L ịch sử vấn đề Trong những công trình, bài viết về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến Tương Phố và Đông Hồ.. Chẳng thế mà khi đến thăm nhà văn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
Người hướng dẫn: Thầy Phạm Văn Phúc Người thực hiện: Sinh viên Nguyễn Thị Thu Nga MSSV: K35.601.059
Niên khóa: 2009 - 2013
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2013
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận, em đã được tiếp xúc và rèn luyện nhiều hơn về kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ
Em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Văn Phúc với sự hướng dẫn, góp ý của
thầy để em hoàn thành khóa luận này
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Nga
Trang 3MỤC LỤC
Phần thứ nhất 4
DẪN NHẬP 4
I Lý do chọn đề tài 4
II Lịch sử vấn đề 5
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
IV Phương pháp nghiên cứu 20
Phần thứ hai: NỘI DUNG 22
CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC TRỞ LẠI VỀ DIỆN MẠO THƠ CA VIỆT NAM TRÊN VĂN ĐÀN CÔNG KHAI ĐẦU THẾ KỈ XX 22
I Bối cảnh lịch sử xã hội của diện mạo thơ trên văn đàn công khai đầu thế kỉ XX 24
II Bối cảnh văn học của thơ và diện mạo thơ ca giai đoạn 26
II.1 Bối cảnh văn học của thơ: những đặc điểm chính của văn học trên văn đàn công khai 28
II.2 Diện mạo thơ: những đặc điểm riêng của thơ ca giai đoạn 31
II.2.1 Một giai đoạn ôn tập lại các thể loại 31
II.2.2 Tình trạng đình đốn về nghệ thuật 34
II.2.3 Điểm qua các khuynh hướng và các nhà thơ 36
II.2.4 Một số nhà thơ tiêu biểu 40
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA HIỆN ĐẠI HÓA CỦA “HAI GIỌT LỆ” 49
I Khái quát chung 49
I.1 Hoàn cảnh sáng tác 49
I.1.1.“GIỌT LỆ THU” (TƯƠNG PHỐ) 49
I.1.2.“LINH PHƯỢNG KÍ” (ĐÔNG HỒ) 50
Trang 4I.2 Khái niệm “hiện đại hóa” trong văn học 51
I.2.1 Khái niệm “hiện đại hóa” 51
I.2.2 Nội dung của hiện đại hoá 54
II Ý nghĩa hiện đại hóa của “Hai giọt lệ” 58
II.1 Về phương diện nội dung 58
II.2 Về phương diện hình thức 80
CHƯƠNG III: VỊ TRÍ CỦA ĐÔNG HỒ VÀ TƯƠNG PHỐ TRONG TỔNG THỂ BỐI CẢNH GIAO THỜI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX 93
I Tương Phố 93
I.1 Đôi nét về tác giả Tương Phố 93
I.2 Sự nghiệp thơ văn và đóng góp của Tương Phố 94
II Đông Hồ 100
II.1 Đôi nét về tác giả Đông Hồ 100
II.2 Sự nghiệp thơ văn và đóng góp của Đông Hồ 101
Phần thứ ba: KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 118
Trang 5là sự đan xen cũ – mới, thúc đẩy nhanh nhịp hiện đại hóa văn học Đấy cũng là cơ hội cho sự vận động phát triển thể loại văn học; trong đó có thơ ca - một lĩnh vực vốn là truyền thống lâu đời của văn học Việt Nam
Tương Phố và Đông Hồ là hai “độc đáo” hiếm có, không chỉ trong giai đoạn 30
năm đầu của thế kỉ XX Họ đã góp mặt vào thi đàn “Hai giọt lệ” chứa chan thương
cảm, từng có lúc được coi là hai thi phẩm “trác tuyệt” Tuy không lớn bằng, không nhiều bình diện thành công và đóng góp như Tản Đà, hay thậm chí như Á Nam Trần
Tuấn Khải, để tiêu biểu cho “gạch nối” giữa hai nền thơ cũ và mới, nhưng họ đã góp vào tiếng nói chung của thơ ca thời ấy, cùng làm nên cảnh tượng về một “dàn đồng ca” thơ lãng mạn, với cái Tôi cá nhân mang theo nỗi buồn nhiều sắc độ, và với những vùng vẫy phá bỏ “khuôn khổ bất nhân” trong thơ ca (lời Xuân Diệu), mở đầu cho khuynh hướng buồn thương, ảo não ảnh hưởng đến Thơ mới sau này
Và, Đông Hồ sẽ trở thành nhà Thơ mới (1932-1945) thực thụ
Thành tựu nghiên cứu về thơ ca của Tương Phố và Đông Hồ chưa nhiều, chưa
thật thấu đáo Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX
trong “Hai gi ọt lệ” của Tương Phố - Đông Hồ” với mong muốn tìm hiểu thấu đáo hơn
sự hình thành, chuẩn bị, tích lũy và vận động hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam ở “giai đoạn giao thời” rất quan trọng này
Trang 6II L ịch sử vấn đề
Trong những công trình, bài viết về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến Tương Phố và Đông Hồ Ngoài phần viết về con
người hai nhà thơ, còn có những nhận xét, phê bình về văn nghiệp của họ, về “Hai giọt
l ệ” – “Giọt lệ thu” của nữ sĩ Tương Phố và “Linh Phượng lệ ký” của thi sĩ Đông Hồ
Có thể quy các bài viết ấy thành ba dạng sau:
D ạng thứ nhất: Những bài chủ yếu kể về kỉ niệm riêng tư của người viết đối
với hai tác giả Qua đó, ta hiểu hơn về con người của Tương Phố và Đông Hồ
D ạng thứ hai: Những bài thẩm bình, cảm nhận về các sáng tác của hai tác giả,
nhất là về “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký” Nhờ những bài viết này, độc giả sẽ có
cái nhìn cụ thể hơn và phần nào sâu sắc hơn về sáng tác của hai tác giả
D ạng thứ ba: Những công trình có tính chất văn học sử, hoặc chuyên luận /
chuyên khảo, nghiên cứu, đánh giá chung về toàn bộ văn nghiệp của Tương Phố và Đông Hồ hay một đặc điểm nổi bật nào đó về nội dung và nghệ thuật Dạng thứ ba này chiếm số trang nhiều nhất
Nhìn chung, số lượng bài viết nghiên cứu về “giai đoạn văn học giao thời” đầu
thế kỉ XX có phần ít hơn đáng kể, so với lượng bài lẫn số trang, viết về những giai đoạn khác của văn học Việt Nam (tình hình đó có những lý do khách quan của nó, xin không bàn đến ở đây) Nhưng chính vì vậy, công việc của chúng tôi, tìm hiểu về Tương Phố và Đông Hồ, sẽ gặp những khó khăn mà đề tài khác ít gặp, chẳng hạn, ngay từ khâu đầu tiên là văn bản đầy đủ của các tác phẩm để khảo sát, cũng như nguồn
tư liệu phải tham khảo
Xin đi vào cụ thể từng kiểu dạng như sau:
D ạng 1:
Khi “Gi ọt lệ thu” ra đời và thổi vào lòng công chúng thành thị những nỗi buồn
thê lương, dai dẳng thì tên tuổi của Tương Phố mới thực sự được nhiều người biết đến
Trang 7Không ít người khi tiếp xúc với bà, vẫn giữ mãi ấn tượng đẹp về bà Trong tuyển tập
“N ữ sĩ Việt Nam” [11, 500], nhà văn Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiên đã kể lại rằng:
“Lần cuối cùng (17/4/1973) chúng tôi đến thăm bà tại nhà nữ sĩ Song Khê (em gái bà) ở 36 Trần Cao Vân, Sài Gòn Vì chúng tôi là bạn thân với con trai, con dâu của
bà, cũng lại là bạn văn nghệ vong niên với bà nữa, nên qua tâm sự bà đã tặng vợ chồng tôi một bài thơ lưu niệm với thủ bút của bà
Lúc ấy nữ sĩ Tương Phố đang bị bệnh, người rất gầy, tôi lo lắng hỏi bà bệnh gì
Bà ung dung mỉm cười và rất thân mật kéo tay tôi gí vào cục u bên hông rồi nói: “Ung thư rồi đây này Như Hiên ạ” Rồi bằng ánh mắt xa xôi bằng nụ cười thản nhiên, làm như không cần biết người đối thoại đang há hốc mồm chột dạ , bà vẫn điềm nhiên
mỉm cười, thong thả đọc mấy vần thơ ứng khẩu:
“Lúc đau, đau đến tái người Lúc yên thì lại đau đời sầu đau ”
Tương Phố đã để lại trong lòng người mọi người hình ảnh một người phụ nữ
sầu não, mảnh dẻ nhưng lại rất gan dạ, lúc nào cũng tỏ ra cương quyết Dù ốm nặng nhưng bà vẫn rất lạc quan và mạnh mẽ Chẳng thế mà khi đến thăm nhà văn Tam Lang
Vũ Đình Chí (tác giả “Tôi kéo xe”), bà đã làm tặng bốn câu thơ nhan đề “Siêu thoát” :
“Rồi cũng đi mà có ở chi Chuyện đời thôi nỏ hết sân si Phù sinh vốn biết thân là mộng
Một sớm qua chời thắc mắc gì.”
Sau khi bà qua đời, trong bài báo nhan đề “Vẫn về nữ sĩ Tương Phố, cô dâu xứ
Hu ế” của nhà văn Nguyễn Hữu Thứ, có đoạn kể lại suy nghĩ của bà về tâm trạng cùng
hoài bão của nữ sĩ khi làm thơ Lúc sinh tiền, khi được nhà văn đặt câu hỏi đó, bà đã
mỉm cười khiêm tốn trả lời:
Trang 8“ Tôi làm thơ để diễn tả tâm tình tùy theo nhu cầu, theo hứng chứ không
phải làm thơ để sáng tác văn chương Có lẽ đó là một loại nghệ thuật vị nhân sinh cho tôi ”[11, 504]
Tuy nói vậy nhưng nếu theo dõi thi nghiệp của bà thì chúng ta sẽ sớm nhận ra không hẳn vậy Dấu vết dụng công “làm văn chương” và thậm chí là “sáo” vẫn lộ rõ
và xuất hiện nhiều trong “Giọt lệ thu”, đặc biệt trong “Tái tiếu sầu ngâm” và những
“thi phẩm” khác về sau
Có thể thấy rằng, Tương Phố coi thơ văn là một loại hình nghệ thuật giúp ích cho bà trong việc diễn tả cảm xúc, tình cảmchứ không hẳn là chuyện nghề nghiệp Đó cũng là một cách nghĩ tác động đến nội dung và đề tài trong những sáng tác của bà
Bởi hầu hết các tác phẩm của Tương Phố đều là tiếng lòng xuất phát từ một tâm hồn
đa cảm, đa sầu nhưng cũng không kém phần mạnh bạo, mạnh mẽ
Cùng thời với Tương Phố và cũng góp phần vào thi đàn một “giọt lệ” khóc vợ thương tâm là thi sĩ Đông Hồ Trong mắt người đương thời từng tiếp xúc, ông là một người rất trọng phép tắc, lễ giáo Nhà văn Nguyễn Triệu Nam đã kể lại trong bài viết
“K ỷ niệm về thi sĩ Đông Hồ” [47] như sau:
“…Đông Hồ là mẫu người nệ cổ, có phần kiểu cách Hay dùng điển tích xưa
mỗi khi nói chuyện Tiếp xúc với văn hữu, thường chêm những cổ ngữ, nhất là những kính ngữ Cách trang phục cũng cổ nữa Lễ lạc hay tiếp tân, đều vận quốc phục, khăn đóng, áo dài, giầy Gia Định Về hình thức bề ngoài, có thể coi con người Đông Hồ là phiên bản của hình ảnh một công dân Gia Định Thành thời Minh Mạng Tiếp khách quý, Nhà thơ còn đốt trầm cho thêm phần trịnh trọng Chỉ khách quý ngang vai hoặc trên vai mình thì mới bày vẽ như thế Khách dưới vai, đáng tuổi con cháu thì khỏi.”
Quả thực, tuy sinh ra trong thời đại mới nhưng Đông Hồ vẫn giữ được vẹn nguyên những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam Cung cách ứng xử
của ông tuy có phần kiểu cách nhưng đó cũng là sự thể hiện tấm lòng hoài cổ và yêu quý những giá trị văn hóa một thời của tầng lớp trí thức
Trang 9Ngoài ra, Đông Hồ còn là một thầy giáo nhiệt thành và tâm huyết với nghề, tâm huyết với việc truyền bá nét đẹp văn chương đến với thế hệ trẻ Nói về điều này, Hoài
Thanh đã có nhận định trong “Thi nhân Việt Nam” rằng:
“Hoàn cầu dễ ít có thứ tiếng được âu yếm nâng niu như tiếng Nam Âu cũng vì
tiếng Nam đương ở trong cảnh khốn cùng, đương bị nhiều người rẻ rúng Thói thường con nhà nghèo vẫn thương yêu cha mẹ hơn con nhà sang trọng Nhưng yêu quốc văn
mà đến như Đông Hồ kể cũng ít Thất học từ năm mười lăm, mười sáu; từ đó người
chỉ chuyên học quốc văn, viết quốc văn rồi mở trường chuyên dạy quốc văn” [38, 349]
Chính vì tình yêu tiếng mẹ đẻ ấy mà Đông Hồ đã không quản sức khỏe, tuổi tác
để tiếp tục đứng lớp giảng dạy Sự ra đi đột ngột trên bục giảng của người thầy đáng kính ấy đã để lại trong lòng mọi người sự thương tiếc khôn nguôi
Nhà giáo Võ Văn Nhơn - người học trò chứng kiến cái chết của thầy Đông Hồ
đã viết bài “Đông Hồ - thi sĩ yêu tiếng Việt” [51] kể lại: “Cũng vì lòng yêu tiếng mẹ,
nên ba mươi năm sau ngày Trí Đức học xá đóng cửa, Đông Hồ đã nhận lời giảng dạy
phần Văn học miền Nam cho Đại học Văn Khoa, mặc dù tuổi đã gần sáu mươi và sức
khỏe cũng đã kém Việc trở lại dạy học chính là để nối lại “tình duyên lỡ làng” với Trí Đức học xá ngày nào, để đề cao “giọng Hàn Thuyên” và kêu gọi “hồn Đại Việt”
[…]Vào ngày 25/3/1969 (tức ngày mồng 8 tháng 2 năm Kỷ Dậu), trên một
giảng đường ở lầu hai lộng gió của Đại học Văn Khoa (bây giờ là Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn TP HCM), Đông Hồ đã bất ngờ ngã xuống lúc đang bình bài thơ
“Trưng nữ vương” của Ngân Giang Bài thơ nói về nỗi cô đơn, lạnh lẽo của người nữ
anh hùng chạnh nhớ tới chồng sau chiến thắng, một tứ thơ rất độc đáo, rất nữ tính mà Đông Hồ đã tinh tế chỉ ra Được các học trò đưa vào bệnh viện, ông mất ngay ngày hôm đó.”
Chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Hoài Anh để nói đôi điều về sự ra đi của Đông
Hồ - người thầy tận tâm với nghề đến hơi thở cuối cùng: “Việc Đông Hồ ngất đi trên
bục giảng khi đang ngâm bài thơ Trưng Nữ Vương và chỉ vài giờ sau hấp hối ở bệnh
Trang 10viện, há chẳng đủ chứng tỏ trái tim yêu nước, bị dồn nén không chịu nổi, đến mức phải phá tung đó sao”
D ạng 2:
Bàn luận riêng về các sáng tác của Tương Phố và Đông Hồ, các nhà nghiên cứu
đặc biệt chú ý đến hai tác phẩm tiêu biểu nổi bật là “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ
ký” Nhiều bài thẩm bình, cảm nhận xoay quanh hai tác phẩm này đã giúp chúng ta có cái nhìn tương đối sâu sắc hơn về bút lực của họ Vì lẽ đó, trong các thẩm bình, đánh giá của dư luận về tác phẩm của Tương Phố và Đông Hồ, dường như không mấy ai
không nói đến “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký” - hai tác phẩm làm nên tên tuổi
hai nhà thơ Việt Nam trước 1932 này
Về giá trị của “Giọt lệ thu”, Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền (2006) đã viết:
“Tác phẩm “Giọt lệ thu” được nung nấu trong hoàn cảnh bi thiết của tác giả Hơn nữa, nếp văn chương lãng mạn thời đó đã tô điểm cho “Giọt lệ thu” đầy màu sắc
ủy mị bi thu, gợi cảm lòng sầu quyến rũ độc giả, nhất là phái nữ Quả thật, “Giọt lệ
thu” của nữ sĩ Tương Phố đã được ấn dấu son một thời, đã đưa bà bước vào sự nghiệp văn chương và bà đã nổi tiếng trên văn đàn cũng qua tác phẩm này vào năm 1928” [11, 492]
Phê bình về Tương Phố, Bùi Xuân Uyên đã viết trong lời tựa của “Mưa gió
sông Tương” (1960) như sau:
“Chúng ta đều đã biết Tương Phố
“Gi ọt lệ thu” năm nào đã thấm vào văn học sử Cái tên của Tương Phố đã đóng
dấu một nỗi buồn Kể ra không lạ gì một trang thiếu phụ, những năm ngó đào tơ đã
gặp người xứng lứa vừa đôi, yêu nhau lại lấy được người mình yêu Nhưng thương thay, đoàn tụ để chia lìa, tang chồng đã ám mặt người vợ trẻ tay bồng con thơ Bạn gái trong hoàn cảnh này, ai thì cũng khóc” [24, 103]
Trang 11Tác phẩm này không những đã chiếm được cảm tình của độc giả bốn phương
mà còn gây xôn xao cho giới cầm bút một thời Nhà văn Nguyễn Vỹ (1970) đã nêu trong “Văn thi sĩ tiền chiến”:
“ So sánh thơ văn của nữ sĩ Tương Phố, với cô Desbordes Valmore, một nữ thi sĩ Pháp cũng thuộc thế kỉ XIX
“ Desbordes Valmore đã khóc sướt mướt suốt cả tập thơ; nhưng lệ của Valmore là những nốt đàn rơi đọng tuyết héo hắt! Còn giọt lệ của Tương Phố là
những hạt sương xao xuyến bình minh, là những thổn thức lóng trong tim hoa, khiến
“Gi ọt lệ thu” dễ cảm lòng người” [43, 493]
Đến nhà phê bình Nguyễn Tấn Long (1968) cũng đã nhận xét trong “Việt Nam
thi nhân ti ền chiến toàn tập: “ Nữ sĩ Tương Phố đã đem nỗi niềm bi thương của
mình trải trên những dòng thơ và tạo thành áng văn trác tuyệt về tình ” [24, 102]
Năm 1929, bà Jeanne Duclos Salesses đã dịch “Giọt lệ thu” của Tương Phố ra
Pháp ngữ nhan đề “Larmes d’Automne” đăng trên báo “Le Moniteur d’Indochine”
“Gi ọt lệ thu” viết từ năm 1923 cho đến mùa thu năm 1928 mới đăng trên báo Nam Phong (số 131, tháng 7 năm 1928); đến năm 1952, tác phẩm được nhà xuất bản
Ngày nay – Hà N ội in lần đầu Và đến năm 1967, tác phẩm “Giọt lệ thu” được nhà
xuất bản Bốn phương cho tái bản tại Sài Gòn Lần này sau tập “Giọt lệ thu” có thêm
Sau đây là một số ghi nhận trích ra từ tập cảm đề:
“Thu về riêng biết tình thu nặng Còn chăng châu lệ khóc sơn hà?”
Trang 12Hãn Mạn Tử (Huế 1933) (HMT - bút danhcủa cụ Phan Bội Châu)
“Thím ơi! Một giọt lệ ấy, đủ mát mẻ vong hồn người cửu nguyênrồi! ”
Cháu: Thái Thị Nghĩa
Huế 1928 “Cành hoa xuân mới vừa quen mặt
“Gi ọt lệ thu” xưa luống chạnh lòng.”
Ưng Bình Thúc Giạ Thị
Vĩ Dạ, Huế 1933
“ Bài “Gi ọt lệ thu” mà Tương Phố viết năm Quý Hợi (1923) và đăng tạp chí Nam Phong cách đây 13 năm Có thể coi là một bài mở đầu cho lối thơ thê lương ảo não Cái buồn của Tương Phố là cái buồn có cớ, cái buồn thực sự, cái buồn ghi sâu
tận đáy lòng ”
Vũ Ngọc Phan, tác giả “Nhà văn hiện đại” “ Phàm những sự đau đớn trên đời này, chỉ về chữ tình là nhiều nhất, và lại là sâu nhất Thật vậy, không phải nói ngoa đâu Mà từ nghìn xưa cái giống văn chương
vẫn là dòng đa tình Nhưng cũng phải yêu nhau thế nào, tình ái thiết tha đến thế nào
mới có được giọt lệ như “GIỌT LỆ THU”!”
Song An – Hoàng Ngọc Phách
(Kiến An 1928)
“Gi ọt lệ thu” thực là một bài văn đã chiếm phần ưu thắng về tình cảm và tưởng
tượng, lại thêm ý đẹp lời hay, giọng điệu mới mẻ, biệt lập riêng một loại Bài văn ấy,
đã được Nha học chánh Đông Pháp lựa chọn làm tài liệu giảng văn trong khoa Việt Namban Trung học về “khuynh hướng lãng mạn”
Dương Quảng Hàm
Trang 13Hà Nội 1944
Cảm đề “Giọt lệ thu” của nữ sĩ Tương Phố:
“Tờ thơ mấy độ lệ sầu chan Bàng ến cũ não can tràng
Hồn nương mấy dặm mờ quan ải Bóng lẩn thâu đêm tiếc mộng tàn Hương cũ mơ hồ sen Tịnh Đế
Trời Nam sầu đọng khắp rừng bàng.”
Thanh Vân NDN (Nha Trang 15/06/1954)
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng “Giọt lệ thu” đã có tầm ảnh hưởng khá sâu
rộng tới độc giả đương thời Bằng tấm lòng chân tình thể hiện trong ngòi bút tài hoa, Tương Phố đã ghi dấu ấn trong lòng mọi người và góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi biên giới thông qua các văn bản dịch
Bàn về “Linh Phượng lệ ký” của thi sĩ Đông Hồ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan
đã viết:
“Đông Hồ vốn là một thi sĩ giàu tình cảm, nên văn bài Linh Phượng của ông là
một thứ văn đẽo gọt, lời nhiều hơn ý, lời tràn lan mà ý quanh co, như không bao giờ
hết
Bài lệ kí Linh Phượng được kể là một áng văn hay, nhờ ở mấy điều này: Từ đầu
đến cuối chỉ toàn một giọng tha thiết, ai oán; lại có nhiều việc tuy nhỏ mà đầy đau thương, như giặt giũ, thuốc thang, bóp chân tay, chải đầu vấn tóc cho người đàn bà sắp
mất, làm cho người ta thấy rằng cái tình yêu đương của hai vợ chồng không cứ ở việc
lớn, mà chỉ một vài cử động nhỏ cũng tiêu biểu được tấm lòng khăng khít” [30, 125]
Trang 14“Toàn bài, câu nào cũng được; nhân mấy chữ “bỗng châu chìm” ở câu hai mà
hạ được câu bốn hay tuyệt “Lạnh lẽo đêm xuân giấc mộng tìm”, âm điệu trầm, gây nên một cảm tưởng thật buồn ” [30, 126]
Hoài Anh trong tập “Chân dung văn học, NXB Hội nhà văn, 2001” cũng đã
nhận xét rằng:
“ Đông Hồ thực sự nổi tiếng bằng bài “Linh Phượng” trong tập “Trác Chi lệ
kí”(1928) Khi người yêu là nàng Linh Phượng qua đời giữa lúc đang độ tình ái nồng
thắm đã gây xúc động mạnh cho Đông Hồ khi viết những dòng thơ não nuột ” [1, 395] Tuy nhiên, Hoài Anh cũng đã có chỗ chưa đúng khi nói Linh Phượng là “người yêu” của Đông Hồ Bởi lẽ, Linh Phượng, nói một cách chính xác, không chỉ là người yêu mà là vợ của Đông Hồ Thứ đến, thời Đông Hồ người ta vẫn chưa có quan niệm
“người yêu” như thời Hoài Anh
Đông Hồ sáng tác nhiều nhưng một trong các tác phẩm đánh dấu tên tuổi của ông chính là “Linh Phượng lệ ký” Bởi lẽ đây là tiếng lòng của một người chồng yêu
thương vợ sâu sắc nên dễ đi vào tâm khảm của độc giả và tìm được sự đồng cảm nơi
họ
“Linh Phượng lệ ký” của Đông Hồ và “Giọt lệ thu” của Tương Phố là hai áng
văn đặc sắc lúc bấy giờ Thấy hai nhà thơ, kẻ ở miền Nam khóc vợ, người ở miền Bắc khóc chồng nên ông Giám đốc Nhà xuất bản Nam Ký Hà Nội có sáng kiến đề nghị hai tác giả Đông Hồ và Tương Phố cho phép nhà xuất bản in chung hai tác phẩm thành
một quyển lấy nhan đề “Hai giọt lệ”, nhưng hai tác giả chưa trả lời dứt khoát nên việc
không thành
Sau đó, người ta thấy cuốn sách này xuất hiện trong tủ sách “Những áng văn
hay” của Nhà xuất bản Tân Dân Hà Nội do ông Vũ Đình Long làm giám đốc mà hai tác giả cũng không phản ứng gì
Do chuyện này mà Đông Hồ làm bài thơ Hai giọt lệ gửi cho Tương Phố:
“Gi ọt lệ thu” kia vẫn đượm sầu,
Trang 15Cánh chim “Linh Phượng” biết về đâu? Đài gương nhạt phấn phôi pha nét,
Viện sách tàn hương lạnh lẽo màu
Cõi Bắc trời Nam Hai giọt lệ,
Đông Hồ, Tương Phố một dòng châu
Đoạn trường gặp gỡ năm canh mộng,
Một hội thương tâm, một nhịp cầu.”
Nhận được bài này, Tương Phố bèn làm một bài thơ đáp tạ:
“Hai gi ọt lệ chưa tuôn đã cạn,
Khúc đoạn trường dạo bán cũng thôi
Lửa hương kiếp trước tàn rồi, Dây tơ một đứt, mấy hồi thương tâm
Lệ Nam Bắc âm thầm rỏ giọt,
Tiết xuân thu chua xót lòng nhau
Ngùi trông trời thảm đất sầu,
Hỏi chim “Linh Phượng” bay đâu quên về?
“Gi ọt lệ thu” dầm dề ứa mãi,
Buổi thu về lệ lại chứa chan
Hồ Đông mạch nước còn tràn, Sông Tương lai láng khôn hàn tình xưa Tâm sự kể bao giờ cho xiết,
Giấy mực đâu giãi hết niềm đau?
Não tình kẻ Bắc người Nam,
Trang 16Cảm “Hai giọt lệ” mấy hàng châu rơi
Tạ lòng quân tử mấy mươi!”
Nói về tình yêu của mình đối với thơ Tương Phố, Nguyễn Vỹ trong “Văn thi sĩ
tiền chiến” đã viết: “Tôi yêu thơ Tương Phố từ hồi 11 tuổi Tình yêu thơ mộng hồn
nhiên và viển vông còn mãi trong tâm trí Lớn lên tưởng tình yêu đó đã chết, không ngờ nó cũng lớn lên với tôi ”[43, 345]
Tìm hiểu về những điểm làm nên nét độc đáo của thơ Tương Phố, Nguyễn Tấn
Long và Nguyễn Hữu Trọng trong “Việt Nam thi nhân tiền chiến” nhận định: “Chỉ
trong thời gian ba năm, đôi vợ chồng trẻ đã làm một cuộc tạm biệt rồi vĩnh biệt nhau Đau khổ, Tương Phố đã đem nỗi bi thương của mình trải trên những dòng thơ và tạo thành áng văn trác tuyệt về tình Nó không hề vay mượn của ai, nó hề không gò bó,
gượng ép hay giả tạo Đó chính là nét độc đáo của Tương Phố.”[24, 87-88]
Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” (trọn bộ) đã đánh giá cao thơ Tương
Phố bằng những lời lẽ khen ngợi: “Gần đây, thơ mà âm điệu du dương, nhưng tính tình
lại thấm thía và gần gũi với người đời, trước hết phải kể thơ của Tương Phố Và bài
“Giọt lệ thu” có thể coi là một bài mở đầu cho lối thơ thê lương, ảo não Trong thi
phẩm này, Tương Phố hay kể lể, hay dùng chữ cổ đượm những màu xưa nên ngày nay chắc nhiều người cho là lôi thôi (đúng là những lời kể lể của người đàn bà trong khi khóc chồng), là cổ, nhưng nó thật là lối văn đặc biệt vẫn có cái sức cảm người ta
Trang 17về âm điệu trước, về ý sau Nếu đem so sánh Đông Hồ với Tương Phố, người ta thấy Đông hồ là tay thợ thơ, còn Tương Phố mới thật có tâm hồn thi sĩ Cái tâm hồn này lại
là một tâm hồn đặc Việt Nam, không chịu ảnh hưởng một cái học ngoại lai nào cả Nhìn chung, thơ của Tương Phố réo rắt và cảm động, nhưng văn xuôi của bà lại kém phần chân thật” [30, 137 - 138 và 147] Ông đã có cái nhìn tinh tế và thẳng thắn khi nhận định về những ưu – nhược điểm của Tương Phố ở hai lĩnh vực văn xuôi và thơ Tuy nhiên, tác giả cũng đã quá đề cao Tương Phố mà có phần xem nhẹ Đông Hồ khi
cho rằng thi sĩ chỉ là “tay thợ thơ” trong mối tương quan so sánh giữa hai tác giả
Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (quyển III) đã
tóm tắt những điểm chính và sự đóng góp của Tương Phố đối với văn đàn như sau:
“Chỉ từ khi bài "Giọt lệ thu" đăng trên tạp chí Nam Phong (tháng 7 năm 1928), cái tên Tương Phố mới ra đời Nhưng mãi đến 1930, sau khi bài “Khúc thu hận” và bài “Tái
tiếu sầu ngâm” đăng trên Nam Phong, thì nữ sĩ mới thật sự chiếm được một ghế thi gia
vững vàng trên thi đàn, và đủ làm cho ngây ngất cả một thế hệ vốn ôm sẵn chữ “thu” trong lòng Hơn mười năm sau, mấy vần réo rắt ấy vẫn còn được Vũ Ngọc Phan tán tụng Song đối với chúng ta ngày nay, cái giọng gọi hồn, cái tiếng khóc đám ma ấy đã giảm nhiều hấp lực Có thể khen là tác giả có ý thành thật, song nó sáo, sáo quá Còn truyện của bà, đa phần là những ký sự, hồi ký cá nhân Cách kết cấu của chúng (trừ
“Giọt lệ thu”) đều sơ sài, cốt chuyện có khi rất giả tạo, hình như tác giả viết cốt để
giảng luân lý, để giải bày những tư tưởng của mình về nhân sinh, về thời thế” [28, 338
và 404] Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng, không phải hai bài “Khúc
thu h ận” và “Tái tiếu sầu ngâm” đưa Tương Phố “chiếm được một ghế thi gia vững
vàng trên thi đàn” Bởi sự thật thì chính mấy tác phẩm này lại làm nhạt và nhẹ “ghế thi gia văn đàn” của Tương Phố Cả hai bài đều không có điểm gì mới (thậm chí còn nặng
hơn) so với “Giọt lệ thu” ở tính “sáo” Do đó, chúng cũ hơn, lạc hậu hơn so với trình
độ văn đàn và trình độ thưởng thức của công chúng đương thời
Không chỉ nhận xét về hình thức nghệ thuật của văn thơ Tương Phố, Thanh Lãng còn đi sâu hơn về những đóng góp mang tính tư tưởng thời đại của nữ sĩ trong
“Bảng lược đồ văn học Việt Nam” (quyển hạ): “Ba nhà viết truyện ngắn tiêu biểu ở
Trang 18thời kỳ này (1913-1932) là Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và Tương Phố Xét kỹ về
kỹ thuật, không ai giống ai Cả hai ông đều quan niệm truyện là một sự tập trung, một
sự đổ dồn có giàn xếp để đi đến chỗ chung kết, nhưng truyện của Tương Phố thì không Hình như nó chủ ý không có kết cấu Văn thơ của bà xét chung là thứ văn
nhịp nhàng cân đối Tuy nhiên, hồi đầu với “Giọt lệ thu”, lời lẫn ý đều rất thơ, và
thường điệp ngữ Về sau, văn của Tương Phố nhẹ nhàng hơn, gần với tiếng nói hàng
ngày hơn Lối dùng điệp ngữ chỉ thỉnh thoảng mới thấy
Về mặt tư tưởng, có lẽ Tương Phố là người đã phối kết đầy đủ hơn hết (trong một tổng hợp đầy mâu thuẫn) tất cả đặc tính của thế hệ Cùng với Trần Tuấn Khải, Đông Hồ, Hoàng Ngọc Phách; Tương Phố là hiện thân của tình cảm lãng mạn Nghĩa
là, tất cả mọi sầu thảm của thế hệ (cảnh đất nước điêu linh, cảnh hàng mấy trăm ngàn thanh niên bị bó buộc đầu quân sang Pháp ) như cô đúc lại trong người thiếu phụ sông Thương, ấy là chưa nói đến thân phận góa bụa ở lứa tuổi 20 Nhìn chung, tài năng thực sự của Tương Phố là ở thi ca, chứ không phải ở địa hạt tiểu thuyết” [16, 497-499 và 502]
Tiếp đến, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi và Lê Chí Dũng trong “Từ điển
Văn học” (bộ mới) cũng viết rằng: “Tương Phố đã góp vào bộ phận văn chương Việt
hợp pháp 30 năm đầu thế kỷ XX một tiếng khóc ảo não, ít nhiều có làm sống lại tâm trạng người chinh phụ trong văn học quá khứ Nhưng nỗi đau xót vì hạnh phúc chóng tan của bà có nhiều sầu thảm, vô vọng hơn, và cũng nhuốm màu sắc hiện đại hơn Vì trong đó, không chỉ có nỗi đau riêng, mà còn gói cả một “trời sầu” của thế hệ thanh niên tiểu tư sản thành thị Việt Nam những năm sau Đại chiến I Chính căn bệnh
thời đại này đã đẻ ra một loạt những sáng tác kiểu “Giọt lệ thu” (Tương Phố), “Linh
Phượng” (Đông Hồ), “Bể thảm” (Đoàn Như Khuê) Đó là những tiếng nói lãng mạn,
yếu ớt đầu mùa, nặng tính chất thoát ly, nhưng cũng còn bị cột trong khá nhiều thành kiến luân lý cổ Về sau, tuy Tương Phố còn sáng tác, nhưng trong tác phẩm của bà chỉ rặt những “ý mòn, lời sáo”, nên không còn được ai chú ý nữa Nói khác hơn, ngòi bút của bà đã lạc lõng với thời đại.”[42,491]
Trang 19Đồng thời, nhận xét về nghệ thuật, hai tác giả cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế của thơ Tương Phố Hai ông cho rằng “văn xuôi của bà là thứ văn có đối, có vần,
có sự pha tạp giữa ký, tạp ký, luận thuyết với thể truyện Tuy chúng có lâm ly réo rắt nhưng từ ngữ thì sáo mòn như phần đông các cây bút văn xuôi buổi đầu thế kỷ XX Thơ bà, trước sau chỉ quanh quẩn trong hai thể loại là lục bát và song thất, thỉnh
thoảng có đôi bài Đường luật, với lời lẽ sầu thảm như văn xuôi ”[42, 491]
Đánh giá sự nghiệp văn chương của Đông Hồ, các nhà nghiên cứu đã viết như sau:
Tiếng thơ Đông Hồ quả tình chưa thật trong trẻo, độc đáo nhưng lại vang xa Lê
Tràng Kiều trong bài phát biểu “Tình và tứ của thi sĩ” in trên Tiểu thuyết thứ Năm (số
8, ra ngày 24/11/1938) đã chứng dẫn bằng thơ của Tản Đà, Thanh Tịnh, Yến Lan, Vũ Trọng Can và cả Đông Hồ:
“Mãi đến nay ta vẫn chưa hiểu rõ những người đa tình dễ trở nên thi sĩ, hay thi
sĩ dễ trở nên đa tình Nhưng nếu chỉ đa tình mà cũng là thi sĩ thì cả một lớp thanh niên
ở mọi thời đại đều đã là thi sĩ cả? Và nếu chỉ là thi sĩ mới trở nên đa tình thì đời này chẳng nhẽ ít khách đa tình ư?”[51]
PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn trong “Người đương thời thơ mới bàn về thơ Đông
chứng tỏ khả năng tự vận động, đổi mới và hòa nhập của Đông Hồ với phong trào Thơ
mới 1932-1945, góp phần xây dựng và nối kết vùng văn học cực Tây Nam Bộ với nền văn học Việt Nam dân tộc và hiện đại” [50]
Viết về Đông Hồ trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh chỉ ra rằng:
“Đông Hồ là người thứ nhất đã đưa vào thi ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng” [38, 351]
Trang 20Hay:
“Đông Hồ vẫn là người của thế hệ bây giờ vậy Cho nên phong trào thơ mới
vừa nổi lên là người nhận ngay được con đường của mình” [38, 351]
Sự nghiệp sáng tác của Đông Hồ còn dài và tiếp bước sang thời kì Thơ Mới nên phong cách thơ của ông cũng vì thế mà có sự thay đổi, biến hóa đa dạng
Trong lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn 1900 – 1930 là một giai đoạn có tính
chất giao thời Nếu từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIX văn học Việt Nam phát triển theo
một hướng, xét về quan niệm văn học, tư tưởng mĩ học, hệ thống thể loại là cùng loại
với văn học một số nước thuộc vùng Đông Á, chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc, thì
từ năm 1930 về sau văn học Việt Nam đã lại phát triển theo một hướng khác, cùng loại
với văn học thế giới cận hiện đại, về nguồn gốc thuộc truyền thống văn học châu Âu Trong quãng từ năm 1900 đến năm 1930, văn học Việt Nam chuyển từ loại hình này sang loại hình khác
Theo đó, nhiều thể loại mới ra đời và góp phần đổi mới diện mạo của văn học
Việt Nam Nằm trong xu thế đó, sự xuất hiện “Hai giọt lệ” của Tương Phố và Đông
Hồ đã thổi luồng gió mới vào dòng chảy của văn học dân tộc Sau khúc dạo đầu ấy, thơ ca Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển mình và thực sự khởi sắc với sự trỗi
dậy mạnh mẽ mang tên “Thơ mới”
Tóm lại, các bài viết, nhận định kể trên đều nêu lên những biểu hiện tư tưởng, xác định vị trí, sự đóng góp của Tương Phố và Đông Hồ trong nền văn chương Việt Nam Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều về những sáng tác cũng như đóng góp của hai tác giả nhưng qua đó chúng ta cũng phần nào có cái nhìn sâu hơn về họ Tựu chung
lại, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao thơ của Tương Phố và Đông Hồ so với các
thể loại khác do họ sáng tác Mặc dù có ghi nhận những đóng góp mang ý nghĩa thời đại của hai tác giả nhưng hầu như chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu
một cách cụ thể những điểm mới mẻ mà “Hai giọt lệ” mang lại cho thi đàn lúc bấy
giờ Sự ra đời của “Hai giọt lệ” – “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ kí” có ý nghĩa như
thế nào đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc? Dấu ấn giao thời thể hiện ra
Trang 21sao trong nội dung và hình thức của hai tác phẩm? Điểm chung và riêng của “Hai giọt
l ệ”so với các sáng tác đương thời là gì? Đây chính là những điều khóa luận quan tâm
và muốn tìm hiểu
Với đề tài “Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong “Hai giọt lệ” của
Tương Phố - Đông Hồ”, khóa luận hi vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu
một trong những giai đoạn phức tạp của văn học Việt Nam – giai đoạn giao thời 1900 – 1930 Đồng thời, với dung lượng khiêm tốn của một bài khóa luận, người viết hy vọng sẽ đóng góp một phần khiêm tốn vào con đường tìm hiểu, nghiên cứu hai tác giả Tương Phố – Đông Hồ Thông qua đó, chúng ta có thể thấy được vị trí và vai trò của
họ trên con đường hiện đại hóa đầy biến động của thơ ca đầu thế kỉ XX
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ của đề tài, khóa luận tập trung tìm hiểu các vấn đề cụ thể:
Quá trình vận động và đặc điểm của thơ ca Việt Nam thuộc giai đoạn đầu thế kỉ
XX (1907 – 1932) thông qua những hiện tượng tiêu biểu Đặc biệt là hai tác phẩm đã
tạo nên những dấu ấn văn học sử: “Giọt lệ thu” của Tương Phố và “Linh Phượng lệ
ký” của Đông Hồ
Đối tượng nghiên cứu: Đông Hồ và Tương Phố (cuộc đời, thành tựu sáng tác),
nhưng chủ yếu tập trung tìm hiểu “Giọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký”
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ xem xét tương đối toàn diện đối tượng nghiên cứu đã được xác định bên trên, nhưng chủ yếu tập trung làm rõ mấy vấn đề sau: Đặc trưng của văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX được thể hiện qua hai tác phẩm
“Gi ọt lệ thu” và “Linh Phượng lệ ký”; Đóng góp của hai tác phẩm vào việc hiện đại
hóa thơ Việt Nam giai đoạn giao thời (1900 – 1930)
IV Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng và tham khảo những phương pháp và thao tác ít nhiều có tính chất phương pháp sau:
Trang 221 Đọc tất cả các tác phẩm của Tương Phố - Đông Hồ, chú trọng phần thơ trong phạm vi nghiên cứu đã nêu
Đọc các bài viết mà chúng tôi tìm được của các tác giả về cuộc đời, con người
và thơ Tương Phố - Đông Hồ để có cái nhìn mang tính tổng quát
2 Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để so sánh thơ của Tương Phố và Đông Hồ với
các tác giả khác, từ đó làm rõ đặc điểm nổi bật về nội dung, hình thức của “Hai giọt
lệ” và xác định tính chất giao thời của tác phẩm
3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này sử dụng để tiến hành phân tích những bài thơ trong “Giọt lệ
thu” và “ Linh Phượng lệ ký” cũng như các sáng tác khác của hai tác giả để phục vụ
cho việc đánh giá ý nghĩa hiện đại hóa thơ Việt Nam đầu thế kỉ XX của Tương Phố và Đông Hồ
Tất cả các phương pháp trên không thực hiện riêng lẻ mà hỗ trợ, bổ sung, phối hợp nhau trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề thuộc phạm vi đề tài
để mang lại kết quả cao nhất
Trang 23Phần thứ hai
NỘI DUNG CHƯƠNG I
NAM TRÊN VĂN ĐÀN CÔNG KHAI ĐẦU THẾ KỈ XX
Sở dĩ gọi là văn đàn công khai vì văn học đương thời bị phân hóa thành hai khu
vực văn học hợp pháp và bất hợp pháp
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp chưa có đủ thời gian rảnh rang và tiền bạc để
có thể sắm một đội ngũ bồi bút chuyên nghiệp Vì thế, công việc bồi bút vẫn còn do
những tên Việt gian kiêm nhiệm mà tiêu biểu là Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan
Đầu thế kỉ XX, Pháp đã đào tạo được đội ngũ bồi bút chuyên nghiệp hơn, có văn chương hơn, thậm chí số này còn đủ sức lập thuyết, để cũng lý sự về yêu nước, về cách mạng dù thực tế là phục vụ cho Pháp Mặt khác, Pháp còn dùng tiền bạc, uy quyền để thành lập những cơ quan ngôn luận đủ sức lũng đoạn văn đàn công khai Tiêu biểu là những tờ báo như: “Đông Dương tạp chí” (1913 – 1917), sau đó là “Nam
Phong t ạp chí” (1917 – 1934) Hai tờ báo này do hai nhà “trí thức lớn” là Nguyễn
Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh làm chủ bút
Theo góc nhìn khách quan, ta không thể không thừa nhận những đóng góp lớn
của hai ông ở những điểm sau:
Trước hết, hai ông là những hiện tượng của lịch sử văn hóa văn học Việt Nam
Thứ đến, các ông và những tờ tạp chí của mình có những đóng góp không nhỏ cho sự tiến bộ, hiện đại hóa đối với văn hóa và văn học Việt Nam
Tiếp đến, trong tư tưởng và nhất là trong phát ngôn của họ có những điều ta
phải thừa nhận là chân lí, có những câu xứng đáng là danh ngôn:
Trang 24“Tương lai của nước ta hay hay dở là tùy thuộc vào chữ quốc ngữ.”(Nguyễn Văn Vĩnh)
“Một nước không thể không có quốc hồn, “Truyện Kiều” là quốc hồn của ta
Một nước không thể không có quốc túy, “Truyện Kiều” là quốc túy của ta “Truyện
Kiều” còn thì nước ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn.”(Phạm Quỳnh)
Toàn bộ Nam Phong, một phần Đông Dương và chương trình của nhà trường
Pháp – Việt là chỉ là làm lại những điều mà Đông kinh nghĩa thục đang làm dở dang Khác nhau ở chỗ Đông kinh nghĩa thục xuất phát từ động cơ yêu nước, còn bọn họ làm
là để mị dân với tư cách một công cụ văn hóa của Pháp Cho nên thực dân Pháp đóng
cửa bỏ tù Đông kinh nghĩa thục nhưng lại trả lương hậu hĩnh cho Nguyễn Văn Vĩnh (Đông Dương), Phạm Quỳnh (Nam Phong), và Nguyễn Thái Tích (trường Quy thức)
Tại sao Pháp làm như vậy? Có thể lí giải rằng vì việc hiện đại hóa văn học Việt Nam trở thành một tất yếu, một quy luật nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người Pháp hiểu ra điều đó từ sau Đông kinh nghĩa thục Cho nên Pháp dành quyền về văn hóa văn học Việt Nam từ tay những người yêu nước sang những người chúng có thể điều khiển Do đó, công lao của Phạm Quỳnh hay Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là ý nghĩa khách quan ngoài dự tính và quan thầy của họ (ngày nay đã có đủ chứng cớ về việc Pháp đã kiểm soát hai tờ đó đến từng bài, quyết định bài nào xuất hiện kì nào, trả lương, đài thọ cho những bài xuất hiện; việc trả lương do cơ quan mật thám phủ Toàn quyền; trên bìa của các tờ Nam Phong đều công khai hai tên chủ bút: Phạm Quỳnh và Luis Matti – chánh mật thám Đông Dương) Vì vậy khó có thể nói họ yêu nước thành
thực được
Văn học yêu nước cũng có xuất hiện trên văn đàn công khai nhưng đó là sự lọt lưới kiểm duyệt của nó, vì chủ yếu nó là cơ quan ngôn luận của văn học nô dịch Ví dụ tiêu biểu chính là việc Đông Dương tạp chí xuất hiện hàng loạt những bài công khai
lên án Phan Bội Châu và tổ chức “Việt Nam quang phục hội” Tệ hơn nữa là còn kêu
gọi nhà cầm quyền Pháp phải bắt cho bằng được và đem tử hình Phan Bội Châu Như
vậy, có thể nói rằng trên văn đàn công khai nắm quyền lũng đoạn chính là tiếng nói
của văn học nô dịch
Trang 25Tuy nhiên, những tiếng nói đó chỉ dừng lại ở phạm vi báo chí chứ chưa thấm sâu vào văn học Trái lại, những cơ quan ngôn luận của Pháp và báo chí nói chung lại
trở thành miếng đất màu để gieo mầm văn học dân tộc, trong đó có hạt mầm hiện đại hóa Bộ phận đó được nhiều nhà văn học sử gọi là văn học hợp pháp không cách
mạng Nó gồm hai khuynh hướng nghệ thuật: lãng mạn và hiện thực “Giọt lệ thu” của Tương Phố cùng với “Linh Phượng lệ ký” của Đông Hồ là hai thi phẩm thuộc dòng
văn học có khuynh hướng lãng mạn
I Bối cảnh lịch sử xã hội của diện mạo thơ trên văn đàn công khai đầu thế kỉ XX
V ề chính trị, sau khi phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo thất
bại (1896), thực dân Pháp cơ bản thực hiện xong công cuộc bình định của chúng ở
Việt Nam Nước Việt Nam từ đây bước vào thời kỳ lịch sử mới, chuyển từ xã hội phong kiến Nho giáo sang chế độ thực dân – phong kiến với sự chia cắt thành ba xứ :
Bắc kỳ - Trung kỳ - Nam kỳ, theo các chính sách đô hộ khác nhau: thuộc địa - tự trị -
bảo hộ Nhưng về thực chất đều chịu sự thống trị của Pháp
Xã hội Việt Nam lúc này hết sức phức tạp Bên trên là chính quyền thống trị
thực dân cấu kết với bộ máy cai trị Nam triều Giai cấp phong kiến tiếp tục chiếm giữ
những vị trí nhất định trong xã hội Tư sản thực dân và tư sản dân tộc cùng tham gia vào quá trình bóc lột giai cấp cần lao Các tầng lớp nhân dân lao động, nhất là nông dân, chịu thêm nhiều áp bức Và xuất hiện những lực lượng “dưới đáy” mới của xã
hội: công nhân, dân nghèo thành thị, thậm chí cả một bộ phận trí thức, tiểu tư sản,
Xã hội phân hóa thành các giai tầng áp bức và bị áp bức, thống trị và bị trị
Cuộc sống cũng phân hóa thành thị với nông thôn ngày càng rõ rệt
Những năm đầu thế kỉ XX, thực dân, phong kiến tương đối rảnh rỗi với các phong trào yêu nước, nên chúng tiến hành nhiều biện pháp nhằm khai thác thuộc địa, làm giàu cho chính quốc Người dân Việt Nam chịu rất nhiều áp bức, cùng cực
Trang 26Các tầng lớp nhân dân, các lực lượng tiến bộ, sau một thời gian chịu nhiều thử thách và tổn thất, dần trưởng thành Hàng loạt các phong trào yêu nước, dân chủ xuất
hiện trong khoảng 1922 – 1926 Việt Nam quốc dân đảng ra đời và hoạt động mạnh
trong thời gian 1927-1930 Các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản xuất hiện và hoạt động có hiệu quả trong khoảng thời gian 1924-1930 Đó là các tổ chức thanh niên, phụ
nữ, công hội
V ề kinh tế, chính phủ Pháp đã xác lập ở đây những hình thức tổ chứa sản xuất
xã hội do Pháp thống trị và chỉ huy, đồng thời với quá trình khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên và nhân lực ở Việt Nam Xã hội Việt Nam thay đổi theo chiều hướng một
xã hội thuộc địa Bắt đầu có dấu hiệu mở mang kinh tế, phát triển buôn bán, thông thương với nước ngoài, mở cửa với phương Tây và thế giới, đưa Việt Nam hòa nhập
với đời sống thế giới Các thành thị mọc lên nhanh chóng, kinh tế thị trường có điều
kiện phát triển Sản xuất hàng hóa tăng nhanh Nông nghiệp sau một thời gian đình đốn dần dần ổn định, mang những đặc điểm mới có ảnh hưởng của sự điều tiết kinh tế
tư bản Nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền được xây dựng và khai thác Kinh tế từng bước ổn định Mặc dù vậy, phần lớn nhân dân vẫn sống trong nghèo khổ và lầm than
Sản phẩm hàng hóa và sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu trong tay một nhóm thiểu số tư bản, địa chủ
V ề văn hóa - tư tưởng, Việt Nam chuyển từ ảnh hưởng văn hóa Nho giáo sang
ảnh hưởng văn hóa tư sản phương Tây Những giá trị văn hóa cũ còn tiếp tục duy trì,
bắt đầu tình hình những giá trị văn hóa mới Văn hóa cũ có ảnh hưởng mạnh ở nông thôn, trong khi đó văn hóa mới ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị
Các tư tưởng triết học, tôn giáo truyền thống như Nho – Phật – Đạo vẫn tiếp tục
tồn tại trong những phạm vi nhất định và có những biến thái mới Các tư tưởng triết
học, tôn giáo ảnh hưởng phương Tây bắt đầu xuất hiện và lớn mạnh Bên cạnh tư tưởng tư sản, thực dân tác động tới một bộ phận xã hội, dần dần xuất hiện và lớn mạnh
những tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng tiến bộ của giai cấp công nhân – tư tưởng
cộng sản – và ngày càng lan rộng trong dân chúng
Trang 27Đạo Thiên chúa, và một số tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo cũng ảnh hưởng nhất định tới một bộ phận con người trong xã hội thời kỳ này
N ền giáo dục cũng có những thay đổi mới Bắt đầu từ việc thay thế dần nhà
trường giáo dục cũ bằng nhà trường giáo dục mới Việc học và thi bằng chữ Hán chấm
dứt vào năm 1919 Giáo dục thi cử theo quy chế phong kiến thay thế bằng giáo dục thi
cử ảnh hưởng của Pháp Nhà trường chuyển sang học chữ Pháp, chữ quốc ngữ Các
nội dung giáo dục cũng thay đổi, chú trọng cả tới khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ Nền giáo dục tỏ ra quy củ và hiện thực hơn Song nó mang nặng tính chất nô
dịch, quan lại cho bộ máy hành chính mới, phục vụ cho Chính phủ bảo hộ Pháp
Nhìn chung toàn bộ xã hội việt Nam từ 1900 đã thay đổi rất căn bản Đây là
cuộc đổi thay đau thương mà vĩ đại, đưa dân tộc ta bước vào một thời đại mới nằm trong cầu trường văn hóa cận đại ảnh hưởng phương Tây Nó đẩy về sau những năm dài của chế độ phong kiến, nó trải nghiệm trong những năm tháng dân tộc chịu thử thách của văn hóa, tư tưởng phương Tây hồi đầu thế kỷ, nó chuẩn bị cho một thời đại văn hóa tư tưởng mới sắp ra đời, khi người Việt Nam đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và tay sai bán nước, tự làm chủ số phận của mình, đưa dân tộc hội nhập cùng thế
giới hiện đại
II Bối cảnh văn học của thơ và diện mạo thơ ca giai đoạn
Bài viết chủ yếu tập trung vào cái mới của tình hình văn học giai đoạn
Từ đây, nền văn học mới đã bắt đầu xuất hiện, phát triển theo chiều hướng hiện đại hóa, trên cơ sở lịch sử xã hội cụ thể, dần dần từ giã những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, chuyển sang chịu ảnh hưởng của văn học Pháp
Sự ra đời của nền văn học mới gắn bó chặt chẽ với những tiền đề lịch sử sản sinh ra nó Trước hết, những tiền đề lịch sử đã sản sinh ra chủ thể của văn học mới ấy: người sáng tác mới, người đọc mới, và giữa họ là tác phẩm như một môi giới trung gian với con người được quan tâm mô tả cũng là những con người mới,dù ít dù nhiều
Đó là những “con người mới”, mang tư tưởng, tình cảm, tâm trạng mới, với những
Trang 28mối quan tâm, những quan niệm mới về lịch sử và tự nhiên Và phù hợp với nó, trong văn học là những “nội dung mới” và “hình thức mới” tương ứng của thời đại
Vì thế, trong văn học, bên cạnh những nhân vật quen cũ của xã hội phong kiến, nông nghiệp cổ truyền, những vua chúa quan lại, chức dịch, nho sĩ, nông dân mà vai trò ngày càng thu hẹp, đã xuất hiện và trưởng thành hàng loạt những nhân vật mới của
thời đại, đó là hình ảnh của các quan chức thực dân, quan lại Nam triều, người trí thức Tây học, các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, lớp thị dân kiểu mới Từ cuối những năm
1920, xuất hiện thêm loại nhân vật mới – nhân vật người chiến sĩ cách mạng Đây chính là nhân vật chính của lịch sử và văn học Việt Nam hiện đại sau này
Về hình thức văn học, bên cạnh những hình thức biểu hiện truyền thống, bắt đầu xuất hiện và lớn mạnh những hình thức biểu hiện mới, ảnh hưởng văn học Pháp, văn học phương Tây Đó là những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, kịch, thơ ca,
Chúng ta cũng cần chú ý đặc biệt tới những tiền đề vật chất trực tiếp khác của văn học hiện đại Đó là sự lớn mạnh của chữ quốc ngữ La tinh hóa, của in ấn, xuất
bản, báo chí và của đội ngũ công chúng văn học mới
Bên cạnh những chất liệu văn học như chất liệu đời sống, chất liệu tâm hồn, văn
học Hiện đại Việt Nam lấy chữ quốc ngữ La tinh hóa làm chất liệu nghệ thuật Lần đầu tiên trong lịch sử, chữ quốc ngữ đã thay thế vai trò lịch sử nghìn năm của chữ Hán và
chữ Nôm Chữ quốc ngữ ra đời từ thế kỷ XVII có công của các giáo sĩ phương Tây như Alêchxăng đơ Rốt (Pháp), Bacbôda, Amaran (Bồ Đào Nha) Sau hơn hai thế kỷ
thử nghiệm trưởng thành, đến đầu thế kỷ XX, nó đã là công cụ giao tiếp hữu hiệu, trở thành chất liệu nghệ thuật quan trọng
Sự ra đời của văn học Hiện đại còn nhờ công lao của “bà đỡ” quan trọng đó là báo chí và xuất bản Từ đây, thay vì phương thức xuất bản lạc hậu và cách truyền bá văn học cũ rất hạn hẹp và chậm chạp, là phương thức xuất bản tiên tiến và phương
thức truyền bá văn học nhanh chóng Đó là sự ra đời của các nhà xuất bản và các tờ báo
Trang 29Tờ báo chữ Pháp đầu tiên xuất bản ở Nam Bộ năm 1862 là tờ “Công báo” của
quân đội viễn chinh ở Nam kỳ Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện ở Nam
Bộ là tờ “Gia Định báo”, năm 1865
Từ đó cho tới 1929 đã có tới mấy chục tờ báo khác nhau Báo chí đăng tải các tin tức, song đã dành nhiều chỗ cho in tác phẩm văn học Nhiều tờ báo có đóng góp cho việc công bố và tuyên truyền văn học là: Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp
chí, Trung B ắc tân văn
Nói tới sự hình thành và phát triển của văn học hiện đại, không thể không đánh giá đúng đắn vai trò của đội ngũ độc giả Ở một khía cạnh nào đó, độc giả chính là người quyết định số phận của văn học Văn học phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu
thẩm mĩ của độc giả, nó mới có lý do tồn tại Nói tới độc giả, cũng tức là nói tới sự
tiếp nhận văn học, là nói tới mục đích sáng tác của nhà văn Trước đây, nhà văn sáng tác để nói chí, để tải đạo, phần lớn là viết cho “riêng mình” Độc giả (hiểu theo nghĩa
là công chúng đông đảo) dường như không tham gia vào quá trình văn học Giữa tác
giả và độc giả không mấy khi có mối liên hệ trực tiếp Và nhìn chung họ không có nhu
cầu nhận thức về nhau một cách kĩ lưỡng
Song trong thời kỳ hiện đại, văn học không đơn thuần là “thú chơi” như trước
mà nó cũng được đem ra rao bán như “hàng hóa” Tác phẩm gắn liền với “giá cả”,
viết gắn liền với “nhuận bút”, độc giả la với “khách hàng”
Xuất hiện những nhà văn “chuyên nghiệp” đầu tiên Độc giả giờ đây trở thành người có quyền đánh giá và quyết định sản phẩm hàng hóa Vì vậy giờ đây văn học không chỉ chủ yếu phục vụ tác giả (tự phục vụ) mà chủ yếu phục vụ độc giả Điều này dường như xa lạ với văn học trung đại Nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ của độc giả đóng
một vai trò lớn, nếu không nói là quyết định, đối với sự phát triển của văn học
II.1 Bối cảnh văn học của thơ: những đặc điểm chính của văn học trên văn đàn công khai
Điều nhận thấy rõ nhất của văn học đầu thế kỉ XX là tính giao thời của nó Đó
là sự giao nhau giữa hai thời đại văn học cổ trung đại và hiện đại, là sự giao thời giữa
Trang 30hai lực hút Đông – Tây, là sự giao thời mới – cũ Tính chất giao thời này không phải
chỉ của riêng văn học, mà còn diễn ra trong các loại hình nghệ thuật khác như âm
nhạc, hội họa, điêu khắc cũng như còn diễn ra trên cả bề mặt văn hóa dân tộc
Đối với văn hóa dân tộc, sự giao thời này cũng bộc lộ ra trên mọi lĩnh vực hoạt động, từ ngôn ngữ văn học đến thể loại văn học, từ nội dung tư tưởng đến các hình
thức biểu hiện, từ tác giả tới nhân vật văn học
Quy luật của cuộc sống là luôn vận động đi lên, không ngừng phát triển đến
mức hoàn thiện trong thế giới khách quan Văn học cũng không ra ngoài quy luật ấy
Lịch sử văn học xét cho cùng chính là lịch sử của sự phát triển, cách tân và không ngừng hiện đại hóa bản thân nền văn học Quy luật vận động của văn học Việt Nam trong lịch sử là đưa văn học phát triển từ phạm trù văn học Trung đại sang phạm trù văn học Hiện đại Đây là một quá trình vận động, phát triển đầy chông gai, thử thách Nó không phải chỉ bước cái một là xong mà phải qua những khâu trung gian chuyển tiếp bao hàm trong một phạm trù kép tạm gọi là phạm trù cận đại diễn ra trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX (1900 – 1930) với diện mạo một giai đoạn văn
học giao thời
Giai đoạn giao thời là một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai thời kỳ, có cái
mới và cái cũ đan xen, có mâu thuẫn, xung đột và chưa ổn định Năm 1900 chỉ là cái
mốc quy ước cho sự chuyển tiếp giữa hai thời kỳ trong một dòng chảy thống nhất của
tiếng Pháp)
Trang 31Đối với bộ phận văn học mà tác giả của nó là những người vốn hấp thụ cái học
cũ, dĩ nhiên chữ Hán và chữ Nôm vẫn là phương tiện thuận tay hơn cả để diễn đạt tâm
trạng, tình cảm và cũng hợp với bộ phận độc giả của nó vốn còn khá đông đảo
Trong tình hình đó phải nói thêm rằng tuy chữ Quốc ngữ chưa phải là thứ ngôn
ngữ văn học độc tôn và chính thức nhưng nó đang ngày một hoàn thiện và tỏ rõ ưu thế trên trường văn học Sáng tác văn học bằng chữ quốc ngữ vẫn là lựa chọn ngôn ngữ văn tự quan trọng nhất Một sự lựa chọn có tương lai đối với các nhà văn trong điều
kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ, đây là phương tiện có nhiều khả năng phù hợp với, trình độ, tâm lý, thị hiếu của người Việt Nam, có tiềm năng lớn nhất phản ánh đời sống
và tâm hồn con người Việt Nam hiện đại
Về hình thức thể loại trong nhiều sáng tác giai đoạn này đã có sự đan xen, giao thoa giữa các yếu tố cũ và mới Riêng ở lĩnh vực thơ ca câu thơ có nhiều biến động làm rạn vỡ quỹ đạo câu thơ Đường hay câu thơ Lục bát truyền thống Yếu tố tự do bắt đầu được để ý, câu thơ nhiều tự do thời cũ như Hát nói được đề cao Thậm chí có
những nhà thơ mô phỏng câu thơ Pháp Tất cả làm tiền đề cho sự xuất hiện của câu Thơ mới sau này
Tư tưởng nghệ thuật giai đoạn văn học giao thời được hình thành dần từ những xung đột nghệ thuật cơ bản của văn học, bộc lộ một cách “phức điệu” và có khi đối nghịch giữa các xu hướng mới, cũ; mà một trọng tâm trong đó là xung đột giữa cá nhân với thực tại trong ý thức xã hội
Mỗi thời đại sản sinh ra con người của thời đại mình Thời đại giao thời thì con người cũng có dáng vẻ “giao thời” “Văn học là tấm gương phản ánh thời đại” (M.Goorki) cho nên cũng đã sáng tạo ra hệ thống hình tượng nhận vật “giao thời” Đó
một mặt là sự xuất cùng lúc cả con người “quen” cũ và con người “lạ” mới, một mặt khác là khuôn dạng thứ ba: con người vừa quen vừa lạ trên dung mạo, nhất là dung
mạo tinh thần Có bóng dáng con người của văn học truyền thống, cũng có diện mạo con người thời đại mới chưa từng gặp trong văn học trước đây (những người tư sản,
tiểu tư sản, trí thức, thị dân )
Trang 32Như vậy, dấu ấn “giao thời” là khá đậm nét trong các sáng tác văn học đầu thế
kỉ XX Văn học thời kì này là văn học giao thời nhưng xét ở trạng thái vận động của
nó, ta thấy rõ văn học đã phát triển theo chiều hướng hiện đại, dưới sự tác động của các ảnh hưởng văn học Pháp, văn học phương Tây
Văn học giao thời đầu thế kỉ XX tồn tại trong một thời gian không dài nhưng cũng có nhiều biến đổi và phát triển về chất so với trước đó Nó tạo tiền đề cho sự thành công hiện đại hóa và sự phát triển hiện đại về sau của văn học Việt Nam Đóng góp của nó cho dòng chảy liên tục của văn học Việt Nam quả là không nhỏ
Nền văn học giao thời với những đặc điểm, tính chất riêng đòi hỏi một đội ngũ nhà văn “vững tay lái”, gánh vác trách nhiệm “chuyển giao thời đại” của mình
Nhu cầu xã hội mới của giai đoạn giao thời là cội nguồn thúc đẩy cá nhân và tài năng sáng tạo Những thời điểm xã hội chuyển mình chính là lúc đòi hỏi tính tích cực sáng tạo của cá nhân là sinh thể xã hội, là kết tinh các quan hệ xã hội và tinh hoa đời
sống
Trong buổi giao thời cũ mới đan xen, sẽ có những con người đan xen cũ mới đại diện cho nền văn học giao thời đó Các nhà nghệ sĩ ngôn từ sẽ bằng tài năng, bằng
những con đường khác nhau cùng “gánh vác trách nhiệm” “chuyển giao thế hệ”, góp
phần vào quá trình đổi mới nền văn học Và Tương Phố, Đông Hồ, đã xuất hiện bên
cạnh Tản Đà để trở thành con người thời đại tiêu biểu ấy
II.2 Diện mạo thơ: những đặc điểm riêng của thơ ca giai đoạn
II 2.1 Một giai đoạn ôn tập lại các thể loại
Trong giai đoạn này, các nhà thơ đã có sự phục hưng lại các thể loại văn vần
lịch triều Về các thể thơ có nguồn gốc ngoại lai (Hán) thì có thơ luật (thi), phú, văn tế,
tứ lục, nhất là từ khúc…; còn các thể thơ dân tộc (Nôm) thì có lục bát, song thất (song
thất lục bát, lục bát gián thất), hát nói và cả những làn điệu dân ca các miền được khai thác hình thức phần lời (ca từ) làm thành các “thể” cho thơ: hát xẩm, hát đò đưa, hát
ví, hát dặm
Trang 33Thơ phú, đặc biệt là thơ luật được đăng tải nhiều trong các báo từ Nam ra Bắc trên nhiều tờ báo nổi tiếng như Nông cổ mín đàm, Đông Dương tạp chí, Nam Phong
và Ph ụ nữ tân văn Thâm chí, tiểu thuyết, sử kí thời kì này vẫn mang đậm truyền
thống văn vần Chẳng hạn như truyện thơ lục bát “U tình lục” của Hồ Biểu Chánh,
“Giai nhân kì ng ộ” của Phan Châu Trinh, hay như Dương Bá Trạc cũng sáng tác cả
một truyện Nôm mới “Trai lành gái tốt”; Nguyễn Thế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu
viết sử giáo khoa bằng văn ngũ ngôn; Ưng Ân kể “Việt sử danh nhân liệt nữ” bằng thơ
song thất lục bát
Tuy nhiên, các nhà văn thời kì này đã ý thức rõ hơn về sứ mệnh sáng tác của mình Hưởng ứng lời kêu gọi của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, họ đã đem bút thơ
của mình điểm tô cho nền văn học quốc ngữ đang hình thành và phát triển Phạm Thế
Ngũ trong “Việt Nam văn học sử gi ản ước tân biên – tập 3” đã nhận định rằng:
“Những người cũ như các cụ khoa cử thì trong ý thức tỉnh ngộ quốc gia muốn li dị với câu thơ chữ Hán để dành cả cảm tình và thời giờ cho “giọng Hàn Thuyền và hồn Đại
Việt”:
“Chữ nho mít hết chữ Tây nhòa,
Chữ của mình đâu sẵn giở ra
Chán kẻ văn chương theo giọng chú,
Mặc ai mách quẻ gọi bằng cha.”
ra các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, kéo dài từng trường thiên vài chục câu, dùng vần
bằng – trắc, Đường luật cổ phong muôn vẻ Kĩ thuật cũng được chú ý biến đổi và để công khai thác hơn Các dạng bài thủ vĩ, bài tiệt hạ, bài phú đắc, bài thích câu, lối liên châu, lối thước kiều đều là những thể thức đã có trong thơ Tàu nhưng đến thời kì này
Trang 34mới được lưu tâm như là một sự “ôn tập”, “tổng duyệt, tổng kiểm kê” có ý thức, để xem khả năng thực tế của chúng trước nhu cầu đổi mới thơ
Ngoài ra, việc “tổng ôn tập” không chỉ xuất hiện trên văn đàn công khai mà nó còn chi phối cả thơ trên văn đàn không công khai Điều đó chứng tỏ đây là một nhu
cầu tất yếu có tính quy luật của thời kì này Kèm theo đó, các loại hình “kẻ sĩ” cũng có
sự “tổng duyệt” khi tập hợp từ nho sĩ, đạo sĩ và cả tu sĩ Phật giáo Những kiểu tâm
trạng như nhập thế hành đạo, ẩn sĩ, tu sĩ …vẫn hiện diện Ta có thể kể đến trường hợp
của Nguyễn Thượng Hiền Là một nhà thơ, một chí sĩ yêu nước, ông từng kết giao với
với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng Nguyễn Thượng Hiền từng hỗ trợ phong trào Đông Du nhưng vì cha ông lúc đó mang bệnh nặng nên ông phải ở lại vận động cách mạng trong nước Năm 1907, khi vua Thành Thái bị người Pháp buộc thoái vị, ông vào phủ Toàn quyền đòi nhà nước Bảo hộ bãi lệnh nhưng không thành Thối chí, ông giả làm thầy bốc thuốc ở hiệu
“Nam Thọ” (Hà Nội) rồi tìm đường sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục Hội Năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt, ông
là người lãnh đạo của hội
Sau khi các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội thất bại, Nguyễn Thượng
Hiền xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang và
mất tại đây Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, Nôm Thơ ông chủ
yếu ký thác những tâm sự của mình và lên án chính sách của người Pháp, khơi dậy
lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp Tập văn xuôi “Hát Đông thư
d ị” của ông mang đậm tính chất truyền kỳ
Nói đến sự “ôn tập” về hình thức thơ, ta cũng không thể bỏ qua trường hợp tiêu
biểu “Khối tình con I” (1916) của Tản Đà Trong đó, tác giả đã tập hợp đủ mọi “thể”
thơ từng có trong thơ ca trung đại Việt Nam, ta và Tàu, bình dân và bác học, văn học
viết và văn học dân gian
Có thể dẫn ra một vài khổ thơ thể hiện điều ấy như:
“Người ta có vợ có chồng
Em như con sáo trong lồng kêu mai
Má đào gìn giữ cho ai
Trang 35Răng đen, đen quá cho hoài luống công.”
Không chỉ mang âm hưởng ca dao, thơ của Tản Đà còn có những câu mang
giọng điệu giống Hồ Xuân Hương:
“…Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối Phàm trần chưa biết nhắn nhe cho.”
(Chơi chùa Hương Tích – Khối tình con I)
Những câu như “Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt”, “Đá hỏm hang đen tối
tối mò” và “Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối” của Tản Đà khiến người ta nhớ đến
những câu của Hồ Xuân Hương: “Nước trong leo lẻo một dòng thông”, “Xoi ra một lỗ
hỏm hòm hom” và “Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”…
Và chính kiểu hình thức hỗn hợp ấy trong tập thơ đầu của Tản Đà lại trở thành
kiểu mẫu cho nhiều nhà thơ khác mô phỏng như “Một tấm lòng” của Hải Nam Đoàn
Như Khuê, phong dao và những “bài hát” của Á Nam Trần Tuấn Khải…
Bên thể thơ Việt, ta cũng thấy có sự thay đổi Nếu như trước kia, các nhà nho thường dùng câu lục bát để làm truyện dài thì nay truyện đã trở thành tiểu thuyết văn xuôi, các câu lục bát được dùng để làm những bài thơ vắn diễn đạt mọi cảm hứng thay cho các câu thơ Tàu như trước đây Đồng thời, các nhà thơ cũng tìm vào văn chương truyền khẩu của dân gian, học tập ca dao, đặt các bài phong thi, xẩm chợ, đò đưa
II 2.2 Tình trạng đình đốn về nghệ thuật
Mặc dù có cải cách nhưng những chuyển biến nhỏ nhặt ấy vẫn chưa đủ sức làm
biến đổi nền thơ ca hiện tại Chúng vẫn nằm trong đường lối văn vần truyền thống và không thay đổi được dung mạo nghệ thuật cũ
Đối với vài thể như song thất, hát nói, nhất là thơ luật có phần thụt lùi về nghệ thuật Trên báo Nam Phong, Hữu Thanh, Phụ Nữ đương thời, ta khó có thể tìm thấy
những tác giả một thời như Xuân Hương, Thanh Quan hay Nguyễn Khuyến Mặc dù
Trang 36thơ in ra nhiều nhưng chất lượng thì không có gì nổi bật Đủ các loại thơ như thơ
mừng, thơ cám ơn, thơ chúc thọ, thơ lưu giản, thơ vịnh cảnh, đề con cóc, cây cau, thơ nhân tình thế thái Đồng thời, nội dung của chúng cũng rất sáo cũ và đi theo lối mòn
Vịnh cảnh mùa thu thì:
“Lác đác sân ngô lá rụng vàng,
Tiết hè qua khỏi tiết thu sang
(thơ Đoàn Nhữ Nam) Hay:
“Chót vót trên không núi mấy chòm,
Có chùa trong ấy hỏm hòm hom.”
(thơ Nguyễn Thế Thụy)
Những hình ảnh kiểu ước lệ, cổ điển ấy vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong thơ văn thời bấy giờ Ngay cả ở những thể cách mới mẻ đôi chút, mà tứ xưa, từ sáo cũng khiến cho người ta không cảm thấy không còn mới mẻ Chẳng hạn như bài từ khúc của nữ sĩ Đạm Phương - thi tài nổi danh đương thời và đã có bài được đăng ở
Nam Phong từ những số đầu:
“Tựa bên lầu,
Trang 37Ngắm cảnh thâu,
Tựa bên lầu.”
(Điệu Nga mi dương) Bài thơ mang đậm lối viết sáo mòn khó có thể tìm thấy nét riêng để phân biệt
với người khác Nếu không biết tên tác giả mà chỉ đọc qua thì ta dễ lầm tưởng đây là
một bài thơ được sáng tác từ thời trung đại
Sở dĩ có tình trạng nghệ thuật thi ca đình đốn này là vì nhiều lý do Trước hết
là vì chủ trương văn học của giai đoạn Đây là một giai đoạn mà những nhà cầm viết đều bị đè nén bởi những bận tâm về chính trị và học thuật Các nhà Nho từ Đông Kinh đều có cái mặc cảm mất nước vì thi phú Vì thế mà Phạm Quỳnh đã cho rằng “cái văn minh thiếu, cái văn phải tạo ra cấp thời để cứu nước là văn xuôi, văn nghị luận” [28, 376] Ngay chính Tản Đà tuy làm thơ và nổi danh về thơ rất sớm, song vẫn có một
mặc cảm tự khí, coi đó chỉ là thứ trò chơi, và dồn cả tâm huyết của ông vào giấc mộng làm báo
Thơ vẫn được làm ra nhiều theo thói quen và vẫn được đón tiếp rộng rãi vào báo để để chiều lòng một số độc giả Tuy nhiên, do sự thờ ơ của những người chủ trương văn học như trên nên nó đã bị giảm phần quý trọng, không được chăm sóc hướng dẫn
Một lý do nữa nằm ở ngay những người làm thơ của giai đoạn Họ đều là những người theo Nho học lâu đời hay ít nhiều chịu ảnh hưởng của cái học Nho Chính vì đều
ít nhiều từ Hán học bước sang quốc văn và đều học làm thơ qua mẫu thơ chữ Hán chữ Nôm thời trước nên dù có cố gắng làm mới mình, họ cũng chỉ có thể viết ra lời xưa ý
cũ, thơ của họ vì vậy không tiến bộ được bao nhiêu
II 2.3 Điểm qua các khuynh hướng và các nhà thơ
Ở đây ta có thể thấy đủ các khuynh hướng thơ văn chữ Nôm như đã phân tích khi bước vào nghiên cứu văn học lịch triều Đó có thể là khuynh hướng thời thế, dùng
lời lẽ bóng gió để than thở về thời cuộc, về vận nước, như thường thấy trong thơ của Á
Trang 38Nam hay khuynh hướng trào phúng, cười cợt thế tình, mỉa mai xã hội, như đôi khi thấy trong thơ Tản Đà Song nói chung hai khuynh hướng này không thịnh hành Khi uy quyền của lớp thống trị đã vững vàng, xã hội Pháp thuộc bước vào một nền nếp và người lãnh đạo văn nghệ như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đều chấp nhận tán
dương thì các khuynh hướng cũng có sự thay đổi Nguyễn Văn Vĩnh trên tờ Annam
Nouveau, t ừng lên tiếng đả kích cái giọng khêu gợi quốc sự trong thơ Á Nam Nam
Phong thì cũng không phải là nơi để các nhà thơ gọi hồn nước hoặc chửi tham quan ô
lại Do đó, xét trên bề mặt thì hai khuynh hướng thịnh hành hơn cả là khuynh hướng đạo lý và tình cảm Người ta làm thơ thuật sử, vịnh sử, theo vết “cụ Quận Hoàng”, làm
thơ giáo huấn con trẻ như Tản Đà với các sách “Lên sáu”, “Lên tám”, làm thơ ngụ
ngôn để dạy luân lý như Nguyễn Trọng Thuật Chủ trương không làm chính trị chỉ làm
văn hóa giáo dục của Phạm Quỳnh, của Nam Phong, nói chung của cả lớp trí thức hợp
tác bấy giờ, đã đưa đến cho các nhà thơ đương thời một lối thoát Một lối thoát nữa là con đường tình cảm lãng mạn Một nỗi sầu bao trùm lên các thế hệ lúc bấy giờ Cái
giọng sầu ấy cất lên véo von, thấm vào man mác, trong các bài thơ của Tương Phố, Đoàn Như Khuê, Trần Tuấn Khải, Tản Đà
Để thống kê hết tất cả các nhà làm thơ trong giai đoạn này là một việc không
dễ Chúng tôi chỉ điểm qua những nhà thơ có tác phẩm xuất bản hoặc có thơ đáng kể
về lượng hay phẩm trong các báo bấy giờ như Nam Phong, Hữu Thanh, An Nam tạp
chí, Ph ụ nữ Tân văn, nhất là Nam Phong
Về phái nữ, ta phải kể đến Nhàn Khanh, Đạm Phương, Tương Phố Nhàn Khanh có cả một thi tập đăng ở Nam Phong năm 1918 Thơ bà êm đềm, đài các,
phảng phất thơ Thanh Quan, khiến cho lúc đầu có người lầm bà với nữ sĩ đời Minh
Mạng Đạm Phương ngoài làm thơ còn viết cả luận thuyết, đoản văn nữa Tương Phố
có một thi nghiệp mà ta sẽ nói sau
Về phái nam, trước hết phải kể những nhà Nho khoa cử cũ như Trần Mĩ, Trịnh
Đình Dư, Dương Bá Trạc, Bùi Kỉ Trần Mĩ, có tập “Cổ phần lái khúc” đăng ở Nam
Phong năm 1919, trong đó có bài “Đê thứ hí tác” đáng chú ý Bài thơ đã mượn tích
Sơn Tinh – Thủy Tinh để nói đến xã hội đương thời:
Trang 39“…Ông thủy đắc ý cười khúc khích
Tự đó đến giờ xứ Bắc Kì,
Trị Thủy không có ai thiên sách
Oán thù chuyện cũ có hay không?
Nếu có vua thì cũng nên tránh, Đòi nhiều lễ vật để làm chi?
Làm cho cả nước phải tai ách
Các ông thành phố rầy mà đi, Cho cưới con gái đừng có thách.”
Dương Bá Trạc (bút hiệu Tuyết Huy) vốn là nhà nho của Đông Kinh Nghĩa
Thục, là tác giả một quyển tiểu thuyết văn vần theo kiểu truyện thơ truyền thống: “Trai
lành gái t ốt” Ông mơ tưởng dựng lại một kiệt tác lục bát theo vết “Đoạn trường tân thanh” nhưng không thành công Một tác giả khác là Trịnh Đình Dư, bút hiệu Ngẫu
Trì, thường có thơ đăng trên Nam Phong, Hữu Thành từ năm 1929 Ông là cây bút
nghị luận của Phụ nữ tân văn và cũng có nhiều bài thơ luật đăng trên báo này Bùi Kỷ,
bút hiệu Ưu Thiên, là một nhà biên thảo hơn là một nhà thơ Tuy sáng tác ít nhưng các bài về thơ phú của ông đều có giá trị Trong những bài ca trù như “Chữ nhàn”, “Chữ
lao”, ông “…đã thổi cho câu hát nói một khí lực quyến rũ mãnh liệt”.[Phạm Thế Ngũ,
28, 380]
Ngoài ra cũng có thể kể thêm các tác giả như: Vũ Khắc Tiệp, Nguyễn Văn Đào,
Trần Mạnh Đàn, hai ông họ Đoàn, Mai Khê và Mai Nhạc Mai Khê Đoàn Tư Thuật,
dịch giả “Tuyết Hồng lệ sử”, cũng đã có công dịch bài tựa truyện Kiều của Chu Mạnh
Chinh ra văn tứ lục rất chuốt, rất hay Ông đã viết những câu thơ luật vịnh truyện Kiều khá hay như:
“Bút cụ Nguyễn Du hòa những lệ, Văn người Nam Việt quý hơn vàng.”
Trang 40Thuộc vào lớp trẻ hơn, nói theo Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử
gi ản ước tân biên” là những người thuộc lớp “Nho Tây tham bán”, mà thi phẩm cũng
hay thấy trên Nam Phong là Nguyễn Mạnh Bổng, Hoàng Ngọc Phách, Dương Đình
Tẩy, Trần Huy Liệu, Phạm Tuấn Tài Nguyễn Mạnh Bổng, hiệu Mân Châu, là người
rất chịu khó làm việc cho văn mới Ngay từ buổi đầu ông làm thơ, dịch truyện, viết
đoản thiên, đăng ở Nam Phong, ở Hữu Thanh, ở Phụ nữ Tân văn, nhưng ông không có
tài hẳn về loại nào nên không để lại tiếng tăm gì Thơ Hoàng Ngọc Phách thì cũng êm
đềm, chải chuốt như lối văn của ông ở “Tố Tâm”:
“Déo dắt trên bờ chim ghẹo nguyệt,
Vẳn vơ dưới bóng cá ăn sương.”
(Vịnh cảnh hồ Tây)
Phạm Tuấn Tài tuy có tư tưởng cách mạng về chính trị như thơ ông thì lại rất cổ truyền Xem xét bài “Cảnh chiều Bắc Cạn” của ông, ta thấy câu tứ và hình ảnh đều
mang nặng lối cổ:
“Vừa mới tan sương bóng đã tà,
Mịt mù mây phủ nước non hoa
Bờ kia cụ Lã ôm cần lại, Sườn nọ ông Chu quẩy gánh ra
Tháo ách voi Ngu nơi ruộng vắng
Gõ sừng trâu Nịnh quãng đồng xa
Hỏi ai lữ khách buồn chăng tá?
Loạc quạc kìa trông một lũ gà!”
Ngoài ra, ở miền Nam cũng có các bài đăng trên báo cùng một giai đoạn (Đại
Vi ệt, Đuốc Nhà Nam, Nam kỳ tuần báo, Phụ nữ tân văn) một số bút thơ cũng từ làng
nho ra như Trần Chánh Chiếu, Đặng Thúc Liêng, Huyền Mặc, Thượng Tân Thị Thượng Tân Thị là bút hiệu của một nhà Nho quê ở Thừa Thiên (tên thật là Phan Quốc