Các biện pháp của nhà nước nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước:

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam (Trang 33 - 38)

ngân sách nhà nước:

Biện pháp quan trọng và cũng là ưu tiên hàng đầu nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách của các quốc gia là tăng thu, giảm chi:

• Tăng thu thông qua cải cách hệ thống thuế và điều chỉnh cơ cấu thu:

Năm 2010 ngành Thuế thu NSNN đạt 400.800 tỷ đồng, vượt 11% so dự toán pháp lệnh, tăng 21,4% so với cùng kỳ. Giai đoạn 2006 -2010, tổng thu nội địa toàn ngành ước đạt 1.551 nghìn tỷ đồng, bằng 116,5% so với dự toán, vượt 2,1% so với mục tiêu đề ra, tăng gấp 2,5 lần so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng thu bình quân đạt 16,5%/năm, góp phần đưa tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 27,9% GDP. Trong giai đoạn này ngành thuế đã thực hiện sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về thuế, phí theo hướng đảm bảo tính công bằng, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân có điều kiện tăng khả năng tích luỹ vốn, tái sản xuất mở rộng, góp phần tạo tăng trưởng nguồn thu và tính bền vững cho ngân sách.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, hệ thống chính sách thuế được hoàn thiện và có cơ cấu hợp lý, hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước khoảng 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng

trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm đạt khoảng 16-18%/năm.

Ngoài ra, còn tiến hành các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và thực hiện các chính sách nhằm nuôi dưỡng các nguồn thu.

Không chỉ dừng lại ở đó, còn có các chính sách nhằm điều chỉnh lại các nguồn thu cho hợp lý, thích với các với khoản chi ngân sách.

Đặc biệt, tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Thuế bảo vệ môi trường và Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012).

• Giảm chi: Cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi thường xuyên Nhà nước chủ trường thực hiện mạnh mẽ chủ trương cắt giảm đầu tư công, khởi công mới, rà soát cắt giảm đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tín dụng đầu tư.

Năm 2011, đã cắt giảm, điều chuyển trên 81.500 tỷ đồng đầu tư công, tương đương khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 41,9% GDP năm 2010 xuống còn 34,5% GDP năm 2011.

Bên cạnh việc cắt giảm đầu tư công, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, lựa chọn những dự án phù hợp. Đồng thời, điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho hợp lý.

- Tiếp tục cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng chi cho con người, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các vùng khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đảm bảo các hoạt động quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển. Tập trung vốn từ NSNN để đầu tư đồng bộ các công trình, dự án trọng yếu; các dự án phát triển

nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, các công trình có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng ngay trong năm 2012.

- Tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát để nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp; tăng cường tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng; phấn đấu giảm dần bội chi NSNN.

KẾT LUẬN

Phân tích về diễn biến tình hình thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thời gian qua cho thấy thâm hụt ngân sách đã trở thành một vấn đề cần nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý vĩ mô hiện nay. Có thể thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn là cần thiết trong những giai đoạn nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân giảm song việc kéo dài tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ

tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Qua việc tìm hiểu các tác động của thâm hụt ngân sách với các vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thì gian qua cũng đã cho thấy tuy không phải là tác nhân trực tiếp song việc kéo dài tình trạng thâm hụt ở mức cao cũng đã gây ra một số tác động bất lợi đối với các vấn đề kinh tế vĩ mô khác như nợ công tăng nhanh, tình trạng lạm phát và thâm hụt thương mại luôn ở mức cao trong nhũng năm gần đầy. Đó còn chưa tính đến yếu tố hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách mà một phần đáng kể trong đó được sử dụng từ nguồn vốn vay để bù đắp cho thâm hụt. Điều này đòi hỏi việc từng bước giảm dần mức thâm hụt ngân sách phải là một trong những mục tiêu ưu tiên của chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - Trường Đại học kinh tế quốc dân

2. Giáo trình Quản lý nhà nước về tài chính công – Trường Đại học Hành chính

3. http://www.mof.gov.vn

4. http://www.google.com.vn

5. http://www.chinhphu.vn

MỤC LỤC

Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi thời đại và trong mọi nền kinh tế, nó là công cụ huy động tài chính đảm bảo việc thực hiện hoạt động của bộ máy nhà nước, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, có vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường. Bởi vậy, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống ngân sách nhà nước quy định cụ thể chi tiết và hoàn chỉnh các vấn đề về thu, chi, phân cấp cũng như quản lý ngân sách…Ngoài ra, mỗi năm còn có hội nghị thường niên nhằm báo cáo các kết quả đạt được của ngân sách nhà nước trong năm và đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ về ngân sách cho năm tới...1 Tại Việt Nam, tình hình kinh tế trong những năm gần với, với việc thu và chi tiêu ngân sách không hợp lý và kém hiệu quả đã khiến cho ngân sách nhà nước luôn luôn bị thâm hụt và ở mức khá cao. Nguồn thu của ngân sách nhà nước hiện tại còn rất nhiều hạn chế về mặt cơ cấu cũng như quản lý nguồn thu trong khi nhu cầu đầu tư các dự án và chương trình kinh tế lớn của nhà nước cần một số lượng vốn lớn, chính những điều đó đã dẫn tới việc bội chi ngân sách và tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của đất nước...1 Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài : “ Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước ở Việt Nam”. Để có thể hiểu rõ hơn về các vai trò của ngân sách nhà nước cũng như các khoản mục thu chi, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách cũng như các biện pháp khắc phục nó, cấu trúc của bài đề án gồm 3 phần:...1

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước và thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w