Thực trạng ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011:

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam (Trang 25 - 28)

nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011:

1.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước:

Quy mô thu NSNN liên tục được mở rộng qua các năm và đến nay Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức động viên ngân sách khá cao khi so với các nước đang phát triển của mức thu nhập tương đồng.

năm2001 lên khoảng 28,2% năm 2010. Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Đây có thể xem là một thành công đáng khích lệ của Việt Nam trong việc cải cách hệ thống chính sách thu ngân sách của Việt Nam thời gian qua, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay.

Tuy nhiên, cơ cấu thu ngân sách Việt Nam thời gian qua vẫn còn đang còn phụ thuộc đáng kể vào các khoản thu “không thường xuyên” như từ dầu thô, từ giao quyền sử dụng đất và từ việc bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ các nguồn này bình quân giai đoạn 2001-2010 chiếm hơn 29% tổng thu NSNN. Những nguồn thu này là những nguồn thu thường không ổn định, có thể là rất cao trong giai đoạn hiện tại nhưng lại có xu hướng giảm trong dài hạn. Thu từ giao quyền sử dụng đất sau một số năm tăng mạnh đã bắt đầu giảm trong những năm gần đây. Thu từ dầu thô cũng xuất hiện xu hướng giảm tương tự. Cụ thể, thu từ dầu thô đã giảm từ mức 8,6% GDP năm 2006 xuống còn khoảng 3,5% GDP năm 2010, thu tiền sử dụng đất và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước sau một số năm tăng thì từ năm 2007 đến nay đã giảm từ mức 2,7% GDP xuống còn 2,2% GDP.

Trong những năm qua, sự giảm sút từ các nguồn thu nói trên đã được bù đắp thông qua việc tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đến nay mức độ động viên từ thuế TNDN và thuế GTGT của Việt Nam cũng đã là khá cao so với nhiều nước, theo đó dự báo khả năng để có thể tiếp tục tăng tăng được nguồn thu từ thuế TNDN và thuế GTGT trong những năm tới cũng là hạn chế.

khi Việt Nam hoàn thành những cam kết cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế. Năm 2001, thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm 15,5% tổng thu NSNN, song đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11,2%.

Theo số liệu của Bộ tài chính, thu NSNN cả năm 2011đạt tăng 23,4% so với năm 2010, đây là con số cao thứ nhì trong 5 năm gần đây (chỉ thấp hơn mức 27,2% của năm 2008). Tuy nhiên, cũng phải lưu ý là nếu tính đến tỷ lệ lạm phát cao của năm 2011 thì kết quả này không thật sự nổi trội so với các năm gần đây.

1.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước:

Quy mô thu NSNN tăng cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quy mô chi NSNN. Tổng chi NSNN giai đoạn 2001-2010 đạt mức bình quân trên 30% GDP, trong đó năm 2010 lên đến 33,8% GDP ( theo số liệu của Bộ Tài chính ). Việt Nam cũng đã thực hiện cơ cấu lại NSNN để tăng chi cho một số lĩnh vực sự nghiệp, cho đầu tư phát triển con người như chi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế…

Đánh giá tổng chi NSNN năm 2011 đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010.

1.3. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước:

Mức độ thâm hụt NSNN của Việt Nam liên tục ở mức cao trong 10 năm qua. Thâm hụt ngân sách đã tăng từ mức trung bình là 4,05%GDP giai đoạn 1996-2000 lên 4,95% GDP giai đoạn 2001-2005 và 5,5% GDP giai đoạn 2006-2010.

Tổng bội chi NSNN năm 2011 120.600 tỷ đồng ở mức 4,9% GDP, thấp hơn so với ngưỡng 5,3% GDP được Quốc hội phê duyệt. Số bội chi tuyệt đối là 111.500 tỷ đồng, giảm 9.100 tỷ đồng so với Quốc hội quyết định. Đây cũng là mức bội chi ngân sách thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và thấp hơn đáng kể

so với mức bình quân thời kỳ 2006 - 2010. Bội chi ngân sách giảm, song NSNN vẫn bố trí đủ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu chi cho các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w