Xuất hoàn thiện chính sách sản phẩm:

Một phần của tài liệu 598 Công nghệ Marketing xuất khẩu của các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện Thương Mại Quốc Tế hiện nay (Trang 77 - 81)

III: Một số đề xuất hoàn thiện công nghệ marketing xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang thị trờng Nhật

3.1:xuất hoàn thiện chính sách sản phẩm:

+ Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và xác điịnh mặt hàng trọng điểm: Công ty có thể dựa vào kết quả nghiên cứu thị trờng Nhật Bản và tình hình tiêu thụ, sự đóng góp tơng quan của từng mặt hàng vào lợi nhuận của công ty để mở rộng các mặt hàng .

Theo em công ty nên mở rộng đa dạng hóa sang các mặt hàng phục vụ sinh hoạt bằng cách đổi mới chuyển dịch các làng nghề sang sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách hàng nh: giờng, tủ, ghế bằng mây tre đan. Những mặt hàng này khả năng mang lại lợi nhuận cao phục vụ tốt cho phát triển sản phẩm mới.

Để thực hiện tốt đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu công ty cần có sự cấu kết chặt chẽ với nhà nhập khẩu, các làng nghề, nâng cao khả năng tự chủ

trong kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cần xác định các mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu mặt hàng của mình.

+ Về chất lợng sản phẩm:

Tiêu chuẩn chất lợng là tiêu chuẩn hàng đầu trong xuất khẩu, công ty cần liên tục làm thích ứng sản phẩm của mình với nhu cầu khách hàng.Công ty cần chú ý đến nguyên liệu sản xuất mây, tre, cói, guột, đủ độ tuổi để đảm bảo chất… lợng, quy trình kỹ thuật xử lý nguyên liệu cần phải thực hiện tốt.Trớc khi nhập hàng về từ nhà sản xuất cần phải kiểm tra kỹ lỡng, phải phù hợp với hợp đồng và với hàng mẫu, độ đồng đều chỉ đợc phép sai lệch trong điều kiện cho phép kiểm soát chặt chẽ quá trình đóng gói, vận chuyển tránh xảy ra sai sót, gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Về bao bì:

Bao bì đối với sản phẩm mây tre đan rất quan trọng do sản phẩm này dễ bị mốc do độ ẩm cao, dễ bị biến dạng khi thời tiết nóng.Nguyên liệu của bao bì vẫn nên là hộp cacton và mỗi sản phải đợc đặt trong mỗi bao bì nhỏ sau đó cả bộ sản phẩm sẽ đợc đóng vào hộp to và đóng hàng xuất khẩu.

Hiện nay bao bì của công ty chất lợng rất kém, do đó công ty cần thay đổi bao bì ,bao bì nên thiết kế đẹp mắt ấn tợng để nhà nhập khẩu có thể sử dụng trực tiếp bao bì này cung cấp cho các hệ thống bán lẻ.

+ Nhãn hiệu:

Công ty nên mạnh dạn gắn nhãn của mình thông qua các nhãn treo. Thông qua nhãn, khách hàng biết đợc hàng hóa, phẩm cấp của hàng hóa. Khi công ty sử dụng nhãn cần ghi rõ họ tên Công ty, ngày sản xuất, cách sử dụng, công ty cần từng bớc thực hiện việc phát triển sản phẩm mới đa dạng và độc đáo.

3.2: Đề xuất hoàn thiện chính sách giá:

Định giá sản phẩm xuất khẩu là một nghiệp vụ phức tạp, nó không giống nh định giá cho thị trờng nội địa.

Công ty nên dựa vào các yếu tố sau để định giá: Chi phí sản xuất , tính độc đáo và giá trị sử dụng, giá trị nghệ thuật của sản phẩm, tính chất thủ công mỹ nghệ của sản phẩm, giá của đối thủ cạnh tranh…

Đối với mặt hàng mây tre đan xuất khẩu sang thị trờng EU, giá của công ty so với đối thủ ở mức độ trung bình .Công ty nên định giá ở mức khác nhau dựa trên tình hình cung cầu thị trờng và giá cả của đối thủ cạnh tranh.

Để thu hồi vốn nhanh, bán đợc nhiều hàng đòi hỏi công ty phải đề ra cho khách hàng thời hạn thanh toán.Đối với những khách hàng trả tiền ngay thì công ty nên có chính sách giảm giá , tạo mọi điều kiện tốt nhất trong mua hàng ngợc lại áp dụng chính sách lãi suất đối với khách hàng trả tiền chậm.

Đối với khách hàng Nhật Bản , phơng thức thanh toán mà công ty áp dụng là thanh toán bằng L/C đây là phơng thức thanh toán an toàn và hiệu quả nhất mà công ty vẫn thờng chủ yếu áp dụng.Đồng tiền thanh toán chủ yếu ở đây là USD . Bên cạnh đó công ty cũng nên áp dụng hài hòa các hình thức thanh toán bằng D/P, T/T,L/C cho khách hàng cụ thể khác nhau.

3.3: Đề xuất hoàn thiện chính sách phân phối:

Kênh phân phối chính là cầu nối giữa công ty với ngời tiêu dùng cuối cùng. Một hệ thống phân phối có hiệu quả là một hệ thống lu chuyển hàng hóa đến tay ngời tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Do công ty chỉ có hệ thống phân phối là kênh thứ nhất gồm nhà xuất khẩu và ngời nhập khẩu nên công ty khó kiểm soát đơdj thị trờng và không tiếp cận đợc trực tiếp với ngời tiêu dùng cuối cùng tại nớc nhập khẩu, từ đó gây ra nhiều bất lợi. Do đó trong những năm tới công ty cần khắc phục những nhợc điểm này và cần chú ý những vấn đề sau:

-Với hệ thống phân phối hiện tại của công ty sang thị trờng Nhật Bản đối với sản phẩm mây tre đan cần hoạn thiện để khahi thác có hiêuk quả, tăng cờng cạnh tranh. Công ty cần phải tăng cờng kiểm soát , quản lý hệ thống phân phối hiện tại bằng cáh cử cán bộ có năng lực trực tiếp diều hành hệ thống phân phối hiện tại.

-Mở rộng quan hệ bạn hàng mới , đặc biệt là các bạn hàng có hệ thống bán lẻ tại thị trờng Nhật Bản, tạo điều kiện cho công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng.

-Công ty nên thiết lập các trung gian theo hớng thiết lập các đại lý để bán sản phẩm với nhãn hiệu và bao bì của mình với mức chiết khấu hợp lý. -Trong điều kiện có thể công ty nên cử cán bộ nghien cứu thị trờng trực tiếp nghiên cứu thị trờng Nhật Bản để từ đó thiết lập đại lý bán hàng trực tiếp đến tay ngolừi tiêu dùng.

+ Khi lựa chọn các trung gian Thơng mại trên thị trờng Nhật Bản công ty cần lu ý một số điều sau: - Phạm vi kiểm soát thị trờng. - Mặt hàng kinh doanh. - Khả năng tài chính - Các mặt quan hệ trên thị trờng - Tổ chức và trình độ của ngời bán

- Kinh nghiệmvà trình độ xúc tiến Thơng mại - Uy tín đối với ngời tiêu dùng

- Quy mô của ngời hay tổ chức nhận làm trung gian.

Trong thời gian tới công ty nên nghiên cứu xem xét việc đặt một chi nhánh đại diện của mình tại thị trờng Nhật Bản, tuy giải pháp này khá tốn kém nhng lại tạo rất nhiều điều kiện để công ty thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mây tre đan và một số mặt hàng khác có hiệu quả tốt nhất.

Biểu hình3.3: Sơ đồ đề xuất hoàn thiện hệ thống kênh phân phối xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang Nhật Bản đối với BAROTEX VIET NAM.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 598 Công nghệ Marketing xuất khẩu của các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện Thương Mại Quốc Tế hiện nay (Trang 77 - 81)