Phần hình vẽ

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 90)

- Truyện tranh dành cho độ tuổi trưởng thành

b. Phần hình vẽ

Trong Thần đồng đất Việt, hình vẽ được coi là loại ngôn ngữ đặc biệt, là bộ phận hữu cơ với phần chữ viết.

Trong một số truyện chữ, chẳng hạn Lịch sử Việt Nam bằng tranh, có hình vẽ minh họa giúp người đọc hình dung về sự vật, sự việc trong truyện. Nhưng ở đây, hình vẽ là những lát cắt riêng rẽ, không tham gia vào việc kể chuyện của tác giả. Do đó, giá trị biểu cảm hạn chế hơn.

3.1.4. Về nhân vật 3.1.4.1. Giống nhau 3.1.4.1. Giống nhau

Nhân vật đều là kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi (Các danh nhân bao gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, thầy thuốc giỏi, tướng tài…).

3.1.4.2. Khác nhau

Trong Thần đồng đất Việt, nhân vật được tạo hình bởi những hình vẽ dễ thương, gần gũi. Ở truyện chữ, chân dung nhân vật hầu như không được miêu tả. Nếu có, chỉ hiện lên những nét khái quát (chẳng hạn, Mạc Đĩnh Chi được miêu tả bằng các từ đen đủi, xấu xí [54.1]).

Thế giới nhân vật trong Thần đồng đất Việt đa dạng, sinh động. Mỗi

nhân vật một tính cách độc đáo, riêng biệt (có hơn 14 nhân vật với hơn 14 tính cách xuyên suốt tác phẩm). Trong khi đó, mỗi truyện trong Kho tàng truyện trạng Việt Nam trung bình có từ 3 đến 4 nhân vật. Trong Lịch sử Việt Nam bằng tranh, nhân vật ít có cơ hội thể hiện cá tính, mọi việc làm, hành

động đều hướng đến sự kiện chung của cộng đồng.

Nhân vật trung tâm của Thần đồng đất Việt là hóa thân của nhiều danh nhân văn hóa – lịch sử nên vừa mang những đặc điểm hơn người (về trí thông minh, tài tình, linh hoạt…) giống các nhân vật của truyện chữ vừa mang những đặc điểm gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi: nghịch ngợm, ham chơi…

* Như vậy, so với các tác phẩm truyện chữ cũng đề tài, Thần đồng đất

Việt thể hiện rõ ưu thế ở hình thức kể chuyện sinh động, hấp dẫn kết hợp giữa

nặng tiêu chí kiến thức hay các bài học giáo huấn. Thông qua nội dung giải trí, nội dung giáo dục đến với người đọc một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, truyện cũng bộc lộ những hạn chế chung của truyện tranh trên phương diện ngôn từ.

3.2. So sánh bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt với bộ truyện tranh Đô-rê-mon tranh Đô-rê-mon

Đô-rê-mon là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio, được

sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tính đến năm 1999, có khoảng 100 triệu tập Đô-rê-mon được tiêu thụ ở Nhật (khoảng 1,5 đến 2 triệu bản được bán hết mỗi năm) [19].

Sau Nhật Bản, Đô-rê-mon được phát hành tại nhiều quốc gia khác trên thế giới và trở thành nhân vật truyện tranh được hâm mộ. Tại Việt Nam, bộ truyện này được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản từ cuối năm 1992 và lập tức thành sự kiện của ngành xuất bản Việt Nam khi chỉ sau 1 tuần, 4 tập truyện (mỗi tập 108 trang) đã bán hết 40.000 bản. Tính đến năm 2006 đã có khoảng 50 triệu bản Đô-rê-mon được phát hành tại Việt Nam, một kỉ lục về

xuất bản của truyện tranh nước ngoài tại thị trường Việt Nam [19].

Ngoài những đặc điểm chung về hình thức của truyện tranh, giữa Thần

đồng đất Việt và Đô-rê-mon còn có nhiều điểm tương đồng.

3.2.1. Giống nhau

3.2.1.1. Lượng độc giả đông đảo, đa dạng

Cả hai tác phẩm đều hướng đến đối tượng là lứa tuổi thiếu nhi. Nhưng mức độ lan tỏa, tác động đã vượt qua ngưỡng tuổi này: không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn đều tỏ ra hào hứng với các nhân vật và câu chuyện của chúng. Cùng với Đô-rê-mon, Thần đồng đất Việt hứa hẹn trở thành bộ truyện tranh “không bao giờ lớn” tại Việt Nam.

3.2.1.2. Nội dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)