Trong thế giới, có rất nhiều cách phân loại truyện tranh, tùy thực tế truyện tranh ở từng quốc gia. Khảo sát việc phân chia này hiện nay, có thể phân chia cơ bản như sau:
* Dựa trên cơ sở giới tính tiếp nhận
Người ta chia toàn bộ truyện tranh thành hai loại được dành riêng cho nam hoặc nữ. Theo thuật ngữ Nhật Bản, truyện tranh được dành cho nam có tên là shuonen, truyện dành cho nữ được gọi là shoujo. Truyện tranh shounen bao giờ cũng nặng về tính chiến đấu, hành động, các chiến công lừng lẫy cùng những cuộc cạnh tranh không khoan nhượng. Một số shuonen tiêu biểu là … Ngược lại, các truyện dành cho shoujo bao giờ cũng nhẹ nhàng, bay bổng và đầy tính lãng mạn. Ví dụ: nam: Jindo, Siêu nhân loạn thị, Bảy viên ngọc rồng,
Thám tử lừng danh Conan, Naruro, Bác sĩ quái dị,..., Nữ: Nữ hoàng Ai Cập, Dòng sông huyền bí, Vũ khúc Thiên Nga, Ngôi nhà hạnh phúc, Chị em sinh đôi... Ngoài ra, có truyện dành cho cả hai giới là Kodomo, thường là trẻ em: Doraemon, Pokemon, Ớt bảy màu…
Cách phân loại này dựa trên cơ sở tâm lí giới tính trong tiếp nhận văn học nên đã phần nào phân chia được tính chất độc giả. Tuy nhiên, hạn chế của cách phân loại này là ở chỗ biên độ phân loại tỏ ra quá rộng. Trong thực tế, có những truyện tranh nằm trong ranh giới của shuojo và shuonen nên rất khó
phân loại. Hơn nữa, truyện tranh phươn Tây comics lại không phân chia theo giới tính nên rất khó phân loại mà không gây ra tranh cãi.
* Dựa trên cơ sở độ tuổi tiếp nhận
Yếu tố độ tuổi tiếp nhận đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, yếu tố ngôn ngữ cũng như hình vẽ của truyện tranh. Bởi vậy, cách phân loại theo độ tuổi tiếp nhận đang khá thịnh hành.
Đã từ lâu, đối tượng tiếp nhận truyện tranh không còn gói gọn trong độ tuổi thiếu nhi. Truyện tranh đã phát triển các đề tài dành cho độ tuổi thiếu niên và trung niên: trinh thám, kinh dị, tâm lí xã hội… Không hiếm bộ truyện tranh được ghi tên là Truyện tranh cho người lớn.
Có thể nói, phân loại truyện tranh theo độ tuổi tiếp nhận tỏ ra là một cách làm cần thiết giúp phụ huynh định hướng việc đọc cho con em mình. Truyện tranh cũng gần như là thể loại hiếm hoi cần phải cảnh báo người đọc về nội dung mà tác phẩm đề cập dù nội dung này đã được các cơ quan chức năng kiểm duyệt, cho phép lưu hành. Đối với truyện tranh, đây không phải là sự bất công mà là một yêu cầu tất yếu bởi sự tác động trực quan của hình ảnh lên đối tượng tiếp nhận. Điều đó giống như khi đi xem phim, người xem luôn được cảnh báo về độ tuổi có thể xem.
Dưới đây là cách phân chia truyện tranh theo độ tuổi phổ biến hiện nay: