các biện pháp có nguy cơ làm giảm khẳ năng tự đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và các tầng lớp dân cư. Biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách này chỉ nên thực hiện trong trường hợp nền kinh tế là cường thịnh. Nếu ta tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu, thì trái phiếu sẽ tạo ra cho công dân trách nhiệm nộp thêm thuế trong tương lai để trang trải lãi về các trái phiếu đấy. Thứ hai, việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ (trừ khi những thâm hụt ngân sách nhà nước này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự án đầu tư có sức sinh lời). Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện nay), giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu, tuy nhiên, nếu việc này có dài có 30 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt thể gây ảnh hướng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau. Tuy nhiên điều này chưa xảy ra ở Việt Nam. Ngược lại, tức thực tế hiện nay, lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn không đáp ứng được lãi suất kỳ vọng của thị trường nên phát hành trái phiếu luôn bị thất bại. Hậu quả có khi cũng tệ không kém, thị trường gần như không có thanh khoản. b) Vay nợ nước ngoài Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trước nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế... Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoaị tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng... Năm (đơn vị: tỷ đồng) Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi NSNN Số bội chi NSNN 2010 21.000 119.700 2009 27.380 115.900 2008 15.000 66.200 2007 13.500 56.500 31 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt - Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. - Nhược điểm: Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. Vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và thường phải chịu những điều kiện ngặt nghèo về lãi suất và thời hạn vay trả. Hình thức vay thường qua các hiệp định song phương,nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thường cho vay với các điều kiện ưu đãi, nhưng ngày càng hiếm hoi và do vậy có sự cạnh tranh gay gắt. Dù thế nào, thì vay nước ngoài cũng chịu sự ràng buộc của nhiều điều kiện vay áp đặt từ nước cho vay. Ví dụ, Quỹ MIYAZWA của Nhật Bản quy định: Trong tống số vốn được cho vay tài trợ, phải có ít nhất 50% được sử dụng để mua hàng của Nhật hoặc các công ty Nhật đóng tại nước sở tại. Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện, thủ tục không thành văn khác như phải qua khâu trung gian là Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM) hoặc các trung gian tài chính khác của Nhật thì mới có thể vay được tiền từ MIYAZAWA. Như vậy nếu ta vay được của Nhật 1 tỷ ta đã góp phần trực tiếp chấn hưng nền kinh tế Nhật tới trên 500 triệu, chưa kể các áp lực về thủ tục đấu thầu,giá cả,công nghệ... 32 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Tính đến cuối năm 2000, mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam khoảng 12,8 tỷ USD, chiếm 40-45% so với GDP và vẫn còn nằm trong “giới hạn an toàn”. ( ngưỡng an toàn là 50% GDP). Năm 2008, nợ Chính phủ chiếm khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP và năm 2010 khoảng 44% GDP. 3. Tài trợ thâm hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế Nhà kinh tế học Mỹ-Laffer (thập kỷ 70) đã đồ thị hoá hai tác động trái ngược nhau của việc tăng thuế thu nhập tuỳ theo mức thuế suất áp dụng. Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư. Số liệu IMF cho thấy, ngoài "thuế lạm phát" hàng năm ở mức hai con số, tỷ lệ thuế phí trên GDP của Việt Nam hiện cao gấp từ 1,2-1,8 lần so với các nước khác trong khu vực. 33 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt So với các nước trong khu vực, thuế - phí của Việt Nam khá cao. - Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được,tăng thuế suất thuế thu nhập sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước,đồng thời còn kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế,tăng khả năng sinh lời,một phần nộp ngân sách nhà nước,còn lại là thặng dư cho mình.Trong trường hợp này,tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. - Nhược điểm: Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế ,lậu thuế. Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém. Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của hệ thống thu,phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắc thuế. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì tăng thuế không những không khả thi mà còn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh,trực tiếp làm tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng tài chính không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách. Ở Việt Nam, năm 2009 Chính phủ đã giải quyết thâm hụt ngân sách bằng cách: Tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Liên quan tới các ưu đãi về thuế TNDN: Từ 1-1-2009 thuế suất thu hẹp lại chỉ còn 10% và 20%, bỏ thuế suất ưu đãi 15%. Các ưu đãi miễn giảm thuế thu hẹp lại, không mặc nhiên áp dụng cho các DN mới thành lập hay đang đầu tư mở rộng nữa. Chỉ ưu đãi với các dự án đầu tư vào lĩnh vực mang tính chất nhà nước đặc biệt khuyến khích. Ví dụ: lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư hạ tầng quan trọng, sản xuất phần mềm, các dự án đầu tư vào các khu kinh tế... Mức để miễn giảm thuế tối đa là miễn 4 năm giảm 9 năm. 34 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 1-1-2009 và đang được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành sẽ tiếp tục được áp dụng thời gian ưu đãi như cũ. Luật mới cũng khống chế cách xác định thời gian bắt đầu tính thuế ưu đãi: tính từ năm có thu nhập chịu thuế. Nếu doanh nghiệp nào lỗ trên 3 năm, thì năm đầu tiên tính ưu đãi là năm thứ 4. Thay đổi về thuế GTGT: Thu hẹp nhóm hàng hoá dịch vụ có thuế suất 5%. Đây là bước chuyển tiếp để tiến đến chỉ duy trì hai mức thuế suất là 0% và phổ thông 10%. Ví dụ: hiện nay qui định sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất là 5% còn phục vụ tiêu dùng là 10%, tuy nhiên rất khó phân biệt hai loại này nên sẽ chuyển hết sang 10%; sản phẩm luyện cán kéo kim loại cũng chuyển hết sang thuế suất 10%; hóa chất cơ bản, thông thường được chuyển qua nhóm 10%; máy xử lý tự động; than đá, đất đá sỏi, bốc xếp trục vớt cứu hộ…cũng vậy. 4. Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp ‘tiêu cực’. 35 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên, bao gồm cả chi lương, chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính, thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển. Đương nhiên, ở đây cần phân biệt tính hiệu quả, tiết kiệm trong mỗi khoản chi ngân sách với khái niệm cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước, cần phân biệt khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu. Nếu như công việc trung gian gián tiếp kích thích hoạt động kinh tế thì đó không phải là lãng phí mà là những việc cần làm ngay giúp cho nền kinh tế phục hồi.Dù trước mắt, ngân sách có thiếu hụt cũng phải tạo nguồn để chi cho khoản đó nhằm chấn hưng nền kinh tế và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của ta, cần tăng khả năng lưu thông, muốn tăng khả năng lưu thông cần giảm chi phí vận chuyển, muốn giảm chi phí vận chuyển nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cải tạo, hoàn thiện và xây mới các tuyến đường... 5. Dự trữ ngoại hối: Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia (bao gồm ngoại tệ mạnh và vàng) để bù đắp thâm hụt NSNN. Đây là một trong những giải pháp tương đối chu toàn vừa đảm bảo ổn định tỷ giá vừa đảm bảo không gây ra lạm phát. Tuy nhiên đối với Việt Nam điều này không khả thi cho lắm do dự trữ ngoại tệ quốc gia đang ở mức thấp và tình trạng mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen còn nghiêm trọng. Thông tin nhà nước giảm dự trữ ngoại tệ sẽ khiến cho tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ trở nên phổ biến và điều này sẽ khiến cho những cố gắng ổn đỉnh tỷ giá hối đoái thêm khó khăn. 36 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt 37 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt CHƯƠNG IV NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XỬ LÝ THÂM HỤT NSNN Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ *** I. Những vấn đề đặt ra trong việc xử lý thâm hụt ngân sách NSNN ở Việt Nam: Thực tế trong những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức thâm hụt NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề thâm hụt NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý thâm hụt NSNN, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi vấn đề lạm phát đang gây ra những khó khăn rất lớn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân, chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau trong việc xử lý thâm hụt NSNN: - Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Nhưng, trên thực tế số tiền vay, đặc biệt của nước ngoài, chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu tư dàn trải ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy, các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay (cả trong và ngoài nước) cần bảo đảm các quy 38 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt định của Luật NSNN và mức thâm hụt cho phép hằng năm do Quốc hội quyết định. - Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số thâm hụt trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết thâm hụt một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số thâm hụt có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không. - Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực thâm hụt ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách, để công trình vận hành và phát huy tác dụng, luôn phải đòi hỏi nhu cầu kinh phí cho hoạt động. Để có nguồn kinh phí này hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực thâm hụt NSNN. 39 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt - Liệu có tồn tại vấn đề thâm hụt ngân sách địa phương ở Việt Nam hay không? Biện pháp xử lý ra sao? Quản lý vấn đề này thế nào? Đó là những vấn đề cần được xem xét kỹ càng hơn. Theo khoản 3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996, ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thì được phép huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối vào ngân sách địa phương để trả nợ khi đến hạn. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn của ngân sách địa phương. Vay vốn đầu tư thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (không phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định như trước đây). Như vậy, mặc dù chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là không có việc thâm hụt ngân sách địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu tư. Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, các địa phương vay vốn để đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Với nhiều địa phương đây là điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là trong khi nguồn vốn ngân sách hiện có chưa tận dụng hết, các địa phương vẫn tiến hành vay vốn; tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tư phát triển. Trong khi phải đi vay thì ngân sách địa phương lại để kết dư lớn, có tỉnh cuối năm kết dư bằng 78,5% số bổ sung từ ngân sách trung ương và bằng 24,9 % so với tổng chi ngân sách địa phương. Mặt khác, còn một số khoản vay không cân đối vào ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo nên khoản thu chi ngoài ngân sách và khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc và lãi. Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương chính là thâm hụt NSNN. Một trong những nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo theo nguyên tắc thống nhất, tổng thể NSNN bao gồm ngân sách các cấp, điều đó đòi hỏi các khoản thâm hụt của ngân sách địa phương phải được tổng hợp để 40 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt tính thâm hụt NSNN. Tuy nhiên khi vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên không thể hiện đầy đủ thâm hụt khi quyết toán NSNN. Mức thâm hụt NSNN hằng năm trình Quốc hội mới chỉ phản ánh được mức thâm hụt của ngân sách trung ương. Đây là một trong những mắt xích cần phải được giải quyết trong việc xử lý thâm hụt NSNN. II. Kiến nghị: Để giải quyết tổng thể vấn đề thâm hụt NSNN ở Việt Nam em xin được phép đưa ra những đề xuất với việc cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau: Một là tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số thâm hụt NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung ương. Hai là giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành 41 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách. Ba là nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số thâm hụt NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Thâm hụt NSNN hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức thâm hụt thực tế khác với mức thâm hụt báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả. 42 [...]... ngân sách trong thời gian dài, nhà nước phải cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện phúc lợi xã hội nhằm hỗ trợ và cải thiện đời sống của người dân 24 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt 25 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt CHƯƠNG III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM *** Để khắc phục tình trạng thâm hụt. .. account) là mức thâm hụt/ thặng dư của tài khoản vãng lai, Sp là tiết kiệm của khu vừc tư nhân, Sg là chênh lệch giữa thu ngân sách và chi tiêu chính phủ Con số chênh lệch giữa thu và chi ngân sách chính là thâm hụt ngân sách Từ đẳng thức trên ta thấy, tăng thâm hụt ngân sách hay tăng đầu tư sẽ dẫn tới tăng thâm hụt ngân sách Tác động tới việc thực hiện phúc lợi xã hội: Hàng năm, ngân sách nhà nước giành... trong nước Nhìn vào những nước đã từng trải qua tình trạng có lạm phát cao sẽ thấy rằng, lạm phát ở những nước này thường là hệ quả của việc in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước Như vậy thâm hụt ngân sách cao và kéo dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt và điều này đến lượt nó dẫn tới lạm phát Lạm phát cao làm mất sự ổn định của đồng tiền và. .. phất triển và chi thường xuyên Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương) Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác... vì những hậu quả đó, biện pháp này rất ít khi được sử dụng Và từ năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước Ngày 1/4/1990 thành lập hệ thống kho bạc nhà nước trực thuộc bộ tài chính (chịu trách nhiệm về thâm hụt ngân sách nhà nước ) độc lập với ngân hàng nhà nước ( chịu trách nhiệm phát hành tiền vào lưu thông ) Đây là một cuộc cách mạng về cơ cấu nhằm... phần và lượng cầu vốn vay tăng lên Điểm cân bằn mới của thị trường sẽ là tại mức lãi suất 4% và lượng vốn vay 1600 Đối với cán cân thương mại Thâm hụt ngân sách có thể gây ra mất cân bằng các cân thương mại 3 Thâm hụt tài khoản vãng lai, nghiêng về nhập khẩu Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế là vấn đề thâm hụt kép: vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn vừa thâm hụt ngân sách nhà nước. .. thực hiện cải cách tiền lương 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 19,200 C BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC -224,000 Tỷ lệ bội chi so GDP 5.3% B 1,006,700 163,000 14 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt C Nguyên nhân gây ra Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam trong những năm gần đây: I Những nguyên nhân chung: Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau... thân giải pháp này cản trở ngay từ nguồn gốc Chính vì thế, trong thời kỳ kinh tế đình đốn, hầu như các nước đều tránh các biện pháp có nguy cơ làm giảm khẳ năng tự đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và các tầng lớp dân cư Biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách này chỉ nên thực hiện trong trường hợp nền kinh tế là cường thịnh Nếu ta tài trợ thâm hụt ngân sách. .. này, ắt hẳn các doanh nghiệp sẽ càng tìm cách trốn thuế, đồng thời chỉ số lạm phát sẽ trở nên khó kiểm soát 21 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt D I Tác động của Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam Tác động tới nền kinh tế: Đối với lãi suất thị trường và sự ổn định của đồng tiền Tình trạng thâm hụt ngân sách với tỷ lệ cao và triền miên sẽ làm tăng lãi 1 suất trường và giảm sự ổn... hội, Nhà nước phải tăng chi và thâm hụt ngân sách sảy ra ngoài mong muốn của Nhà nước 2 Nhóm nguyên nhân chủ quan a) Do cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và 15 Nhóm 1 - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ .. .Nhóm - Lớp LTTCTT (114)_13: Thầy Phạm Thành Đạt CHƯƠNG I NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC & THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC *** I Ngân sách nhà nước: Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam Quốc hội Việt Nam thông... trung Nhà nước tham gia phân phối nguồn tài quốc gia nhằm thực chức Nhà nước sở luật định II Thâm hụt ngân sách nhà nước: Thâm hụt ngân sách (hay gọi thiếu hụt ngân sách, bội chi ngân sách nhà nước) ... tình trạng thâm hụt Thâm hụt ngân sách nhà nước ảnh hưởng tích cực tiêu cực đến kinh tế nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt thời gian thâm hụt Nói chung tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ

Ngày đăng: 02/10/2015, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w