Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam (Trang 28 - 33)

Nguyên nhân thâm hụt ngân sách tăng cao những năm gần đây có một phần xuất phát từ chính sách tăng chi ngân sách để thực hiện các gói kích thích tài khóa trong giai đoạn 2009-2010 trước các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu. Đặc biệt năm 2009, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã lên đến 6,9%GDP khi Việt Nam đã phải thực hiện các gói kích thích kinh tế khác nhau ( bao gồm cả việc tăng chi ngân sách và giảm thuế ) để kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước trước các biến động bất lợi từ bên ngoài.

Một nguyên nhân khác là yêu cầu đảm bảo nguồn lực nhằm thực hiện các chủ trương của nhà nước trong việc tăng chi cho công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo những năm gần đây.

Ngoài ra, sự gia tăng thâm hụt trong những năm gần đây có nguyên nhân nữa xuất phát từ các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008.

Việc đầu tư công kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân dẫn tới gia tăng thâm hut ngân sách. Đầu tư tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết nhưng với năng suất kinh tế đầu tư công quá thấp thì cần phải xem xét lại, điển hình là vụ việc các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thường thua lỗ trong khi tổng vốn đầu tư cấp phát từ NSNN là rất lớn.

3. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước tạiViệt Nam: Việt Nam:

• Tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng tổng sản phầm trong nước GDP bình quân thời kì 2006-2010 đạt 7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm, khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/nam giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89%/năm vào năm 2011.

• Thâm hụt ngân sách và lạm phát:

Một trong những thách thức đối với công tác điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong những năm gần đây đó là tình trạng lạm phát cao.

Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số ( ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/ năm, cao gấp hơn 2 lần với mức tăng 5,2% / năm của giai đoạn 2001-2005. Sang năm 2011, Nghị quyết 11 của Chính phủ với những giải pháp quyết liệt, lạm phát đã dần được kiểm soát, từ tháng 5/2011, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng đã giảm dần. 5 tháng gần nhất lạm phát chỉ tăng ở mức dưới 1% (tháng 8: 0,93%; tháng 9: 0,82%; tháng 10: 0,36%; tháng 11: 0,36%; tháng 12: 0,53%). Tuy nhiên, chỉ số CPI tháng 12/2011 so với cùng kỳ tăng 18,13%.

Điều đáng nói là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã khá cao so với các nước trên thế giới. Theo số liệu của IMF (2011) Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình đứng thứ 24 thế giới. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 11,75% trong khi đó tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 4,7%, Malaysia 2,08%, Thái Lan là

3,05%.

Xét về nguyên nhân gây ra lạm phát thời gian qua, hiện nay cũng có một số ý kiến cho rằng thâm hụt ngân sách là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát cao trong những năm gần đây: đặc biệt trong năm 2008 và 2010-2011. Chính sự thiếu hụt trong NSNN và thâm hụt cán cân thương mại trong nhiều năm tạo áp lực lên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy.

• Thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại: Hiện Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng thâm hụt kép: đó là thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại. Bên cạnh lạm phát, thâm hụt thương mại cũng đang là một trong những vấn đề đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý kinh tế vĩ mô những năm gần đây.

Bảng : Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam 2006- 2010

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2011) và ADB (2011).

có sự biến động không lớn (chủ yếu xoay quanh mức 5% GDP, ngoại trừ hai năm gần đây) song tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu có sự biến động khá lớn, trong đó có những năm lên mức khá cao, ví dụ năm 2007 và 2008 lên đến mức gần 30% kim ngạch xuất khẩu. Điều đáng lưu ý là trong hai năm 2009 và 2010, trong khi mức thâm hụt ngân sách tăng thì mức thâm hụt thương mại lại có xu hướng giảm.

Đến năm 2011, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt con số kỷ lục là 202 tỷ USD, bằng 170% GDP. Trong đó, đáng chú ý tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 106 tỷ USD, tăng 25%. Xuất khẩu tăng cao đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình nhập siêu. Nhập siêu cả năm chỉ khoảng 9,5 tỷ USD, thấp hơn 20% so với năm 2010 và chỉ chiếm tỷ lệ 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu - mức thấp nhất kể từ năm 2002.

• Thâm hụt ngân sách và nợ công:

Theo Luật Quản lý nợ công thì nợ công bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và vay nợ của chính quyền địa phương. Trong 10 năm qua, tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP đang có xu hướng tăng. Tổng dự nợ công tính đến năm 2010 bằng khoảng 57,3%GDP. Trong cơ cấu nợ công, nợ chính phủ cũng có xu hướng tăng mạnh. Năm 2010 bằng khoảng 45,7% GDP. Sự gia tăng về mức dư nợ chính phù là tương đối cao trong những năm gần đây. Lý giải, về bản chất nợ chính phủ là sự cộng dồn của thâm hụt ngân sách qua các năm ( trừ khi có việc phát hành tiền hoặc bán tài sản quốc gia để bù đắp cho thâm hụt ngân sách). Do đó, có thể thấy gia tăng nợ công ở Việt Nam thời gian qua là hệ quả trực tiếp của tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài.

Tính chung giai đoạn 2006 -2010, tổng số nợ phát hành là 409.857 tỷ VND (tương đương 21% GDP năm 2010), trong đó, tổng nợ phát hành trong nước là 306.065 tỷ VND, chiếm 74,7% tổng số nợ phát hành (tương đương 15,7% GDP năm 2010). Trong tổng số nợ phát hành 5 năm có 219.162 tỷ VND trả nợ gốc, chiếm hơn ½ tổng số nợ phát hành, trong đó trả nợ gốc vay trong nước chiếm 82,3% tổng số trả nợ gốc. Tổng số nợ mới phát sinh để bù đắp thâm hụt NSNN 5 năm 2006 -2010 là 190.695 tỷ VND (tương đương 9,77% GDP năm 2010), trong đó, tổng nợ mới phát sinh trong nước là 125.763 tỷ VND, chiếm gần 66% tổng số. Rõ ràng, giai đoạn 2006-2010, nghĩa vụ nợ Chính phủ đã gia tăng khá nhanh, trong đó chủ yếu là vay nợ trong nước. Nếu tính thêm cả phần Chính phủ vay về cho vay lại thì tổng nợ của Chính phủ (số phát hành) 5 năm qua lên tới 506.776 tỷ VND, xấp xỉ 26% GDP năm 2010, trong đó nợ nước ngoài chiếm 39,6%, tương đương 10,3% GDP năm 2010.

Hình: Mức dư nợ chính phủ và tỷ lệ nợ chính phủ ở Việt Nam.

Theo số liệu công bố mới nhất của Bộ Tài chính thì tính đến cuối năm 2011, nợ công chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6% GDP còn nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP - tương đương 50 tỉ USD, dự kiến đến 31/12/2012, nợ công khoảng 58,4% GDP,

trong đó nợ Chính phủ là 46,1% GDP và cho đến năm 2015, tổng số nợ công sẽ khoảng 60 - 65% GDP, nợ quốc gia không quá 50% GDP và nợ Chính phủ không quá 53% GDP. Một số ý kiến cho rằng nợ công của Việt Nam đang khá cao nếu so với các nước trong khu vực như nợ công của Thái Lan là 44% GDP, Indonesia là 39,7% GDP và Philippines là 47,3% GDP.

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam (Trang 28 - 33)