- Truyện tranh dành cho độ tuổi trưởng thành
Chương 3: Đặc sắc bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt
3.1. So sánh bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với một số tác phẩm truyện chữ Việt Nam cùng đề tài phẩm truyện chữ Việt Nam cùng đề tài
Viết về đề tài lịch sử - văn hóa, văn học thiếu nhi có nhiều đầu sách. Tiêu biểu có thể điểm tên: Kho tàng truyện trạng Việt Nam (Hoàn Anh (2010), NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh) – kể chuyện các Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa và những ông trạng dân gian; Lịch sử Việt Nam bằng
tranh (Trần Bạch Đằng (2005), NXB Trẻ, bộ 40 tập) – kể chuyện các sự kiện
lịch sử từ thời Việt cổ đến thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Qua so sánh những tác phẩm trên với Thần đồng đất Việt, có thể rút ra những điểm sau:
3.1.1. Về đề tài, chủ đề 3.1.1.1. Giống nhau 3.1.1.1. Giống nhau
Các tác phẩm đều lấy mạch nguồn văn hóa – lịch sử dân tộc làm đối tượng thể hiện. Chủ đề là các danh nhân, các sự kiện lịch sử hiển hách trong quá khứ.
3.1.1.2. Khác nhau
Mỗi đầu sách truyện chữ đều chuyên biệt một chủ đề. Chẳng hạn, Kho
tàng truyện trạng Việt Nam chỉ kể chuyện các ông trạng: Trạng Quỳnh, Trạng
Lợn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi…; Lịch sử Việt Nam bằng tranh lấy đối tượng chính là các sự kiện lịch sử… Thần đồng đất Việt lại tổng
hợp và bao quát nhiều chủ đề. Trong một tập truyện, có thể vừa phản ánh sự kiện lịch sử vừa khắc họa chân dung danh nhân… Chẳng hạn, tập 70, Trận
chiến phản công, truyện vừa kể về cuộc phản công của vua tôi Đại Việt trong
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3 vừa khắc họa hình ảnh của tướng Trần Khánh Dư, Hà Khuất, Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương.
Tính chuyên đề của truyện chữ giúp người đọc tiếp xúc với nhiều danh nhân, nhiều giai thoại, nhiều sự kiện… Trong khi đó, tính tổng hợp của Thần
đồng đất Việt lại hấp dẫn bởi sự sinh động, đa dạng. Mặt khác, với tính chuyên đề, truyện chữ khó cho ra đời một cuốn truyện về ẩm thực hay âm nhạc phục vụ riêng lứa tuổi thiếu nhi. Nhưng nhờ tích hợp nhiều chủ đề, truyện tranh Thần đồng đất Việt đã giới thiệu đến độc giả nhỏ tuổi nhiều điều lí thú về bánh ngói, bánh trôi, hát ả đào, hát tuồng, các phong tục tập quán…
3.1.2. Về tư tưởng 3.1.2.1. Giống nhau 3.1.2.1. Giống nhau
Cùng mang một đề tài lớn, các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng chủ đạo là ngợi ca, tự hào về tinh hoa trí tuệ Việt, lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm… Từ đó, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp đối với văn hóa – lịch sử nước nhà, tạo động lực để người đọc tìm hiểu mảng đề tài này.
3.1.2.2. Khác nhau
Các tác phẩm truyện chữ, mỗi câu chuyện là một cuộc đời, một sự kiện… gắn với một nhân vật chính. Nhưng trong Thần đồng đất Việt, mỗi tập truyện là câu chuyện về nhiều cuộc đời và nhiều sự kiện, sự việc. Đó là nguyên mẫu cuộc đời danh nhân, nguyên mẫu sự kiện lịch sử. Đó còn là cuộc đời của nhân vật trong truyện (Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Tám Tiền, đồ Kiết, Tào Hống…), các sự kiện, sự việc xảy ra trong truyện… Bởi vậy, tư tưởng trong
Thần đồng đất Việt phức tạp, đa dạng hơn. Nổi bật nhất là cái nhìn hài hước
về những thói hư, tật xấu và cuộc sống đa dạng, sinh động hàng ngày.
3.1.3. Kết cấu 3.1.3.1. Giống nhau 3.1.3.1. Giống nhau
Các tác phẩm đều có kết cấu theo từng truyện. Thần đồng đất Việt, mỗi tập là một truyện xoay quanh một tình huống chính. Lịch sử Việt Nam bằng
tranh, mỗi tập xoay quanh một sự kiện chính. Kho tàng truyện trạng Việt Nam, mỗi tập chia làm nhiều truyện nhỏ, mỗi truyện kể về một sự việc xảy ra
3.1.3.2. Khác nhau
Trong truyện chữ, mỗi tác phẩm hoặc một bộ truyện bao gồm nhiều mẩu chuyện nhỏ lẻ về các danh nhân, các sự kiện lịch sử thì Thần đồng đất
Việt có kết cấu liên hoàn theo tập. Kết cấu này cho phép truyện tranh có tuyến
nhân vật chính vừa hóa thân vào các danh nhân, vừa dẫn truyện, vừa thể hiện cá tính riêng… Điều này giúp Thần đồng đất Việt có tính liền mạch xuyên suốt, sinh động, hấp dẫn.
Hơn thế, trong kết cấu từng tập truyện, sau phần truyện tranh hài hước, lôi cuốn là những câu chuyện chi tiết, lí thú về nguyên mẫu các nhân vật trong truyện. Nhờ đó, kiểu kết cấu này đáp ứng được nhu cầu đọc của nhiều đối tượng: trẻ nhỏ, người trưởng thành; đọc để giải trí, đọc để học tập…
3.1.4. Ngôn từ 3.1.4.1. Giống nhau 3.1.4.1. Giống nhau
Các tác phẩm đều sử dụng lớp từ Hán Việt để tạo không khí cổ kính. Tức là sử dụng từ ngữ phù hợp với bối cảnh lịch sử.
3.1.4.2. Khác nhau a. Phần chữ viết a. Phần chữ viết
Trong truyện chữ, lời tác giả chiếm số lượng lớn, đóng vai trò dẫn truyện. Đó là các lời kể, tả, bình luận. Lời nhân vật hạn chế về số lượng nhưng có tính chọn lọc cao. Chẳng hạn, tập 23 Chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ hai (Lịch sử Việt Nam bằng tranh), theo thống kê có 254 câu là
lời tác giả, 25 câu (19 lượt lời) là lời nhân vật. Các lời thoại hàm súc, cô đọng, là những lời đã thành bất hủ trong sử sách, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỉ XIII: “Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng!” [30.23.5],
“Chúng nó đương bị uy hiếp mà lời lẽ vẫn tự nhiên, không hạ chủ mình xuống mà cũng không nịnh ta. Nước này có những người như thế chưa dễ đã chiếm
được” [39.23.5], “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” [49.23.5]… Cấu trúc câu được sử dụng đa dạng, nhưng phổ biến là câu
đơn, câu đơn mở rộng thành phần, câu ghép. Các dấu câu cũng được sử dụng rộng rãi, phổ biến là dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm…
Những đặc điểm trên khác với Thần đồng đất Việt. Như đã thống kê, trung bình tỉ lệ lời tác giả trên lời nhân vật là 0,3/220. Lời nhân vật chủ yếu là đối thoại, chứa rất nhiều từ cảm thán. Câu được sử dụng chủ yếu là câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu đơn. Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm ít xuất hiện, nhường chỗ cho dấu chấm cảm và dấu chấm chấm hỏi.
Trong truyện chữ, ngôn từ rõ ràng, đúng chuẩn mực phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Đến Hải Đông, nhà vua cho vời ngay Trần Hưng Đạo đến hỏi: “Thế giặc to như vậy, hay là trẫm đầu hàng để cứu muôn dân khỏi cảnh chiến tranh?”. Trần Hưng Đạo khẳng khái tâu: “Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng!”. Yên lòng trước sự quả cảm của người chú họ, cũng là vị tướng tài ba, vua tôi cùng nhau bàn bạc thế trận và việc chỉnh đốn quân lực”.
[30.23.5]
Truyện chữ sử dụng ngôn ngữ văn chương thuần khiết, khác biệt với ngôn ngữ pha trộn trong Thần đồng đất Việt (từ Hán Việt + từ ngữ sinh hoạt + từ ngữ hiện đại).
Những điểm sai khác trên nhấn mạnh ưu thế của truyện chữ trong việc giúp độc giả nhỏ tuổi trau dồi vốn từ, cách diễn đạt, cách sử dụng các loại câu và dấu câu... Nhưng mặt khác, không thể phủ nhận tác dụng của cách sử dụng ngôn từ trong Thần đồng đất Việt: tạo nên tiếng cười, tạo sự gần gũi, đẩy
nhanh nhịp độ truyện tạo không khí gấp gáp, khẩn trương, hấp dẫn…