Những người bạn của Tí

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 70)

- Truyện tranh dành cho độ tuổi trưởng thành

b. Ngôn ngữ nhân vật

2.3.1.2. Những người bạn của Tí

Lê Tí có ba người bạn thân thiết là Sửu, Mẹo, Dần. Đây là ba nhân vật chính của truyện.

a. Sửu ẹo

Sửu “ẹo” là con đồ Kiết, thầy dạy Trạng Tí. Hình ảnh Sửu hiện lên rất dễ thương. Sửu mặc áo yếm, váy đụp, tóc buộc hai bên. Sửu trước hết là người con rất có hiếu, rất đảm đang. Mẹ mất sớm nên Sửu thương cha lắm, luôn tay luôn chân quét dọn lớp học, đi chợ nấu cơm, giặt giũ quần áo… (Món ăn “tủ” của Sửu là bánh trôi hấp, món này của cô bé luôn khiến ba cậu bạn mê tít thò lò!). Cuộc sống của Sửu càng khó khăn gấp bội bởi người

cha… vô cùng keo kiệt, bủn xỉn. Tính khí của đồ Kiết nhiều lần làm Sửu ngượng chín mặt. Những lần như thế, dù thương cha đến mấy cô cũng công khai bày tỏ nỗi bất bình [9.14].

Tuy là nữ nhi nhưng Sửu luôn thể hiện mình là người có tài, có chí, không kém các cậu bạn. Trong những lần thi tài (làm thơ, ứng đối), Sửu chỉ đứng sau Trạng Tí. Có thể nói, nhân vật Sửu được xây dựng giống như một Hồ Xuân Hương, một Đoàn Thị Điểm, một bà huyện Thanh Quan tí hon.

Sửu được ba cậu bạn yêu mến và săn đón mọi, nơi mọi lúc. Ba chú bé cố sức lấy lòng “người đẹp”: Cả Mẹo cậy tiền mua cho Sửu nhiều đồ, Dần béo cậy khỏe giúp bạn nhiều việc, Tí lại cậy sự tài trí khiến Sửu thích thú… [10.14]. Tuy thế, Sửu vẫn yêu mến Tí hơn cả. Không may cho Sửu, chẳng mấy chốc, cô phát hiện ra mình phải “tranh giành” Tí với quá nhiều đối thủ lớn. Ban đầu là công chúa Phương Thìn, con vua Đại Việt. Sau đó là công chúa Thiên Thân, con vua Bắc quốc. Hai “bà” công chúa hễ nghe thấy Tí ở đâu là chạy đến như bay và … ôm hôn nồng nhiệt! Những lần ấy, Sửu lại tức giận hầm hầm khiến Tí lo tìm bở hơi tai! Đã có lần, lợi dụng việc Phương Thìn bị vua cha phạt tội, Sửu xin nhà vua để mình “xử” công chúa. Và cô bắt nàng công chúa hay nhõng nhẽo viết đi viết lại dòng chữ: “Từ nay tôi không được ôm trạng Tí nữa”!!!

Tình cảm dễ thương các nhân vật dành cho nhau là điều kiện để tác giả tạo nên những tình huống vui nhộn, hài hước. Chúng không chỉ khiến các em thiếu nhi thích thú, ôm truyện cười khúc khích mà còn khiến độc giả lớn tuổi bật cười về “tình yêu ngốc xít” một thời.

b. Cả Mẹo

Cả Mẹo là con trai độc nhất của Bá hộ Mão, một địa chủ giàu có trong làng và vợ thứ ba của ông (Mẹo có tới ba bà má! Nhưng may cho cậu ta, ba bà sống khá hòa thuận và đều thương yêu, bảo vệ cậu hết mực).

Là con nhà giàu có nhưng về cơ bản, cậu sống rất hòa đồng với mọi người trong làng, là bạn thân của Tí, Sửu, Dần – nhà Sửu và nhà Tí thuộc thành phần nghèo rớt! Không giỏi giang, khéo léo như Tí và Sửu nhưng Mẹo

không quá “bết bát” chuyện học hành. Cậu hoàn toàn có khả năng ứng đối trong những tình huống cần ứng đối để… được ăn hoặc được đắp chăn ngủ! Trong nhóm bạn, Mẹo là người cơ trí, linh hoạt việc “làm ăn”(!), kinh doanh. Tập, 75 Đối thủ thần đồng, Tí đỗ Trạng vẫn phải về quê đi cấy. Mẹo đã giúp dựa vào vốn chữ nghĩa phong phú để bớt khó khăn về kinh tế.

Tuy nhiên, so với Tí, Sửu, Mẹo có thói xấu thường gặp ở những cậu ấm được nuông chiều.

Trong nhiều tình huống, Mẹo tỏ ra tự đắc về sự giàu có của gia đình, khinh thường sự nghèo khó, túng thiếu của dân làng. Tính cách ấy được di truyền từ người cha là bá hộ Mão. Gia đình có sự kiện lớn, cậu thích mời bạn bé tới dự “cho chúng lác mắt chơi”! [Xét công chữa cháy]. Cậu hay hùa với cha chuyện phân cấp giàu nghèo, vênh vang về gia thế: “Đường đường là bá hộ giàu nhất cái làng này có việc gì mà cha tao hổng làm được chớ?” [18.80.14]. Thói xấu ấy của Mẹo khiến mọi người rất bất bình. Yêu quý Mẹo như Mùi mập (Mùi mập “ái mộ” Cả Mẹo không kém Phương Thìn và Thiên Thân ái mộ Lê Tí!) cũng bức xúc: “Cưng thì cưng nhưng phải bỏ ngay thói kiêu ngạo đi” [20.80.14].

c. Dần béo

Cậu chàng béo ú trong nhóm lại có hoàn cảnh, tính cách đặc trưng khác. Mẹ là bà chủ quán ăn hám lợi tên Tám Tiền, còn cha là Xã Bạc, một người đàn ông nát rượu. Dù còn đủ cha mẹ nhưng Dần béo thiệt thòi hơn Tí, Sửu. Mẹ cậu ngoài tiền ra không yêu thích điều gì. Kể cả con cái. Dần bị mẹ bắt chạy bàn, phụ việc mà vẫn thường xuyên phải ăn bạt tai, cốc đầu. Cha cậu tối ngày say sưa, miệng nói thương con nhưng không bao giờ đủ “dũng khí và tiềm lực” giúp con mỗi khi thằng bé bị “hiền thê” vùi giập!

Dần có thân hình to béo và rất ham ăn (nên gọi là Dần béo!). Trên gương mặt cậu, hai chiếc “răng bàn cuốc” lộ ra giống hình ảnh những chú

chuột chít gặm nhấm không ngừng! Những lần đi chơi cùng các bạn, cả khi đi sứ nước ngoài, Dần thường xuyên không kiềm chế được cơn thèm ăn. Không chỉ thế, trong nhóm bộ tứ, học lực của Dần thuộc dạng … “bết bát” nhất. Mỗi lần thi thơ, thi đối, phần thưởng là một miếng đồ ăn, cậu bé tội nghiệp luôn bị bạn bè bỏ lại cuối cùng. Màn thi tài văn chương đầy lãng mạn, bay bổng thường kết thúc bằng cảnh Dần bê trộm đồ ăn… chạy mất! Nhân vật Dần béo hiện lên như một hòn đá còn thô sơ, ít được gia công, mài gọt.

Tuy thế, Dần là người rất thật thà, tốt bụng. Cậu tin tưởng mọi người xung quanh, không nghi ngờ, dị nghị điều gì [7.14]. Cậu sẵn lòng cho, tặng người khác không tính toán thiệt hơn (Súc vật nổi loạn, Cây đàn không

đáy...)… Dần còn rất thương cha, mong cha trở về để gia đình đoàn tụ (Đồng tiền hạnh phúc, Cây đàn không đáy…).

* Trong nhóm 4 người bạn, rắc rối thường bị gây ra bởi Mẹo và Dần. Gặp sự khiêu khích của đám trẻ hung hăng làng Đỗ Thị hay của quan quân ngoại quốc, Dần và Mẹo hay nổi nóng khiến khó khăn chồng tiếp khó khăn. Tuy vậy, những hạn chế trong tính cách của Mẹo, Dần và cả Tí đều là biểu hiện của sự bồng bột, ngây thơ, trẻ con… không được quy về bản chất.

Điều đó càng được khẳng định bởi tình bạn đoàn kết, gắn bó, cảm động nơi bốn người bạn nhỏ trong suốt diễn biến bộ truyện.

Bên gốc đa, dưới dòng mương…Tí, Sửu, Dần, Mẹo đã cùng chơi đùa suốt thời ấu thơ: đánh khăng, tắm, diễn tuồng, thi đố, đánh trận giả,… Khi lớn, lại cùng nhau lên kinh dự thi, cùng nhau nếm trải và vượt qua nhiều khó khăn. Dần từng bất chấp nguy hiểm, chạy thẳng vào cung báo cho Tí chuyện cô Hai bị ốm. Sửu từng khóc như mưa khi tưởng Tí bị chết. Mẹo đi chơi phố với cha nhưng luôn nghĩ về các bạn ở nhà… Nhờ tình bạn thắm thiết, chân thành, cả bốn đã đoàn kết trong những kế hoạch quan trọng: Cây đàn không

giao hảo, Quán ăn thi phú, Trò xiếc kinh hoàng, Thư pháp ẩn long, Siêu mẫu sâm cầm… Từ đó giúp được mẹ Tí, mẹ Dần, cha Sửu, cha Mẹo; tự giúp chính

mình; giúp dân làng; phá âm mưu xâm lược Đại Việt của Bắc quốc, giúp vua Bắc Quốc… Những hành động ấy đã làm rạng danh làng Phan Thị, rạng danh nước Đại Việt.

“Bộ tứ làng Phan Thị”, mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách nhưng đã làm nên một hình ảnh đẹp về tình bạn tuổi thiếu nhi: đoàn kết, gắn bó, keo sơn,… Tình cảm ấy rất cần xây dựng ở mỗi con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)