1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt

109 881 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trong tình hình đó, Thần đồng đất Việt của công ty Phan Thị xuất hiện như bộ truyện tranh Việt Nam thành công nhất, thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả ở nhiều lứa tuổi; cho đến na

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGÔ THỊ THANH

ĐẶC ĐIỂM BỘ TRUYỆN TRANH

THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.GVC Nguyễn Thị Kiều Anh

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và không trùng với bất kì kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Ngô Thị Thanh

Trang 4

MỤC LỤC

1.1 Khái quát về truyện tranh trên thế giới 7

1.2 Khái quát về truyện tranh ở Việt Nam 13

1.3 Vấn đề khái niệm, loại hình và thể loại của truyện tranh 20

Chương 2: Đặc điểm bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt 41

Chương 3: Đặc sắc bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt 83

3.1 So sánh bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với một số

truyện chữ Việt Nam

83

3.2 So sánh bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với bộ truyện

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trên thế giới, truyện tranh đang ngày càng phát triển Đó không chỉ là ngành công nghiệp với lợi nhuận khổng lồ - như ở Nhật Bản, doanh thu từ truyện tranh vượt cả ngành sản xuất ô tô - mà còn vươn đến tầm nghệ thuật - người phương Tây xem truyện tranh là “nghệ thuật thứ chín” Quan trọng hơn, đây là kênh quảng bá văn hóa dân tộc đặc biệt hiệu quả (tại Việt Nam, văn hóa Nhật Bản trở nên gần gũi nhờ sự đóng góp không nhỏ của những “đại

sứ văn hóa” bước ra từ truyện tranh: Doraemon, Pokemon, Conan…)

Ở Việt Nam, từ những năm 90, hòa với xu hướng chung của thế giới, lĩnh vực truyện tranh cũng phát triển sôi động, vừa tác động đến kinh tế vừa ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa

Tuy nhiên, quan niệm xem truyện tranh là món giải trí chỉ dành cho trẻ con vốn ăn sâu vào tiềm thức đại bộ phận người Việt, trong đó có những người làm công tác khoa học Bởi vậy, chưa bao giờ truyện tranh được thừa nhận, đánh giá dưới góc nhìn lí luận Bên cạnh đó, trong thực tiễn sáng tác, do hạn chế nguồn đầu tư, truyện tranh Việt Nam ít có cơ hội phát triển Sự sôi động của thị trường truyện tranh phần lớn dành cho truyện tranh nước ngoài: Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu… đặc biệt là Nhật Bản

Trong tình hình đó, Thần đồng đất Việt của công ty Phan Thị xuất hiện

như bộ truyện tranh Việt Nam thành công nhất, thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả ở nhiều lứa tuổi; cho đến nay, là bộ truyện tranh Việt Nam duy nhất có khả năng cạnh tranh với truyện tranh nước ngoài

Những điều trên tất yếu dẫn đến việc cần nghiêm túc nghiên cứu truyện tranh dưới góc nhìn lí luận Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng

Trang 6

tôi muốn đi sâu tìm hiểu đặc điểm bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với tư

cách là thành công lớn nhất hiện nay của truyện tranh Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu truyện tranh ở Việt Nam

Việc bình luận, đánh giá truyện tranh ban đầu xuất phát từ các “hội quán”, “câu lạc bộ người hâm mộ” Những tổ chức này đóng vai trò như diễn đàn phía sau mỗi bộ truyện tranh, tạo ra không khí trao đổi về tác phẩm thuộc thể loại này

Từ thực tiễn ấy, năm 2005, một tạp chí chuyên đề đầu tiên về truyện

tranh đã ra đời mang tên 4.A.M – “For Anime Manga” – Chuyên đề manga (truyện tranh Nhật Bản) & anime (phim hoạt hình Nhật Bản) Trên thực tế, đây là ấn phẩm chủ yếu viết về truyện tranh Nhật Bản Sau 4.A.M, các tạp chí Phan Thi FC, T3, M’Heaven, Tuyển tập truyện tranh Việt 13+… ra đời, báo

hiệu bước phát triển tự giác hơn của truyện tranh Việt Nam Các ấn phẩm này vừa tiến hành đăng tải truyện tranh Việt vừa phỏng vấn các họa sĩ nổi tiếng, cập nhật thông tin cũng như bình luận về các bộ truyện tranh

Bước tiến tiếp theo của lịch sử nghiên cứu truyện tranh ở Việt Nam là

sự hình thành các trang web chuyên đề do các nhà xuất bản, các câu lạc bộ

người hâm mộ, các họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp, các công ty sản xuất truyện tranh lập ra Đó là những thư viện khổng lồ, những diễn đàn rộng lớn cập nhất nhanh nhất mọi thông tin về truyện tranh trên thế giới cũng như Việt Nam Giá trị nhất là các quan niệm về truyện tranh của một số tác giả truyện tranh nổi tiếng hay các nhà nghiên cứu truyện tranh nước ngoài như Tezuka Osamu, Robin E.Brenner Chúng gọi mở nhiều vấn đề lí luận và góp phần tháo gỡ những mâu thuẫn trong nội hàm các khái niệm Một số trang web có nhiều đóng góp cần kể đến như www.truyentranh.com,

Trang 7

www.truyentranhonline.info; thegioitruyentranh.vn; www.thanhdiamanga.com,

Trong xu hướng đó, Cục xuất bản đã tổ chức một hội thảo chuyên đề về truyện tranh vào ngày 17/10/2003 Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng đã

mở chuyên ngành đào tạo manga và anime Các hội thảo chuyên đề, festival

truyện tranh cũng được tổ chức Nổi bật là hội thảo giao lưu văn hóa Việt – Nhật: “Khám phá bản sắc văn hóa trong truyện tranh và phim hoạt hình” vào ngày 3/12/2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh, “Triển lãm Lịch sử nghệ thuật truyện tranh” ngày 27/2/2007 tại Hà Nội…

Tuy nhiên, những hoạt động trên phần nhiều chú trọng vào định hướng thị hiếu, thúc đẩy việc xuất bản, quảng bá văn hóa, quảng cáo thương hiệu hoặc đóng vai trò như những diễn đàn giao lưu, trao đổi của người hâm mộ Các tài liệu có tính lí luận, được viết một cách khoa học hầu như không có

Phải đến năm 2007, những dấu hiệu ban đầu của việc nghiên cứu truyện tranh một cách khoa học mới xuất hiện Trong năm đó, trường Đại học

Khoa học Huế có đề tài nghiên cứu cấp cơ sở mang tên Truyện tranh – một loại hình văn học Đề tài đã khảo sát về truyện tranh một cách có hệ thống,

tuân theo những nguyên tắc khoa học và lí luận chặt chẽ Qua đó, bước đầu xác lập những cơ sở lí luận văn học cho thể loại này Cùng năm, khóa luận tốt

nghiệp Đại học với đề tài: Truyện tranh và truyện tranh Nhật Bản của tác giả

Phan Tuấn Anh, sinh viên K27 trường Đại học Khoa học Huế, tiếp tục khẳng định những vấn đề lí luận trên và phân tích rõ vai trò, ảnh hưởng cũng như sự phát triển của truyện tranh Nhật Bản ở thị trường Việt Nam Hai công trình trên có vai trò quan trọng, mang tính khai phá, mở đường cho việc nghiên cứu truyện tranh dưới góc nhìn lí luận văn học

Tuy nhiên, đến nay, chưa có thêm công trình nào đề cập về vấn đề này

Trang 8

Mặt khác, cũng chưa xuất hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu một tác phẩm truyện tranh cụ thể

2.2 Tình hình nghiên cứu bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

Thần đồng đất Việt đã tạo nên tiếng vang lớn trong hoạt động sản xuất

truyện tranh của Việt Nam Đánh giá, bình luận về tác phẩm, có nhiều bài viết

trên các báo Quân đội nhân dân (Không chỉ trẻ em mừng, Ngô Anh Thu, số ra ngày 29 tháng 8 năm 2002), Tuổi trẻ (“Thần đồng đất Việt” – quán quân truyện tranh hiện nay, L.Đ, số ra ngày 5.4.2003), Sài Gòn giải phóng (Bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” – cuộc phản công ngọt ngào, Nguyên Quốc, số ra ngày 6.7.2002), Đại đoàn kết (“Thần đồng đất Việt” – Đô-rê-mon mới của Việt Nam”, Trà Giang, số ra ngày 14.5.2002),… Bên cạnh đó là các

bài viết, các cuộc phỏng vấn trên một số trang web:

vnexpress.net/GL/Van-hoa/2003/08/3B9CB059/ (“Thần đồng đất Việt”, hướng đi mới của truyện tranh Việt Nam”), phanthi.vn (Trạng Tí trong đời tôi),

japanest.com/forum/showthread.php?t=15449&page=1 (Toàn cảnh truyện tranh Việt), …

Các bài báo được đăng rải rác, bước đầu chỉ ra đề tài, chủ đề của tác phẩm, những nỗ lực sáng tạo của ê kíp làm việc và đánh giá, nhận xét về thành công mà truyện đạt được Tuy tính lí luận khoa học chưa nhiều và

không thể phủ nhận tính PR của một số bài viết nhưng đây là nguồn tài liệu

quý, gợi mở nhiều vấn đề khi phân tích tác phẩm

Như vậy, lịch sử vấn đề cho thấy: Lí luận về truyện tranh là vấn đề còn

để ngỏ, rất cần sự đầu tư nghiên cứu để truyện tranh có cơ sở phân tích, đánh giá phù hợp; hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về bộ truyện tranh

Thần đồng đất Việt

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 9

- Lí giải sự thành công của truyện tranh Thần đồng đất Việt;

- Khẳng định một hướng đi mới của văn học Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

+ Một số tác phẩm truyện chữ của Việt Nam có đề tài lịch sử - văn hóa

(Trần Bạch Đằng (2005), Lịch sử Việt Nam bằng tranh, NXB Trẻ (40 tập); Hoàn Anh (2010), Kho tàng truyện trạng Việt Nam, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh) và truyện tranh Đô-rê-mon của Nhật Bản (Fujiko Fujio (2005), Đô-rê-mon, NXB Kim Đồng (45 tập truyện ngắn và 24 tập truyện dài))

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích hệ thống

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Đóng góp của khóa luận

- Bước đầu tổng hợp tài liệu, khái quát về truyện tranh trên thế giới và

ở Việt Nam

- Bổ sung một số vấn đề lí luận về truyện tranh: khái niệm; cơ sở thực tiễn của việc phân định loại hình; đề xuất phân loại truyện tranh

Trang 10

- Lần đầu tiên tìm hiểu đặc điểm một tác phẩm truyện tranh cụ thể dưới góc nhìn lí luận văn học

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 93 trang Phần Nội dung chia làm 3 chương:

- Chương 1: Khái lược về truyện tranh

- Chương 2: Đặc điểm bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

- Chương 3: Đặc sắc bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1: Khái lược về truyện tranh

1.1 Khái quát về truyện tranh trên thế giới

Trên thế giới, truyện tranh có một lịch sử dài gắn liền với sự phát triển của nhân loại

Ở phương Tây, nếu hiểu truyện tranh là những truyện kể bằng hình vẽ thì những hình vẽ trên các hang động như Lacaux thuộc loại “truyện tranh” cách đây 35.000 năm Còn cho rằng truyện tranh là truyện được kể lại bằng hình ảnh kết hợp với chữ viết thì những bức bích họa trong lăng mộ Ai Cập

cổ đại mới được gọi là truyện tranh cổ nhất Thời xa xưa người ta rất coi trọng việc thể hiện các đề tài tôn giáo qua hình vẽ nhằm truyền đạt cho người xem một cách dễ dàng Đến thời Trung Cổ, hình thức của truyện tranh là các cuốn sách có minh họa kể lại các sự tích trong Kinh thánh

Đầu thế kỉ 19, tại Thuỵ Sĩ truyện tranh có nhiều bước phát triển Người được coi là cha đẻ của truyện tranh là Rodolphe Topffer, một họa sĩ người Thụy Sỹ, ông đã sáng tác tập truyện tranh dài 30 trang với sáu ô hình một trang mang dáng dấp của một cuốn truyện tranh hiện đại Đầu thế kỷ 20, truyện tranh với hình thức như chúng ta biết đến hiện nay (tranh chia khung

và lời nằm trong các “bong bóng thoại”) được in trên báo dưới dạng những truyện tranh liên hoàn, chủ yếu đi theo chủ đề gây cười, mua vui cho độc giả

Từ đây, truyện tranh được gọi là “comics”, dịch sát nghĩa là “hài hước” Từ giai đoạn 1937 – 1939, “comics” mang ý nghĩa là “truyện tranh”

Những truyện tranh ngắn này sau đó được chọn lọc lại, in thành những tập truyện với giá rẻ, và từ đây, hình thức truyện tranh dài, bắt đầu được hình

Trang 12

thành Nội dung không dừng lại ở những câu chuyện hài hước mua vui, đề tài

đã được mở rộng đến những vấn đề về tâm lý, triết học và có những thể

nghiệm táo bạo về nghệ thuật… Comics được chia thành nhiều thể loại tương

tự như văn học Cho tới giờ, comics đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ comics trên báo, truyện tranh một trang đến tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel)

Trong giai đoạn đầu, comics được coi như một loại hình nghệ thuật cấp thấp Nhưng, cùng với thời gian, comics được chính thức công nhận như một

thể loại nghệ thuật ngang bằng với những nghệ thuật khác Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême tại Pháp được tổ chức hàng năm từ 1974 là một

trong những sự kiện lớn nhất thế giới của những người yêu nghệ thuật comics

So với Pháp – Bỉ của châu Âu, nơi khai sinh ra comics, nước Mỹ cũng không hề thua kém về độ xuất hiện sớm của comic Đây cũng là nơi comics

dưới dạng sách được xuất hiện đầu tiên, và nhanh chóng được áp dụng những quy chuẩn xuất bản Lịch sử truyện tranh Mỹ được chia thành nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ nổi bật nhất chính là thời kỳ Hoàng Kim kéo dài từ cuối những năm 1930 tới đầu những năm 1950 với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật siêu anh hùng như Superman, Batman, Captain America, Wonder Woman… Tuy nhiên, sự phát triển quá đà của dạng nhân vật này đã kéo theo sự bùng nổ

của bạo lực trong comics Mỹ, dẫn tới làn sóng phẫn nộ, tẩy chay comics diễn

ra trên khắp đất nước

Từ giữa thập kỷ 1950 hay còn gọi là thời kỳ Bạc, những nhân vật siêu

hùng trong comics Mỹ trở lại với sự chọn lọc hơn Thời kỳ Đồng nối tiếp sau

đó là quá trình “con người hóa” siêu nhân, khi nhiều tác giả đưa vào truyện tranh của mình những vấn đề đương đại như ma túy, rượu đồng thời màu sắc của các tác phẩm trở nên tối tăm hơn Đây là thời kỳ của nhiều tác phẩm như

X-men, Ghost Rider, Conan the Barbarian… Sau giai đoạn này, comics Mỹ

Trang 13

chuyển sang chủ đề phản anh hùng với sự xuất hiện của những nhân vật phức tạp hơn về tâm lý và những câu chuyện nhiều yếu tố bi kịch Có thể nói, lịch

sử comics của nước Mỹ xoay quanh câu chuyện về những anh hùng, cho dù

được thể hiện ra ở bất kỳ giác độ nào Cho tới nay, khi truyện tranh tại đất nước này không còn ở đỉnh cao vinh quang, nhưng những nhân vật anh hùng này vẫn tiếp tục với những bộ phim, video game cũng như nhiều loại hình kinh doanh khác

Ở phương Đông, lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, hình thức truyện tranh chỉ giống như một loại tranh miêu tả những câu chuyện hàng ngày Chúng được vẽ trên những mảnh tre và chỉ dành cho những gia đình giàu có - những người thời bấy giờ có đủ tiền để mua “truyện tranh” Truyện tranh thời kì đó đã dần bị quên lãng tại Trung Quốc

Mảnh đất màu mỡ thực sự cho sự phát triển của truyện tranh ở châu Á chính là Nhật Bản Lần đầu tiên được xuất bản tại Nhật vào thế kỉ 11 bắt nguồn

từ những bức biếm hoạ, nhưng phải đến thời Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau Đệ nhị thế chiến thì hình thức hoàn chỉnh của truyện tranh hiện đại mới thực sự ra

đời Từ đây, truyện tranh Nhật Bản phát triển mạnh mẽ với tên gọi manga

Phát triển với tốc độ khó tin, manga dần cạnh tranh trực tiếp với comics

châu Âu và trở thành số một trong thị trường truyện tranh thế giới Doanh thu

hàng năm manga mang lại cho Nhật Bản là con số khổng lồ vượt cả ngành sản xuất ô tô Manga là một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp xuất

bản Nhật Bản, chỉ tính riêng doanh thu của truyện tranh những năm 1990 đã đạt khoảng 6000 tỉ yên (khoảng 8000 tỉ VND) chưa kể doanh thu của truyện được đăng trên báo [18]

Ở Nhật Bản, đề tài truyện tranh rất phong phú Điều đặc biệt là xuất phát từ sự bất bình đẳng giới khá sâu sắc trong xã hội nên có sự phân chia thành các trường phái truyện tranh căn cứ vào giới tính: truyện tranh cho con

Trang 14

trai ở lứa tuổi thiếu niên (gọi là shuonen), ở lứa tuổi thanh niên trở lên (gọi là seinen); truyện tranh cho con gái ở lứa tuổi thiếu niên (gọi là shuojo), ở lứa tuổi thanh niên trở lên (gọi là redisu), truyện tranh cho cả hai giới: trẻ em (gọi

là kodomo), người trưởng thành (Hentai và Ecchi) Shuonen, seinen thường có

tính giao đấu, kinh dị, phiêu lưu trinh thám, thể thao… và không tránh khỏi

yếu tố bạo lực Shuojo, redisu đề cập đến những vấn đề tình cảm, tâm lí… Điều

đó không tránh khỏi sự bi lụy và các vấn đề về tình dục (sex) Kodomo thường

mang đề tài lịch sử, văn hóa, khoa học viễn tưởng, có tính giáo dục rất cao,

thấm đẫm tinh thần nhân văn và có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia Riêng Hentai

và Ecchi, có thể coi đây là con đẻ của nền văn minh vật chất ở xứ sở Hoa anh

đào Hai trường phái này chung nhau đề tài sex, có khác chăng là trong khi

ecchi đề cập đến nó một cách tế nhị thì hentai… không thể cởi mở hơn! Nhìn chung, yếu tố văn hóa xuất hiện khá đậm đặc trong manga Đó là hình ảnh của kimono, hoa anh đào, các lễ hội, đền chùa, các phong tục tập quán,… Điều đó

khiến cho truyện tranh Nhật Bản đồng nghĩa với văn hóa Nhật Bản

Có thể nói, sự phát triển kì lạ của truyện tranh tại Nhật Bản xuất phát từ nhu cầu đời sống Trẻ em phải học tập với một lịch học kín mít, không gian vui chơi hạn hẹp Truyện tranh là giải pháp giải trí hiệu quả nhất mà mỗi cá nhân có thể sử dụng một cách độc lập Thế hệ ấy lớn lên lại phải làm việc trong một xã hội công nghiệp có cường độ lao động căng thẳng bậc nhất thế giới, truyện tranh tiếp tục trở thành lựa chọn hàng đầu trong những giờ nghỉ giải lao ngắn ngủi, giờ chờ xe điện hay lúc ngồi trên tàu…

Như thế, chính ưu điểm ngắn gọn, dễ đọc; là hoạt động cá nhân không

ảnh hưởng đến người khác đã khiến manga trở thành phương tiện cơ động,

cung cấp một nguồn giải trí và thư giãn quan trọng trong một nền văn minh vật

chất có tính kỷ luật cao Do khác biệt nội tại, sự gắn kết của manga với xã hội

Nhật khó có thể được nhân rộng với một qui mô như vậy ở những nơi khác

Trang 15

Đến nay, hai dòng truyện tranh ảnh hưởng lớn tới mọi dòng truyện

tranh hiện nay là manga Nhật Bản và comics Âu - Mỹ Bên cạnh đó xuất hiện một số dòng truyện tranh mới chịu ảnh hưởng của Manga Nhật Bản và đang dần nổi tiếng, đó là truyện tranh Hàn Quốc (manhwa), Trung Quốc (manhua)

Một điểm chung của truyện tranh trên thế giới không phân biệt comics hay manga là chia làm hai loại: dành cho thiếu nhi và dành cho người lớn

Truyện tranh dành cho người lớn có thể có những yếu tố về tình dục khi phân phối được quy định rất nghiêm ngặt như: cấm bán gần trường học, cấm bán cho trẻ em dưới 18 tuổi (khi mua phải trình chứng minh thư), nếu phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm Ngay cả người mua cũng ý thức rất cao về phân loại, chỉ lựa chọn những ấn phẩm phù hợp với lứa tuổi này

Có những bộ truyện tranh kinh điển, được gọi là “những bộ truyện tranh không bao giờ lớn”: mặc dù đã kết thúc nhưng vẫn có hàng triệu người yêu quý Với những ai đã từng đọc thì những bộ truyện tranh này đã ở lại trong lòng họ, kể cả khi lớn lên và già đi thì hình ảnh đọng lại ngày bé vẫn chưa bao giờ già cỗi Theo dòng thời gian, có thể kể đến một số tác phẩm dưới đây

Thứ nhất là Những cuộc phiêu lưu của Tintin, tên tiếng Pháp là Les Aventures de Tintin Đây là kiệt tác của họa sĩ người Bỉ Georges Rémi, ra đời

năm 1929 Với 24 cuộc hành trình trải dài 57 năm (1929 – 1986), chàng phóng viên cương trực và chú chó Milou trung thành đã có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, dấn thân vào mọi “điểm nóng” trên thế giới bảo vệ chính nghĩa Với hơn 200 triệu bản bán ra, được dịch ra hơn 50 thứ tiếng, Tintin là một phần của văn hóa Bỉ

Tiếp đến là Lucky Luke của họa sĩ người Bỉ Morris, được giới thiệu lần đầu năm 1946 Nhưng phải đến năm 1957, Lucky Luke mới thực sự bước vào

thời kỳ hoàng kim Hình ảnh chàng cao bồi đơn độc, có biệt tài “bắn nhanh

Trang 16

hơn cái bóng của mình”, lãng du khắp miền viễn Tây trên con ngựa thông minh nhất thế giới Jolly Jumper, chiến đấu cho công lý và lẽ phải đã trở nên thân thiết với hàng triệu độc giả khắp thế giới

Một câu chuyện nổi tiếng khác là Batman của Bob Kane, xuất hiện lần đầu năm 1939 Có thể nói sự xuất hiện của Người dơi đã tạo ra một hình

tượng siêu hùng kiểu mới: người dơi Bruce Wayne chỉ là một con người bình thường đã tận dụng sức mạnh của khoa học kỹ thuật, trí tuệ, ý chí để trở thành người hùng bảo vệ công lý Batman trở thành một trong những siêu anh hùng được yêu mến nhất

Và không thể không nhắc đến Doraemon của tác giả Fujiko F.Fujio, tên gọi khác gần gũi hơn với bạn đọc Việt Nam là Đô-rê-mon Truyện được sáng

tác năm 1969 Và tính đến 2006, đã bán được hơn 50 triệu bản tại Việt Nam, giữ kỷ lục về truyện tranh phát hành cao nhất tại đây

Ngoài ra có thể kể đến Superman, Arteris, Xì-trum, Chú Thoòng, Tiểu bụi đời, Nhóc Marưkô, Pokemon…

Có thể nói, truyện tranh đã và đang ảnh hưởng lớn tới thế giới hiện nay

Có hàng nghìn người hàng ngày ăn, ngủ và sống với truyện tranh Thậm chí, cũng có tới hàng nghìn đứa trẻ sẵn sàng nhịn ăn uống chỉ để sưu tầm truyện tranh Từ đó, không chịu nằm yên trên trang sách, khi nhân loại bước vào thời đại công nghệ kĩ thuật hiện đại thì từ những cô bé, cậu bé dễ thương, nghịch ngợm đến những người hùng trong truyện tranh cũng mạnh dạn bước lên màn ảnh Ở phương Tây, hàng loạt bộ phim hoạt hình và phim nhựa dựa trên các

bộ truyện tranh nổi tiếng luôn hút khán giả, phá vỡ kỉ lục về tiền vé và hứa hẹn sẽ còn ngự trị màn ảnh nhỏ cũng như phòng chiếu phim lâu dài Có thể

điểm tên: Batman, Superman, Những cuộc phiêu lưu của Tintin, Spiderman, X-man, Miêu nữ… Tương tự, nền điện ảnh châu Á cũng đang chứng kiến sự

“lên đời” của dòng phim được chuyển thể từ truyện tranh Vườn sao băng,

Trang 17

Ngôi nhà hạnh phúc, Nụ hôn định mệnh là những ví dụ điển hình Trong đó,

Nụ hôn định mệnh có ba phiên bản Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc; Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam cùng làm phim Ngôi nhà hạnh phúc… Nhưng đỉnh cao có lẽ là bộ truyện tranh Vườn sao băng của nữ tác giả Yoko Kamio khi có

đến năm quốc gia cùng làm phim mà vẫn rất ăn khách

Các sản phẩm “ăn theo” của những bộ truyện tranh còn được bày bán mọi nơi: tranh ảnh, móc chìa khóa, in trên đồ dùng học tập – quần áo…

Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận rằng truyện tranh đã, đang và sẽ len lỏi vào mọi nơi mọi chỗ tác động lớn đến kinh tế và văn hóa của nhân loại

1.2 Khái quát về truyện tranh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, truyện tranh manh nha xuất hiện khá sớm Từ thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc, truyện tranh xuất hiện dưới hình những trang tranh vẽ các nhân vật Lý Toét, Xã Xệ trên mặt báo hay truyện tranh minh họa lại truyện ngụ ngôn của La Fontaine Sau Cách mạng tháng Tám có những trang tranh truyện ngắn trên báo, tạp chí, tiếp đó là những truyện tranh vẽ lại

từ truyện tranh Mỹ, Pháp - Bỉ tại miền Nam từ năm 1954-1975

Riêng tại miền Nam, giai đoạn này, nội dung truyện tranh chia làm bốn mảng là giáo dục lịch sử, giáo dục kỹ năng, giải trí và mê tín dị đoan

Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, trẻ em đã bắt đầu làm quen với rất nhiều thể loại truyện tranh lịch sử như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Dương Diên Nghệ, Kiều Công Tiễn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Diệu

tử tiết ở Thành Hà Nội v.v… lối vẽ của các họa sĩ rất sinh động có thể kể đến như Chinh Phong, Paulus, Tòng Song song với thời kỳ này còn có thêm

truyện Tarzan can lại truyện nước ngoài

Trong thập niên 60, ngoài mảng truyện giáo dục lịch sử, còn có thêm mảng giáo dục kỹ năng gồm những truyện phiêu lưu, trinh thám do Họa sĩ

Vivi Võ Hùng Kiệt vẽ trên bán nguyệt san Tuổi Hoa ra theo từng kỳ Về

Trang 18

mảng này còn có thêm họa sĩ Hoàng Lương cũng dựa trên lối sinh hoạt hướng đạo, tạo nên những thể loại truyện tranh phiêu lưu rất hấp dẫn và bổ ích cho các bạn trẻ, học được các kỹ năng dã ngoại và ứng biến với nhiều tình thế khó khăn trong thiên nhiên

Trong thập niên này còn phát triển nhiều thể loại truyện tranh thuộc mảng giải trí khác như Cổ tích Việt Nam với họa sĩ Lê Trung, Lê Minh Số lượng xuất bản lên đến hàng trăm tập Đồng thời với đó là các loại truyện nước ngoài du nhập vào do nhóm của họa sĩ Hoàng Lương thực hiện Đơn cử

như truyện phương Tây có Lucky Luke, Astérix, Xìtrum, Spirou & Fantasio, Batman, Superman, Lữ Hân và Phi Lục, Tintin, Tí hon thần lực… phương Đông có Chú Thoòng, Tiểu bụi đời, Wrestling của Hồng Kông, Astroboy của Nhật… Tuy vậy, những truyện tranh do chính họa sĩ Việt Nam vẽ như Rôbô, Kinh Kong, Ác quỷ Dracula… vẫn tồn tại, cạnh tranh cùng truyện nước ngoài Ngoài ra, còn có rất nhiều truyện ma thuộc mảng mê tín dị đoan:Quỷ nhập tràng, Ma lai, Con quỷ cụt giò… thu hút cả trẻ em và người lớn

Từ năm 1972 cho đến 1975 vì chiến tranh xảy ra liên tục và ác liệt nên mảng truyện tranh không còn phát triển như trước nữa Sau ngày giải phóng, thị trường truyện tranh hoàn toàn chấm dứt

Sau đổi mới 1986, truyện tranh Việt Nam mới bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường xuất bản với các tên tuổi như Nguyễn Trung Tín, Văn Minh, Hoàng Tường, Đức Lâm, Nguyễn Tài, Duy Hải, Kim Mai Trúc Thanh, Lâm Quốc Trung, Hùng Lân Sau đó có thêm Kim Khánh, Phan Mi, Quốc Việt, Quang Toàn…

Nhưng phải đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, khi truyện tranh

Nhật ùa vào với công nghệ copy in ấn phát triển nhanh, bộ truyện tranh đánh dấu giai đoạn này là Doraemon, thì văn hóa đọc truyện tranh ở Việt Nam thực

sự khởi sắc và phát triển Theo ông Nguyễn Đình Nhã, Cục trưởng Cục Xuất

Trang 19

bản, trước đây trung bình cả nước xuất bản 4.000 đầu truyện tranh/năm với số bản in khoảng 3.000 bản/đầu truyện Nhưng chỉ trong tám tháng đầu năm

2003, con số này đã lên tới 13.000 đầu truyện Điều đó chứng tỏ sức hút ngày càng mạnh mẽ của truyện tranh [20] Điều đó trở thành động lực cho nhiều họa sĩ tại Việt Nam bắt đầu sáng tác

Tác giả Hùng Lân cùng tác phẩm Dũng sĩ Hesman, có phần đầu dựa

theo một bộ phim hoạt hình của Nhật Bản, là cái tên nổi tiếng nhất của lĩnh vực truyện tranh trong thập kỷ 1990 tại nước ta

Tiếp đó, nhiều tác phẩm ra đời đầy tính thử nghiệm: NXB Trẻ có Bim

và những câu chuyện thần kỳ, Đá và nấm, Chuyện ở xứ hoa tỷ muội, Tam quy… NXB Kim Đồng cho ra mắt Tí và Tèo, Chú bé rắc rối … NXB Đồng Nai với loạt truyện truyền thống Cô Tiên xanh, Truyện cổ nước Nam, Tiên học lễ… Công ty Kiến Vàng tung ra bộ truyện Cuộc du hành của chú kiến Tí Nị… Trừ Cô tiên xanh đã có thể kéo dài "Sau hơn 10 năm, Cô Tiên xanh đều

đặn hàng tuần ra 1 số và đến nay đã được hơn 300 tập Bộ truyện này có lượng độc giả ổn định, ít nhiều cũng cho thấy một mạch riêng, có sức sống của truyện tranh VN" - Ông Đặng Tấn Hướng - GĐ NXB Đồng Nai [21], thì

đa phần các bộ truyện tranh còn lại đều rơi vào tình trạng lỗ nặng về doanh thu hoặc “chết yểu” – tức là không được độc giả hào hứng đón nhận

Trong khi đó, truyện tranh nước ngoài vẫn tiếp tục “làm mưa làm gió” Khoảng 80% truyện tranh ở Việt Nam là truyện Nhật, 20% còn lại là một số

bộ truyện của Hàn Quốc, Bỉ, Pháp, Mỹ và Việt Nam - đó là con số ước tính của những người chuyên làm truyện tranh [22] Tại những gian hàng bày bán sách thiếu nhi, có thể dễ dàng nhận ra những cuốn truyện ngoại hấp dẫn Tuổi

nhỏ đọc truyện nhỏ: Đô-rê-mon, Pokemon, Ớt bảy màu, Tuổi lớn đọc truyện lớn, từ những truyện chiến đấu, trinh thám của nam: Jindo, Siêu nhân loạn thị, Bảy viên ngọc rồng, Thám tử lừng danh Conan, Naruro, Giỏ trái cây, Bác sĩ

Trang 20

quái dị, , đến truyện lâm li của nữ: Nữ hoàng Ai Cập, Dòng sông huyền bí,

Vũ khúc Thiên Nga, Ngôi nhà hạnh phúc, Chị em sinh đôi Bên cạnh những

tác động tích cực, điều đáng lo ngại nhất là trong số những bộ truyện tranh ngoại đang tràn lan trên thị trường, có quá nhiều báo động về văn hóa Người đọc dễ dàng bắt gặp những cảnh bạo lực đánh đấm, chết chóc hay những khung hình đậm hơi hướng “sex” (nhấn mạnh đến hình ảnh chân dài, váy quá ngắn, áo trễ ngực, áo ngắn, đồ tắm… thậm chí có những hình “nude”!)

Trước thực trạng đó, nhiều tổ chức, đơn vị và cá nhân đã quyết tâm xây dựng một nền truyện tranh riêng mang thương hiệu “Made in Viet Nam” Những nỗ lực ấy được thực hiện dựa trên sự học hỏi công nghệ, kĩ thuật sản xuất truyện tranh của nước ngoài và những tìm tòi, sáng tạo riêng Ở đây, cần phải ghi nhận tác động to lớn của truyện tranh nước ngoài: đã chỉ cho các hoạ

sĩ Việt Nam thấy cái thiếu và cái yếu của họ, thúc đẩy họ tìm kiếm một cách nhìn khác, cách tư duy khác và cách vẽ khác “Công cuộc lớn lao” ấy đã có những thành công bước đầu đáng ghi nhận

Đầu tiên phải kể đến thành tựu của Thần đồng đất Việt của công ty Phan Thị Ra đời năm 2002, sau những bước đi rụt rè, dần dần trạng Tí và

những người bạn đã được độc giả đón nhận nhiệt liệt Tháng 2 năm 2011 đã

ra đến tập 131 và vẫn đang được xuất bản Mỗi tập đến nay ước tính xuất bản

20.000 bản (đây là con số rất lớn cả khi so sánh với Doraemon – truyện tranh

nổi tiếng nhất tại Việt Nam 20 năm nay) Không chỉ thắng lớn về doanh thu, đạt mức kỉ lục về số lượng xuất bản, bộ truyện còn được coi như một hướng

đi mới cho truyện tranh Việt Nam Dư luận đã dành cho thành công hiếm có này của truyện tranh “hàng nội” sự quan tâm đặc biệt: các bài báo, các cuộc

phỏng vấn trên báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ,… giám đốc công

ty được mời làm khách mời của chương trình Người đương thời trên VTV3…

Trang 21

Sau thành công của Thần đồng đất Việt và công ty Phan Thị, khoảng

vài năm gần đây, các tác phẩm truyện tranh nội địa bắt đầu được các công ty xuất bản chú ý nhiều hơn Thêm một số công ty ra đời chuyên về sản xuất truyện tranh Việt Truyện tranh Việt đang bước đầu nỗ lực cạnh tranh với

manga, mở ra niềm hi vọng mới cho những nghệ sĩ truyện tranh [23]

Có thể kể đến một số công ty nổi tiếng chuyên về sản xuất truyện tranh

như Phan Thị với các sản phẩm truyện tranh: Thần đồng đất Việt, Nhân kiệt

4000 năm, Chuyện Tẻo Tèo Teo, Chí Phèo, Tắt đèn, Giông tố…, TVC (công

ty Trí Việt) với dự án “Truyện tranh Việt cho người Việt” đã cho ra mắt Hiệp ước Rồng, Ngày nảy ngày nay, Vó ngựa Sài Gòn, Tư Ếch phiêu lưu ký, Chuyện lớp Mười A1, Hiệp khách trời Nam, Lam Sơn tiểu hiệp, Xác ướp, Truyền kiếp…, Artsign có Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh…, Vàng Anh và Hoa Thép hợp tác cho ra đời Sự tích cây nêu ngày Tết, Vết cắn dưới cổ trâu, Sự tích lông công lông quạ Ngoài ra còn có Việt

Khang, TMJ,…

Bên cạnh việc trực tiếp sáng tác, sản xuất truyện tranh, một điều đáng ghi nhận nữa ở các công ty này là thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác truyện tranh; thi sáng tác truyện tranh… Qua đó bồi dưỡng và phát triển nguồn họa sĩ truyện tranh Đặc biệt, từ những cuộc thi sáng tác, từ những truyện tranh đăng trên mạng, đã có những cuốn

được xuất bản, tạo hứng thú cho độc giả (trường hợp Orange của Nguyễn

Thành Phong là tiêu biểu)

Đội ngũ các nhà xuất bản tham gia xuất bản truyện tranh cũng khá đông đảo, đa dạng: NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, NXB Đồng Nai, NXB Văn hóa Thông tin, NXB Văn hóa Sài Gòn…

Nhìn chung, truyện tranh Việt Nam về nội dung được xây dựng theo một số hướng như sau:

Trang 22

- Khai thác cổ tích: Cô tiên xanh, Sự tích cây nêu ngày Tết, Vết cắn dưới cổ trâu, Sự tích lông công lông quạ

- Khai thác lịch sử, dã sử, văn hóa: Thần đồng đất Việt, Nhân kiệt 4000 năm, Vó ngựa Sài Gòn, Hiệp khách trời Nam, Lam Sơn tiểu hiệp,…

- Chuyển thể truyện chữ: Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa thư,

Nữ sinh, Chí Phèo, Tắt đèn, Giông tố…

- Truyện trinh thám, kinh dị: Xác ướp, Truyền kiếp…

- Đời sống hàng ngày, chủ yếu đi vào những tình huống hài hước, vui

nhộn: Tư Ếch phiêu lưu kí, Chuyện lớp 10A1,…

Đáng chú ý là những sản phẩm trên, ngay từ khi ra đời đã xác định rất

rõ đối tượng phục vụ Có những tác phẩm dành cho thiếu nhi: Cô tiên xanh,

Sự tích cây nêu ngày Tết, Vết cắn dưới cổ trâu, Sự tích lông công lông quạ, Thần đồng đất Việt, Nhân kiệt 4000 năm, Có những tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu niên: Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh, Chí Phèo, Tắt đèn, Giông tố,… Đặc biệt, có tác phẩm “truyện tranh cho người lớn”: Xác ướp, Truyền kiếp… Dễ thấy sự phân chia đó là tương đối vì thực tế, lứa tuổi thiếu niên và người trưởng thành hoàn toàn có thể đọc Vó ngựa Sài Gòn, Hiệp khách trời Nam, Lam Sơn tiểu hiệp,… hay Chí Phèo, Tắt đèn, Giông tố… và

Tư Ếch phiêu lưu kí,…

Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế là việc sản xuất truyện tranh

“made in Viet Nam” còn có phần rời rạc, manh mún Các công ty sản xuất truyện tranh đều có đặc điểm là chưa có nhiều nguồn đầu tư, quy mô nhỏ, mới rời vạch xuất phát chưa lâu, đang ngang ngửa với nhau trên đường đua; đều

có mục tiêu chung là xây dựng truyện tranh Việt Nam nhưng hiếm có sự liên kết Các tác giả truyện tranh thì gặp khó khăn về chuyên môn và nguồn đầu

tư Thiếu vắng hẳn một chuyên khoa đào tạo về truyện tranh, họa sĩ truyện tranh tại Việt Nam đa số là những người học các ngành nghề khác, coi việc vẽ

Trang 23

truyện tranh như một công việc phụ, một thú vui Hơn nữa, nếu như ở nước ngoài, công sức tác giả bỏ ra được trả thù lao rất xứng đáng thì tại Việt Nam, đây vẫn là vấn đề nan giải Có tác giả hoàn thành 32 trang truyện chỉ nhận được 1,5 triệu đồng Trong khi đó, với số lượng ấy, ở nước ngoài họ đủ sống đàng hoàng hàng tháng trời! [24] Bởi vậy, hiếm có ai lao tâm khổ tứ đầu tư hoàn toàn tài lực cho truyện tranh Đa số truyện tranh Việt Nam hiện nay vẫn chỉ xuất hiện dưới dạng ngắn, và được đăng tải trên mạng nhiều hơn là xuất bản thực sự

Có thể nói, dù không được những người có trách nhiệm đánh giá cao (truyện tranh là sản phẩm chỉ dành cho trẻ con!), nhưng truyện tranh đã trở thành một cơn lốc tác động mạnh mẽ vào đời sống giới trẻ nói riêng và đời sống xã hội nói chung trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Nó đang dần trở thành một phần không thể thiếu khi dấy lên những trào lưu thời trang mới

(trào lưu cosplay, hiện tượng unisex), những hình tượng sống mới (qua các

nhân vật trong truyện tranh được chuyển thể thành nhiều phim truyền hình ăn

khách: Ngôi nhà hạnh phúc, Vườn sao băng…)… Và trực diện nhất là tạo nên

một cách tiếp cận mới trong văn hóa đọc: hàng ngàn trẻ em, thanh thiếu niên

và người lớn đang hàng ngày ăn ngủ cùng truyện tranh!

Truyện tranh phát triển là một tất yếu, trên thế giới cũng như Việt Nam Những thực tế trên hi vọng sẽ được xã hội, các ban ngành có trách nhiệm liên quan nhìn nhận nghiêm túc Từ đó có những đánh giá đúng đắn, đầy đủ hơn

về truyện tranh; tạo điều kiện, hỗ trợ, đầu tư để truyện tranh Việt có cơ hội phát triển Phải làm điều đó một cách gấp gáp vì làm mất thị trường truyện tranh lúc này không chỉ là làm mất quyền lợi kinh tế mà quan trọng hơn còn

là thể hiện sự lãnh đạm, bất lực trước hiện thực nước nhà đang bị xâm lăng, thậm chí đồng hóa về văn hóa

Trang 24

1.3 Vấn đề khái niệm, loại hình và thể loại

Từ điển mở Wikipedia ([18], sau đây gọi tắt là từ điển Wikipedia) cũng

định nghĩa: “Truyện tranh là những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống hay những chuyện được tưởng tượng ra được thể hiện qua những bức tranh có

hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện” [18]

Như vậy, cả hai tài liệu trên đều thống nhất một số điểm sau:

- Về nội dung, truyện tranh là những “truyện kể”, “câu chuyện” Đó có thể là, những câu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống hay những chuyện được tưởng tượng ra

- Về phương tiện thể hiện: thứ nhất là yếu tố “tranh”; thứ hai là yếu tố

“lời”, “lời thoại”, “từ ngữ”, “câu văn kể chuyện” Trong đó, yếu tố “lời”, “câu văn”, “từ ngữ” đóng vai trò thứ yếu so với yếu tố tranh “có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện”

Bên cạnh đó, các khái niệm “truyện”, “tranh” cũng được Từ điển tiếng Việt định nghĩa như sau:

- “truyện là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn” [1054.13]

- “tranh” là “tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc” [1204.13]

Trang 25

Nội dung các khái niệm xuất hiện một số vấn đề mà những tài liệu khoa học hiện nay chưa cập nhật được sự phát triển thực tế của đối tượng:

- Thứ nhất, Từ điển tiếng Việt cho rằng “truyện tranh… thường dành

cho thiếu nhi” Trên thực tế, hiện nay, đối tượng đọc truyện tranh phát triển rộng rãi đến cả lứa tuổi thiếu niên và người trưởng thành

- Thứ hai, nếu thừa nhận “truyện” là “tác phẩm văn học” diễn đạt

“thông qua lời kể của nhà văn” thì tại sao “truyện tranh” lại có yếu tố

“truyện” “được kể bằng tranh”?

Vậy, thực chất yếu tố “tranh” trong “truyện tranh” là gì? Đó có phải là

“tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc”?

Cần hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa yếu tố “truyện” và yếu tố

“tranh” trong truyện tranh?

Để có khái niệm phản ánh đúng bản chất của truyện tranh và giải quyết được những vấn đề trên cần tìm hiểu về vấn đề loại hình của đối tượng này

1.3.2 Vấn đề loại hình

1.3.2.1 Loại hình của truyện tranh

Trong thực tế, khi tìm đến truyện tranh, người đọc muốn tìm đến những câu chuyện, những sự việc, những tình huống… cụ thể Tức là những cốt truyện với các nhân vật, sự việc, ở những thời gian, không gian khác nhau Đây là những yếu tố đặc trưng của văn học

Việc quan sát các hình ảnh trong truyện là một yếu tố quan trọng khi đọc truyện tranh Hoạt động này nhằm giúp người đọc nắm bắt nội dung tác phẩm Khi đọc truyện chữ, quá trình tiếp nhận nội dung của người đọc diễn ra theo quá trình sau:

Lần lượt tiếp nhận các kí hiệu ngôn ngữ -> Giải mã các kí hiệu ngôn ngữ thành hình ảnh các sự vật, sự việc -> Hiểu nội dung thông tin

Khi đọc truyện tranh, quá trình đó là:

Trang 26

Lần lượt tiếp nhận các kí hiệu hình vẽ -> Giải mã các hình vẽ thành hình ảnh các sự vật, sự việc -> Hiểu nội dung thông tin

Như vậy, hai quá trình trên có sự tương đồng trong việc người đọc phải

lần lượt tiếp nhận các kí hiệu và giải mã chúng, từ đó hiểu nội dung tác phẩm

(Quá trình giải mã khi đọc truyện tranh có nhiều ưu thế, nhiều trường hợp bằng không (O) vì các hình vẽ khá giống với thực tế) Đó là lí do vì sao hoạt động tiếp nhận truyện tranh được gọi là “đọc truyện” giống như đọc một tác phẩm truyện chứ chứ không phải “xem truyện” như xem một tác phẩm hội họa Tương tự, đối tượng tiếp nhận của truyện tranh cũng được gọi là “độc giả” – người đọc – giống như đối tượng tiếp nhận của một tác phẩm văn học thuần khiết

Trên phương diện lí luận, trước hết, cần thấy rằng văn học là loại hình nghệ thuật mà diễn biến được triển khai theo trục của thời gian Điều này khác với hội họa, được triển khai theo trục của không gian: “Các vật thể và màu sắc tồn tại trong không gian làm các phương tiện kí hiệu, còn thơ ca sử dụng các âm thanh phát ra từng tiếng lần lượt theo thời gian” [188.11] Như vậy, hội họa mang tính chất tĩnh về thời gian, văn học lại luôn chuyển mình trong thời gian của nó Nói cách khác, hội họa miêu tả vật thể và thuộc tính của chúng còn văn học miêu tả các hành động

Khi đọc truyện tranh, điều dễ thấy là người đọc phải lần lượt “đọc” từ ô tranh này sang ô tranh khác để giải mã nội dung tác phẩm Nghĩa là truyện tranh được triển khai theo trục thời gian chứ không phải không gian

Dĩ nhiên, người đọc phải dừng lại ở các ô tranh để quan sát các đường nét Điều này giống với việc tìm hiểu sự triển khai các đường nét, màu sắc trong không gian khi khám phá hội họa Tuy nhiên, so với việc tìm hiểu diễn biến các sự vật, sự việc trong truyện theo diễn biến thời gian thì đây không phải là thao tác chính Trong một cuốn truyện tranh bị rách vài ba trang,

Trang 27

người đọc vẫn hiểu điều gì đã xảy ra trong số những trang bị mất Có được điều đó là dựa vào mối liên hệ thời gian giữa các sự vật, sự việc trước và sau những trang truyện kia Thử nghiệm này khẳng định tính quan trọng bậc nhất của diễn biến thời gian trong kết cấu nghệ thuật của truyện tranh

Mặt khác, bản chất của yếu tố “tranh” trong “truyện tranh” cũng rất khác so với tranh của hội họa Tức là về bản chất, các đường nét trong truyện tranh khác với các đường nét trong hội họa

Trong hội họa, các đường nét kết hợp với màu sắc, các mảng tương phản sáng tối để tạo nên những hình tượng nghệ thuật thông qua việc thể hiện một khoảnh khắc của cuộc sống (tạm đứng yên), là nơi nghệ sĩ bộc lộ xúc cảm của mình, giúp khán giả nhìn rõ đối tượng và cảm nhận được tâm tình của tác giả Trong truyện tranh, vai trò của các đường nét đơn giản hơn rất nhiều Ban đầu, đó chỉ là minh họa cho các sự vật, sự việc trong truyện Theo hướng cực đoan, có thể cho rằng yếu tố này thay cho các kí tự chữ viết, giúp cho hình thức thể hiện truyện được sinh động, hấp dẫn hơn Càng về sau, yêu cầu về hình ảnh của truyện tranh càng cao hơn Nhưng cho đến nay, vẫn chỉ dừng lại ở mức tạo ra ấn tượng thẩm mĩ ban đầu về các đối tượng Muốn hiểu

rõ bản chất các nhân vật, sự việc, hiện tượng phải cần đến các lời thoại kết hợp tìm hiểu diễn biến hành động của các đối tượng (thông qua tính minh họa của tranh) Có bức vẽ nào trong truyện tranh được coi như một tác phẩm nghệ thuật độc lập làm rung động cả những người không phải tín đồ truyện tranh? Các đường nét trong truyện tranh không thể có được tính nghệ thuật sâu sắc như các đường nét trong hội họa

Về vấn đề này, có thể tìm hiểu mối quan hệ giữa chữ viết và các đường nét trong văn hóa Nhật – một trong những quê hương lớn nhất của truyện tranh Chữ viết của người Nhật đã tác động mạnh đến sự phát triển của thể loại này Người dân Nhật chịu ảnh hưởng phương thức thông tin qua hệ thống

Trang 28

chữ viết của họ Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết Mỗi ký tự dưới hình thức cơ bản nhất là một hình họa giản đơn đại diện

sự vật cụ thể, khái niệm trừu tượng, cảm xúc hay hành động 50 năm trước, Sergei Eisenstein, nhà làm phim Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa họa văn và cái

mà ông gọi là tính “cinematic” nội tại của văn hóa Nhật Bản Quá trình kết hợp nhiều họa hình để thể hiện những suy nghĩ, ông nói là một dạng của cấu trúc đã ảnh hưởng tất cả nghệ thuật Nhật Bản và ông cũng cho biết thêm việc nghiên cứu họa hình đã giúp ông hiểu thêm nguyên tắc dàn dựng tạo nền tảng cho việc làm phim Vì vậy, nói chữ viết là hình vẽ thật cũng chẳng sai Osamu Tezuka – tác giả truyện tranh vĩ đại nhất của Nhật bản từng tự bạch: “Tôi không coi là những hình vẽ – Tôi xem chúng là một dạng của chữ tượng hình… Thực chất, tôi không phải vẽ Tôi viết một câu chuyện với những biểu tượng riêng biệt”[35] Phải chăng, có thể khẳng định, trong truyện tranh, các đường nét thực chất là một hình thức khác của chữ viết?

Chưa dừng lại ở đó, trong hội họa, dù công nghệ thế giới có phát triển như vũ bão thì người nghệ sĩ vẫn phải hoàn toàn dùng tay, chân… để tạo nên các đường nét Đó là yếu tố sống còn để tạo nên một vấn đề cũng mang tính sống còn trong nghệ thuật, đó là phong cách! Nhưng trong truyện tranh, yếu

tố hình vẽ hầu như bao giờ cũng được xử lí bởi các phần mềm vi tính Thậm chí, có những hình vẽ hoàn toàn được vẽ bằng máy hay mang tính lắp ráp thông thường: “từ khung, các hình họa phụ như đường hiệu ứng, hoa văn nền… đều được sản xuất sẵn Họa sĩ chỉ cần sáng tạo hình thể nhân vật rồi áp những vật liệu ấy vào, tiết kiệm được rất nhiều thời gian” [28] Việc sử dụng các vật liệu sẵn có này gần với văn học hơn Trong văn học, nhà văn thường dùng vài chục kí hiệu ngôn ngữ để miêu tả và biểu trưng cho toàn bộ thế giới khách quan Từ đó, việc lặp lại các kí tự là một tất yếu Ngược lại, trong hội họa, mỗi đường nét là một kí hiệu nghệ thuật đơn nhất và mang tính đặc thù

Trang 29

Mọi bức tranh chỉ sử dụng chung một yếu tố vật chất là màu sắc và đường nét, còn việc lập ra một hệ thống kí hiệu nghệ thuật như văn học là điều không thể và cũng không cần thiết

Hội họa gần với điêu khắc, nhìn thấu vẻ đẹp, tình yêu, sự khổ đau, lòng căm giận… thấu suốt bản chất của sự vật trong im lặng Còn truyện tranh, đã bước qua ranh giới của sự im lặng ấy

Mặt khác, còn có ý kiến khẳng định truyện tranh là một ngành nghệ thuật độc lập, bình đẳng với những loại hình nghệ thuật như điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… và tất nhiên là cả hội họa và văn học: “truyện tranh – ngành nghệ thuật thứ chín” [23] Ý kiến này xuất phát từ sự nguyên hợp sâu sắc giữa văn học và hội họa trong truyện tranh Đặc biệt là sự thăng hoa của người nghệ sĩ trong các bức vẽ, tạo nên những hình ảnh ấn tượng

Trong trường hợp này, ta có thể so sánh với lĩnh vực âm nhạc

Nhạc thính phòng là loại nhạc cao cấp: nghe nhạc, thính giả phải tự cảm thụ, thẩm thấu; ngoài độ cao thấp của các nốt nhạc, không có bất kì một chỉ dẫn nào Nhưng số người thưởng thức được nhạc thính phòng chỉ là thiểu

số Lời hát được đặt ra để âm nhạc bớt trừu tượng Số người nghe nhạc cao hơn Thời đại nghe nhìn phát triển, khán giả lại đòi hỏi phải có minh họa bằng các điệu múa, điệu nhảy Các chương trình ca múa nhạc đạt lượng vé kỉ lục! Hãy bàn đến yếu tố minh họa trong ca nhạc Múa, nhảy có phải là nghệ thuật không? Múa được coi là một trong các loại hình nghệ thuật Nhưng đó có phải những bài nhảy – múa đạt đến mức nghệ thuật không? Nếu đạt đến mức độ nghệ thuật, chúng không phải và không thể “núp bóng” những chương trình

ca nhạc Cho đến nay, có rất nhiều vũ đoàn chuyên nghiệp ra đời phục vụ các chương trình ca nhạc Nhưng trên sân khấu ấy, nhảy múa chưa bao giờ là yếu

tố chính Và các chương trình ca nhạc vẫn là con đẻ nghệ thuật âm nhạc!

Trang 30

Tương tự như vây, truyện chữ, nhất là thể loại tiểu thuyết, đòi hỏi người đọc một lượng thời gian lớn, huy động sức tưởng tượng, tư duy… không nhỏ So với truyện tranh, truyện chữ có giống nhạc thính phòng nên

xếp vào dòng văn học cao cấp?! Trẻ em, vốn sống và tư duy còn hạn chế; thời

đại công nghiệp, người lớn ít có thời gian, các tập truyện có hình ảnh minh họa rõ ràng, sinh động, nhịp điệu khẩn trương, nhanh chóng… ra đời, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc, trong đó có nhiều người ít đọc truyện chữ Vậy khi đọc truyện tranh, tìm hiểu diễn biến truyện và xem tranh, đâu là hoạt động chính? Thời đại công nghệ, phần hình vẽ được đầu tư tối đa khiến sự nổi bật, ấn tượng của các hình vẽ làm nhiều người quên đi điều này

Như vậy, không thể cho rằng khi cộng gộp hai loại hình nghệ thuật thì

sẽ tạo ra một loại hình nghệ thuật mới

Sự nhầm lẫn về vấn đề loại hình của truyện tranh có lẽ xuất phát từ kẻ thù của sáng tạo mà chúng ta gọi là “sự quen thuộc”: “kẻ thù đầu tiên, có khả năng làm tê liệt mọi khả năng phê phán, nhận xét của chúng ta, kẻ thù đó chính là sự quen thuộc Quá quen thuộc mà nhiều khi có những hiện tượng, thực ra chưa được lí giải nhưng vẫn được nhìn nhận như đã hiểu rồi và từ đó, con người thấy không cần thiết phải suy nghĩ tìm hiểu thêm để nắm bắt bản chất của nó nữa” [153.3]

Cũng cần khẳng định rằng, yếu tố “tranh” trong “truyện tranh” thực chất chỉ là những hình vẽ Yếu tố ấy là kiểu chữ viết tượng hình, một kiểu kí hiệu ngôn ngữ đặc biệt mà Tezuka Osamu từng đề cập: “Truyện tranh ra đời, không phải là dấu hiệu suy thoái của văn viết mà nhằm để cho ai không hay đọc sách sẽ thông qua những hình ảnh mà đi tới văn viết” [35] Như thế, yếu

tố chính văn trong truyện tranh thực chất là hai kí hiệu đặc biệt là ngôn ngữ và hình vẽ Và thực chất định danh lại của truyện tranh là truyện hình vẽ Ở một góc độ khác, “bản thân hình vẽ cũng là một loại ngôn ngữ Người đọc xem và

Trang 31

đọc hình vẽ như đọc chữ vậy […] Bản thân chữ Hán là một loại chữ tượng hình, một loại tranh vẽ, hay nói ngược lại, hình vẽ với các nét gạch, nét chấm cũng là một loại chữ viết” [dẫn theo 8.2]

Từ đây, có thể khẳng định truyện tranh thuộc loại hình văn học có sự nguyên hợp sâu sắc với hội họa (và một số loại hình, bộ môn nghệ thuật khác như sẽ tìm hiểu sau đây) Có thể sử dụng định nghĩa truyện tranh của Từ điển

mở Wikipedia kết hợp chú thích về vai trò của yếu tố “tranh” trong đó:

Truyện tranh là những câu chuyện được thể hiện lần lượt qua những hình vẽ có giá trị như lời kể chuyện, có hoặc không kèm lời thoại hay các từ ngữ, câu văn kể chuyện

1.3.2.2 Sự nguyên hợp giữa văn học với hội họa, điện ảnh và nhiếp ảnh trong truyện tranh

Khẳng định truyện tranh thuộc loại hình văn học không có nghĩa là chối

bỏ những yếu tố thuộc các loại hình nghệ thuật khác tham gia vào hình thức

và nội dung của truyện tranh Giống với văn học dân gian, truyện tranh mang trong lòng nó những đặc điểm của tính nguyên hợp, dung hợp về loại hình thể hiện Chính đặc điểm này tạo ra tính đa thanh, đa ảnh của tác phẩm nhưng lại gây ra những khó khăn, nhầm lẫn trong công tác nghiên cứu Có những bộ truyện tranh, suốt một lượng trang dài không có một chữ mà chỉ có những hình ảnh Nếu không hiểu rằng “hình vẽ” cũng là một hình thức ngôn ngữ tượng hình đặc biệt thì tất yếu sẽ lâm vào bi kịch của sự hoang mang

Ở đây, truyện tranh có thể coi là sự dung hợp của ba loại hình nghệ thuật lớn là văn học, hội họa, điện ảnh Ngoài ra, có thể đề cập đến những ảnh hưởng của nhiếp ảnh

a Với hội họa

Yếu tố hình vẽ trong truyện tranh về bản chất và chức năng khác với hội họa song về hình thức vật chất được sử dụng và thể hiện trong tác phẩm

Trang 32

tương tự nhau Yếu tố hình vẽ đã chiếm lĩnh trang truyện và được đưa lên trên hình thức của truyện tranh Nếu người đọc chối bỏ vai trò và vị trí của yếu tố hình vẽ thì cũng đồng nghĩa với việc đang chuyển truyện tranh sang thể loại văn học viết thuần túy

Trong lịch sử, văn học và hội họa vốn có mối quan hệ bền chặt với nhau Ở Trung Quốc, từ đời Đường, Tô Đông Pha từng ca ngợi Vương Duy là

“thi trung hữu họa, họa trung hữu thi”, tám chữ đó cũng là thi pháp thơ Đường; thơ Đỗ Phủ là “vô hình họa” (tranh không lời); tranh của họa sĩ Hoàng Can thì là “bất ngữ thi” (thơ không lời) Người Trung Quốc còn tiếp tục định nghĩa thơ là “hữu thanh họa” (thơ có lời), tranh là “hữu hình thi” (thơ

có hình) hay “vô thanh thi” (thơ không tiếng)…

Có thể nói, ngày nay, yếu tố hình vẽ trong truyện tranh đã kế thừa rất nhiều từ nghệ thuật hội họa Trong truyện tranh, qua khảo sát, có thể thấy yếu

tố hình vẽ thường giữ ba chức năng chính như sau

* Minh họa nội dung

Chức năng này làm cho tác phẩm diễn đạt một cách cụ thể và sinh động những ý tưởng và hình tượng của tác giả Chẳng hạn, truyện kể đến chi tiết

nhân vật khóc thì hình vẽ sẽ là hình nhân vật có nước mắt rơi, tiếng khóc (sụt sịt, hu hu, hức hức…); truyện kể trời mưa thì trong khung hình sẽ có những

nét vẽ sổ dọc, nghiêng, liên tiếp hoặc đứt đọan…

* Phổ cập hình ảnh

Cuộc sống phong phú đa dạng, có nhiều sự vật, hiện tượng không chỉ là

bí ẩn, xa lạ với độc giả nhỏ tuổi mà còn đối với ngay cả những người dày dặn kinh nghiệm: có nhiều sự vật, hiện tượng người đọc chưa từng thấy bao giờ Bởi vậy, bằng những hình ảnh trực quan, truyện tranh giúp độc giả có thể hiểu

và nắm bắt nội dung tư tưởng một cách chính xác, cụ thể Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa và tri thức giữa người sáng tác và người tiếp nhận cũng xích

Trang 33

lại gần nhau nhờ hình vẽ một cách trực quan sinh động Trong cuộc sống hiện đại, yếu tố tức thời trong tiếp nhận của truyện tranh là đặc điểm giúp thể loại này chứng minh được tính phổ cập đối với công chúng

Chẳng hạn, nhân vật Doraemon trong truyện cùng tên của Fujio được tạo nên từ những nét tròn trĩnh rất gọn tạo cảm tình đối với người đọc bởi sự

dễ thương, đáng yêu Những nhân vật nữ trong Nữ hoàng Ai Cập tạo sự thích

thú, trầm trồ… cho người đọc nhờ những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển thể hiện được vẻ đẹp kiêu sa, hoàn mĩ của người con gái…

b Điện ảnh

Yếu tố này tác động lên cấu trúc nghệ thuật: truyện tranh cần một kịch bản trước khi nhà văn thực sự bước vào sáng tạo kịch bản Kịch bản truyện tranh nằm sát đường biên với kịch bản điện ảnh mà tỏ ra xa lạ với kịch bản sân khấu: kịch bản sân khấu tự thân nó đã là một tác phẩm văn học, kịch bản truyện tranh và kịch bản điện ảnh thì không phải vậy Do đặc điểm ấy nên không thể tìm thấy hoặc rất khó khăn mới tiếp xúc được với một kịch bản truyện tranh hay kịch bản điện ảnh được công bố công khai, riêng rẽ như một kịch bản sân khấu Có điều đó bởi hai loại kịch bản này thiên về tính dàn dựng, ghi chú và chuẩn bị hơn là biểu hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật

Mối quan hệ giữa kịch bản truyện tranh và điện ảnh không dừng lại ở vấn đề kịch bản Trong phương diện sử dụng chuyển động của hình ảnh và ngôn ngữ làm hình thức biểu hiện Tất nhiên, ngôn ngữ điện ảnh là ngôn ngữ

Trang 34

phát ngôn trực tiếp bằng âm thanh còn ngôn ngữ truyện tranh là phát ngôn gián tiếp bằng kí tự Song về bản chất thì hai cách thể hiện này gần như tương đồng bởi cả hai nghiêng về nghệ thuật thời gian Mặc dù sự tiếp nhận điện ảnh là qua con đường thính giác và thị giác còn con đường tiếp nhận truyện tranh là qua thị giác, thì thật ra, con đường tiếp nhận điện ảnh chủ yếu vẫn là thị giác Sự gần gũi ấy có thể cụ thể hóa bằng mối quan hệ gần như song sinh giữa truyện tranh và phim hoạt hình

Nhiều bộ truyện tranh kinh điển đã được chuyển thể thành hoạt hình

Dù khác nhau về loại hình nghệ thuật nhưng hai thể loại này gần gũi nhau về phương thức thể hiện và quy trình sáng tạo Thực tế, trong quá trình phát triển của mình, ban đầu hoạt hình cũng không được thừa nhận là một thể loại điện ảnh Nó cũng bị nghi ngờ là một sản phẩm hội họa Đến bây giờ, khi hoạt hình cởi bỏ được nghi ngờ đó thì gánh nặng mặc cảm này dần dồn lên đôi vai của thể loại truyện tranh

Điện ảnh đã ảnh hưởng lên truyện tranh trên ba góc độ chính:

* Tính dàn dựng và phác thảo trong tác phẩm

Mỗi ô (khung) tranh có tính chất như một góc máy quay điện ảnh, trong

đó, mỗi nhân vật là một diễn viên mà trang phục, vị trí, cử chỉ… được dàn dựng, đạo diễn kĩ lưỡng; mỗi khung nền (các hình ảnh nhà cửa, cây cối, chim chóc…) là những đạo cụ để làm nên một tác phẩm nghệ thuật

* Nghệ thuật xây dựng trần thuật và lời thoại

Ngôn ngữ điện ảnh luôn có tính hàm súc, triết lí, đối thoại, ngắn gọn

Do nhiều nét tương đồng với điện ảnh; do giới hạn của số trang và yêu cầu về nội dung nên truyện tranh học hỏi từ ngôn ngữ điện ảnh tính đối thoại, ngắn gọn của điện ảnh

* Sự chuyển động của động tác

Trang 35

Đây là tính cinematic (tính điện ảnh) của truyện tranh Những động tác

và hoạt động của các nhân vật ngày nay đã được hoàn thiện từ sự học hỏi và tiếp thu đối với hoạt hình nói riêng và điện ảnh nói chung

Hoạ sĩ manga trên các tạp chí thường có khoảng 30 trang để thể hiện phần kỳ mỗi tuần của mình Và cách thể hiện rất cinematic, có nhiều góc

quay, cảnh, sự trôi chảy các khung và trang theo nhịp điệu của truyện để xây dựng cao trào, gợi nên những cảm xúc bằng cách dùng nhiều khung để thể hiện một cảnh

Giống như thi ca, truyện tranh Nhật Bản xem trọng giá trị nội tại ngầm bên trong Trong nhiều trường hợp bản thân một hình ảnh thể hiện toàn câu chuyện Cũng giống vài phút tĩnh lặng được sử dụng trong phim để khắc đậm cao trào, nhiều trang truyện tranh hoàn toàn không có lời dẫn chuyện hay đối

thoại Kozure Okami, manga samurai kinh điển với cốt truyện của Kazuo

Koike và vẽ bởi Goseki Kojima là một ví dụ tiêu biểu Toàn câu chuyện gồm

28 tập, khoảng 8400 trang Các cảnh đấu kiếm đôi khi được diễn tả kéo dài 30 trang, chỉ với âm thanh của lưỡi kiếm chạm nhau [35]

O.Tezuka là tác giả truyện tranh có nhiều sáng tạo về mặt phong cách

Kỹ thuật vẽ truyện tranh theo kiểu điện ảnh của Tezuka làm cho các khuôn hình chạy giống như góc máy quay thay đổi liên tục Tác phẩm đầu tiên được

Tezuka sử dụng kỹ thuật điện ảnh trong sáng tác là Đảo châu báu mới (1946)

Kỹ thuật hình ảnh động này được rất nhiều các họa sĩ manga sau này bắt chước và khai sinh ra nền công nghiệp manga hiện đại [36]

c Nhiếp ảnh

Truyện tranh đã kế thừa ở nhiếp ảnh nhiều yếu tố Trong đó những khung tranh thể hiện chân dung và phong cảnh là nơi thể hiện dấu ấn lớn nhất của nhiếp ảnh Các tỉ lệ mà truyện tranh phải tuân theo giữa người và cảnh, xa

và gần, bộ phận lớn và bộ phận bé Từ những tiếp thu này, truyện tranh đã thể

Trang 36

hiện các cảm xúc và họa động một cách tinh vi mà khó có loại hình văn học viết nào bắt kịp Hình vẽ của truyện tranh nhờ vậy đã phát triển tương đối độc lập với ngôn ngữ viết Biểu hiện đó là trong nhiều trang truyện không hề bắt gặp một ngôn ngữ nào, lúc đó, tự bản thân hình vẽ đã trở thành một hệ thống

kí hiệu ngôn ngữ vạn năng

Có thể xem xét ba ảnh hưởng của nhiếp ảnh lên truyện tranh như sau:

Hình vẽ trong truyện tranh được thể hiện dưới những góc hình tinh vi

và nghệ thuật Nhờ vậy, những điểm nhìn không gian trong truyện luôn chứa đựng cảm xúc và hàm ý

* Khả năng chiếm lĩnh không gian

Có thể thể hiện một phạm vi không gian với tất cả các sự vật, sự việc trong đó Học hỏi từ nhiếp ảnh đặc điểm này, truyện tranh trở thành thể loại

có khả năng nắm bắt và thể hiện không gian một cách tinh tế nhất trong các văn học

Tóm lại, truyện tranh là một thể loại văn học mà tính nguyên hợp sâu sắc trong bản chất nghệ thuật của mình Đặc điểm nguyên hợp ấy không làm mất đi tính chất văn học của truyện tranh hoặc biến truyện tranh thành một loại hình văn học hỗn hợp Trong tính hiện thực của nó, truyện tranh vẫn có

và vẫn tồn tại tính ngôn ngữ thẩm mĩ và hình tượng một cách độc lập so với các hình vẽ Những yếu tố nghệ thuật nguyên hợp góp phần tôn vinh và làm thăng hoa những giá trị của truyện tranh, chứ không làm phai nhạt đặc trưng thể loại của nó

Trang 37

1.3.3 Vấn đề thể loại

1.3.3.1 Truyện tranh thuộc thể loại tự sự

Khẳng định truyện tranh là một thể loại thuộc loại hình văn học thì vấn

đề đặt ra tiếp theo là: truyện tranh thuộc về loại thể nào? Thuộc về một trong

ba loại thể vốn có là tự sự, trữ tình và kịch hay là một loại thể mới?

Xem xét những đặc điểm thể loại của truyện tranh, có thể nhận thấy những dấu ấn sâu đậm của kịch Đầu tiên là quá trình xây dựng cốt truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật theo kiểu mâu thuẫn và kịch tính Mâu thuẫn thiện - ác, sống – chết, giới tính nam – giới tính nữ, … Nhìn chung, truyện tranh luôn là tập hợp hệ thống những mâu thuẫn đối kháng giàu kịch tính bất ngờ và nổi lên những mâu thuẫn mang tính bản chất Đó cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thể loại kịch: “Tình thế giàu xung đột

là đối tượng ưu tiên của thể loại kịch” (Hegel) [dẫn theo 407.11]

Trên phương diện ngôn ngữ, có thể xem ngôn ngữ đối thoại như đặc trưng của thể loại kịch Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện tranh Đặc điểm ngôn ngữ kịch là yếu tố nặng về hành động, khẩu ngữ, hàm súc và phù hợp với tính cách nhân vật Nếu chia ngôn ngữ kịch thành ba loại

là đối thoại, độc thoại và bàng thoại thì trong truyện tranh xuất hiện cả ba loại

ấy Bàng thoại trong truyện tranh là một hình thức ngôn ngữ độc đáo Người

đọc rất hay gặp trong Ninja loạn thị, Bác sĩ quái dị Nó gồm các loại là:

Bàng thoại nhân vật: Nhân vật quay về phía người đọc rồi trò truyện

Bàng thoại tác giả: Đột nhiên có một hình vẽ biểu trưng cho chính tác

giả hiện lên khung tranh để đối thoại với bạn đọc

Xét về phương diện xây dựng nhân vật, truyện tranh cũng nghiêng về phương thức kịch bởi trên trang giấy, nhân vật là chủ thể chiếm ưu thế Trong truyện tranh, những lời chỉ dẫn về hoàn cảnh và khung cảnh là không đáng kể

và cũng không thật quan trọng Hegel cho rằng: “Các nhân vật kịch phần

Trang 38

đông đều đơn giản về mặt bên trong hơn so với hình thức tự sự” [dẫn theo 407.11] Áp dụng quan niệm này lên truyện tranh ta thấy đa phần đều đúng đắn Hầu như các nhân vật trong truyện tranh đều không được đi sâu vào nội tâm bởi họ là những nhân vật của những hoạt động và hành động

Xét tổng quan, có thể thấy 3 yếu tố kịch thể hiện rõ nét trong truyện tranh, đó là:

* Kết cấu mâu thuẫn và xây dựng tình huống kịch

* Ngôn ngữ giàu tính đối thoại

* Cách thức xây dựng nhân vật nghiêng về mặt hành động (hành động tâm lí và hành động chỉnh thể)

Từ những điều trên, có thể thấy, yếu tố kịch chi phối bao quát và sâu sắc lên thể loại truyện tranh Tuy vậy, có thể thấy, không thể xếp truyện tranh vào thể loại kịch Xem xét các khả năng phân loại khác, Phương Lựu cho rằng: “Sự phân loại tác phẩm tự sự dựa vào tiêu chí nội dung và hình thức” [380.11] “Tự sự”: “Tự sự và kịch đều tái hiện hành động diễn ra trong không gian và thời gian, tái hiện tiến trình các biến cố trong cuộc đời các nhân vật Nét đặc thù của tự sự là vai trò tổ chức trần thuật” [1903.10] Từ đó, có thể thấy, ưu thế ngôn ngữ trong truyện tranh là đối thoại nhưng nhân vật không độc lập phát ngôn như kịch mà được dìu dắt qua những biến cố bởi một chủ thể trần thuật Hơn nữa, truyện tranh còn có khả năng chiếm lĩnh không gian

và thời gian theo đặc điểm của thể loại tự sự mà không tuân theo quy luật tam duy nhất của kịch cổ điển

Goethe và Schiller cũng cho rằng nét cốt yếu của tự sự là điệu thức chậm Đặc điểm này tỏ ra rất phù hợp với truyện tranh hiện đại vốn ngày càng

đi sâu vào tâm lí nhân vật Trong thể loại truyện shoujo, đôi lúc mười mấy tranh chỉ để miêu tả một trạng thái cảm xúc Từ những đặc điểm trên, có thể

Trang 39

đưa ra một số đặc điểm cơ bản để có thể xếp truyện tranh vào thể loại tự sự như sau:

* Thứ nhất: yếu tố ngoài cốt truyện

Tự sự là thể loại mà bản thân nó luôn chứng kiến sự có mặt cũng như chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoài cốt truyện Trong khi đó, thể loại kịch, không thấy sự xuất hiện của những yếu tố này Truyện tranh chính là thể loại

mà trong mối quan hệ nghệ thuật nội tại của nó xuất hiện nhiều yếu tố ngoài cốt truyện đóng vai trò quan trọng

* Thứ hai, khái niệm “truyện”

Khái niệm “truyện” luôn luôn giữ chức năng thông báo Truyện có nghĩa là tự sự, như tên gọi của các thể loại tự sự như truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa… Khi phát ngôn “truyện tranh” thì đã ngầm định danh trong tư duy khái niệm đó là một thể loại tự sự, bởi “truyện” vốn là khái niệm chỉ một thể loại tự sự bắt nguồn từ thuật ngữ cổ của hệ thống thể loại trong văn học Trung Quốc

* Thứ ba, yếu tố trần thuật

Trong truyện tranh, yếu tố trần thuật được tinh gọn hết mức có thể Nhưng có thể nói, yếu tố này vẫn đóng vai trò lớn lao trong sự phát triển của cốt truyện

1.3.3.2 Phân loại truyện tranh

Truyện tranh là một thể loại văn học tự sự Bản thân thể loại này lại có thể phân chia thành các tiểu loại giống như tiểu thuyết hay truyện ngắn Tiểu thuyết có thể phân chia thành: tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kinh dị, tâm lí – tình cảm… Tuy nhiên, do truyện tranh là một thể loại phức tạp, mang trong mình tính nguyên hợp sâu sắc về đặc điểm loại hình cũng như thể loại và cả đối tượng tiếp nhận nên việc phân chia thực sự phức tạp

Trang 40

a Phân loại truyện tranh trên thế giới

Trong thế giới, có rất nhiều cách phân loại truyện tranh, tùy thực tế truyện tranh ở từng quốc gia Khảo sát việc phân chia này hiện nay, có thể phân chia cơ bản như sau:

* Dựa trên cơ sở giới tính tiếp nhận

Người ta chia toàn bộ truyện tranh thành hai loại được dành riêng cho nam hoặc nữ Theo thuật ngữ Nhật Bản, truyện tranh được dành cho nam có

tên là shuonen, truyện dành cho nữ được gọi là shoujo Truyện tranh shounen

bao giờ cũng nặng về tính chiến đấu, hành động, các chiến công lừng lẫy cùng những cuộc cạnh tranh không khoan nhượng Một số shuonen tiêu biểu là … Ngược lại, các truyện dành cho shoujo bao giờ cũng nhẹ nhàng, bay bổng và

đầy tính lãng mạn Ví dụ: nam: Jindo, Siêu nhân loạn thị, Bảy viên ngọc rồng, Thám tử lừng danh Conan, Naruro, Bác sĩ quái dị, , Nữ: Nữ hoàng Ai Cập, Dòng sông huyền bí, Vũ khúc Thiên Nga, Ngôi nhà hạnh phúc, Chị em sinh đôi Ngoài ra, có truyện dành cho cả hai giới là Kodomo, thường là trẻ em: Doraemon, Pokemon, Ớt bảy màu…

Cách phân loại này dựa trên cơ sở tâm lí giới tính trong tiếp nhận văn học nên đã phần nào phân chia được tính chất độc giả Tuy nhiên, hạn chế của cách phân loại này là ở chỗ biên độ phân loại tỏ ra quá rộng Trong thực tế, có

những truyện tranh nằm trong ranh giới của shuojo và shuonen nên rất khó phân loại Hơn nữa, truyện tranh phươn Tây comics lại không phân chia theo

giới tính nên rất khó phân loại mà không gây ra tranh cãi

* Dựa trên cơ sở độ tuổi tiếp nhận

Yếu tố độ tuổi tiếp nhận đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, yếu tố ngôn ngữ cũng như hình vẽ của truyện tranh Bởi vậy, cách phân loại theo độ tuổi tiếp nhận đang khá thịnh hành

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàn Anh (2010), Kho tàng truyện trạng Việt Nam, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện trạng Việt Nam
Tác giả: Hoàn Anh
Nhà XB: NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2010
2. Phan Tuấn Anh (2007), Truyện tranh và truyện tranh Nhật Bản (khóa luận tốt nghiệp đại học), Trường Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện tranh và truyện tranh Nhật Bản
Tác giả: Phan Tuấn Anh
Năm: 2007
3. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm của Ban-dắc, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kì ảo trong tác phẩm của Ban-dắc
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2003
4. L.Đ (2003), “Thần đồng đất Việt – quán quân truyện tranh hiện nay”, Tuổi trẻ, 4 (160), tr.7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần đồng đất Việt – "quán quân truyện tranh hiện nay”," Tuổi trẻ
Tác giả: L.Đ
Năm: 2003
5. Trần Bạch Đằng (2005), Lịch sử Việt Nam bằng tranh, NXB Trẻ (40 tập) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam bằng tranh
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Nhà XB: NXB Trẻ (40 tập)
Năm: 2005
6. Hà Minh Đức (1999), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
7. Fujiko Fujio (2005), Đô-rê-mon, NXB Kim Đồng (45 tập truyện ngắn và 24 tập truyện dài) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô-rê-mon
Tác giả: Fujiko Fujio
Nhà XB: NXB Kim Đồng (45 tập truyện ngắn và 24 tập truyện dài)
Năm: 2005
8. Trà Giang (2002), “Thần đồng đất Việt – Đô-rê-mon mới của Việt Nam”, Đại đoàn kết, 21 (11542) tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần đồng đất Việt "– Đô-rê-mon mới của Việt Nam”", Đại đoàn kết
Tác giả: Trà Giang
Năm: 2002
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
10. Đỗ Đức Hiểu, (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Thế giới mới
Năm: 2004
11. Phương Lựu, (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
12. Nguyễn Nam (1999), Văn hóa nghệ thuật thế kỉ XX, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa nghệ thuật thế kỉ XX
Tác giả: Nguyễn Nam
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
13. Hoàng Phê, (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2005
14. Phan Thị (2002 – 2008), Thần đồng đất Việt, NXB Trẻ (từ tập 1 đến tập 78) và NXB Văn hóa Sài Gòn (từ tập 79 đến tập 111) (111 tập) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần đồng đất Việt
Nhà XB: NXB Trẻ (từ tập 1 đến tập 78) và NXB Văn hóa Sài Gòn (từ tập 79 đến tập 111) (111 tập)
15. Nguyên Quốc (2002), “Bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt” – cuộc phản công ngọt ngào”, Sài Gòn giải phóng, 22 (5776), tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ truyện tranh "Thần đồng đất Việt"” – cuộc phản công ngọt ngào”", Sài Gòn giải phóng
Tác giả: Nguyên Quốc
Năm: 2002
16. Ngô Anh Thu (2002), “Không chỉ trẻ em mừng”, Quân đội nhân dân, 56 (14844), tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không chỉ trẻ em mừng”", Quân đội nhân dân
Tác giả: Ngô Anh Thu
Năm: 2002
17. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w