1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại 30 năm đầu thế kỷ XX 1900 -1930

19 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG THỂ HIỆN TRÊN CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX.. Phân tích những nhân tố bên ngoài và bên trong ngôn ngữ có tác động đến sự phát tri

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN NHẬT CHÍNH

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

(30 năm đầu thế kỷ XX: 1900 -1930)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà nội - 2002

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN NHẬT CHÍNH

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

(30 năm đầu thế kỷ XX: 1900- 1930)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số : 5 - 04 - 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS.LÊ QUANG THIÊM

Hà Nội - 2002

Trang 3

Mục lục

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 3

3 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN 4

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5 TƯ LIỆU PHỤC VỤ CHO LUẬN ÁN 5

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 8

1.1 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 8

1.1.1 Những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ 8

1.1.2 Những nhân tố bên trong ngôn ngữ 16

1.1.2.1 Sự biến đổi về số lượng 16

1.1.2.2 Sự biến đổi về chất lượng 17

1.2 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 26

1.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường vay mượn từ 27

1.2.2 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo và phát triển nghĩa 28

1.2.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ ngữ 28

1.2.2.2 Phát triển từ vựng bằng con đường phát triển ý nghĩa mới của từ 38

1.2.3 Phát triển từ vựng bằng con đường toàn dân hoá từ ngữ tiếng địa phương 40 1.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 42

1.3.1 Những khó khăn trong việc nghiên cứu 42

1.3.1.1 Khó khăn về tư liệu 42

1.3.1.2 Khó khăn trong việc xác định từ ngữ mới 43

1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận án 44

1.3.2.1 Quan niệm về đồng đại và lịch đại trong khi nghiên cứu 44

1.3.2.2 Hướng nghiên cứu của luận án 46

CHƯƠNG 2 BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 47

2.1 VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI-NGÔN NGỮ GIAI ĐOẠN 1900-1930 47

2.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội 47

2.1.2 Bối cảnh ngôn ngữ 52

2.1.2.1 Sự phát triển của báo chí quốc ngữ 52

2.1.2.2 Sự phát triển của nền văn học quốc ngữ 60

2.2 BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG THỂ HIỆN TRÊN CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 64

2.2.1 Các văn bản được chọn làm tư liệu và phương pháp tập hợp tư liệu 65

2.2.1.1 Các văn bản được chọn làm tư liệu 65

2.2.1.2 Phương pháp tập hợp tư liệu 69

Trang 4

2.2.2 Khái quát về sự phát triển số lượng và chất lượng của từ vựng ba mươi

năm đầu thế kỷ XX 69

2.2.2.1 Sự phát triển về lượng 69

2.2.2.2 Sự phát triển về chất 85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 89

CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG GIAI ĐOẠN 1900-1930 BẰNG CON ĐƯỜNG CẤU TẠO TỪ VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA 94

3.1 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG BẰNG CON ĐƯỜNG CẤU TẠO TỪ 94

3.1.1 Các yếu tố tham gia cấu tạo từ 96

3.1.1.1 Một số quan niệm về yếu tố cấu tạo từ tiếng Việt 96

3.1.1.2 Các thành tố tham gia cấu tạo từ ngữ mới trong thời đoạn được khảo sát 104

3.1.2 Quan niệm về phương thức ghép trong tiếng Việt 109

3.1.3 Một số quan niệm về phân loại từ ghép trong tiếng Việt 110

3.1.4 Các mô hình cấu tạo từ ngữ mới tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ XX 115

3.1.4.1 Các mô hình cấu tạo từ ghép hội nghĩa 116

3.1.4.2 Các mô hình cấu tạo từ ghép phân nghĩa 120

3.1.5 Một vài nhận xét về phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ mới giai đoạn 1900-1930 129

3.1.5.1 Đặc điểm của các từ ngữ cấu tạo theo mô hình ghép hội nghĩa 129

3.1.5.2 Đặc điểm của các từ ngữ cấu tạo theo mô hình ghép phân nghĩa 130

3.2 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG BẰNG CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ 131

3.2.1 Một số quan niệm về phát triển nghĩa của từ 131

3.2.2 Quan niệm về phát triển ý nghĩa của từ trong tiếng Việt 132

3.2.2.1 Quan niệm của các tác giả đi trước 132

3.2.2.2 Quan niệm của tác giả luận án 134

3.2.3 Kết quả khảo sát phát triển ý nghĩa mới của từ giai đoạn 1900-1930 137

3.2.3.1 Thuật ngữ hóa từ thông thường 137

3.2.3.2 Mở rộng ý nghĩa của từ bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ 139

3.2.3.3 Một vài nhận xét về sự phát triển nghĩa của từ 143

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 145

CHƯƠNG 4 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG GIAI ĐOẠN 1900-1930 BẰNG CON ĐƯỜNG VAY MƯỢN TỪ 148

4.1 TỪ NGỮ GỐC HÁN ĐƯỢC VAY MƯỢN VÀO TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 1900-1930 149

4.1.1 Điều kiện dẫn đến sự vay mượn từ ngữ gốc Hán vào tiếng Việt 149

4.1.2 Các đặc điểm của lớp từ ngữ mượn Hán giai đoạn 1900-1930 150

4.1.2.1 Đặc điểm về số lượng 150

4.1.2.2.Đặc điểm về nghĩa 155

4.2 TỪ NGỮ GỐC PHÁP ĐƯỢC VAY MƯỢN VÀO TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 1900-1930

4.2.1.Điều kiện dẫn đến sự vay mượn từ gốc Pháp vào tiếng Việt 165

4.2.2.Cách tiếp nhận từ gốc Pháp vào tiếng Việt giai đoạn 1900-1930 167

4.2.2.1 Tiếp nhận từ gốc Pháp bằng cách phỏng âm 167

4.2.2.2 Tiếp nhận từ gốc Pháp bằng cách viết nguyên dạng 170

4.2.3 Đặc điểm về số lượng của lớp từ mượn Pháp giai đoạn 1900-1930 172

4.2.4 Một số đặc điểm về nghĩa của lớp từ gốc Pháp 173

Trang 5

4.2.5 Một số phương thức Việt hoá từ gốc Pháp 30 năm đầu thế kỷ 20 179

4.2.5.1 Sự cần thiết phải Việt hoá từ gốc Pháp 179

4.2.5.2 Một số phương thức Việt hoá từ gốc Pháp 30 năm đầu thế kỷ 20 179

4.2.6 Một số nhận xét về lớp từ mượn Pháp giai đoạn 1900-1930 184

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 185

KẾT LUẬN 187

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU 1.GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

Từ lâu, tiếng Việt đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau Tuy nhiên, sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong một giai đoạn cụ thể lại chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài: "Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại (30 năm đầu thế kỷ XX, 1900- 1930)" nhằm góp phần nghiên cứu sự phát triển của từ vựng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Luận án chọn giai đoạn 1900- 1930 là vì, theo chúng tôi, đó là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi to lớn về nhiều mặt, tác động mạnh đến sự phát triển của tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt

2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN

2.1 Khảo sát các đơn vị từ ngữ mới xuất hiện trên các văn bản quốc ngữ từ 1900- 1930

2.2 Phân tích những nhân tố bên ngoài và bên trong ngôn ngữ có tác động đến sự phát triển của từ

vựng tiếng Việt trong giai đoạn được nghiên cứu

2.3 Phân tích và miêu tả bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt

2.4 Phân tích và miêu tả hai con đường cơ bản làm giàu cho vốn từ vựng: a) Con đường cấu tạo từ

ngữ và phát triển ý nghĩa mới của từ; b) Con đường vay mượn từ ngữ

2.5 Qua việc so sánh với các đơn vị từ ngữ giai đoạn trước và giai đoạn sau, luận án sẽ chỉ ra một

số đặc điểm cơ bản về nghĩa, về các mô hình cấu tạo của các từ ngữ mới xuất hiện trong giai đoạn 1900-

1930

3.Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Luận án sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt cả về

số lượng lẫn chất lượng trong một giai đoạn cụ thể (1900- 1930)

Cung cấp một nguồn tư liệu đáng kể cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về sự phát triển của tiếng Việt

Kết quả của luận án sẽ góp phần tổng kết, khẳng định các con đường phát triển cơ bản của từ vựng tiếng Việt và tiếng Việt nói chung

Luận án cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển của từ vựng tiếng Việt

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp được luận án sử dụng là: phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh lịch sử, nhằm làm nổi bật những đặc trưng cơ bản nhất của các đơn vị từ ngữ xuất hiện trong giai đoạn 1900-1930

5 TƯ LIỆU PHỤC VỤ CHO LUẬN ÁN

5.1 Nguồn tư liệu phục vụ cho luận án là các văn bản quốc ngữ xuất bản từ cuối thế kỷ XIX đến

năm 1930

Cụ thể là:

5.1.1 Các văn bản cuối thế kỷ XIX: "Phan Yên báo" (1868), "Thầy Lazôla Phiền" (1887)

5.1.2 Các văn bản xuất bản từ 1900- 1930:

"Nông cổ mín đàm", "Đăng cổ tùng báo", Văn thơ của nhóm Đông kinh nghĩa thục, "Đông Dương tạp chí", "Việt Nam phong tục", "Nam phong tạp chí", tiểu thuyết "Tố tâm", "Văn kiện Đảng toàn tập" (tập 1.2), "Đường kách mệnh", Ngoài ra còn có các bài viết hoặc truyện ngắn của các tác giả Huình Tịnh Paulus Của, Trương Vĩnh Ký, Gilbecrt Trần Chánh Hiếu, Đặng Lễ Nghi, Trần Phong Sắc, Hồ Biểu Chánh, Phan Kế Bính

5.2 Cách thu thập tư liệu:

5.2.1 Trên cơ sở những biến động của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 chúng tôi thống kê tên gọi

của các tổ chức, các phong trào, những từ ngữ thuộc các lĩnh vực chính trị- xã hội, lĩnh vực khoa học kỹ

thuật mà theo chúng tôi, chúng có khả năng xuất hiện từ 1900- 1930 Chẳng hạn: cộng sản Đảng, thợ

thuyền, đế quốc chủ nghĩa, giai cấp đấu tranh

Trang 7

5.2.2 Đặc biệt là các từ ngữ Hán -Việt xuất trên các văn bản từ 1900- 1930 đã được các tác giả đặt

dấu nối giữa các âm tiết Ví dụ: pháp- luật, duy- vật, chiến- hạm Có ý kiến cho rằng các tác giả sử dụng

dấu nối giữa các âm tiết của một từ nhằm phân biệt chúng là những từ ngữ mới du nhập vào tiếng Việt Ý kiến trên còn phải nghiên cứu thêm Tuy vậy, chúng tôi tạm lấy đó làm một tiêu chí trong khi thu thập tư liệu

5.2.3 Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê được 1356 đơn vị từ ngữ (phần lớn là từ Hán- Việt) ở mục

"Giới thiệu từ vựng " viết bằng ba thứ tiếng (quốc ngữ, chữ Nho, tiếng Pháp) trong phần phụ trương của

"Nam phong tạp chí"

5.3 Việc xử lý tư liệu

Sau khi đối chiếu các từ ngữ đã thống kê được với hai bộ từ điển xuất bản cuối thế kỷ XIX: "Từ điển Pháp-Việt" của J.F.M Genibrel (Sài Gòn 1898) và hai tập "Đại Nam quốc âm tự vị" (Sài Gòn 1895, 1896) khá dày dặn của Huình Tịnh Paulus Của, chúng tôi thấy khoảng 3000 đơn vị từ ngữ không có trong hai bộ từ điển nói trên Chúng tôi nghĩ rằng có thể không phải tất cả 3000 từ ngữ đó đều là từ ngữ mới xuất hiện.Bởi lẽ, có thể có những từ ngữ đã xuất hiện từ trước nhưng vì một lý do nào đó, chúng không được ghi vào từ điển Tuy vậy, chúng tôi vẫn thấy có cơ sở khách quan để dựa trên 3000 đơn vị từ ngữ đó làm tư liệu cho việc nghiên cứu

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm 4 chương, được bố cục như sau:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về sự phát triển của từ vựng và hướng nghiên cứu

- Chương 2 : Bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ XX

- Chương 3 : Phát triển từ vựng giai đoạn 1900- 1930 bằng con đường cấu tạo từ và phát triển

nghĩa

- Chương 4 : Phát triển từ vựng giai đoạn 1900- 1930 bằng con đường vay mượn từ

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN

CỨU 1.1.Một số quan niệm về các nhân tố tác động đến sự phát triển của từ vựng

1.1.1.Những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ

Đó là những nhân tố thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội: Sự biến động về lịch sử, chính trị, văn hoá chiến tranh xâm lược, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng xã

hội Tất thảy đều tác động đến sự phát triển của từ vựng và được phản ánh trong hệ thống từ vựng Giũa các dân tộc có sự giao lưu về các mặt: kinh tế, văn hoá, thương mại , dân tộc nào có nền văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển hơn thì ngôn ngữ của dân tộc đó sẽ tạo ra ảnh hưởng đối với ngôn ngữ của dân tộc khác

Việc tiếp xúc giữa các ngôn ngữ cũng dẫn đến hệ quả là hệ thống từ vựng ngữ- nghĩa luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất Bởi lẽ, từ là yếu tố linh hoạt nhất và có khả năng biến đổi mạnh nhất

1.1.2 Những nhân tố bên trong ngôn ngữ

Nhân tố bên trong ngôn ngữ chính là những biến đổi trong chiều sâu của hệ thống từ vựng- ngữ nghĩa: biến đổi về số lượng, về chất lượng từ, về cấu tạo từ, về ý nghĩa của từ Là sự bổ sung những mặt còn thiếu của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa đó

1.1.2.1 Sự biến đổi về số lượng

Những khái niệm mới, những sự vật mới xuất hiện, đòi hỏi phải có thêm lượng từ ngữ mới Quá trình tăng số lượng từ luôn luôn vượt hơn quá trình giảm

1.1.2.2 Sự biến đổi về chất lượng

Là sự biến đổi trong chiều sâu của từ vựng, làm nảy sinh các từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, xuất hiện các mô hình cấu tạo từ ngữ mới

a Cùng với sự phát triển của tư duy, nghĩa của từ được mở rộng Chính những nghĩa mở rộng đó

Trang 8

đã giúp cho con người truyền đạt được những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách tinh tế và đầy đủ hơn

b Sự phát triển mạnh về số lượng từ ngữ làm cho hiện tượng đồng âm trong ngôn ngữ tăng lên Hiện tượng đồng âm thường xảy ra trong phạm vi các từ có cấu trúc ngữ âm đơn giản

c Sự phát triển từ vựng về lượng cũng làm tăng thêm các từ đồng nghĩa Trong hiện tượng đồng nghĩa, có những từ đồng nghĩa hoàn toàn nhưng việc chúng có thể thay thế được cho nhau hay không là tuỳ thuộc vào sắc thái tu từ mà người sử dụng muốn biểu thị

d Sự phát triển của từ vựng làm nảy sinh các mô hình cấu tạo từ ngữ mới Khả năng tạo âm của ngôn ngữ cũng chỉ có giới hạn Do vậy, con người đã tận dụng "những chất liệu có sẵn" trong ngôn ngữ

để cấu tạo nên những từ ngữ mang ý nghĩa rộng hơn, biểu thị nhiều khái niệm hơn

1.2 Một số quan niệm về con đường phát triển của từ vựng

Theo các nhà từ vựng học thì từ vựng của một ngôn ngữ thường phát triển bằng những con đường cơ bản sau:

1.2.1.Phát triển bằng con đường vay mượn từ

Budagov đã khẳng định rằng trong quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, không có một ngôn ngữ nào không bị xâm nhập bởi các từ ngoại lai, mặc dù mức độ xâm nhập không giống nhau ở mỗi

bộ phận của ngôn ngữ Bộ phận từ vựng thường bị xâm nhập nhiều nhất bởi vì từ là yếu tố linh hoạt nhất, nhạy cảm nhất và có khả năng di chuyển nhất

1.2.2.Phát triển bằng con đường cấu tạo từ và phát triển nghĩa

1.2.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ

Bàn về cấu tạo từ, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường đề cập đến một số phương thức cấu tạo cơ bản, trong đó phương thức ghép chiếm ưu thế hơn cả Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là các phương thức cấu tạo từ không hiện diện và hoạt động đều trong mọi ngôn ngữ Nếu như trong ngôn ngữ Ấn

-Âu, phương thức phụ gia có hiệu lực mạnh hơn thì trong tiếng Việt lại chủ yếu dựa vào phương thức ghép

1.2.2.2 Phát triển từ vựng bằng con đường phát triển ý nghĩa mới của từ

Phát triển thêm nghĩa mới của từ là sự cần yếu trong việc làm phong phú thêm khả năng biểu đạt của ngôn ngữ Phát triển ý nghĩa mới của từ là sự phát triển tinh tế bên trong ngôn ngữ, mang đậm tính dân tộc Đồng thời, còn là biểu hiện của sự phát triển tư duy và sáng tạo trong giao tiếp của các chủ nhân

sử dụng ngôn ngữ đó

1.2.3 Phát triển từ vựng bằng con đường toàn dân hoá từ ngữ tiếng địa phương

Đây là một quá trình diễn ra lâu dài và phức tạp Từ những cứ liệu đã thống kê được, chúng tôi thấy con đường toàn dân hoá từ ngữ tiếng địa phương chưa phải là con đường chiếm ưu thế trong phát triển từ vựng tiếng Việt, đặc biệt là trong giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX

Từ những điều vừa trình bày trên, trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung phân tích, miêu tả hai con đường cơ bản nhất đối với sự phát triển của từ vựng tiếng Việt giai đoạn từ 1900- 1930 là:

- Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ và phát triển nghĩa

- Phát triển từ vựng bằng con đường vay mượn từ

1.3.Hướng nghiên cứu của luận án

Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu: đồng đại và lịch đại Trong chương 2, cả phương pháp đồng đại và lịch đại sẽ được vận dụng một cách triệt để, nhằm chỉ ra những biến đổi của từ ngữ về mặt số lượng, chất lượng và nguồn gốc Đồng thời làm rõ diện mạo của từ vựng giai đoạn này

Trong chương 3 và chương 4 của luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch đại là chủ yếu Dưới cái nhìn của ngôn ngữ học lịch đại (hồi quan và tiền quan), ý nghĩa của các từ ngữ mới sẽ được so sánh với những từ ngữ xuất hiện trước và sau giai đoạn được nghiên cứu để xét xem vào giai đoạn từ 1900- 1930, ý nghĩa của chúng có gì đạt chuẩn, những gì còn hạn chế, từ nào còn tồn tại, từ nào

đã bị rơi rụng khỏi hệ thống từ vựng

Trang 9

Tóm lại, trong luận án này, các từ ngữ mới xuất hiện sẽ được nghiên cứu theo cả hai phương pháp; trong đó, phương pháp lịch đại là cơ bản

Chương 2

BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT 30 NĂM ĐẦU THẾ

KỶ XX 2.1 Vài nét về bối cảnh xã hội- ngôn ngữ giai đoạn 1900- 1930

2.1.1 Bối cảnh xã hội

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, làm cho nền kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi Quan hệ sản xuất phong kiến bị phá vỡ, quan

hệ sản xuất mới xuất hiện với sự hình thành các giai cấp khác trước

Sự du nhập các luồng tư tưởng mới thông qua Tân thư, Tân văn vào Việt Nam lúc đó là một tất yếu lịch sử, góp phần khai sáng, thức tỉnh đông đảo tầng lớp thanh niên Việt Nam đang ôm ấp khát vọng cháy bỏng là duy tân để cứu nước Năm 1905, Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân, hội đã cử người sang Tàu, sang Nhật Bản để học tập những cái mới, cái hay về phục vụ đất nước

Con đường dựa theo Tây Âu, theo Nhật Bản với mục đích cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cuối cùng cũng bị bế tắc, không lối thoát

Trăn trở với vận nước, với sự nghiệp cứu nước không thành của các bậc tiền bối, Nguyễn Ái Quốc

đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước Từ năm 1921, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về nước, chuẩn bị tiền đề chính trị tư tưởng, tiến tới thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam Cũng từ đó, người dân Việt Nam yêu nước bắt đầu hướng tới Nguyễn Ái Quốc, xem Người như vị cứu tinh của đất nước Việt Nam đang trong cảnh lầm than, đau khổ

2.1.2 Bối cảnh ngôn ngữ

Trong phần này, luận án sẽ đề cập tới hai tác nhân quan trọng đối với sự phát triển của từ vựng giai đoạn 1900- 1930 là sự phát triển của báo chí quốc ngữ và văn học quốc ngữ

2.1.2.1 Sự phát triển của báo chí quốc ngữ

Sau khi thiết lập xong bộ máy cai trị, thực dân Pháp nghĩ đến việc lợi dụng một thứ vũ khí mới, báo chí, nhất là báo chí quốc ngữ với dụng ý chính là để chinh phục tinh thần của dân chúng bản địa

Cuối thế kỷ XIX, chỉ có vài tờ báo quốc ngữ ra đời như "Gia Định báo" (1865), "Phan Yên báo" (1868) Đầu thế kỷ XX, báo chí quốc ngữ đã phát triển mạnh Hàng loạt tờ báo đã được xuất bản: "Nông

cổ mín đàm" (1901), "Lục tỉnh tân văn" (1907), "Đông Dương tạp chí" (1913), "Nam Phong" (1917) Theo thống kê của chúng tôi, giai đoạn 1900- 1930 đã có 74 đầu báo quốc ngữ Mặc dù có những tờ báo chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng sự phát triển của báo chí quốc ngữ những năm đầu thế kỷ đã là mảnh đất mới cho tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt phát triển

2.1.2.2 Sự phát triển của nền văn học quốc ngữ

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo chí quốc ngữ là mảnh ất mới đầy tiềm năng cho văn học quốc ngữ phát triển Nền văn học quốc ngữ đã chiếm được ưu thế trên văn đàn và giành được đông đảo đọc giả thành thị Các thể loại văn học xuất hiện trên báo chí quốc ngữ ngày càng phong phú Đó là thơ ca của nhóm Đông kinh nghĩa thục, các truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh , các vở kịch nói của Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim, Nam Xương , tiểu thuyết " Tố Tâm" của Hoàng Ngọc Phách (1925)

Một loại hình văn bản quốc ngữ khác cũng ra đời vào thập kỷ XX là cuốn "Đường kách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc (1927) Cuốn sách gợi mở đến nhiều vấn đề lý luận cách mạng Lần đầu tiên lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng cách mạng tiên tiến được giới thiệu vào nước ta "Đường kách mệnh" ra đời vừa chỉ đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam vừa là tác phẩm phổ biến nhiều từ ngữ mới, khái niệm mới thuộc lĩnh vực chính trị- xã hội mà trước đó chưa có

2.2 Bức tranh chung về sự phát triển của từ vụng thể hiện trên các văn bản quốc ngữ giai đoạn 1900-1930

Để có được bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng thể hiện trên các văn bản quốc ngữ, chúng

Trang 10

tôi tạm chia.giai đoạn 1900- 1930 làm ba tiểu đoạn: "tiểu đoạn một từ 1900-1910; tiểu đoạn hai từ

1911-1920 và tiểu đoạn ba từ 1921-1930 Trong mỗi tiểu đoạn, luận án chọn hai (hoặc ba) loại văn bản quốc ngữ tiêu biểu để khảo sát

2.2.1 Các văn bản được chọn làm tư liệu và phương pháp tập hợp tư liệu

2.2.1.1 Các văn bản được chọn làm tư liệu

a, Các văn bản cuối thế kỷ XIX

Một số số của tờ "Phan Yên báo" xuất bản vào những năm 70 của thế kỷ XIX và tiểu thuyết "Thầy Lazarô Phiền" của Nguyễn Trọng Quản

b, Các văn bản tiểu đoạn 1900- 1910

Báo "Nông cổ mín đàm", "Đăng cổ tùng báo" và các tác phẩm văn, thơ của nhóm Đông Kinh nghĩa thục (1907)

c, Các văn bản tiểu đoạn 1911- 1920

Đông Dương tạp chí" (1913), các số báo của "Nam Phong tạp chí" (1918) và "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính

d, Các văn bản tiểu đoạn 1921- 1930

"Nam Phong tạp chí" (Xuất bản 1921- 1922), tiểu thuyết "Tố Tâm" (1925) và "Đường kách mệnh" (1927)

2.2.1.2 Phương pháp tập hợp tư liệu

Trong mỗi loại văn bản, chúng tôi chọn 20 trang bất kỳ để khảo sát Phương pháp được sử dụng ở đây vẫn là phương pháp thống kê Việc thống kê được thực hiện một cách chi tiết, tập trung khảo sát sự hiện diện của các thực từ về nguồn gốc (Việt, Hán- Việt, Ấn- Ấu), về cấu tạo (đơn tiết, đa tiết) và về chất lượng của từ ngữ

2.2.2 Khái quát về sự phát triển số lượng và chất lượng của từ vựng ba mươi năm đầu thế kỷ

XX

2.2.2.1 Sự phát triển về số lượng

Phát triển về lượng là sự gia tăng vốn từ ngữ mới nhờ hai con đường cơ bản: vay mượn và cấu tạo

từ

a.Phát triểnsố lượng từ bằng con đường vay mượn từ

Kết qủa khảo sát về nguồn gốc của từ ngữ trên các văn bản trong mỗi tiểu đoạn cho thấy, theo thời gian,

số lượng từ ngữ thuần Việt giảm dần Ngược lại, số lượng từ ngữ mượn Hán và từ ngữ mượn Pháp, đặc biệt là từ ngữ mượn Hán, hiện diện trên các báo ngày càng tăng

Bảng 1 Sự hiện diện của từ ngữ trong các tiểu đoạn (vềnguồn gốc)

Thời gian Số từ

khảo sát

Nguồn gốc Thuần Việt Hán - Việt Ấn - Âu S.lượng % S.lượng % S.lượng % Cuối thế

kỷ 19

4098 3516 84,38 554 13,29 4 0,09

1901 đến

1910

6034 4076 67,55 1922 31,85 12 0,2

1911 đến

1920

7662 4513 58,66 3107 40,39 19 0,24

1921 đến

1930

6721 3171 46,93 3494 51,71 21 0,31

Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy ở các văn bản đã xuất hiện nhiều từ ngữ mượn Hán thuộc lĩnh

vực chính trị- xã hội mà trước đó chưa hề có, chẳng hạn: chính phủ bảo hộ, viện tư vấn, toà liêm phóng,

hội viên, bảo hộ, trường cao học

Đáng chú ý là bộ phận từ ngữ chính trị - xã hội xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ có thể phân thành hai nhánh cơ bản: nhánh thứ nhất là các từ ngữ chỉ tên các tổ chức, cơ quan thiết chế xã hội-chính

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w