1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại 30 năm đầu thế kỷ XX 1900-1930

210 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Có thể nói rằng chính sự kiện chính trị xã hội và sự ra đời của các văn bản quốc ngữ nói trên đã góp phần quan trọng làm cho tiếng Việt phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trước; tr

Trang 1

Mục lục

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 3

3 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN 4

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5 TƯ LIỆU PHỤC VỤ CHO LUẬN ÁN 5

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 8

1.1 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 8

1.1.1 Những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ 8

1.1.2 Những nhân tố bên trong ngôn ngữ 16

1.1.2.1 Sự biến đổi về số lượng 16

1.1.2.2 Sự biến đổi về chất lượng 17

1.2 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 26

1.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường vay mượn từ 27

1.2.2 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo và phát triển nghĩa 28

1.2.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ ngữ 28

1.2.2.2 Phát triển từ vựng bằng con đường phát triển ý nghĩa mới của từ 38

1.2.3 Phát triển từ vựng bằng con đường toàn dân hoá từ ngữ tiếng địa phương 40 1.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 42

1.3.1 Những khó khăn trong việc nghiên cứu 42

1.3.1.1 Khó khăn về tư liệu 42

1.3.1.2 Khó khăn trong việc xác định từ ngữ mới 43

1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận án 44

1.3.2.1 Quan niệm về đồng đại và lịch đại trong khi nghiên cứu 44

1.3.2.2 Hướng nghiên cứu của luận án 46

CHƯƠNG 2 BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 47

2.1 VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI-NGÔN NGỮ GIAI ĐOẠN 1900-1930 47

2.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội 47

2.1.2 Bối cảnh ngôn ngữ 52

2.1.2.1 Sự phát triển của báo chí quốc ngữ 52

2.1.2.2 Sự phát triển của nền văn học quốc ngữ 60

2.2 BỨC TRANH CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG THỂ HIỆN TRÊN CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 64

2.2.1 Các văn bản được chọn làm tư liệu và phương pháp tập hợp tư liệu 65

2.2.1.1 Các văn bản được chọn làm tư liệu 65

2.2.1.2 Phương pháp tập hợp tư liệu 69

Trang 2

2.2.2 Khái quát về sự phát triển số lượng và chất lượng của từ vựng ba mươi

năm đầu thế kỷ XX 69

2.2.2.1 Sự phát triển về lượng 69

2.2.2.2 Sự phát triển về chất 85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 89

CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG GIAI ĐOẠN 1900-1930 BẰNG CON ĐƯỜNG CẤU TẠO TỪ VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA 94

3.1 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG BẰNG CON ĐƯỜNG CẤU TẠO TỪ 94

3.1.1 Các yếu tố tham gia cấu tạo từ 96

3.1.1.1 Một số quan niệm về yếu tố cấu tạo từ tiếng Việt 96

3.1.1.2 Các thành tố tham gia cấu tạo từ ngữ mới trong thời đoạn được khảo sát 104

3.1.2 Quan niệm về phương thức ghép trong tiếng Việt 109

3.1.3 Một số quan niệm về phân loại từ ghép trong tiếng Việt 110

3.1.4 Các mô hình cấu tạo từ ngữ mới tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ XX 115

3.1.4.1 Các mô hình cấu tạo từ ghép hội nghĩa 116

3.1.4.2 Các mô hình cấu tạo từ ghép phân nghĩa 120

3.1.5 Một vài nhận xét về phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ mới giai đoạn 1900-1930 129

3.1.5.1 Đặc điểm của các từ ngữ cấu tạo theo mô hình ghép hội nghĩa 129

3.1.5.2 Đặc điểm của các từ ngữ cấu tạo theo mô hình ghép phân nghĩa 130

3.2 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG BẰNG CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ 131

3.2.1 Một số quan niệm về phát triển nghĩa của từ 131

3.2.2 Quan niệm về phát triển ý nghĩa của từ trong tiếng Việt 132

3.2.2.1 Quan niệm của các tác giả đi trước 132

3.2.2.2 Quan niệm của tác giả luận án 134

3.2.3 Kết quả khảo sát phát triển ý nghĩa mới của từ giai đoạn 1900-1930 137

3.2.3.1 Thuật ngữ hóa từ thông thường 137

3.2.3.2 Mở rộng ý nghĩa của từ bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ 139

3.2.3.3 Một vài nhận xét về sự phát triển nghĩa của từ 143

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 145

CHƯƠNG 4 PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG GIAI ĐOẠN 1900-1930 BẰNG CON ĐƯỜNG VAY MƯỢN TỪ 148

4.1 TỪ NGỮ GỐC HÁN ĐƯỢC VAY MƯỢN VÀO TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 1900-1930 149

4.1.1 Điều kiện dẫn đến sự vay mượn từ ngữ gốc Hán vào tiếng Việt 149

4.1.2 Các đặc điểm của lớp từ ngữ mượn Hán giai đoạn 1900-1930 150

4.1.2.1 Đặc điểm về số lượng 150

4.1.2.2.Đặc điểm về nghĩa 155

4.2 TỪ NGỮ GỐC PHÁP ĐƯỢC VAY MƯỢN VÀO TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN 1900-1930

4.2.1.Điều kiện dẫn đến sự vay mượn từ gốc Pháp vào tiếng Việt 165

4.2.2.Cách tiếp nhận từ gốc Pháp vào tiếng Việt giai đoạn 1900-1930 167

4.2.2.1 Tiếp nhận từ gốc Pháp bằng cách phỏng âm 167

4.2.2.2 Tiếp nhận từ gốc Pháp bằng cách viết nguyên dạng 170

4.2.3 Đặc điểm về số lượng của lớp từ mượn Pháp giai đoạn 1900-1930 172

4.2.4 Một số đặc điểm về nghĩa của lớp từ gốc Pháp 173

Trang 3

4.2.5 Một số phương thức Việt hoá từ gốc Pháp 30 năm đầu thế kỷ 20 179

4.2.5.1 Sự cần thiết phải Việt hoá từ gốc Pháp 179

4.2.5.2 Một số phương thức Việt hoá từ gốc Pháp 30 năm đầu thế kỷ 20 179

4.2.6 Một số nhận xét về lớp từ mượn Pháp giai đoạn 1900-1930 184

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 185

KẾT LUẬN 187

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

5 ĐH và THCN - Đại học và Trung học chuyên nghiệp

6 ĐNQATV- Đại Nam quấc âm tự vị

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng: 2.1 Các đầu báo quốc ngữ xuất bản trong từng năm, giai đoạn

1900-1930

Bảng: 2.2 Sự phân bố của 4306 từ ngữ (xếp theo âm đầu ABC)

Bảng: 2.3 Sự hiện diện của từ ngữ (về nguồn gốc) trong từng tiểu đoạn Bảng: 2.4 Sự hiện diện của các từ ngữ trong các tiểu đoạn (xét về cấu tạo) Bảng: 4.1 Sự biến đổi ý nghĩa của một số từ Hán-Việt

Bảng: 4.2 Phân loại lớp từ mƣợn Hán

Bảng: 4.3 Phân loại lớp từ mƣợn Pháp giai đoạn 1990-1930

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

Tiếng Việt, ngôn ngữ của dân tộc ta, đã ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của nước Việt Từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, mặc dù

đã có chữ viết Latinh (giữa thế kỷ XVII), song do tiếng Hán chiếm ưu thế trong các trường học, khoa cử nên tiếng Việt nói chung và từ vựng tiếng Việt nói riêng chưa phát triển mạnh; nhất là sự phát triển của lớp từ ngữ thuộc các lĩnh vực chính trị-xã hội, khoa học kỹ thuật

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cùng với chính sách cai trị của chúng, đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến động

về chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế Việc bãi bỏ chế độ khoa cử bằng tiếng Hán, cùng với việc khuyến khích sử dụng chữ quốc ngữ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt có những biến đổi tích cực

Từ lâu, tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Đặc biệt là sau khi nước ta giành được độc lập (1945), tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của Nhà nước thì các công trình nghiên cứu về tiếng Việt ngày càng nhiều Các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm, Đinh Văn Đức, Hoàng Văn Hành, Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Khang đã nghiên cứu tiếng Việt trên nhiều bình diện khác nhau Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã phân tích, miêu tả quá trình phát triển và biến đổi về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng của tiếng Việt theo tiến trình lịch sử của nó Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong một giai đoạn cụ thể thì dường như chưa

có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ XX (1900-1930) Sở dĩ

Trang 7

luận án chọn giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu là vì, theo chúng tôi, đó là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi to lớn về các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá tác động mạnh đến sự phát triển của tiếng Việt và từ vựng tiếng Việt

Sau khi hoàn thành công việc bình định ở nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ 1897 đến 1914, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bắt đầu

từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918) trở đi Xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát Hai cuộc khai thác thuộc địa cùng với chế độ bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đã đẩy người dân Việt Nam vào con đường bần cùng hoá Nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ, bị bóc lột đến tận xương tủy Trong hoàn cảnh đó, các sĩ phu yêu nước, những người có tâm huyết với dân tộc đã sử dụng chữ quốc ngữ để viết báo tuyên truyền tư tưởng cách mạng và kêu gọi nhân dân Việt Nam đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ đất nước Hàng loạt phong

trào, tổ chức yêu nước được thành lập như Đông kinh nghĩa thục (1907), Việt

Nam quang phục hội (1912) Đặc biệt là các tổ chức tiền thân của Đảng

cộng sản (1924-1930) được thành lập và sau đó là sự hợp nhất thành Đảng

Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Các nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát

triển của tiếng Việt là phong trào vận động sử dụng chữ quốc ngữ Nghề in

ra đời, hàng loạt tờ báo quốc ngữ được xuất bản Đặc biệt là tờ báo cách mạng đầu tiên, tờ "Thanh niên” (1925) và tác phẩm “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc ra đời Đây là tác phẩm nghị luận chính trị đầu tiên ở Việt Nam do “Bị Áp Bức Zân Tộc Liên Hiệp Hội Tuyên Truyền Bộ Ấn Hành” (1927) Có thể nói rằng chính sự kiện chính trị xã hội và sự ra đời của các văn bản quốc ngữ nói trên đã góp phần quan trọng làm cho tiếng Việt phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trước; trong đó bộ phận từ vựng- ngữ nghĩa biến đổi mạnh nhất bởi vì đó là bộ phận rất nhậy cảm đối với đời sống

Trang 8

xã hội, là công cụ phản ánh xã hội Nó luôn luôn cần những từ ngữ để biểu thị những khái niệm, những sự vật đang từng ngày, từng giờ nảy sinh trong

xã hội lúc đó

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN

2.1 Mục đích của luận án là khảo sát các đơn vị từ ngữ mới thuộc lớp từ toàn dân, xuất hiện trên các văn bản quốc ngữ từ 1900 đến 1930 Trên cơ sở những cứ liệu thống kê được, luận án sẽ tập trung phân tích, miêu tả sự phát triển của từ vựng tiếng Việt giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX, cả về số lượng lẫn chất lượng

Chúng tôi nhận thức được rằng việc nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong một giai đoạn cụ thể là việc làm cần thiết nhưng không đơn giản Bởi lẽ, 30 năm chỉ là một giai đoạn ngắn trong cả tiến trình tồn tại và phát triển lâu dài của tiếng Việt Vì nghiên cứu sự phát triển của từ vựng trong một giai đoạn ngắn như vậy nên luận án chỉ có thể tập trung phân tích

và miêu tả một số con đường cơ bản của sự phát triển từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt mà thôi

2.2 Để đạt được mục đích như trên, nhiệm vụ của luận án là:

2.2.1 Điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài của luận án

2.2.2 Thống kê các đơn vị từ ngữ mới thuộc lớp từ toàn dân xuất hiện trên các văn bản quốc ngữ từ 1900 đến 1930

2.2.3 Phân tích những nhân tố bên ngoài và bên trong ngôn ngữ có tác động đến sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn được nghiên cứu

2.2.4 Phân tích, miêu tả bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt từ 1900-1930

Trang 9

2.2.5 Phân tích, miêu tả các con đường cơ bản làm giàu cho vốn từ vựng:

- Con đường cấu tạo từ ngữ và phát triển ý nghĩa mới của từ

- Con đường vay mượn từ ngữ

2.2.6 Qua việc so sánh các đơn vị từ ngữ mới với các đơn vị từ ngữ trước và sau giai đoạn được nghiên cứu, luận án sẽ chỉ ra một số đặc điểm cơ bản về nghĩa, về các mô thức cấu tạo của các từ ngữ mới xuất hiện trong giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX

3 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu "Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt 30 năm đầu thế kỷ 20", luận án sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của từ vựng

- ngữ nghĩa tiếng Việt cả về số lượng lẫn chất lượng trong một giai đoạn cụ thể (1900-1930)

- Qua việc phân tích, miêu tả dựa trên các cứ liệu đã thống kê được, luận án sẽ cung cấp một nguồn tư liệu đáng kể cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt

- Từ việc phân tích, miêu tả các con đường phát triển của từ vựng tiếng Việt, kết quả của luận án sẽ góp phần tổng kết, khẳng định các con đường phát triển cơ bản của từ vựng tiếng Việt

- Luận án cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển của từ vựng tiếng Việt

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp được luận án sử dụng là:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp so sánh

Trang 10

Dựa vào các thao tác, các đơn vị từ ngữ mới sẽ được phân tích theo nhiều bình diện kết hợp Bằng con đường quy nạp, chúng tôi sẽ dựa trên tư liệu thực tế để phân tích, miêu tả rồi mới kết luận Trong luận án, các từ ngữ mới

sẽ được nghiên cứu theo cả hai hướng: đồng đại và lịch đại Dưới ánh sáng của ngôn ngữ học đồng đại, các từ ngữ mới sẽ được so sánh với nhau nhằm làm nổi bật các đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa và nguồn gốc Theo hướng lịch đại, các từ ngữ mới sẽ được so sánh với các từ ngữ trước và sau thời đoạn được khảo sát để rút ra những đặc trưng cơ bản của chúng về sự biến đổi ngữ nghĩa

5 TƯ LIỆU PHỤC VỤ CHO LUẬN ÁN

5.1 Nguồn tư liệu phục vụ cho luận án là các văn bản quốc ngữ xuất bản tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930

Cụ thể là:

- Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản

- "Phan Yên báo" (1868)

Các ấn phẩm quốc ngữ xuất bản từ 1900-1930:

- "Đăng cổ tùng báo" (450 trang, khổ 20 x 29, từ số 01 đến số 36)

- "Nông cổ mín đàm" (2000 trang, khổ 20 x 29, từ số 01 đến số 159)

- Văn thơ của nhóm "Đông kinh nghĩa thục" (230 trang, khổ 13 x 19)

- "Đông Dương tạp chí" (1500 trang, khổ 20 x 30, từ số 01 đến số 102)

- "Việt Nam phong tục" (260 trang, khổ 13 x 19)

- "Nam phong tạp chí" (450 trang, khổ 19 x 27,5, từ số 01 đến số 128)

- "Tố Tâm" (120 trang, khổ 13 x 19)

- "Văn kiện Đảng" (2 tập, 1000 trang, khổ 13 x 19)

Trang 11

- Một số bài viết, truyện ngắn của các tác giả Huình Tịnh Paulus Của, Trương Vĩnh Ký, Gilbert Trần Chánh Hiếu, Đặng Lễ Nghi, Trần Phong Sắc,

Hồ Biểu Chánh, Phan Kế Bính (1500 trang)

5.2 Cách thu nhập tư liệu

5.2.1 Trên cơ sở những biến động của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng tôi thống kê tên gọi của các tổ chức, các phong trào, những từ ngữ thuộc các ngành khoa học: chính trị - xã hội, khoa học kỹ thuật, tự nhiên ,

mà theo chúng tôi, chúng có khả năng xuất hiện trong thời đoạn được khảo

sát, chẳng hạn: Cộng sản Đảng, thợ thuyền, đế quốc chủ nghĩa, giai cấp

tranh đấu,

5.2.2 Có một điều đặc biệt là rất nhiều từ ngữ Hán-Việt khi xuất hiện trên báo chí từ 1900-1930 đã được các tác giả đặt dấu nối giữa các âm tiết

Ví dụ: pháp-luật, duy-vật, chính-trị, chiến-hạm Có những ý kiến cho

rằng các tác giả sử dụng dấu nối giữa các âm tiết của một từ nhằm phân biệt chúng là những từ ngữ mới du nhập vào tiếng Việt Cho đến nay, những ý kiến trên chưa phải đã hoàn toàn thoả đáng, còn phải nghiên cứu thêm Tuy nhiên, chúng tôi cũng lấy đó để làm một tiêu chí trong khi thu thập tư liệu 5.2.3 Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê được 1356 đơn vị từ ngữ (phần lớn là thuật ngữ Hán-Việt) ở mục giới thiệu "Từ vựng" in bằng ba thứ tiếng (Quốc ngữ - chữ Nho - tiếng Pháp) trong phần phụ trương của các số "Nam phong tạp chí"

Trang 12

- "Đại Nam quấc âm tự vị" của Huình Tịnh Paulus Của (Sài Gòn 1895, 1896)

Sau khi đối chiếu một cách cẩn thận, chúng tôi thấy có khoảng 3000 đơn

vị từ ngữ không có trong hai bộ từ điển nói trên Chúng tôi nghĩ rằng có thể không phải tất cả 3000 từ ngữ đó đều là từ mới Bởi lẽ, có thể có những từ đã tồn tại trong vốn từ vựng tiếng Việt từ trước nhưng vì một nguyên nhân nào

đó chúng không được ghi vào từ điển Tuy vậy luận án vẫn lấy 3000 từ ngữ

đó làm tư liệu cho việc nghiên cứu

- Chương hai: Bức tranh chung về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt

ba mươi năm đầu thế kỷ XX

- Chương ba: Phát triển từ vựng giai đoạn 1900-1930 bằng con đường cấu tạo từ và phát triển nghĩa

- Chương bốn: Phát triển từ vựng giai đoạn 1900-1930 bằng con đường vay mượn từ

- Kết luận: Luận án sẽ trình bày những kết luận rút ra được trong quá trình nghiên cứu

Trang 13

ở mọi cấp độ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng Tuy nhiên, so với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng là bộ phận phát triển nhanh nhất bởi vì nó là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội

Tìm hiểu sự phát triển từ vựng-ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học luôn đề cập đến những nhân tố tác động đến sự biến đổi của

hệ thống từ vựng Có nhà ngôn ngữ học đã viết: "Không một môn nào mà những nhân tố biến đổi của các hiện tượng lại phức tạp, nhiều và đa dạng hơn từ vựng" [177, tr.53]

Các nhân tố tác động đến sự phát triển của từ vựng thường được đề cập tới là: Nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ngôn ngữ

1.1.1 Những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ

Nhóm nhân tố đầu tiên các nhà từ vựng học thường đề cập tới là các nhân tố khách quan nằm ngoài ngôn ngữ Đó là những nhân tố thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội; chẳng hạn sự biến động về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế tất thảy đều tác động đến sự phát triển hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Các cuộc chiến tranh xâm lược, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng xã hội cũng tác động đến sự phát triển của từ vựng và được phản ánh trong từ vựng

Trang 14

Theo phép duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển không ngừng Chính sự vận động và phát triển của thế giới vật chất ấy đã làm xuất hiện nhiều sự vật, hiện tượng mới, đòi hỏi từ vựng phải có những đơn vị từ ngữ mới để định danh hoặc tái định nghĩa lại các khái niệm vốn đã có trong ngữ năng của một thành viên xã hội Như vậy, sự phát triển của xã hội yêu cầu ngôn ngữ phải chính xác hoá cái khái niệm mà ngôn từ mang chứa nó Yêu cầu đó của xã hội bắt buộc ngôn ngữ phải tuân theo tiến trình trí tuệ hoá Nói khác đi, chính nội dung, cái được mang chở bằng phương tiện ngôn từ, buộc ngôn ngữ phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người Xã hội là một cấu trúc vừa hướng nội vừa hướng ngoại từ khi hình thành dân tộc Vì vậy, các nhu cầu của xã hội luôn nảy sinh, sự phát triển ngôn ngữ đã trở thành nhu cầu cần yếu của mọi xã hội

Nghiên cứu sự phát triển từ vựng của một ngôn ngữ, dường như các nhà ngôn ngữ học đều đồng ý rằng trong quá trình tiến triển của một dân tộc, dân tộc đó phát triển mạnh về lĩnh vực nào (chính trị, văn hoá, nghệ thuật, ) thì vốn từ vựng của ngôn ngữ mà dân tộc đó sử dụng sẽ xuất hiện những đơn vị

từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học đó Điều này có thể được minh chứng ngay trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Cuối thế kỷ XIX, tri thức về các lĩnh vực khoa học tự nhiên ở nước ta còn quá thấp, do vậy các từ ngữ chuyên môn thuộc các lĩnh vực này còn quá ít

Tuy nhiên, do những biến động của xã hội, ngay từ những năm đầu thế

kỷ XX, đặc biệt là thập kỷ X và thập kỷ XX, xã hội Việt Nam đã bắt đầu tiếp xúc với nền văn hoá, khoa học kỹ thuật tiên tiến phương Tây; chúng ta đã thấy trong vốn từ vựng tiếng Việt xuất hiện các từ ngữ Hán - Việt, thuần Việt hoặc từ ngữ gốc Pháp chỉ các sự vật, hiện tượng mới

Ví dụ:

Trang 15

- Các từ ngữ thuộc lĩnh vực vật lý:

Máy trục không khí, máy ép không khí, dây thu lôi, máy hơi nước, ống sinh điện, gương tròn hình quả cầu (gương lồi), cử động đều (chuyển động đều)

ta có thể biết xã hội đang sử dụng ngôn ngữ đó phát triển đến mức nào

Bàn về sự phát triển của từ vựng, Xtalin đã nhấn mạnh: "Sự phát triển liên tiếp của công nghiệp và nông nghiệp, của thương nghiệp và vận tải, của

kỹ thuật và khoa học, đòi hỏi ngôn ngữ phải bồi bổ từ vựng của mình bằng những từ mới và những ngữ mới” [93, tr.110]

Một nhân tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy

từ vựng phát triển là hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ Sự tiếp xúc ngôn ngữ do

Trang 16

nhiều nguyên nhân khác nhau Có thể do các dân tộc khác nhau cùng cư trú rất gần nhau trên cùng một địa bàn, đã có giao lưu về các mặt: kinh tế, văn hoá, thương mại Một ngôn ngữ A khi có sự tiếp xúc với ngôn ngữ B không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định Cũng như các nền văn hoá, bản thân mỗi ngôn ngữ không phải bao giờ tự chúng đã đầy đủ Nhu cầu giao lưu

về các lĩnh vực khiến cho những người nói ngôn ngữ A trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với những người nói ngôn ngữ B ở vùng lân cận hoặc một ngôn ngữ C có ưu thế về mặt văn hoá, kinh tế Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hoặc thù địch, có thể do quan hệ bình thường hoặc kinh doanh buôn bán Dù cho tính chất hay mức độ của sự tiếp xúc giữa các dân tộc thế nào đi nữa, thì vẫn dẫn đến sự ảnh hưởng qua lại ít nhiều giữa các ngôn ngữ Thông thường, ảnh hưởng ấy nghiêng về một phía Dân tộc nào có nền văn hoá, kinh, tế, khoa học kỹ thuật phát triển hơn thì ngôn ngữ của dân tộc đó

sẽ tạo ra ảnh hưởng nhiều hơn đối với các ngôn ngữ khác: Chẳng hạn, ngay

từ nhiều thế kỷ trước, tiếng Hán đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Hàn Minh chứng là trong vốn từ vựng của tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Nhật hiện nay đều có trên 60% từ ngữ vay mượn từ tiếng Hán

Việc tiếp xúc ngôn ngữ được tiến hành do những người sử dụng song ngữ Hiện tượng song ngữ không phải là cá biệt cho một ngôn ngữ và không phải diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn Nó là hiện tượng thường xuyên xẩy ra đối với hầu hết mọi tộc người Mọi dân tộc đều có những người mang song ngữ Đó là các trí thức, nhà văn, nhà khoa học, nhà chính trị học sử dụng ngoại ngữ Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc

Bên cạnh nguyên nhân do quan hệ về địa lý, hiện tượng song ngữ còn xảy ra do quan hệ giữa những người của dân tộc đi chinh phục và những người của dân tộc bị chinh phục Cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, ở

Trang 17

Việt Nam đã tồn tại hiện tượng song ngữ: tiếng Việt và tiếng Pháp Chính đội ngũ sử dụng song ngữ Pháp - Việt đã du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt nhiều từ ngữ mượn từ tiếng Pháp

Ví dụ: Cà phê, xà phòng, cu lít, (đèn) pha, lốp, xu

Hiện tượng song ngữ còn xảy ra do nhu cầu văn hoá Chẳng hạn tiếng Pali vào Đông Nam Á cùng với Phật giáo, tiếng Sanscrit vào Đông Nam Á với Ấn Độ giáo và văn minh Ấn Độ Khi một dân tộc phát triển thành một Nhà nước, bắt buộc phải xây dựng một cơ chế mới về xã hội, chính trị Lúc

đó, vốn từ của ngôn ngữ dân tộc thương không đủ để đáp ứng cho nhu cầu mới Do đó, sự vay mượn từ ngữ càng thiết yếu hơn bao giờ hết Sự ra đời của Nhà nước Champa, Nhà nước Việt Nam, Nhà nước Ăng Co, dẫn đến

sự ra đời của ngôn ngữ văn học bằng ngôn ngữ của mỗi dân tộc Khi ngôn ngữ chuyển từ chỗ là công cụ sinh hoạt sang công cụ điều hành chính trị, tổ chức xã hội, củng cố chính quyền thì hiện tượng song ngữ có chiều hướng thu hẹp về chiều rộng để phát triển chiều sâu Sự vay mượn từ ngữ từ ngôn ngữ khác là sự vay mượn có ý thức, có hệ thống do tầng lớp trí thức thực hiện Sự vay mượn lúc đó là nhu cầu nội tại của chính ngôn ngữ đi vay, chứ không phải là sự cưỡng ép

Một loại ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất mà một ngôn ngữ có thể tác động tới một ngôn ngữ khác là sự vay mượn từ ngữ "Khi có sự vay mượn văn hoá thì luôn luôn rất có thể là những từ liên hệ cũng được vay mượn theo" [177, tr.238] Chẳng hạn, các dân tộc German sơ thuỷ ở Bắc Âu lần đầu tiên biết đến nền văn hoá rượu nho và những con đường lát đá do sự giao lưu thương mại với người Roman Họ đã tiếp nhận những từ Latin chỉ những thứ đồ

uống xa lạ (vinum, Anh: wine, Đức: wein "rượu nho") và những từ chỉ đường

xá xa lạ với ngôn ngữ của họ (strata via, Anh: street, Đức: stress "con

đường") Sau đó, khi đạo thiên chúa giáo được đưa vào nước Anh, thì những

từ liên hệ như bishop (giám mục), angel (thiên thần) đã tìm được đường để

Trang 18

đi vào hệ thống từ vựng Anh ngữ Và cứ thế, quá trình này tiếp tục không ngừng cho đến ngày nay, mỗi trào lưu văn hoá lại mang đến cho ngôn ngữ một số từ vay mượn

Trong công trình nghiên cứu về từ vay mượn trong tiếng Nga thế kỷ XVIII, Budagov đã khẳng định, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn từ đối với tiếng Nga vào thế kỷ XVIII là một trong những vấn đề trung tâm của lịch sử từ vựng Đặc điểm lịch sử nước Nga lúc đó đã không ngừng tạo ra những mối quan hệ giữa nước Nga và các dân tộc khác Sự cải tổ Nhà nước Nga về sản xuất, văn hoá vào đầu thời kỳ Piốt đệ nhất, việc cải cách theo những mẫu mực chọn lựa có ý thức và tiên tiến của xã hội phương Tây đã

mở đường cho tiếng Nga tiếp xúc mạnh mẽ với tiếng nước ngoài Nhờ sự tiếp xúc đó mà thế kỷ XVIII, số lượng từ vay mượn trong tiếng Nga đã tăng lên đáng kể

Mức độ ảnh hưởng của một hoặc nhiều ngôn ngữ nước ngoài tới ngôn ngữ dân tộc do hiện tượng song ngữ có thể là rất lớn Quá trình của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc của ngôn ngữ Việc tiếp xúc ngôn ngữ sẽ dẫn đến hệ quả là hệ thống từ vựng bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi lẽ từ là yếu tố linh hoạt nhất và có khả năng biến đổi mạnh nhất

Thực tế cũng cho thấy rằng trong tiến trình hình thành các tộc người, hầu như không có ngôn ngữ nào không có sự pha trộn, lai tạp bởi các ngôn ngữ khác Điều đó có thể cho thấy việc tiếp xúc giữa các tộc người trong quá khứ đương nhiên đi kèm với tiếp xúc văn hoá và để hình thành cộng đồng thì việc tiếp xúc ngôn ngữ là điều thiết yếu Mỗi một ngôn ngữ trong quy chiếu với thiết chế xã hội, mà nó đang hành chức, đã tự ổn định theo tính tự nhiên của nó Tuy nhiên, sự ổn định chức năng và cấu trúc đó chỉ có giá trị nhất thời vì ngôn ngữ là cái hàn thử biểu khá nhậy của các thiết chế xã hội, trong

đó có chính trị Chế độ xã hội có ảnh hưởng trực thiếp tới hành vi dụng

Trang 19

ngôn Chẳng hạn, về tình trạng ngôn ngữ xảy ra ở hai vùng Nam - Bắc Việt Nam trong thời kỳ cận đại Vào thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đất nước ta chịu tình trạng một nước hai chế độ Ở miền Bắc, sau chế độ vua Lê chúa Trịnh, sự suy yếu của tập đoàn phong kiến đã trở nên quá trầm trọng Các lý tưởng nho giáo đã trở nên lỗi thời, rường cột nhà nước trở nên rệu rã chưa từng có Trong khi đó, ở miền Nam (từ sông Gianh trở vào), nhà Nguyễn nhờ có chính sách cai trị nới sức dân, khuyến khích khẩn hoang kịp thời và sáng suốt, miền Nam đã dần dần thu hút được những lưu dân chạy loạn từ bốn phương đến Trong những năm đó, nhà Nguyễn đã dần dần thiết lập được một xã hội tương đối ổn định Sau khi thống nhất hai miền, nhằm mục đích ổn định lâu dài chế độ cai trị của dòng họ, nhà Nguyễn chủ trương khuyến khích Nho học Thế là, trong khi mà chữ Nho cùng những lý tưởng Nho gia của nó bắt đầu đi vào hồi chung cuộc để nhường vị trí đó cho ngôn ngữ thành văn bằng chữ Nôm ở miền Bắc thì ở miền Nam, sự học hành thi

cử, sự củng cố Nho giáo mới bắt đầu có cơ hưng thịnh Các nhà nghiên cứu triết học phương Đông ở Việt Nam gọi hiện tượng đó là "sự phát triển không đồng đều của văn hoá dân tộc" [71, tr.262-264] Tình trạng đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều về các chức năng và cấu trúc của hai ngôn ngữ thành văn đang cạnh tranh: Hán và Nôm Nếu như các nhà nho Bắc Hà, hoặc

có gốc tích đào luyện từ Bắc Hà, đã có ý thức chuyển dần từ ngôn ngữ từ chương sang tiếng nói dân dã và đã đạt được những thành tựu cao trong nghệ thuật ngôn từ pha trộn giữa hai ngôn ngữ này thì ở miền Nam lại có xu hướng ngược lại, từ ngôn ngữ bình dân mộc mạc chuyển sang thứ ngôn ngữ văn chương sính dùng các chữ Hán, đôi khi rất cũ trong từ chương cổ điển Qua những điều vừa trình bày trên, chúng ta có thể thấy rằng sự biến đổi của xã hội (lịch sử, chính trị văn hoá, kinh tế ) là các nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển từ vựng của một ngôn ngữ

Trang 20

Vì các nhân tố xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển từ vựng như vậy nên dẫn đến một hệ quả là trong tiến trình phát triển của một ngôn ngữ, có những giai đoạn từ vựng của ngôn ngữ đó phát triển rất chậm nhưng cũng có những giai đoạn nó phát triển rất mạnh Bàn về từ vay mượn trong tiếng Nga đầu thế kỷ 18, Budagov đã viết: "Trong lịch sử của mọi ngôn ngữ,

có những thời đại có giá trị hơn, có những thời đại ít có giá trị đối với ngôn ngữ" [1, tr.53]

Nhận định trên đã được minh chứng trong các công trình nghiên cứu sự phát triển từ vựng của các ngôn ngữ Chẳng hạn trong cuốn "Từ vựng học tiếng Việt", Nguyễn Thiện Giáp đã nhận xét, nhân tố quyết định sự phát triển toàn diện và sâu sắc của từ vựng tiếng Việt là sự kiện cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 Tác giả viết:

Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn trước, tuy rất lớn nhưng so với thời kỳ sau cách mạng tháng Tám thì vẫn có tính chất từng bộ phận, từng mặt, trong đó chủ yếu là sự phát triển của các từ ngữ báo chí chính luận và các từ ngữ văn hoá nghệ thuật mà thôi Chỉ sau cách mạng tháng Tám, tiếng Việt mới phát triển toàn diện, mới thực sự có thể đặt ngang hàng với các thứ tiếng khác như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, [46, tr.295] Tương tự như vậy, trong luận án PTS: "Sự phát triển của từ vựng tiếng Lào từ 1945 đến nay", Trịnh Đức Hiển, cũng đã nhận xét, chỉ sau khi nước Lào tuyên bố độc lập vào ngày 12 tháng 10 năm 1945, tiếng Lào trở thành ngôn ngữ quốc gia thì nó mới thực sự được hồi sinh và dần dần giữ địa vị chủ nhân của mình Đặc biệt từ sau ngày đất nước Lào hoàn toàn độc lập thống nhất (2.12.1975) tiếng Lào càng có điều kiện để phát triển thành một ngôn ngữ thống nhất hơn, phong phú hơn, xứng đáng là một ngôn ngữ quốc gia được dùng trên mọi miền đất nước và trong mọi phương diện đời sống xã hội Chính trong điều kiện đó, trong hệ thống từ vựng tiếng Lào đã xuất hiện

Trang 21

nhiều thuật ngữ thuộc các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật [66, 23)

tr.22-1.1.2 Những nhân tố bên trong ngôn ngữ

Bên cạnh những nhân tố có tính xã hội trên, chúng ta còn phải kể đến một số nhân tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc tác động đến sự phát triển của vốn từ vựng; đó là các nhân tố bên trong ngôn ngữ Chúng ta biết rằng, từ vựng là một hệ thống mở Chính vì tính chất "mở" như vậy nên nó luôn luôn biến đổi, phát triển, tiếp nhận những gì còn thiếu

và loại bỏ những gì không cần thiết để ngày càng hoàn thiện hơn Sự tác động của các nhân tố xã hội kéo theo hàng loạt những biến đổi bên trong chiều sâu của hệ thống từ vựng ngữ nghĩa: biến đổi về số lượng, về chất lượng từ, về nghĩa, về cấu tạo từ

1.1.2.1 Sự biến đổi về số lượng

Quan điểm phổ biến nhất về sự phát triển từ vựng trước tiên được biểu hiện ở mặt số lượng từ Tuy nhiên quan điểm trên cũng còn có chỗ chưa thật

sự thoả đáng; bởi lẽ, một ngôn ngữ có thể có một lượng từ ngữ rất lớn nhưng nếu như lượng từ ngữ đó không được "chỉnh biên", không có sự khác biệt giữa các từ gần nghĩa, người nói ít nhận thức được, và nếu như cơ cấu của các từ đa nghĩa được tách ra thành "một tổng các ý nghĩa đơn thuần" mà không có ý nghĩa trọng tâm thì vốn từ vựng của ngôn ngữ đó chỉ phong phú

về mặt số lượng nhưng lại nghèo về chức năng sử dụng, chưa đủ mức độ chính xác trong quá trình giao tiếp của con người Lượng từ vựng của một sinh ngữ thường được tăng nhanh về số lượng: những khái niệm mới, những

sự vật mới đòi hỏi có thêm lượng từ ngữ mới Trong khi đó, hầu hết những

từ ngữ cũ thường vẫn tồn tại bên cạnh lượng từ ngữ mới, chỉ có một số ít từ ngữ cũ ít được sử dụng và dần dần trở thành từ cổ Số lượng từ ngữ của một ngôn ngữ tăng lên không ngừng; bởi lẽ, quá trình tăng của từ ngữ luôn vượt

Trang 22

hơn quá trình giảm Budagov đã phát biểu rằng, nếu so sánh từ điển giải nghĩa tiếng Nga xuất bản năm 1847 với từ điển giải nghĩa tiếng Nga do D.H Uxacov hiệu đính và xuất bản vào năm 1934 -1940, thì thấy ở quyển từ điển sau có trên 10.000 từ mới mà ở quyển từ điển trước không có Tuy nhiên, việc dẫn ra số lượng từ trong các từ điển khác nhau, ở một chừng mực nào

đó, chỉ là tương đối Bởi lẽ, có những từ có thể đã có trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, nhưng những người soạn thảo từ điển hoặc không xem chúng

là những từ phổ biến, hoặc không biết đến sự tồn tại của chúng nên chúng vắng mặt trong từ điển Đôi khi cũng vì một số nguyên nhân khác làm hạn chế khối lượng từ của một từ điển được soạn thảo, kể cả những khó khăn đơn thuần về mặt kỹ thuật (kích cỡ từ điển, giá thành )

Số lượng từ ngữ của một ngôn ngữ cụ thể trong một giai đoạn cụ thể tuy chưa đủ cơ sở để xác định là ngôn ngữ đó đã hoàn thiện về vốn từ vựng nhưng chúng vẫn cần được đề cập tới Hơn nữa, tuỳ theo mức độ chuyển dịch từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, số lượng từ ngữ của một ngôn ngữ luôn tăng lên rất nhanh Theo số liệu của các nhà ngôn ngữ Pháp, từ năm

1957 đến 1964 ở Pháp đã xuất bản bộ từ điển giải thích lớn "Từ điển tiếng Pháp" gồm 6 tập, do Pol Robep soạn thảo Nhưng đến năm 1972, các nhà từ điển phải soạn thêm một tập (dày 500 trang) để bổ sung cho 6 tập trên Pol Robep nhấn mạnh, tập bổ sung này chủ yếu chứa đựng những từ mới xuất hiện trong 20 năm (1951 - 1971) Trong đó tác giả đề cập tới "sự xâm nhập

từ mới" qua con đường báo chí, phát thanh, truyền hình, phim ảnh, văn phong chính trị, văn phong khoa học đại chúng

1.1.2.2 Sự biến đổi về chất lượng

Sự phát triển về chất lượng của từ ngứ là sự biến đổi trong chiều sâu của

từ vựng, là sự tổ chức lại hệ thống ngữ nghĩa của từ, tổ chức lại các mô hình cấu tạo từ

Trang 23

a) Nghĩa của từ không phải là một thực thể độc lập với ngôn ngữ trong

đó nó tồn tại, mà chỉ là một nội dung về sự vật khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ Mặt được biểu đạt, tức nghĩa của từ ngữ được xác định bởi những mối quan hệ của chúng với những từ ngữ khác trong hệ thống Nói cách khác, nghĩa của từ là một tập hợp các nét khu biệt (còn gọi là nét nghĩa, hay nghĩa vị) Đó là những tiêu chí mà tiếng nói giữ lại để nhận biết một loạt đối tượng nào đó trong những vật thể của hiện thực Như vậy, nghĩa của từ là một cấu trúc có thể phân xuất ra những yếu tố cấu tạo nhỏ nhất, giống như các nét khu biệt trong âm vị học Ví dụ: Nghĩa của từ "anh" trong tiếng Việt gồm các nghĩa vị: "đàn ông", "sinh trước", "trong quan hệ gia đình với người cùng thế hệ", Nhìn chung, nghĩa được nói đến như một bộ phận hợp thành của từ; và qua đó, một nội dung được truyền đạt Sự tiếp cận hiện đại đối với ngữ nghĩa hoặc dựa trên sự thừa nhận hình thức bên trong của từ

đã tạo nên một bức tranh gọi là cấu trúc ngữ nghĩa của từ Thuật ngữ "cấu trúc ngữ nghĩa" để chỉ những đơn vị từ ngữ mà nội dung nghĩa của chúng có cấu tạo phức tạp Các nhà từ vựng học cho rằng hầu hết các từ truyền đạt một số nội dung, do vậy chúng có một số nghĩa tương ứng và được gọi là từ

đa nghĩa Hiện tượng đa nghĩa là đặc trưng của mọi ngôn ngữ Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, số lượng từ đa nghĩa của mỗi ngôn ngữ cũng khác nhau Hiện tượng đa nghĩa là tính chất cố hữu của tất cả các ngôn ngữ ở mọi giai đoạn phát triển của nó

Chúng ta biết rằng, số lượng của những kết hợp âm thanh mà cơ quan cấu âm của con người có thể cung cấp là có hạn Do vậy, vào một thời kỳ nhất định nào đó trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ, con người phải ghép cho cái vỏ âm thanh đã có từ trước đó một nghĩa mới để định danh một

sự vật mới

Việc một từ có thêm một (hoặc nhiều hơn một) nghĩa mới dẫn đến trong

từ vựng có hiện tượng đa nghĩa của từ Hiện tượng đa nghĩa không phải là

Trang 24

một trở ngại mà là một bước tiến lớn trong ngôn ngữ Hiện tượng đa nghĩa nảy sinh cũng do nhu cầu giao tiếp của con người Một từ, lúc đầu chỉ có một nghĩa (nghĩa đen), sau đó do có sự vật mới, hoặc khái niệm mới xuất hiện, con người không thể tức khắc có ngay một cái vỏ âm thanh hoàn toàn mới để gọi tên cho sự vật hoặc hiện tượng mới đó Trong tình thế như vậy, con người đã vận dụng phép liên tưởng: dựa vào những nét giống nhau (hoặc tương đồng) giữa hai sự vật, hiện tượng cũ và mới, rồi mượn luôn vỏ âm thanh của từ cũ để gọi tên cho sự vật hoặc hiện tượng mới Lúc đầu, những nghĩa mới đó có thể được xem là "nghĩa bóng" của từ Đến một lúc nào đó, nghĩa bóng, được đông đảo mọi người sử dụng như một nghĩa thực thụ và chúng được ghi vào từ điển Chẳng hạn trong tiếng Việt, từ "mũi" lúc đầu mang nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người Sau đó dựa trên sự giống nhau về hình thức, người Việt dùng từ "mũi" để chỉ những vật có hình dáng tương tự:

"mũi thuyền, mũi kim, mũi dao, "

Trong công trình nghiên cứu "Từ vay mượn trong tiếng Nga thế kỷ XVIII", Budagov đã dẫn ra từ "machine" (máy móc) làm ví dụ Theo Budagov, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, trong cuốn sách "về kiến trúc" của Vitruvy, từ "machine" được dùng để chỉ bất kỳ một công cụ nào được con người sử dụng trong quá trình lao động Sau này, từ machine không những trở thành từ được sử dụng "trong đời sống hàng ngày" mà còn

là một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học và nghĩa của nó trở nên phức tạp hơn Vào thế kỷ XVIII, từ machine thu nhận thêm nghĩa bóng "bộ máy chính trị của châu Âu" đồng thời nó vẫn giữ lại ý nghĩa kỹ thuật

Ở Anh, Pháp, danh từ machine (máy móc) lúc đầu thâm nhập vào ngành dệt vải, sau đó vào ngành than và công nghiệp luyện kim Đến cuối thế kỷ Ánh sáng, người ta chế tạo ra các loại "máy chạy bằng hơi nước", nghĩa mới của từ machine xuất hiện Càng đến gần thời đại của chúng ta, nghĩa mới của

từ machine càng nhiều: "bộ máy chiến tranh, bộ máy nhà nước " Như vậy,

Trang 25

dành từ "machine" đã được ghi nhận là một từ đa nghĩa Tuy nhiên, tính đa nghĩa của nó trong từng thời kỳ có khác nhau

Quá trình phát triển nghĩa của từ giúp chúng ta thấy được sự phát triển tư duy của con người Cùng với sự phát triển của tư duy, nghĩa của từ đã được

mở rộng Chính nghĩa mở rộng đó đã giúp cho con người truyền đạt được những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách chính xác và đầy đủ hơn

b) Bên cạnh hiện tượng đa nghĩa, sự phát triển mạnh mẽ của từ vựng về

số lượng còn làm cho hiện tượng đồng âm trong ngôn ngữ tăng lên Hiện tượng đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là điều tất yếu; bởi lẽ, số lượng âm thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm cho các từ, dù có nhiều bao nhiêu cũng vẫn có giới hạn của nó Nhìn chung, hiện tượng đồng

âm được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa là: "sự trùng nhau về âm của các

từ có ý nghĩa khác nhau" [155, tr.66] "Những đơn vị đồng âm là những đơn

vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa" [18, tr.213]

Từ đồng âm có thể xuất hiện do sự trùng hợp ngẫu nhiên về mặt âm của các

từ, Chẳng hạn trong tiếng Nga, từ "Kljutx" (nguồn nước, nguồn) đồng âm với từ "Kljutx" (chìa khoá) Hoặc trong tiếng Anh, các từ "Pick" (cái cuốc) đồng âm với "Pick) (sự chọn lựa) và "Pick" (hái, nhặt, nhổ)

Hiện tượng đồng âm thường xảy ra trong phạm vị các từ có cấu trúc âm đơn giản Từ càng ngắn, cấu trúc âm càng đơn giản thì tính võ đoán càng cao, càng dễ chứa đựng những khái niện khác nhau Ngược lại, các từ có vỏ ngữ âm càng dài, cấu trúc âm càng phức tạp thì tính võ đoán càng giảm; do vậy hiện tượng đồng âm càng ít xảy ra

Trong một ngôn ngữ, hiện tượng đồng âm nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào

số lượng âm tiết mà ngôn ngữ đó sử dụng Số lượng âm tiết càng ít thì hiện tượng đồng âm càng cao và ngược lại Theo tác giả cuốn "Từ vựng học tiếng Việt", [46, tr.172], trong tiếng Việt sử dụng khoảng 6000 âm tiết để cấu tạo

Trang 26

từ Trong khi đó, tiếng Hán chỉ sử dụng khoảng 600 âm tiết Do vậy hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán phổ biến hơn trong tiếng Việt rất nhiều

c) Sự phát triển của từ vựng cũng làm tăng thêm các từ đồng nghĩa trong một ngôn ngữ Trong ngôn ngữ có hiện tượng đồng nghĩa tu từ học và đồng nghĩa từ vựng học

Chẳng hạn:

"Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"

Trong câu ca dao trên "mận" lâm thời đồng nghĩa với từ "anh" (người con trai), "đào" lâm thời đồng nghĩa với "em" (cô gái), "vườn hồng" lâm thời đồng nghĩa với "tình yêu trai gái" Các hiện tượng trên chỉ là phương tiện diễn đạt đồng nghĩa, chúng thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngành tu từ học Trong luận án này, chúng tôi chỉ xem xét hiện tượng đồng nghĩa thuộc lĩnh vực từ vựng Cho đến nay, quan niệm về từ đồng nghĩa có thể còn có những điểm khác nhau Song nhìn chung, các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng: "Các từ đồng nghĩa thường được định nghĩa một cách đơn giản, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau" [18, tr.179]; hoặc "Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa

là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm" [46, tr.216] Trong hiện tượng đồng nghĩa, có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh giao tiếp Nhưng những từ như vậy rất ít Chẳng hạn "mồm' và "miệng" là hai từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, chỉ một

bộ phận của cơ thể Từ "mồm" có thể thay thế cho từ "miệng" trong câu "Nó

nhét vội cái kẹo vào miệng", nhưng "mồm" không thể thay thế cho miệng

Trang 27

trong câu: "Hắn ta nhếch mép cười Cái cười nửa miệng làm cho Lịch lộn cả

- He studies in Hanoi (Anh ấy học ở Hà Nội)

Như vậy, việc các từ đồng nghĩa thay thế được cho nhau hay không, có thể do thói quen sử dụng ngôn từ của đông đảo người nói ( cái cười nửa

miệng) hoặc do ngữ pháp của ngôn ngữ đó quy định ( "at department" và

"in Hanoi")

Từ những ví dụ vừa nêu trên, có thể khẳng định rằng từ đồng nghĩa là những từ có vỏ ngữ âm khác nhau cùng chỉ một sự vật, một hiện tượng nhưng mang sắc thái khác nhau Trong một ngôn ngữ, khi có nhiều từ đồng nghĩa chắc chắn sẽ có hiện tượng tranh chấp nghĩa giữa các từ Có thể chúng cùng tồn tại nhưng cũng có thể một trong hai từ sẽ bị mờ nhạt dần rồi mất hẳn trong vốn từ vựng Chẳng hạn để chỉ sự vật hoặc hiện tượng A, trong vốn từ vựng của ngôn ngữ đã có từ B, nhưng sau đó lại có thêm các từ đồng nghĩa B1, B2 So với B thì B1, B2 là từ mới Như vậy, để gọi tên một sự vật, ngôn ngữ đó đã có 3 từ có vỏ ngữ âm khác nhau Việc tồn tại đồng thời ba từ chỉ cùng một sự vật, hoặc một hiện tượng tất yếu sẽ dẫn đến sự tranh chấp giữa chúng Tuy nhiên, việc lựa chọn B, B1 hay B2 là do đông đảo những người sử dụng thứ ngôn ngữ đó quyết định Kết quả của sự tranh chấp đó có thể là các từ mới B1, B2 sẽ nhanh chóng bị "chết yểu", không thể nhập vào vốn từ vựng của ngôn ngữ Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ mới (B1 hoặc

B2) thắng thế, nó sẽ thay thế vào vị trí của B trong hệ thống từ vựng, (trường

hợp "máy bay" thay thế cho "phi cơ", "sân bay" thay thế cho "phi trường"

Trang 28

trong tiếng Việt) Trong trường hợp từ mới thắng thế, thì những từ cũ có thể

sẽ trở thành từ cũ Tuy nhiên, cũng có những từ vẫn tồn tại nhưng không được dùng độc lập nữa mà chúng trở thành các yếu tố cấu tạo từ mới Ví dụ,

các yếu tố "chiền" trong "chùa chiền", "han" trong "hỏi han", "má" trong

"chó má", "tác" trong "tuổi tác", "xá" trong "phố xá" (trong tiếng Việt)

Trong tiếng Việt cũng đã xảy ra hiện tượng tranh chấp nghĩa giữa các từ mượn Hán và các từ thuần Việt Số âm tiết Hán - Việt khi nhập vào tiếng Việt lại bị tách ra làm hai loại: một loại nhập ngay vào hệ thống từ vựng tiếng Việt và hoạt động độc lập như những từ thuần Việt (học, luật, quyền,

chiếm ) và một loại chỉ tồn tại là một yếu tố cấu tạo từ như phi, vô, bất Sở

dĩ có tình trạng như vậy là vì trong thời kỳ hình thành tiếng Hán - Việt ở Việt Nam, quá trình đơn tiết hoá của tiếng Việt đã xong Tất cả các âm tiết của tiếng Việt (không kể những âm tiết láy âm) đều hoạt động độc lập Trong điều kiện ấy, một âm tiết gốc Hán - Việt muốn nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt thì nó phải thích nghi với cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Việt Do vậy,

ngoài việc chấp nhận những từ đa tiết như nhân dân, nhân đạo, quân nhân ,

tiếng Việt chỉ chấp nhận thêm những từ đơn tiết với điều kiện trong nội bộ các từ đơn tiết tiếng Việt hiện chưa có từ đơn tiết nào biểu đạt được sự vật hoặc khái niệm mà nó đang cần để biểu đạt Trái lại, nếu trong nội bộ từ đơn tiết đã có từ để biểu đạt sự vật hoặc khái niệm đó rồi thì những âm tiết Hán

- Việt sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu Và như vậy, chúng có thể không tồn tại hoặc tồn tại là một yếu tố tham gia vào hoạt động cấu tạo từ Chẳng hạn các

từ nhân, bất, vô, phi, lưỡng, nhị vốn là các từ đơn, hoạt động độc lập trong

tiếng Hán, nhưng khi vào tiếng Việt chúng gặp các từ thuần Việt đơn tiết có

ý nghĩa tương tự vốn tồn tại lâu đời trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, do vậy chúng chỉ tồn tại là một bán phụ tố tham gia hoạt động cấu tạo từ mà thôi

Trang 29

"Sự tranh chấp về giá trị" giữa các từ trong nội bộ ngôn ngữ là do có sự lựa chọn, quyết định của những người sử dụng ngôn ngữ đó Đây cũng là quy luật tất yếu trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ nói chung và hệ thống từ vựng ngữ nghĩa nói riêng

d) Sự phát triển của từ vựng luôn tác động mạnh đến quá trình cấu tạo từ ngữ của một ngôn ngữ Trong một xã hội mà khoa học và kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều sự vật, khái niệm mới ra đời, đòi hỏi con người phải tạo ra các từ mới để định danh cho chúng Khả năng ngôn ngữ của con người cũng chỉ có giới hạn, không phải lúc nào họ cũng có thể nghĩ ra một đơn vị có vỏ

âm thanh hoàn toàn mới để định danh cho sự vật, hiện tượng mới xuất hiện

Do vậy, con người đã biết tận dụng "những chất liệu có sẵn" trong ngôn ngữ (các từ đã có) để cấu tạo nên những từ ngữ mang ý nghĩa rộng hơn biểu thị những khái niệm rộng hơn

Chẳng hạn qua việc khảo sát từ vựng tiếng Việt, chúng tôi thấy từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, khi tiếng Việt chỉ giữ vị trí thứ yếu trong xã hội, chỉ

là phương tiện phục vụ nhu cầu giao tiếp hàng ngày, thì trong hệ thống từ vựng của nó chủ yếu là các từ đơn tiết và từ 2 âm tiết, những từ ngữ được cấu tạo từ 3 âm tiết, đặc biệt là 4 âm tiết trở lên để biểu thị các khái niệm khoa học còn quá ít Sang đầu thế kỷ XX, nhất là vào thập kỷ X và thập kỷ

XX của thế kỷ này, khi Việt Nam có sự tiếp xúc với nền khoa học tiến bộ của các nước, hàng loạt các từ ngữ được cấu tạo từ 3, 4, 5, âm tiết đã xuất hiện

Ví dụ: Chủ nghĩa đế quốc, Duy tâm chủ nghĩa, Việt Nam thanh niên cách

mệnh, Chính phụ hoạt đầu, kinh tế học cạch mệnh, ống sinh điện, phong trào tranh đấu, quốc tế đỏ, chùa duy tân

Như vậy, việc phát triển của từ vựng không những đã làm cho cấu tạo từ

đa dạng hơn mà còn làm cho cấu trúc của từ cũng phức tạp hơn Thực tế cho

Trang 30

thấy từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, các từ 2 âm tiết trong tiếng Việt thường được cấu tạo theo mô hình cú pháp tiếng Việt (trật tự thuận) thì đầu thế kỷ

XX khi có 3, 4 hoặc 5 yếu tố cùng tham gia vào cấu tạo nên một từ ngữ mới thì trật tự của các yếu tố này không chỉ thuần tuý theo trật tự cú pháp tiếng Việt nữa Chúng tồn tại dưới cả hai dạng: thuận và ngược với trật tự cú pháp tiếng Việt

Hoạt động kinh tế ở nước ta hiện nay sôi động hơn bao giờ hết Nhiều tên gọi mới ra đời đáp ứng những sự vật mới nảy sinh Những tên gọi mới nảy sinh như HABUBANK, HAFA có thể coi là những sáng tạo mới Những tên này được tạo ra bằng cách dịch tổ hợp định danh đầy đủ ra tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) rồi cấu tạo lại trên cơ sở tiếng nước ngoài

- Ngân hàng phát triển nhà ở Hà Nội  Hanoi Building Bank  HABUBANK

- Công ty Hội chợ Triển lãm Hải Phòng  Haiphong Exhibition and Fair Company  HAFA [46, tr.302]

Trang 31

Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một số mô hình cấu tạo khác, như

"phương thức phức hợp", "phương thức viết tắt"

Tuy nhiên, trong quá trình tạo nên một từ ngữ mới cần phân biệt hai nhân tố: 1) cấu tạo từ mới trong lời nói theo mô hình cấu tạo từ tích cực; 2) củng

cố từ mới đó trong ngôn ngữ trong thành phần từ vựng như là một đơn vị cần

thiết về mặt xã hội Hiện tượng thứ nhất có thể gọi là Cơ chế của cấu tạo từ

và mô tả nó bằng các thuật cấu trúc, còn hiện tượng thứ hai là một quá trình lâu dài và phức tạp, không đặt được vào trong khuôn khổ của sự mô tả cấu trúc, quá trình này gắn liền với nền văn hoá và lịch sử của một dân tộc Cuộc sống tiếp theo của từ ngữ, sự "lớn lên" của nó là do nhu cầu xã hội quyết định Và ngay trong sự đáp ứng nhu cầu ấy "sự thừa nhận có tính xã hội" đối với các từ ngữ mới này là ghi nhận chúng vào vốn từ vựng với ý nghĩa thành ngữ Như vậy, giai đoạn thứ hai của cấu tạo từ ngữ không thể xem là cấu tạo

từ trong cái nghĩa như giai đoạn đầu, mà đó là giai đoạn phát triển ngữ nghĩa

Nó được thuyết minh nhờ khái niệm ý nghĩa của từ

1.2 MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Khi nghiên cứu sự phát triển của từ vựng, ngoài việc lý giải các nhân tố tác động đến sự phát triển của từ vựng như sự biến đổi của lịch sử, kinh tế, văn hoá, chính trị, các nhà ngôn ngữ học còn chú ý đến việc tìm hiểu và phân tích các con đường phát triển từ vựng của ngôn ngữ đó Có thể, mỗi một ngôn ngữ có những giai đoạn lịch sử hoàn thiện từ vựng khác nhau bằng những con đường khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của những người sử dụng Song nhìn chung, theo các nhà từ vựng học thì từ vựng của một ngôn ngữ thường phát triển bằng hai con đường cơ bản: Con đường vay mượn từ ngữ từ những ngôn ngữ khác và con đường cấu tạo phát triển ý nghĩa mới của từ

Trang 32

1.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường vay mượn từ

Quá trình vay mượn lẫn nhau trong ngôn ngữ thường diễn ra một cách liên tục, khách quan theo quy luật riêng ở mọi cấp độ khác nhau của ngôn ngữ Vay mượn là một trong những con đường quan trọng để bổ sung từ ngữ cho vốn từ vựng Sự vay mượn từ ngữ thường xảy ra thuận lợi ở những ngôn ngữ cùng loại hình Chẳng hạn, tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ cùng loại hình nên tiếng Việt vay mượn từ ngữ từ tiếng Hán nhiều hơn từ các ngôn ngữ khác loại hình khác Trong quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, không có một ngôn ngữ nào không bị xâm nhập bởi từ ngoại lai mặc dù mức

độ xâm nhập không giống nhau ở mỗi bộ phận của ngôn ngữ Bộ phận từ vựng thường bị xâm nhập nhiều nhất, bởi vì từ là yếu tố linh hoạt nhất và có khả năng di chuyển nhất "Việc di chuyển" các yếu tố như âm vị và các phụ

tố cấu tạo từ là kết quả tiếp xúc ở cấp độ từ vựng Sự tác động qua lại giữa các ngôn ngữ khác nhau trong cấp độ từ vựng đã mở ra một thời kỳ quan trọng cho hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ

Trong tiến trình phát triển và hoàn thiện, một ngôn ngữ có thể vay mượn

từ những ngôn ngữ khác, các phụ tố cấu tạo từ hoặc các mô hình cấu tạo từ, nhưng chủ yếu là vay mượn những từ ngữ mà trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ đi vay chưa có Quá trình thích nghi đối với từ ngoại lai (từ vay mượn) là dần dần chúng được những người sử dụng nắm vững, tinh thông các mặt: ngữ âm, chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ đó

Về mặt hình thức, quá trình vay mượn có liên quan trực tiếp tới sự giống nhau về loại hình của các ngôn ngữ Sự giống nhau giữa "ngôn ngữ cho vay"

và "ngôn ngữ đi vay" càng ít thì sự biến đổi càng lớn, ngôn ngữ đi vay phải làm cho từ ngoại lai có sự biến đổi để thích nghi với hệ thống ngôn ngữ mới tiếp nhận nó Hình thức vật chất của từ khi xâm nhập vào môi trường ngôn ngữ mới thường thường biến đổi rất đa dạng Đặc tính biến dạng được định trước bởi khả năng của hệ thống ngôn ngữ cho vay và ngôn ngữ tiếp nhận

Trang 33

Đặc tính chức năng hoá của từ (thực tế sử dụng rộng rãi từ đó trong lĩnh vực giao tiếp) có tác động mạnh tới cường độ của quá trình thích nghi hình thức Sự thích nghi của từ ngoại lai có liên quan tới tần số sử dụng của chúng Mặt khác, các quá trình tương tự có thể xuất hiện trong các nhóm từ

vị giống nhau về chất, có thể giữ vai trò làm tăng nhanh, hoặc ổn định trong quá trình thích nghi hình thức (vai trò tương tự và nhóm tương tự trong việc hợp thức hoá cách phát âm từ ngoại lai) hoặc làm chậm quá trình đó (các dãy

từ biến đổi có dao động cùng loại hình trong thành phần ngữ âm, từ pháp và khả năng phát triển tương tự)

Việc nắm vững ngữ nghĩa của từ ngoại lai là yếu tố trung tâm và quyết định việc thích nghi của nó Nắm vững ngữ nghĩa của từ mượn, đưa từ mượn vào hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ tiếp nhận, xác định những mối quan hệ khác nhau của từ đó với các từ đã tích luỹ được trong từ điển, xếp nó vào dãy từ thích hợp Đây là việc đưa từ mới vào dãy đồng nghĩa của các từ có ý nghĩa tương tự và phân định giới hạn về nghĩa với những từ khác thuộc dãy đó Tuy vậy "không phải bất cứ sự xâm nhập từ nước ngoài nào vào ngôn ngữ cũng là từ vay mượn Những từ vay mượn phải được cải tạo lại để có hình thức ngữ âm, đặc điểm ngữ pháp phù hợp với hệ thống ngữ âm

và ngữ pháp của ngôn ngữ đi vay" [18, tr.251]

1.2.2 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ và phát triển nghĩa

Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ ngữ và phát triển ý nghĩa mới của từ là hai con đường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phong phú hoá và hoàn thiện từ vựng của một ngôn ngữ

1.2.2.1 Phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ ngữ

Cấu tạo từ là phương thức tạo từ ngữ mới bằng cách ghép phụ tố vào căn

tố (hoặc thân từ) theo những cách kết hợp khác nhau của một ngôn ngữ Điều

Trang 34

đáng chú ý về nguyên tắc cấu tạo từ là những vận động trong lòng một ngôn ngữ, do sự thúc đẩy của xã hội, để sản sinh ra các từ cho ngôn ngữ, phục vụ những nhu cầu mới về mặt diễn đạt mà xã hội đặt ra

Bàn về phương thức cấu tạo từ ngữ, các nhà ngôn ngữ học thướng đề cập đến một số phương thức cấu tạo cơ bản sau:

a) Phương thức ghép

Phương thức ghép là phương thức rất quan trọng trong việc cấu tạo các đơn vị từ ngữ mới của ngôn ngữ Các hình vị tham gia vào phương thức ghép có thể là những hình vị căn tố, nghĩa là những hình vị mà tự bản thân

nó có nghĩa, tồn tại và hoạt động độc lập, hoặc có thể là những hình vị không phải là căn tố, nghĩa là chúng không tồn tại và hoạt động độc lập, không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Nga, tiếng Anh Việc tạo từ ngữ mới bằng cách ghép hai hình vị căn tố kiểu như News + paper = Newspaper (tờ báo); ink + pot = inkpot (lọ mực); house + keeper = housekeeper (bà quản gia); pocket + money = pocketmoney (tiền tiêu vặt) dường như không nhiều Trong các ngôn ngữ này, chủ yếu cấu tạo từ mới bằng cách ghép một hình vị căn tố với một phụ

tố (tiền tố hoặc hậu tố), kiểu như: y, npu, trong tiếng Nga và im, un, er, ly,

ed, s, trong tiếng Anh

Ví dụ:

to work (làm việc) + er  worker (công nhân)

garden (vườn) + er  gardener (người làm vườn)

a book (quyển sách) + s  books (những quyển sách)

in + secure (chắc chắn)  insecure (không chắc chắn)

Tóm lại, nếu trong các ngôn ngữ biến hình, mô hình ghép hình vị căn tố (tiền tố hoặc hậu tố) chiếm ưu thế hơn thì trái lại, trong các ngôn ngữ không biến hình (chẳng hạn tiếng Việt), mô hình ghép một hình vị căn tố với một

Trang 35

hình vị căn tố khác lại đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế cấu tạo từ Hàng loạt từ ngữ đã được ghép theo mô hình này

Ví dụ: Tàu bay, xe máy, xe lửa, máy hơi nước, xe đạp, đất nước, Đảng

cách mệnh, hình tròn, dưa leo, dây phơi

Còn mô hình ghép một hình vị căn tố với một hình vị không hoạt động tự

do (bán phụ tố), mặc dù cũng có nhưng không phải là mô hình chiếm ưu thế trong việc cấu tạo nên các từ ghép tiếng Việt

Ví dụ: Ghép theo quan hệ đẳng lập hoặc hội nghĩa: "mua bán, săn bắn,

vui mừng, đôn đốc, đất nước, cha mẹ, anh em, "

Ghép theo quan hệ chính phụ hoặc phân nghĩa: "Bí xanh, bí đỏ, máy chụp

ảnh, máy điện thoại, nhà gạch, nhà tranh, xe đạp, xe lăn "

b) Phương thức láy

Phương thức láy trong cấu tạo từ là phương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc Theo tác giả cuốn "Từ vựng học tiếng Việt" thì hiện tượng láy không phải chỉ có riêng

ở tiếng Việt mà còn có ở nhiều ngôn ngữ khác trong vùng Đông Nam Á Tuy vậy, trong mỗi ngôn ngữ, hiện tượng láy vẫn có những đặc điểm riêng

Trang 36

Trong tiếng Việt, láy cũng là một phương thức quan trọng trong việc cấu tạo từ ngữ Trong việt ngữ học, các từ được cấu tạo bằng phương thức láy có nhiều tên gọi khác nhau Đó là "từ phản điệp" (Đỗ Hữu Châu), "từ lắp láy" (Nguyễn Nguyên Trứ, Hồ Lê), "từ láy âm" (Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu), "từ láy" (Hoàng Tuệ, Đào Thản, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp) Theo cách lý giải của Nguyễn Tài Cẩn thì láy chính là những từ mà "các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm" [10, tr.109] Một số tác giả coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá Cách nhìn này thể hiện ở nhận định cho rằng trong từ láy có sự chi phối của luật hài âm, hài thanh Theo Hoàng Tuệ:

Láy là phương thức cấu tạo những từ mà trong đó có một sự tương quan âm - nghĩa nhất định Tương quan ấy có tính chất tự nhiên,

trực tiếp trong trường hợp những từ như gâu gâu, cu cu Nhưng

tương quan ấy tinh tế hơn nhiều, được cách điệu hoá trong những

từ như lác đác, bâng khuâng, long lanh.v.v Sự cách điệu hoá ấy

chính là sự biểu trưng hoá ngữ âm cho nên láy là một sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá [156, tr.21-24]

Quan điểm coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá được

sự ủng hộ, tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát hiện tượng láy trong tiếng Việt Thừa nhận láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá, tức là đã "coi láy là một cơ chế" "Quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp Cơ trình này quán xuyến cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa Cơ trình cấu tạo từ láy chịu sự chi phối của xu hướng hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng" [59, tr.60] Mặc dù, cũng coi láy là phương thức tạo từ nhưng Diệp Quang Ban lại xem "từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa" [3]

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu từ láy trong tiếng Việt đều thống nhất coi láy là phương thức cấu tạo từ lấy nguyên tắc hoà phối ngữ âm làm cơ sở

Trang 37

Những từ láy được cấu tạo theo phương thức này có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng của chúng

Trong các công trình nghiên cứu về cấu tạo từ nói chung và phương thức láy nói riêng trong tiếng Việt, các tác giả rất quan tâm đến việc xác định các đơn vị ngữ pháp cơ sở, tức là các đơn vị tham gia vào cơ chế cấu tạo từ Để xác định đơn vị ngữ pháp cơ sở này, các nhà Việt ngữ đã sử dụng nhiều tên

gọi khác nhau, do đó làm nảy sinh hàng loạt từ đồng nghĩa: nguyên vị, từ

căn, từ tố, tiếng, thành tố, yếu tố cấu tạo từ, nguyên tố, hình vị Chính sự

không thống nhất trong quan niệm của các nhà nghiên cứu về đơn vị ngữ pháp cơ sở của tiếng Việt dẫn đến cách lý giải một số vấn đề có liên quan đến từ láy còn bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý Đa số các nhà nghiên cứu đều hình dung từ láy như một đơn vị từ vựng gồm hai phần: thành tố gốc và thành tố láy với những tên gọi khác nhau, trong đó cái thứ nhất (thành tố gốc) nảy sinh ra cái thứ hai (thành tố láy) Tuy nhiên, việc xác định đâu là thành tố gốc, đâu là thành tố láy trong từ láy tiếng Việt không phải vấn đề đơn giản Bởi lẽ, trong vốn từ tiếng Việt "có rất nhiều từ láy mà trong các thành tố cấu tạo, trên quan điểm đồng đại, rất khó và hầu như không thể xác định đâu là thành tố gốc (hoặc tiếng gốc, phần gốc, đơn vị gốc, hình vị cơ sở,

nguyên vị thực ) và đâu là thành tố láy Ví dụ: đủng đỉnh, bâng khuâng,

thình lình, băn khoăn, ngay ngắn, bủn rủn, phấp phỏng v.v [59, tr.65] c) Phương thức chuyển loại

Khi khảo sát về từ loại của từ trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu ngữ pháp thường gặp hiện tượng: có những từ vừa có thể được dùng với tư cách ngữ pháp của từ loại này (danh từ) lại vừa có thể được dùng với tư cách ngữ pháp của loại từ khác (động từ hoặc tính từ)

Ví dụ:

Trang 38

"Các cậu nhớ đi ngủ sớm để sáng mai dậy thịt lợn lấy thịt cho họ làm

cỗ"

Trong ví dụ trên ta thấy từ thịt vừa được sử dụng với tư cách ngữ pháp

cuả từ loại động từ vừa với tư cách ngữ pháp của từ loại danh từ Hiện tượng trên đã có những cách nhìn nhận và lý giải khác nhau Có tác giả cho đây là hiện tượng " nhất từ đa loại" của từ tiếng Việt Một số tác giả khác với quan niệm từ loại của từ là một cái gì cố định, không thay đổi, "nhất thành bất biến", cho nên quan niệm hai từ "thịt" thuộc cùng một từ loại Cả hai quan niệm trên đều chưa hợp lý và thoả đáng vì không hợp quy luật của nhận thức, quy luật hoạt động của ngôn ngữ Nếu nhìn nhận trong tiếng Việt, mọi lớp từ đều "nhất từ đa loại" thì sẽ dẫn đến chỗ cho rằng "từ vô định loại", do

đó sẽ phủ nhận sự tồn tại các phạm trù từ loại trong tiếng Việt Trong ví dụ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy hai từ "thịt" không cùng một bản chất từ loại Nói cách khác, đây là hiện tượng chuyển di từ loại của từ, một "hiện tượng trung gian của ngôn ngữ" Chuyển loại là hiện tượng tích cực, xảy ra trong hầu hết các ngôn ngữ, đặc biệt phổ biến ở các loại hình ngôn ngữ đơn lập-phân tích tính, như tiếng Việt

Chuyển loại là một phương thức cấu tạo từ nhờ đó một từ mới thuộc phạm trù từ loại này được tạo ra từ một phạm trù từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất phát và nhận những đặc trưng ngữ pháp mới (thể hiện ở khả năng kết hợp và chức năng làm thành phần câu) khác với những đặc trưng ngữ pháp của từ xuất phát

Ngôn ngữ nào càng có tính tổng hợp cao thì hiện tượng chuyển loại càng

ít, bởi vì trong ngôn ngữ đó có những phụ tố có tác dụng phân biệt từ loại rất

rõ ràng, Trái lại, ngôn ngữ nào càng có tính phân tích cao thì hiện tượng chuyển loại càng nhiều Trong cuốn "Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại", Hồ Lê đã nhận xét, so với tiếng Anh, hiện tượng chuyển loại trong

Trang 39

tiếng Việt xảy ra nhiều hơn, và không ít trường hợp còn có tính chất "triệt để" hơn bởi vì tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập và có tính phân tích rất cao Trong tiếng Anh, nhìn chung, sự chuyển loại chưa ở dạng triệt để nhất, thuần tuý nhất của nó vì không nhiềi thì ít, sự khác loại của từ phải đi đôi với sự khác nhau về hình thức

Ví dụ:

Light (sáng) - tính từ

To light (chiếu sáng) - động từ nguyên thể

Lights (chiếu sáng) - động từ, ngối thứ 3 số ít

The light (ánh sáng) - danh từ

Ta thấy "to" và "s" là những dấu hiệu hình thức của động từ "light", còn

"the" là dấu hiệu hình thức của danh từ "light" [81, tr.243]

Trong tiếng Việt, đây đó cũng có những hiện tượng chuyển loại chưa hoàn toàn triệt để, song đa phần những từ có khả năng chuyển loại đều có tính triệt để cao

Trong hai câu thơ trên, ta thấy bào(1) và quạt(1) là danh từ, còn bào(2)

và quạt(2) là động từ Tự chúng đã mang đầy đủ tính ngữ pháp là danh từ và

Trang 40

động từ mà không cần hình thức "phụ phẩm" nào hết, chỉ có vị trí của chúng trong câu là đặc điểm hình thức duy nhất mà thôi Xét một cách sâu xa, hiện tượng chuyển di từ loại là biểu hiện của mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển loại diễn ra do sự thay đổi cách thức phản ánh của người Việt, chứ không phải là sự thay đổi đối tượng phản

ánh." Đó là sự thay đổi cấu trúc sở biểu của từ theo quy luật liên tưởng loại

suy (sự thay đổi của quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy)" [5, tr.178]

Nhìn một cách bao quát, hiện tượng chuyển loại có thể diễn ra ở các phạm vi sau:

Ví dụ: - Mua muối để muối dưa

Nhưng cũng có rất nhiều từ (chẳng hạn: bào, cày, bừa, cuốc, đục, cưa,

xe, v.v ) chúng ta rất khó có thể kết luận một cách thoả đáng chúng vốn là

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Budagov. P. A. (1977), Phát triển và hiện đại hoá ngôn ngữ là gì? Nxb Matxcơva, (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Liên, tƣ liệu cá nhân) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và hiện đại hoá ngôn ngữ là gì
Tác giả: Budagov. P. A
Nhà XB: Nxb Matxcơva
Năm: 1977
2. Ăng Ghen (1963), Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép biện chứng của tự nhiên
Tác giả: Ăng Ghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1963
3. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ Pháp tiếng Việt, 2 tập, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1992
4. Nguyễn Trọng Báu (1981), "Dạng tắt từ vựng như một phương thức cấu tạo từ vựng mới", Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạng tắt từ vựng như một phương thức cấu tạo từ vựng mới
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1981
5. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
6. Võ Bình (1971), "Một vài nhận xét về từ ghép song song tiếng Việt", Ngôn ngữ, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về từ ghép song song tiếng Việt
Tác giả: Võ Bình
Năm: 1971
7. Philiphê Bỉnh (1822), Sách sổ sang chép các việc, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách sổ sang chép các việc
8. Nguyễn Huy Cẩn (1981), "Hiện tƣợng gộp tiếng của các chuỗi từ ghép phụ gia", Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tƣợng gộp tiếng của các chuỗi từ ghép phụ gia
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1981
9. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ Pháp tiếng Việt (Tiếng- từ ghép- đoản ngữ), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp tiếng Việt (Tiếng- từ ghép- đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1975
10. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1975
11. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán- Việt, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán- Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1975
12. Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên) (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1981
13. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1995
14. Nguyễn Tài Cẩn (1998), "Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt", Ngôn ngữ, (số 6), tr.8-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1998
15. Đỗ Hữu Châu (1970), "Nhận xét về tính chất loại biệt và khái quát của từ vựng tiếng Việt", Ngôn ngữ, (số 4), tr.10-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về tính chất loại biệt và khái quát của từ vựng tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1970
16. Đỗ Hữu Châu (1973), "Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng", Ngôn ngữ, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1973
17. Đỗ Hữu Châu (1973), "Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa", Ngôn ngữ, (số 3), tr.46-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1973
18. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1981
20. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1986
21. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb ĐH và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w