1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam

40 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 384,5 KB

Nội dung

Nguồn thu của ngân sách nhà nước hiện tại còn rất nhiềuhạn chế về mặt cơ cấu cũng như quản lý nguồn thu trong khi nhucầu đầu tư các dự án và chương trình kinh tế lớn của nhà nướccần một

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trongmọi thời đại và trong mọi nền kinh tế, nó là công cụ huy động tàichính đảm bảo việc thực hiện hoạt động của bộ máy nhà nước, làcông cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, có vai trò quan trọngtrong cơ chế thị trường Bởi vậy, mỗi quốc gia đều xây dựng chomình một hệ thống ngân sách nhà nước quy định cụ thể chi tiết vàhoàn chỉnh các vấn đề về thu, chi, phân cấp cũng như quản lýngân sách…Ngoài ra, mỗi năm còn có hội nghị thường niên nhằmbáo cáo các kết quả đạt được của ngân sách nhà nước trong năm

và đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ về ngân sách cho năm tới

Tại Việt Nam, tình hình kinh tế trong những năm gần với, vớiviệc thu và chi tiêu ngân sách không hợp lý và kém hiệu quả đãkhiến cho ngân sách nhà nước luôn luôn bị thâm hụt và ở mứckhá cao Nguồn thu của ngân sách nhà nước hiện tại còn rất nhiềuhạn chế về mặt cơ cấu cũng như quản lý nguồn thu trong khi nhucầu đầu tư các dự án và chương trình kinh tế lớn của nhà nướccần một số lượng vốn lớn, chính những điều đó đã dẫn tới việcbội chi ngân sách và tác động không nhỏ tới sự phát triển chungcủa đất nước

Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài : “ Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước ở Việt Nam”.

Để có thể hiểu rõ hơn về các vai trò của ngân sách nhà nước cũngnhư các khoản mục thu chi, đặc biệt là về thâm hụt ngân sáchcũng như các biện pháp khắc phục nó, cấu trúc của bài đề án gồm

3 phần:

Chương 1: Tổng quan về Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nước.

Trang 2

Chương 2: Thực trạng Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nước tại Việt Nam.

Chương 3: Kết luận về Ngân sách nhà nước và thâm hụt Ngân sách nhà nước tại Việt Nam.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ngân sách nhà nước:

Khi nhà nước xuất hiện, để có tiền chi tiêu nhà nước đãđặt ra chế độ thuế khóa bắt toàn dân phải cống nạp và từ cáckhoản thu đó hình thành nên quỹ tiền tệ của nhà nước Đầu tiên,nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ này để nuôi dưỡng viên chức vàbinh lính của nhà nước, ngoài ra còn sử dụng để chi tiêu chohoàng gia Sau đó, phạm vi được mở rộng và như chúng ta thấyngày nay, nhà nước còn dùng tiền quỹ của mình để chi tiêu chocác khoản phúc lợi và kinh tế

Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, nhà nước không hề

có một văn bản tài chính nào bao quát hết tất cả các khoản thu,chi của mình trong từng thời kì Mỗi một khoản chi được đảm bảobằng một hay nhiều khoản thu nhất định và được thể hiện trongmột bảng dự toán riêng biệt, thậm chí có những khoản chi khôngcần dự toán Lúc đó, quyền hành thu chi đều thuộc về những

Trang 3

người đứng đầu nhà nước, thấy thiếu thì họ thu, không chịu bất kỳmột sự kiểm soát nào của xã hội.

Khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, đã tạo ra những tiền đề

để hình thành và phát triển một hệ thống tài chính hoản chỉnh,nhất là ngân sách nhà nước Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quầnchúng chống lại những luật lệ tài chính vô lý của nhà nước phongkiến, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước, sửa đổi hệthống thuế khóa và thiết lập sự kiểm tra của xã hội đối với cáckhoản thu, chi của nhà nước Kết quả của quá trình đấu tranh bền

bỉ này là đã xóa bỏ được sự độc quyền chi tiêu của người đứngđầu nhà nước, hình thành nên một ngân sách nhà nước theonhững tiêu chuẩn định mức công khai và được lập cho từng thời

kỳ nhất định, và như chúng ta thấy hiện nay là một hệ thống ngânsách nhà nước tương đối hoàn chỉnh

1 Khái niệm:

 Điều 1 của Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa

XI nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ hai,năm 2002 có ghi:

“ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước

đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và đượcthực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước”

 Bản chất của ngân sách nhà nước:

- Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạoluật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong mộtthời gian nhất định, thường là một năm do cơ quan lập pháp củaquốc gia ban hành

Trang 4

- Xét về bản chất kinh tế: Ngân sách nhà nước là tập hợp cácmối quan hệ trong phân phối, gắn liền với việc hình thành và sửdụng quỹ tiền tệ tập trung

- Về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước là công cụ kinh tếcủa nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của nhà nước

2 Đặc điểm:

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt vớiquyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện cácchức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sởnhững luật lệ nhất định

- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lạicác nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhànước

- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước,luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng

- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹtiền tệ khác Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách làmột quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiềuquỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho nhữngmục đích đã định

- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiệntheo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

3 Vai trò của Ngân sách nhà nước:

3.1 Ngân sách nhà nước – công cụ huy động nguồn

tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước:

Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước, mà trong cơ chếnào và trong thời đại nào ngân sách nhà nước cũng phải thực

Trang 5

hiện Vai trò này của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ

sở bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước Sự hoạt động của nhànước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải

có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định.Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước phải được thỏa mãn từ cácnguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế

3.2 Ngân sách nhà nước – công cụ điều tiết vĩ mô

nền kinh tế xã hội của nhà nước:

Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ

mô nền kinh tế - xã hội, nhà nước không thể không sử dụng mộtcông cụ rất quan trọng, đó là ngân sách nhà nước Bởi lẽ , phạm

vi phát huy vai trò của ngân sách nhà nước rất rộng và trên mộtmức độ lớn, nó tương đồng với phạm vi phát huy chức năng vànhiệm vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -

xã hội Song, nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện điều chỉnhthành công khi có nguồn tài chính đảm bảo, tức là khi sử dụngtriệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách nhà nước Vai trò điềutiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước có thểđược khái quát hóa trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và thị trườngnhư sau :

3.2.1 Về mặt kinh tế:

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc địnhhướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sảnxuất kinh doanh và chống độc quyền

- Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để nhà nướcđầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệpthuộc các ngành then chốt, để trên cơ sở đó tạo môi trường vàđiều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

Trang 6

- Việc hình thành doanh nghiệp nhà nước cũng là một trongnhững biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thịtrường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.

- Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nhữngtrường hợp cần thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặcchuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới, cao hơn

- Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảothực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sảnxuất kinh doanh

- Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêmnguồn vốn cho nền kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng cácnguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xemxét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy độngtiền vay

3.2.2 Về mặt xã hội:

- Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội :chi Giáo dục - đào tạo, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, thểthao, truyền thanh, chi bảo đảm xã hội, sắp xếp lao động và việclàm, trợ giá mặt hàng

- Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanhnghiệp nhằm điều tiết thu nhập để phân phối lại cho các đối tượng

có thu nhập thấp

- Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý,tiết kiệm Tuy nhiên, vấn đề sử dụng công cụ NSNN để điềuchỉnh các vấn đề xã hội không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiêncứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biệnpháp Chẳng hạn: Khi trợ giá điện, xăng dầu, công tác truyền hình thì những đối tượng được hưởng không phải là người nghèo,

mà chính là những người có thu nhập trung bình hoặc cao

Trang 7

3.2.3 Về mặt thị truờng:

Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thựchiện các chính sách về ổn định giá cả, thị trường và chống lạmphát Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí,vay và chính sách chi ngânsách nhà nước có thể điều chỉnh được giá cả, thị trường một cáchchủ động

- Một chính sách ngân sách thắt chặt hay nới rộng đều có thểtác động mạnh mẽ đến cung - cầu xã hội

- Việc huy động của ngân sách nhà nước dưới các hình thứcthuế, phí, lệ phí,vay và kể cả bảo hiểm xã hội trên GDP và GNPchiếm tỉ trọng cao thì sự cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền tệngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư của dân sẽ giảm, vốn tựđầu tư sẽ khan hiếm hơn Mặt khác, nó sẽ làm cho cầu về hànghóa, dịch vụ của dân cư giảm xuống, nhưng ngân sách nhà nướclại có điều kiện để tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn

sẽ kích thích tăng cung

Ngược lại, nếu ngân sách nhà nước huy động trên GDP và GNPchiếm tỉ trọng thấp thì nguồn tự đầu tư tăng lên, thúc đẩy tăngcung, đồng thời kích thích tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưngngân sách lại không có điều kiện để tăng cầu và chi cho đầu tư

- Trên thị trường tài chính, nhà nước vay vốn với lãi suất cao

sẽ có tác động tăng cung ứng vốn từ phía các nhà đầu tư và tiếtkiệm tiêu dùng để dành cho tương lai, đồng thời làm giảm lượngcầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.Ngược lại, khi lãi suất các khoản vay của nhà nước giảm xuốngdưới mức lợi tức bình quân toàn xã hội, các nhà đầu tư sẽ tìm môitrường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ màkhông muốn cho nhà nước vay Mặt khác , lãi suất các khoản vay

Trang 8

của nhà nước có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán, cóthể tham gia điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường chứngkhoán.

- Ở đây cần nhấn mạnh đến dự trữ nhà nước Trong cơ chế thịtrường, nhà nước không thể bắt buộc các doanh nghiệp bán hàngtheo giá cả quy định, mà ngược lại, giá cả là do thị trường quyếtđịnh, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác.Trong quá trình biến đổi của mình, sẽ có lúc giá cả lên cao, gây

ra những cơn sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá thấp

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và kích thích sản xuấtphát triển, nhà nước cần phải theo dõi sự biến động của giá cảtrên thị trường và phải có nguồn dự trữ về hàng hóa và tài chính

để điều chỉnh kịp thời Nguồn dự trữ này được hình thành từkinh phí cấp phát của NSNN Do đó, sự thành công của nhà nướctrong điều chỉnh giá cả và thị trường thông qua công cụ dự trữnhà nước phụ thuộc vào kinh phí cấp phát của NSNN cho mụcđích này

- Chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trìnhđiều chỉnh thị trường Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát

có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu,chi tài chính của Nhà nước

+ Khi đồng vốn ngân sách được sử dụng hợp lý và có hiệu quảthì tác dụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra bất ổnđịnh trên thị trường, thúc đẩy lạm phát tăng lên

+ Phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là nguyênnhân trực tiếp của tình trạng lạm phát gia tăng

- Mặt khác, NSNN có cân bằng hay không sẽ tác động sâu sắcđến sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế, bởi vì:

Trang 9

+ Cân bằng của ngân sách tác động trực tiếp đến sự cân bằngcủa cán cân thương mại.

+ Cân bằng của ngân sách thực hiện được hay không nói lênkhả năng trả nợ đến hạn các khoản vay nước ngoài có thực hiệnđược hay không

II Thu ngân sách nhà nước:

1 Khái niệm, đặc trưng:

Để thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải huyđộng một bộ phận nguồn tài chính của xã hội tập trung vàoNSNN Bộ phận nguồn tài chính này được tập trung vào quỹ tiền

tệ của Nhà nước bằng những phương thức và hình thức khácnhau Hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước cho đến nay đểtạo nguồn thu cho NSNN đó là thuế Ngoài ra Nhà nước còn cócác nguồn thu khác như: thu từ các hoạt động kinh tế của Nhànước, thu từ vay nợ, viện trợ

a Khái niệm:

Ta có khái niệm : “ Thu ngân sách nhà nước là việc nhànước sử dụng quyền lực của mình để tập trung một phần hoặctoàn bộ nguồn lực tài chính quốc gia để tạo thành quỹ Ngân sáchnhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước”

Hay nói các khác, bản chất của thu NSNN phản ánh quan

hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chínhgiữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội Nó mang tính bắtbuộc, cưỡng chế các chủ thế kinh tế khác phải thực hiện tráchnhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước

b Đặc trưng:

Trang 10

Thu NSNN được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau:

- Cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn liền với chức năng,nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước Trên cơ sở quyềnlực chính trị của mình, nhà nước định ra các chính sách thuNSNN Ngược lại, các khoản thu NSNN là tiền đề để thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

- Thu NSNN luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế vàcác phạm trù giá trị Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế vàhình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị làtiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN

- Thu NSNN phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinhtế; biểu hiện ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả,thu nhập, lãi suất, v.v

- Ngoài ra, thu NSNN được thực hiện theo nguyên tắc hoàntrả không trực tiếp là chủ yếu

Do đó, cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thumang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại Vìthế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vàothu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoảnviện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi khôngđược tính vào thu NSNN

2 Nội dung, phân loại thu ngân sách:

Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cânđối ngân sách, thu NSNN bao gồm các khoản:

 Thu trong cân đối NSNN:

Thu trong cân đối NSNN bao gồm các khoản thu chủyếu sau:

Trang 11

- Thuế, phí và lệ phí

- Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu củaNhà nước

- Thu lợi tức cổ phần của Nhà nước

- Các khoản thu khác theo luật định

Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọngnhất Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thungân sách nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước

để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân Để phát huy tốt các tácdụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, nhìn chung ở nước

ta cũng như ở các nước khác trên thế giới, nội dung của chínhsách thuế thường xuyên có thay đổi cho phù hợp với diễn biếnthực tế của đời sống kinh doanh xã hội và phù hợp với yêu cầucủa quản lý kinh tế, tài chính Các sắc thuế chủ yếu hiện đangđược áp dụng ở nước ta hiện nay gồm có: Thuế giá trị gia tăng,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhậpkhẩu, thuế thu nhập đối với ngưới có thu nhập cao, thuế tàinguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp,…

 Thu để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN:

Bao gồm các khoản vay trong nước và ngoài nước cho chitiêu ngân sách nhà nước khi các khoản chi ngân sách nhà nướcvượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách

- Vay trong nước: gồm cả vay của các tầng lớp dân cư,các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước Việcvay này được thực hiện dưới hình thức phát hành các công cụ

nợ của chính phủ (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) như các tínphiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu Chính phủ

-Vay ngoài nước:

Ngoài ra còn một số các phân loại thu NSNN:

Trang 12

 Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu: Thu NSNNchia làm 2 loại:

- Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế như phí, lệphí Đây là các khoản thu có tính chất bắt buộc, không hoàn trả

và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách

- Các khoản thu không mang tính chất thuế hay thu ngoàithuế

 Các phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ độngviên từ thuế vào ngân sách hay tỷ suất thuế ( tỷ lệ giữa số thuếthu được/ GDP) dùng trong việc phân tích đánh giá chính sáchđộng viên vào NSNN từ thuế Ngoài ra nó còn có ý nghĩa tỏngviệc xác định và đánh giá tỷ trọng nguồn thu thuế trong tổng sốthu

 Căn cứ vào tính chất thường xuyên của các khoản thu, thuNSNN bao gồm:

- Thu thường xuyên bao gồm chủ yếu từ thuế, lệ phí, phí.Ngoài ta có các khoản thu khác là:

+ Thu từ sở hữu tài sản ngoài thuế như thu từ hoạt động sựnghiẹp, thu sử dụng vốn ngân sách, tiền cho thuê mặt đất…

+ Thu lãi từ các khoản cho vay

+ Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước

+ Tiền phạt, tịch thu…

- Thu không thường xuyên có các khoản như thu tiền bán nhà

thuộc sở hữu nhà nước, bán cổ phần thuộc sở hữu nhànước, thu từ viện trợ, vay nợ…

 Trên cơ sở mức chi thường xuyên mà chủ yếu căn

cứ vào thuế, phí, lệ phí giúp xác định tỷ lệ giữa thuthường xuyên và chi thường xuyên Tỷ lệ này rấtcần khi cân đối NSNN nhằm đảm bảo ổn định chi

Trang 13

tiêu dùng thường xuyên và tăng tích lũy cho nềnkinh tế.

 Căn cứ vào phạm vi của nguồn thu :

- Thu nước ngoài, gồm có viện trợ và vay nước ngoài

- Thu trong nước và vay nợ trong nước

 Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc đánh giá

mức độ phụ thuộc của NSNN vào bên ngoài và mức

độ can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua tỷtrọng chi đầu tư và tiêu dùng của khu vực nhà nước

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước:

- Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước:

- Nhân tố GDP bình quân đầu người:

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế:

- Mức độ và hiệu quả chi tiêu của nhà nước:

- Tổ chức bộ máy thu ngân sách:

III Chi ngân sách nhà nước:

1 Khái niệm, đặc trưng:

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việcthực hiện các nhiệm vụ của nhà nước Thực chất của chi ngânsách nhà nước là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho cácnhiệm vụ của nhà nước

Chi NSNN có một số đặc trưng riêng:

- Chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chínhtrị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia

- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thực hiện ởtầng vĩ mô và mang tính toán diện cả về hiệu quả kinh tế trựctiếp, hiệu quả xã hội và chính trị ngoại giao

Trang 14

- Phần lớn các khoản chi ngân sách đều là các khoản cấp phátkhông hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp Vì vậy, các nhàquản lý cần có sự phân tích tính toán cẩn thận khi đưa ra cácquyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần thiết.

2 Nội dung, phân loại chi ngân sách nhà nước:

2.1 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi NSNN phân thành:

- Chi đầu tư kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện và

mở rộng nền sản xuất xã hội Khoản chi này có vai trò điềutiết quan trọng, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau,tạo ra sự tác động tổng hợp kích thích sự phát triển của khuvực kinh tế tư nhân, tạo thế cân bằng cho nền kinh tế

- Chi cho y tế : bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộnghoạt động y tế

- Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì vàphát triển hoạt động giáo dục đào tạo

- Chi cho phúc lợi xã hội: là những khoản chi mà xã hội cầnchính phủ quan tâm, giúp đỡ Đó là các khoản trợ cấp chongười già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa cóviệc làm, nhân dân các vùng thiên tai, địch họa, cho thươngbinh, gia đình liệt sĩ

- Chi cho quản lý hành chính : là những khoản chi nhằm duytrì hoạt động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền cáccấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân,tòa án nhân dân, chi về ngoại giao

- Chi cho an ninh và quốc phòng: là những khoản chi dànhcho các lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trongnước

2.2 Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội, chi NSNN được phân thành:

Trang 15

- Chi tích lũy: bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơbản, chi cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước,chi dự trữ

- Chi tiêu dùng: chi tiêu dùng đa dạng và phức tạp hơn nhiều

so với chi tích lũy bao gồm, chi quản lý hành chính, chi sựnghiệp, chi bù giá và chi khác

2.3 Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN được phân thành 3 nhóm:

- Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác độngngắn, bao gồm : chi lương và các khoản có tính chất tìênlương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi muasắm hàng hóa và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữathường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả lãi tiền vay trong

và ngoài nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí

- Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi có thời hạn tácđộng dài, bao gồm: Chi đầu tư các dự án phát triển, chichuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nướchoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chiviện trợ, đầu tư cho nước ngoài

- Chi trả khác: bao gồm, chi cho vay (cho vay các tổ chứcnhà nước, cho vay nước ngoài ) và trả nợ gốc (trả nợ trongnước, trả nợ ngoài nước)

3 Những nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thiên nhiên như bão, lũlụt, sóng thần…

- Nhiệm vụ của đất nước trong từng thời kì

- Khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực kinh tế

- Hiệu quả của bộ máy chi ngân sách nhà nước

Trang 16

IV Thâm hụt ngân sách nhà nước:

1 Cân đối ngân sách nhà nước , các trạng thái ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước là dự toán thu, chi bằng tiền của nhànước, được thực hiện trong thời gian một năm, và là mộttrong những công cụ tài chính quan trọng mà nhà nước sửdụng để phân phối thu nhập quốc dân

Cân đối NSNN mang nét đặc trưng là cân đối về mặt giá trịhay cân đối thực chất là một hình thức phản ánh tương quangiữa nguồn và sự dụng của quỹ ngân sách nhà nước

Mối tương quan giữa thu NSNN và chi NSNN được biểuhiện qua 3 trạng thái:

- Cân bằng ngân sách nhà nước khi tổng thu ngân sáchnhà nước bằng tổng chi ngân sách nhà nước

- Thặng dư hay bội chi ngân sách nhà nước khi tổng thungân sách nhà nước lớn hơn tổng chi ngân sách nhànước

- Bội chi hay thâm hụt ngân sách nhà nước khi tổng thungân sách nhà nước ít hơn tổng chi ngân sách nhànước

Trong thực tế, cân đối thu chi NSNN chỉ mang tính tương đối

vì ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng vận động, các khoảnthu chi chịu tác động từ nhiều yếu tố kinh tế xã hội… khiến choNSNN có thể rơi vào trường hợp cân đôi hoặc mất cân đối

Bên cạnh việc cân đối NSNN, vấn đề đặt ra là cần phải bảođảm nguồn lực tài chính để các cấp ngân sách nhà nước hoànthành tốt các nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực kinh tế xã hội

2 Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước và phân loại:

a Khái niệm:

Trang 17

Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng chi tiêu của ngânsách nhà nước vượt quá số thu của ngân sách nhà nước trong mộtnăm Thâm hụt NSNN được xem là đối nghịch với thặng dưNSNN Thâm hụt NSNN đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầuhết các nước, không chỉ ở những nước kém phát triển, đang pháttriển mà ngay cả các quốc gia phát triển Trong những thập niêngần đây, tình trạng này có những biểu hiện cụ thể sau:

-Thâm hụt NSNN tăng cả về quy mô và tỷ trọng bội chi/GDP

- Thâm hụt NSNN thể hiện ở tất cả các cấp NSNN

Những biểu hiện về thâm hụt NSNN một mặt phản ánhnhững tác động tích cực của thâm hụt NSNN (như: kích thíchtăng trưởng kinh tế, là một công cụ để kích cầu,…) nhưng mặtkhác cho thấy mức độ nguy hiểm của bội chi NSNN ảnh hưởng tolớn đến sự phát triển lành mạnh của nền tài chính quốc gia Dùcác chính phủ có nỗ lực cân đối NSNN bằng biện pháp nào thìhậu quả của sự thâm hụt NSNN cuối cùng người dân cũng phảigánh chịu

b Phân loại thâm hụt NSNN:

Có thể phân loại theo các tiêu thức sau:

 Một là: Căn cứ vào yếu tố thời gian

Thâm hụt NSNN có thể chia làm 2 loại:

 Thâm hụt NSNN trong ngắn hạn: Biểu hiện sự thiếu hụt tạmthời về các nguồn thu NSNN mà chủ yếu là thuế Tình trạng nàyxảy ra bắt nguồn từ việc nhiều khoản chi NSNN thì phát sinh đềuđặn (như thanh toán lương cho công chức, chi trả nợ, lãi vay,…),trong khi đó, nguồn thu thuế lại được tiến hành từng đợt, từ đó tạonên sự chênh lệch tạm thời giữa tổng thu và tổng chi NSNNthường bù đắp những khoản thiếu hụt này bằng những khoản vay

Trang 18

ngắn hạn hoặc sử dụng quỹ dự trữ nếu cần giải quyết nhu cầu chiđột xuât, cấp bách.

 Thâm hụt NSNN trong dài hạn: là trạng thái tổng chi NSNNlớn hơn các khoản thu NSNN diễn ra trong nhiều năm tài khóaliên tục Trường hợp này thường phổ biến ở các nước đang pháttriển hoặc ở các nước vừa trải qua khủng hoảng kinh tế, chính trị,

… và cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ để khôi phục vàthúc đẩy phát triển kinh tế Thâm hụt NSNN dài hạn biểu hiệntình trạng suy yếu nghiêm trọng của nhà nước do bộ máy điềuhành kém hiệu quả và quá trình quản lý chi tiêu NSNN khôngchặt chẽ… Để giải quyết tình trạng này, chính phủ các nướcthường phải vay dài hạn, chấn chỉnh lại cơ cấu thu, chi NSNN…

 Hai là: Căn cứ vào nguồn gốc của thâm hụt

Thâm hụt NSNN được chia làm 2 loại:

 Thâm hụt cơ cấu hay còn gọi là thâm hụt mang tínhchủ động, bắt nguồn do nhà nước thay đổi chính sách thu, chi

 Thâm hụt chu kỳ bắt nguồn từ sự ảnh hưởng biến độngcủa chu kỳ kinh tế Đây có thể xem như một dạng bội chi bịđộng Trong thực tế, chính phủ các nước đã ứng dụng thâm hụt

cơ cấu để tác động đến chu kỳ kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đếnthâm hụt chu kỳ

3 Nguyên nhân

3.1 Nguyên nhân chủ quan:

-Loại nguyên nhân thứ nhất là do tác động của chu kỳ kinhdoanh

Trong thời kỳ khủng hoảng hay suy giảm kinh tế sẽ làm cho thunhập của quốc gia bị thu hẹp lại, đồng thời nhu cầu chi tiêu tănglên để đáp ứng những khó khăn về kinh tế xã hội, từ đó dẫn đếnthâm hụt ngân sách tăng Ngược lại, ở giai đoạn nền kinh tế tăng

Trang 19

trưởng nhanh, thu ngân sách tăng cao trong khi đó các khoản chiliên quan đến an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợcho người nghèo có xu hướng giảm xuống nên cán cân tài khóacủa chính phủ được cải thiện, hay nói cách khác thâm hụt ngânsách sẽ giảm xuống.

- Loại nguyên nhân thứ hai là do hậu quả của những tác nhân gâyra

Nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước tăng để đáp ứng yêu cầukinh tế, phục vụ cho quốc phòng, cho khắc phục hậu quả củathiên tai…Đặc biệt, trong những năm gần đây,các khoản chiquốc phòng, an ninh của các nước có xu hướng ngày càng tăngcao do tình hình bất ổn của an ninh thế giới và sự đe dọa của chủnghĩa khủng bố Ngoài ra, do cơ cấu dân số mất cân dối, dẫn đến

tỷ lệ người trong dộ tuổi lao động ngày càng giảm, trong khi đó,

số người đến tuổi nghỉ hưu càng tăng, từ đó những khoản chi anninh xã hội luôn là áp lực gây ra thâm hụt NSNN hàng năm

3.2 Nguyên nhân khách quan:

- Do chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước gây ra Khi nhànước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng

sẽ làm tăng mức thâm hụt NSNN Ngược lại, thực hiện chính sáchgiảm đầu tư và tiêu dùng thì mức thâm hụt ngân sách sẽ giảm bớt.Mức thâm hụt của NSNN do tác động của chính sách cơ cấu thuchi gây ra được gọi là thâm hụt NSNN do cơ cấu

- Điều hành NSNN không hợp lý dẫn tới tình trạng hạn chếkhả năng khai thác nguồn thu cho NSNN, gây nên thất thu đồngthơi cơ cấu chi tiêu bất hợp lý, quản lý chi tiêu thiếu chặt chẽ gâynên lãng phí, thất thoát vốn cho nhà nước

- Do quá trình phân cấp NSNN còn nhiều bất cập làm chongân sách nhà nước ở địa phương luôn rơi vào tình trạng không tự

Trang 20

cân đối được, chi hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phươngngày càng nhiều.

- Do chủ trương chuyển đổi nền kinh tế làm nảy sinh nhu cầucần điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp, từ đó làm tăngnhiều khoản trợ cấp, ưu đãi dể khuyển khích, làm ảnh hưởng tới

cơ cấu thu chi NSNN

4 Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước:

Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là thâm hụt ngânsách nhà nước) có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nềnkinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.Nói chung nếu tình trạng bội chi NSNN với tỷ lệ cao và trong thờigian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực

Về mặt tích cực, sự thâm hụt ngân sách trong những năm quađược sử dụng như là một công cụ của chính sách tài khóa để tăngtrưởng kinh tế

Về mặt tiêu cực, tác động của thâm hụt NSNN thể hiện ở cácmặt sau:

- Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiếtkiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cântài khoản vãng lai, giảm tăng trưởng trong dài hạn

- Thâm hụt ngân sách góp phần làm tăng vay mượn, từ đólàm tăng lãi suất thực do cầu về vốn vay của chính phủ để tài trợcho chi tiếu Điều này làm cho các dòng vốn đổ vào do chênh lệchlãi suất làm cho cầu về đồng ngoại tệ sẽ tăng lên, tạo ra áp lực làmcho giá đồng nội tệ lên giá so với các ngoại tệ khác

- Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềmtin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ Nó cũng làm

Ngày đăng: 27/02/2016, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w