THỰC TRẠNG THÂM hụt cán cân THƯƠNG mại của việt nam sau khi gia nhập WTO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LỚP: T01, KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO NHÓM 3: Lê Thị Mỹ Dung Châu Nảo Văn Đạt Trần Thị Thu Hà Hồ Thị Hương Nguyễn Thị Trúc Linh Trần Mạnh Đặng Thị Anh Nga Vũ Thị Loan Phương Phạm Thị Thu Phương Đặng Đình Tới Phan Nguyễn Minh Trung GVHD: Trần Mạnh Kiên TP.Hồ Chí Minh, 4/2010 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước biến chuyển khả quan trong việc phát triển nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở việc Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế vào loại cao trên thế giới. Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ số GDP hình thành nên tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam là yếu tố XK ròng (cán cân thương mại). Sau khi gia nhập WTO, cán cân thương mại của Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại ở Việt Nam vẫn còn rất cao so với trên thế giới. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu về đề tài “Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO” để có cái nhìn cụ thể hơn, bên cạnh đó tìm kiếm những đề xuất hữu hiệu cho việc giảm thiểu thâm hụt thương mại ở Việt Nam ta. 2. NỘI DUNG 2.1 Khái quát về cán cân thương mại: 2.1.1 Khái niệm và vai trò a) Khái niệm Cán cân thương mại (CCTM) là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (XK) hàng hóa (thường tính theo giá FOB) với tổng giá trị nhập khẩu (NK) hàng hóa (thường tính theo giá CIF) của một nước với nước ngoài trong một thời kì xác định, thường là một năm. b) Đặc điểm - CCTM là một phần của cán cân thanh toán quốc gia, theo dõi các hoạt động XK hay NK hàng hóa thương phẩm (hay hữu hình) và được phản ánh chi tiết trong cán cân tài khoản vãng lai. Khi tính đến cả hàng hóa vô hình hay dịch vụ (gồm cả thu nhập yếu tố ròng và các khoản chuyển giao) thì tổng lượng XK hàng hóa và dịch vụ được gọi là tài khoản vãng lai. - CCTM ghi lại những thay đổi trong XK và NK của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (XK trừ đi NK) giữa chúng. - CCTM là một bộ phận cấu thành tổng thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt CCTM ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. c) Vai trò của hoạt động X-NK Vai trò của X-NK đối với nền kinh tế quốc dân: • Xuất khẩu: - XK là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng: tích cực giải quyết thất nghiệp và cải thiện đời sống người dân, làm tăng GDP và thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa. XK gia tăng sẽ tạo thêm công việc và gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá XK. - XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho NK: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để NK máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: XK, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, XK lao động. - XK góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất các ngành phát triển. Không chỉ tác động làm tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác; tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển; tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất trong nước. • Nhập khẩu: - Có vai trò quan trong việc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước. - Cùng với việc đẩy mạnh XK, việc NK cũng không ngừng tăng lên trong mối quan hệ cân đối hợp lí. Kim ngạch NK của một nước tăng lên, có thể làm nảy sinh ảnh hưởng song trùng: mở rộng NK, đáp ứng nhu cầu xây dựng, sản xuất trong nước; nhưng kim ngạch NK tăng lên quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Vai trò của X-NK đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh X-NK. • Xuất khẩu : - Thông qua cạnh tranh trong XK, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. XK tạo ra thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài. - Tuy nhiên XK cũng mang lại những khó khăn cho các doanh nghiệp: sự cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa các nhà sản xuất nội với các nhà XK quốc tế khác, sự lấn chiếm thị trường XK … • Nhập khẩu : - NK là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. - Góp phần đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước. 2.1.2 Các hình thức xuất NK chủ yếu của doanh nghiệp VN a) XK trực tiếp : là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động XK có thể trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài: trực tiếp giao hàng hóa và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp này có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán, thị trường… trong khuôn khổ các chính sách quản lý XK của Nhà nước. Hiện nay Việt Nam XK chủ yếu là nông sản, dầu thô, gạo, may mặc, giày da… b) Hoạt động gia công XK : là các hoạt động sản xuất chế biến, lắp ráp, đóng gói v.v nhằm chuyển hoá nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm do bên đặt gia công cung cấp, thành sản phẩm hoặc bán sản phẩm theo các yêu cầu của bên đặt gia công. Cơ cấu hàng sản xuất, XK của chúng ta dựa trên nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, lắp ráp, chế biến. Hiện nay VN chủ yếu gia công các mặt hàng XK như may mặc, giày da, gia công hàng công nghiệp (xe máy, ô tô), việc gia công phần mềm máy tính vv c) Hoạt động XK ủy thác : là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia XK không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ một đơn vị XK thực hiện hoạt động XK cho mình. Đặc điểm của phương thức này là có hai bên tham gia hoạt động XK: +Bên giao ủy thác XK (bên ủy thác): là bên có khả năng cung ứng hàng hóa. +Bên nhận ủy thác là bên đứng ra thay mặt bên ủy thác kí kết hợp đồng với nước ngoài. Quan hệ kinh tế giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác được thể hiện qua hợp đồng ủy thác và chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận ủy thác sau khi kí hợp đồng ủy thác XK với bên ủy thác sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương. d) Hoạt động XK theo hình thức buôn bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu ): là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó XK kết hợp chặt chẽ với NK, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. e) f) g) XK theo nghị định thư: là việc trao đổi hàng hóa giữa chính phủ hai nước và thông qua các công ty chuyên doanh ngoại thương hai nước để ký kết hợp đồng X-NK. 2.1.3 Những nhân tố tác động đến hoạt động X-NK a) Môi trường chính trị ***Tích cực: -Chế độ chính trị ổn định. -An ninh xã hội được kiểm soát chặt chẽ. ***Tiêu cực: -Nạn tham nhũng diễn ra ở mọi cấp chính phủ. -Thiếu tính minh bạch, tính chịu trách nhiệm cùng căn bệnh quan liêu của cơ quan chức năng. b) Chính sách trợ cấp của chính phủ - Chính phủ hỗ trợ cho nông dân: đào tạo nghề, khuyến nông, thu hẹp sản xuất nông nghiệp bằng cách mở rộng công nghiệp, dịch vụ và thông tin thị trường. - VN vẫn bảo lưu quyền được hưởng trợ cấp XK nông sản dành riêng cho các nước đang phát triển. - Điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt. - Cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính rườm rà, gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp XK. c) Các hiệp định thương mại Những cơ hội và thách thức đối với VN khi gia nhập WTO: *** Cơ hội khi gia nhập WTO - Hàng hóa VN được đối xử bình đẳng do được hưởng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN và nguyên tắc đối xử quốc gia NT. Ngoài ra, VN được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá XK của VN. - VN có quyền thương lượng và khiếu nại với các cường quốc công bằng hơn khi có tranh chấp. - Việc gia nhập WTO giúp VN có được tiếng nói bình đẳng hơn và giảm bớt nhiều những chi phí nguồn lực cho việc đàm phán song phương với đối tác. - Thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, các quan hệ hợp tác kinh tế. *** Thách thức - Cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. - VN phải cắt giảm thuế, bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện quy chế MFN và NT đối với hàng hóa các nước thành viên XK sang VN. d) Chính sách tỷ giá hối đoái Tỷ giá tăng sẽ giúp cho doanh thu từ XK của doanh nghiệp tăng lên, làm cho giá hàng xuất tính bằng ngoại tệ rẻ hơn. Do đó nếu không có các nhân tố khác ảnh hưởng thì tỷ giá tăng khuyến khích XK, hạn chế NK. Ngược lại, tỷ giá giảm sẽ làm tăng NK và giảm XK. Vì hàng nhập sẽ trở nên rẻ hơn hàng trong nước nếu không có các nhân tố khác ảnh hưởng. e) Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế Mục tiêu phát triển kinh tế của VN là đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tư duy về kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng được hoàn thiện. Thực hiện chính sách mở cửa và chủ động hội nhập với khu vực thế giới. f) Rủi ro - Rủi ro đối tác trong hoạt động X-NK: bao gồm những rủi ro như người XK không cung cấp hàng hóa, người mua không có khả năng thanh toán hay không chấp nhận hàng hóa vì nhiều lý do, rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ. - Rủi ro tỷ giá trong thanh toán quốc tế: đồng tiền chung được các doanh nghiệp X-NK sử dụng trong thanh toán quốc tế là USD và EUR. Việc tỷ giá EUR/VND và tỷ giá USD/VND biến động thất thường khiến nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro. Để đề phòng rủi ro, doanh nhiệp cần định kì tiến hành đánh giá lại tài sản và nguồn vốn theo tỷ giá thị trường, có sự am hiểu và tính toán kĩ lưỡng khi lựa chọn ngoại tệ thanh toán cũng như sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá của các ngân hàng cho hợp đồng X-NK của mình. g) Các chính sách thuế • Thuế quan: thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hay lãnh thổ hải quan, gồm thuế đánh vào hàng hóa NK và XK. - Ở các nước đang phát triển, có thuế NK và thuế XK. - Ở các nước phát triển, chỉ có thuế NK. - Tác động của chính sách thuế quan: +Tích cực: làm thay đổi CCTM, điều tiết hoạt động X-NK của quốc gia, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. +Tiêu cực: thuế quan cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ, kích thích tệ nạn buôn lậu. • Thuế XK tăng: làm cho giá thành hàng hóa ở trong nước giữ ở mức thấp so với quốc tế, từ đó làm giảm lượng khách nước ngoài, bên cạnh đó không khích lệ các nhà sản xuất trong nước cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất để giảm giá thành. Nếu khả năng thay thế của hàng hóa đó là thấp thì không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa XK mà vẫn mang lợi ích cho nước XK. • Thuế NK cao: dẫn đến tăng giá hàng hóa ngoại nhập, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển, tăng sức cạnh tranh, giúp cải thiện thương mại nước đánh thuế - Chính sách thuế quan hiện nay của VN còn nhiều sơ hở như thuế X-NK, biểu thuế suất còn phức tạp, cần tiếp tục sửa đổi; cần ban hành thêm nhiều lọai thuế mới như thuế chống bán phá giá, thuế hạn ngạch, thuế phản kháng… Bên cạnh đó nợ thuế còn nhiều và kéo dài, cần có biện pháp thu hồi. Trình độ nhận thức và thái độ chấp hành của người nộp thuế X-NK còn chưa cao. • Trợ cấp XK: chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà XK trong nước. Ảnh hưởng : - Lượng cung của thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô XK, giá cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước bị thiệt một khỏan tiền nhất định. - Chi phí ròng xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích XK gây thiệt hại cho xã hội. h) Các yếu tố khoa học công nghệ Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động X-NK giữa các nước. Nhân tố này càng phát triển hỗ trợ cho hoạt động hải quan thêm thuận tiện, việc chuyên chở dễ dàng và nhanh chóng, an toàn hơn với các phương tiện chuyên chở hiện đại. Việc thanh toán giữa các doanh nghiệp cũng thuận tiện hơn nhờ sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng. 2.2 Thực trạng CCTM của VN 2.2.1 Thâm hụt CCTM a) Khái quát về thâm hụt CCTM Khi thu nhập từ XK hàng hóa nhỏ hơn chi cho NK hàng hóa thì CCTM thâm hụt. Hay nói cách khác, khi XK ròng (CCTM) mang giá trị âm gọi là thâm hụt thương mại. b) Thâm hụt CCTM ở VN trong những năm qua Từ năm 2007, sau khi VN gia nhập WTO, thâm hụt thương mại là 14,12 tỷ USD. Trong đó kim ngạch hàng XK là 48,57 tỷ USD, kim ngạch hàng NK là 62,67% Năm 2008, tổng kim ngạch X-NK hàng hoá đạt 143,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch hàng hoá XK ước tính đạt 62.9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, kim ngạch hàng hoá NK ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007 Hết tháng 12 năm 2008, thâm hụt thương mại của VN là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. Đối với XK, kim ngạch XK tăng 29,5%, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD, trong đó có 5 hàng XK vượt kế hoạch năm là gạo, điều, giày dép, hàng hải sản và hàng rau quả. Tuy nhiên có nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không hoàn thành kế hoạch năm như cà phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại và hạt điều. Một số khác không hoàn thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và các sản phẩm gỗ. Về NK, kim ngạch NK tăng 28,3%, cả nước có 12 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó hàng xăng dầu và máy móc thiết bị phụ tùng NK trên 10 tỷ USD. .(Theo số liệu thống kê Hải quan VN). Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008 làm một số nước là đối tác thương mại của VN gặp khó khăn. VN bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cũng gặp khó khăn trong việc sản xuất, XK một số mặt hàng chủ lực mang lợi nhuận lớn cho nước ta ra nước ngoài. Từ đó, VN phải NK một số hàng hóa vốn là chủ lực của mình. Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và VN không phải là một ngoại lệ. Thêm vào đó là dòng vốn từ nước ngoài đổ vào VN ngày càng ít đi. Hậu quả của việc đó là nhập siêu lớn hơn xuất siêu, thâm hụt thương mại VN tăng cao so với năm 2007. Năm 2009, mức thâm hụt thương mại giữa XK và NK của VN tính từ đầu năm 2009 đến hết tháng 10/2009 đạt 8,78 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 16,2 tỷ USD cùng kỳ năm 2008, nghĩa là nhập siêu trong 10 tháng đầu năm 2009 của nước ta đạt 8,78 tỷ USD. Mức thâm hụt trong tháng 12 năm 2009 giảm 38% xuống còn 1.3 tỷ USD so với mức điều chỉnh so với $2.081 tỷ vào tháng trước đó, theo dữ liệu sơ bộ được công bố từ tổng cục thống kê Hà Nội, thâm hụt mậu dịch tháng 11/2009 ở mức cao nhất kể nửa đầu năm 2008. Thâm hụt cả năm 2009 giảm 32% so với năm 2008 xuống còn 12.25% tỷ USD. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới đang dần phục hổi sau khủng hoảng tài chính, do chính phủ VN đã kịp thời đưa ra những biện pháp cải thiện tình hình hòa cùng với sự khôi phục của thế giới. Tóm lại, từ sau khi VN gia nhập WTO, tình trạng thâm hụt CCTM của VN tuy chịu nhiều ảnh hưởng của thế giới nhưng nhờ đó mà thu hẹp xuống mức cao nhất trong 1.5 năm qua, đây là một dấu hiệu tích cực cho VN. BIỂU ĐỒ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VN SAU KHI GIA NHẬP WTO Đơn vị: tỷ USD 2.2.2 Thực trạng CCTM của VN với một số nước a) VN - Trung Quốc: (ngoại thương theo hàng dọc (vertical trade)) Khái quát: Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng, với 80% hàng tiêu dùng của thế giới hiện đang được sản xuất tại Trung Quốc. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các quyết sách quan trọng để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn. Các biện pháp này đã chặn đứng đà suy giảm và Trung Quốc trở thành nước đầu tiên thoát khỏi suy thoái. Với tốc độ tăng trưởng 10,7% trong quý IV/2009, Trung Quốc đã đạt được mức tăng GDP cả năm 8,7% , với một tốc độ phát triển nhanh chóng thì nền kinh tế Trung Quốc rất có thể vượt Nhật Bản để xếp vị trí thứ hai thế giới, sau Mỹ. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao VN từ ngày 18/01/1950. Đối với VN, Trung Quốc đang là đối tác thương mại số 1 và có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế VN hiện nay. Theo số liệu thống kê, kim ngạch XK hàng hoá của VN sang Trung Quốc tháng 12/2009 đạt 661 triệu USD, tăng 28,8% so với tháng trước và tăng 121,9% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch XK năm 2009 đạt 4,9 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các đối tác châu Á của Trung Quốc, VN xếp thứ 16 về XK, đứng sau 5 các nước ASEAN (sau Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) và đứng thứ 11 về NK. Với những lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hoá thì những diễn biến mới trong sự phát triển kinh tế hai nước và khu vực đã mang lại cho VN những thuận lợi mới trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc trong các lĩnh vực XK; chuyển giao công nghệ và tận dụng thị trường Trung Quốc để thu hút đầu tư nước ngoài. Thực trạng CCTM VN-Trung Quốc: Tình trạng thâm hụt thương mại của VN đang rất cao và không ngừng gia tăng theo thời gian. Quy mô nhập siêu lớn đến nỗi gây bất ổn trong kinh tế vĩ mô từ năm 2007. Kim ngạch nhập siêu của VN đối với Trung Quốc tăng từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên 1,4 tỷ USD năm 2003, gần 7 tỷ USD năm 2007 và khoảng 11 tỷ USD năm 2008. Năm 2008, nhập siêu với Trung Quốc chiếm tới 60% tổng nhập siêu của VN đối với toàn thế giới. Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng nhập siêu này có thể thấy trong cơ cấu X-NK của VN đối với Trung Quốc: Khi VN gia nhập WTO thì phải chấp nhận cho các loại hàng hóa của Trung Quốc và các nước khác vào cạnh tranh với thị trường trong nước, nhưng với trình độ công nghệ và kinh nghiệm sản xuất thua kém thì VN không thể tìm ra nguồn hàng với giá cạnh tranh như hầu hết các sản phẩm mua từ Trung Quốc. Từ đó dẫn đến tình trạng hàng hóa Trung Quốc lấp đầy thị trường VN, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Trung Quốc chủ yếu XK hàng công nghiệp sang VN, các mặt hàng chính như: máy móc, máy tính, hóa chất và may mặc, trong khi đó VN lại chủ yếu XK sang Trung Quốc sản phẩm thô hoặc sơ chế khai thác từ các quặng mỏ, hàng may mặc và các hàng tiêu dùng như đá quý, cà phê, các mặt hàng nông phẩm, dầu khí và các sản phẩm khai khoáng . Sự khác biệt trong khả năng, cấu trúc kinh tế, cũng như trong tỷ trọng kinh tế toàn cầu tạo nên 1 khuôn khổ quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa hai nước [...]... gấp 4 lần XK và nhập siêu lên tới mức bằng 3 lần kim ngạch XK Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay của Trung Quốc thì khoảng cách kinh tế giữa VN –Trung Quốc sẽ ngày càng được nới rộng hơn, cùng với tình trạng nhập siêu như trên thì tình trạng thâm hụt thương mại của VN có thể càng trở nên nghiêm trọng “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có thể khi n thâm hụt thương mại giữa VN và Trung... bên đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là lĩnh vực thương mại : “ từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của VN với các nước thành viên EU tăng khoảng 15 – 20% và EU đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của VN ” Tình hình xuất NK của VN sang EU trong những năm gần đây cho thấy trong CCTM giữa VN và EU thì VN là thặng dư thương mại - Năm 2008 thương mại hai chiều VN - EU đạt hơn 21,08 tỷ USD, trong... NK từ VN Từ năm 2001, sau khi kí kết Hiệp định Thương mại song phương, thương mại hai chiều giữa hai nước được gia tăng, hàng hóa VN XK sang Mỹ đã tăng đột biến Mỹ đã vươn lên thành thị trường lớn nhất của XK VN và chiếm hơn 20% tổng giá trị hàng XK VN Trong chiều ngược lại, XK Mỹ sang VN cũng tăng gấp đôi trong nhiều năm qua Thực trạng CCTM VN – Mỹ: Kể từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực đến nay,... nghiệp nước ngoài Một trong những khó khăn đó chính là làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với các thị trường chính của nước ta: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ Để làm được điều này rất cần các chính sách kịp thời và đúng đắn của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.tuanvietnam.net/ http://vneconomy.vn/ http://vnexpress.net/ http://www.cand.com.vn/... của nguyên liệu xuất xứ đồ gỗ… ngày càng hạn chế tình hình XK của nước ta - Tuy sau khi kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ nói riêng và việc nước ta gia nhập WTO nói chung đã làm tăng XK của nước ta vào Mỹ nhưng - chủ yếu là tăng sản lượng nhưng cơ cấu là không thay đổi Việc nước ta luôn XK những sản phẩm thô rồi NK về những sản phẩm đắt tiền đã làm cho nước ta luôn ở trong tình trạng nhập. .. bán hai chiều tăng từ mức 1,4 tỷ USD năm 2001 lên 9,1 tỷ USD năm 2006 Đặc biệt sau khi VN gia nhập WTO và tháng 11 năm 2007, khi Hoa Kỳ chấp nhận Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn thì những hàng rào thương mại ngày càng được nới rộng làm cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển đáng kể Cụ thể kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2009 đạt 15 tỷ USD, tăng 10 lần so với năm 2001... mối quan hệ kinh tế bắc -nam, còn gọi là quan hệ ngoại thương theo hàng dọc (vertical trade), một mối quan hệ mậu dịch thường thấy giữa một nước tiên tiến và một nước chậm phát triển Tầm quan trọng của thương mại đối với VN gấp đôi so với Trung Quốc Tỉ lệ thương mại trên GDP của VN là 150 trong khi với Trung Quốc chỉ là 71,3 Vào năm 2008, VN xuất sang Trung Quốc 4,3 tỉ trong khi nhập từ Trung Quốc tới... nền kinh tế chênh lệch nhau quá lớn nên khi thiết lập quan hệ thương mại Nhật Bản bổ sung, hỗ trợ VN nhiều hơn là cạnh tranh Nhật Bản là thị trường XK chiến lược của VN, chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch XK của VN, ngược lại VN lại chiếm tỉ lệ khi m tốn Theo số liệu năm 2007, hàng XK của VN đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch NK của Nhật Bản trong khi đó thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%,... nghiệp Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh XK và thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Hoa Kỳ 3 KẾT LUẬN: Gia nhập WTO là một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay Việc gia nhập này mang đến rất nhiều thuận lợi trong trao đổi, giao lưu thương mại quốc tế Bên cạnh đó là không ít khó khăn cho Chính phủ trong việc điều hành chính sách... thương mại giữa VN và Trung Quốc tăng hơn” Nhận định được ông Lê Quang Lân, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) , (theo bài: “ACFTA và nỗi lo thâm hụt thương mại Việt – Trung” Y Nhung-Vneconomy) ACFTA hình thành cũng sẽ mang đến cho VN những thuận lợi trong lĩnh vực thương mại: đẩy mạnh XK các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản…đồng thời cũng phải chấp nhận đối mặt với rất nhiều . tế ở Viêt Nam là yếu tố XK ròng (cán cân thương mại) . Sau khi gia nhập WTO, cán cân thương mại của Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại ở Việt Nam vẫn còn. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO để có cái nhìn cụ thể hơn, bên cạnh đó tìm kiếm những đề xuất hữu hiệu cho việc giảm thiểu thâm hụt thương mại ở Việt Nam. nói cách khác, khi XK ròng (CCTM) mang giá trị âm gọi là thâm hụt thương mại. b) Thâm hụt CCTM ở VN trong những năm qua Từ năm 2007, sau khi VN gia nhập WTO, thâm hụt thương mại là 14,12 tỷ