Sự nghiệp thơ văn và đóng góp của Tương Phố

Một phần của tài liệu “Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong “hai giọt lệ” của tương phố đông hồ” (Trang 95 - 101)

I. Tương Phố

I.2.Sự nghiệp thơ văn và đóng góp của Tương Phố

Tương Phố bước vào Nam Phong và nổi danh với bài “Giọt lệ thu” (số 131, tháng 7, 1928). Từ đó, bà trở thành một cây bút phụ nữ rất được chú ý.

Tương Phố đã đóng góp cho văn chương thời đại một tiếng khóc ảo não, trong đó có âm hưởng khúc ngâm chinh phụ và nỗi buồn sinh li tử biệt của văn chương truyền thống, đồng thời cũng nhuốm màu sắc thời đại – đó là nỗi buồn và cả một “bể thảm trời sầu” của lớp thanh niên thời ấy. Có thể coi Tương Phố là nhịp cầu nối của văn thơ truyền thống với thời hiện đại: người ta vẫn thấy những cảm xúc và nét luân lí cũ được thể hiện bằng bút pháp ước lệ, lời văn biền ngẫu nhưng đã có được sự say đắm, tha thiết và những cảm xúc lãng mạn báo hiệu cho sự hình thành dòng văn học lãng mạn vài năm sau.

Nói đến Tương Phố, người ta nghĩ ngay đến tác phẩm “Giọt lệ thu” nổi tiếng. Tuy nhiên, ta cũng không thể không nhắc đến những sáng tác khác rất đáng chú ý của bà như: “Trúc Mai” (truyện dài bằng thơ); “Một giấc mộng” (truyện, 1928); “Mối thương tâm của người bạn gái” (văn xuôi, 1928); “Bức thư rơi” (văn xuôi, 1929); “Tặng bạn chán đời” (thơ 1929), “Tái tiếu sầu ngâm” (thơ lục bát, 1930), “Khúc thu hận” (thơ song thất lục bát, 1931), “Đời đáng chán” (thơ song thất lục bát, 1932),...

Trong các bài kí sự sau “Giọt lệ thu”, Tương Phố có vẻ muốn tiến tới thể đoản thiên. Tác giả tự thuật lại mình, lại đem một vài nhân vật ở ngoài vào, tạo ra một chút động tác. Tuy nhiên, cách kết cấu rất sơ sài và câu chuyện có khi rất giả tạo. Bởi tác giả viết để giảng luân lí, để giãi bày những tư tưởng về nhân sinh, về thời thế nên câu chuyện có phần khiên cưỡng.

Một giấc mộng” thuật lại dưới hình thức bức thư gửi cho người bạn gái kể về cuộc phiếm du trong mộng của tác giả. Trong đó, tác giả gặp các cô bạn gái và cùng nhau bàn luận về địa vị nữ giới, hạnh phúc gia đình, văn minh Âu Á và “đời đáng chán hay không đáng chán”...

Mối thương tâm của người bạn gái” lại là những trang văn miêu tả lời người bạn gái của tác giả giãi bày những lẽ vì sao mình khóc. “Bức thư rơi” viện cớ lượm được một bức thư rơi nên đưa đăng lên báo – trình bày những ý kiến của tác giả về thời thế...“Tặng bạn chán đời” là lời tự thuật của một bạn gái kể chuyện một nữ sinh thi hỏng về nhà lại gặp cảnh dì ghẻ con chồng nên muốn tự mình kết liễu cuộc sống. Thế nhưng sau khi nghe người ở ngăn cản, thuyết lí tại sao không nên chán đời và

nghe tin tự sát của cậu công tử đàng điếm chán đời nhà hàng xóm, cô đã nghĩ lại và tìm ra lẽ sống ở đời.

Ta thấy rằng những thiên kí sự trên của Tương Phố đều mang chủ ý cảnh thế, trong cái chủ trương chung làm văn nghệ để phục vụ luân lí của Nam Phong. Về kĩ thuật thì động tác bị hi sinh cho thuyết lí. Tác giả đặt ra một khung cảnh cho có chuyện, cốt để giãi bày những ý kiến xây dựng của mình về nhân sinh về thời thế. Đến câu văn thì tuy ở các bài về sau không quá cầu kì đẽo gọt như ở “Giọt lệ thu”, song vẫn săn sóc, trau chuốt ở từ ngữ, ở nhịp điệu cho đẹp và êm. Văn xuôi có nhịp có vần không khác gì thơ. Tuy vậy nhưng ở buổi đầu đăng lên Nam Phong vẫn được nhiều độc giả thưởng thức và tán thưởng.

Thơ của Tương Phố được đánh giá cao hơn văn xuôi do tính réo rắt và cảm động lòng người cách chân thật. Quả thực, văn xuôi không phải thứ văn đẽo gọt mà hay, đẽo gọt quá nhiều sẽ làm cho lời văn mất tự nhiên. Hơn nữa, thường thì cái hay của văn xuôi trước hết ở nghĩa của lời. Do đó, nếu lời quá rườm sẽ làm cho văn trở nên sáo rỗng, không thật. Vì vướng phải những khuyết điểm trên nên văn xuôi của Tương Phố không được đánh giá cao. Ngược lại, ở mảng thơ ca, những lời và ý được viết ra từ chính tâm can của bà lại mang đến hiệu quả cao.

Ngoài “Giọt lệ thu”, Tương Phố còn có bài “Khúc thu hận” và “Tái tiếu sầu ngâm” cũng rất được chú ý.

Bài “Khúc thu hận”( Nam Phong, số 164 – 7/1931) làm thể song thất lục bát khá điêu luyện về ý tứ và hình thức. Nhiều câu rất giống với “Chinh phụ ngâm” của dịch giả Đoàn Thị Điểm.

“Chàng đi, đi chẳng trở về Thu về, thiếp những tê mê dạ sầu! Làng mây nước biết đâu nhắn gửi? Khoảng đất trời để mãi nhớ thương... ” Đem so với “Chinh phụ ngâm” sẽ thấy rất giống những câu như:

“Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.

Đoái trông theo đã cách ngăn, Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh”.

Đến những câu tình ý đậm đà, thiết tha, thể hiện rõ lời than của người thiếu phụ:

“Nỗi li hận mây chiều gió sớm,

Tình tương tư khoảng vắng canh trường Gió mưa tâm sự thê lương

Chỉ kim ai vá đoạn trường nhau đây!”

Bài “Tái tiếu sầu ngâm” làm khi bà tục huyền chứa tình ý đậm đà và thiết tha của một người nuốt lệ ngậm cười mà ôm cầm thuyền khác vì nghĩ đến đứa con côi không nơi nương tựa:

“E dè buổi gió chiều mưa Con côi mẹ góa dễ nhờ nương đâu?

Bước đi âu cũng thương nhau Dừng chân đứng lại cơ mầu dở dang

Dây loan chắp mối đoạn tràng Ngâm câu “tái tiếu” hai hàng lệ sa... ”

Tương Phố có những bài thơ nhắc người ta tình cảm cố hương sâu đậm1

:

“... Nhớ ngày đông, giá cóng tay, Nhớ thu sang, ngọn gió may lạnh lùng

1

Thơ Tương Phố dẫn trong phần này lấy từ Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 13, 2010, Hà Nội, trang 237 – 238.

Nhớ xuân, muôn tía ngàn hồng Nhớ sen mùa hạ nở tung mặt hồ Đồng quê, nghĩ nhớ con cua Lũy tre gió lộng vi vu sáo diều Quê nhà đầm ấm bao nhiêu

Mẹ cha, em nhớ bao chiều yên vui”.

Bài thơ khiến người ta liên tưởng đến câu ca dao về người con gái đi lấy chồng xa, nhớ nhà: “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”, mà vẫn mang nỗi buồn da diết của thời đại tác giả:

“Bắc Nam duyên phận xa xôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hương quan nghìn dặm mấy hồi chiêm bao!”

Trong thơ Tương Phố, người ta gặp những motif mới về quan hệ vợ chồng. Từ cái ghen của người vợ:

“Nhớ ngày xưa anh cảm chị Hằng Đa tình đến nỗi thương trăng lạnh lùng

Rẽ mây ước tới Thiềm cung

Nguyện đem chăn gối bạn cùng Thường Nga. Vợ gần, cảm bóng trăng xa

Ghen trăng, vợ bẳn: “Hằng Nga... Nga gì!”

(Nụ cười dưới trăng – Mưa gió sông Tương) đến tình cảm vợ chồng:

“... Cùng nhau hú hí sớm trưa Bữa cơm giấc ngủ cùng chờ đợi nhau

... Yêu có phút lặng nhìn chẳng chớp Trông nhau cùng muốn nuốt nhau đi”.

(Tự tình – Mưa gió sông Tương) Đặc biệt, có những câu thơ của Tương Phố đi xa hơn trong tình cảm lãng mạn mà thơ xưa không hề có:

“Thân này, đôi dẫu đủ đôi Lòng này, riêng vẫn lẻ loi tấm lòng!

Theo duyên ân ái đeo bòng

Trăm năm vẫn một khúc lòng bi thương!”

(Tái tiếu sầu ngâm) Quả thực, Tương Phố đã đóng góp cho văn học Việt Nam tinh thần bản sắc khi sử dụng những thể thơ thuần Việt để sáng tác. Không những thế, bà còn mạnh dạn viết ra những chuyện tình cảm vợ chồng đời thường rất chân thật, không ước lệ, sáo rỗng. Trong khi phần lớn phụ nữ đương thời còn chưa dứt ra khỏi những trói buộc phong kiến thì đã có những người như Tương Phố đã biết thương kim, tích cổ, than nước, lo đời, biết băn khoăn tư lự tới những vấn đề quan trọng sâu xa thì thực đáng quý trọng. Tương Phố là một nữ sĩ có tài và là một trong những người tiêu biểu có ảnh hưởng đến lịch sử văn học và lịch sử phát triển của phụ nữ Việt.

Một phần của tài liệu “Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong “hai giọt lệ” của tương phố đông hồ” (Trang 95 - 101)