Truyện tranh thuộc thể loại tự sự

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 37)

a. Với hội họa

1.3.3.1. Truyện tranh thuộc thể loại tự sự

Khẳng định truyện tranh là một thể loại thuộc loại hình văn học thì vấn đề đặt ra tiếp theo là: truyện tranh thuộc về loại thể nào? Thuộc về một trong ba loại thể vốn có là tự sự, trữ tình và kịch hay là một loại thể mới?

Xem xét những đặc điểm thể loại của truyện tranh, có thể nhận thấy những dấu ấn sâu đậm của kịch. Đầu tiên là quá trình xây dựng cốt truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật theo kiểu mâu thuẫn và kịch tính. Mâu thuẫn thiện - ác, sống – chết, giới tính nam – giới tính nữ, … Nhìn chung, truyện tranh luôn là tập hợp hệ thống những mâu thuẫn đối kháng giàu kịch tính bất ngờ và nổi lên những mâu thuẫn mang tính bản chất. Đó cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thể loại kịch: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của thể loại kịch” (Hegel) [dẫn theo 407.11].

Trên phương diện ngôn ngữ, có thể xem ngôn ngữ đối thoại như đặc trưng của thể loại kịch. Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện tranh. Đặc điểm ngôn ngữ kịch là yếu tố nặng về hành động, khẩu ngữ, hàm súc và phù hợp với tính cách nhân vật. Nếu chia ngôn ngữ kịch thành ba loại là đối thoại, độc thoại và bàng thoại thì trong truyện tranh xuất hiện cả ba loại ấy. Bàng thoại trong truyện tranh là một hình thức ngôn ngữ độc đáo. Người đọc rất hay gặp trong Ninja loạn thị, Bác sĩ quái dị... Nó gồm các loại là:

Bàng thoại nhân vật: Nhân vật quay về phía người đọc rồi trò truyện. Bàng thoại tác giả: Đột nhiên có một hình vẽ biểu trưng cho chính tác giả hiện lên khung tranh để đối thoại với bạn đọc.

Xét về phương diện xây dựng nhân vật, truyện tranh cũng nghiêng về phương thức kịch bởi trên trang giấy, nhân vật là chủ thể chiếm ưu thế. Trong truyện tranh, những lời chỉ dẫn về hoàn cảnh và khung cảnh là không đáng kể và cũng không thật quan trọng. Hegel cho rằng: “Các nhân vật kịch phần

đông đều đơn giản về mặt bên trong hơn so với hình thức tự sự” [dẫn theo 407.11]. Áp dụng quan niệm này lên truyện tranh ta thấy đa phần đều đúng đắn. Hầu như các nhân vật trong truyện tranh đều không được đi sâu vào nội tâm bởi họ là những nhân vật của những hoạt động và hành động.

Xét tổng quan, có thể thấy 3 yếu tố kịch thể hiện rõ nét trong truyện tranh, đó là:

* Kết cấu mâu thuẫn và xây dựng tình huống kịch. * Ngôn ngữ giàu tính đối thoại.

* Cách thức xây dựng nhân vật nghiêng về mặt hành động (hành động tâm lí và hành động chỉnh thể).

Từ những điều trên, có thể thấy, yếu tố kịch chi phối bao quát và sâu sắc lên thể loại truyện tranh. Tuy vậy, có thể thấy, không thể xếp truyện tranh vào thể loại kịch. Xem xét các khả năng phân loại khác, Phương Lựu cho rằng: “Sự phân loại tác phẩm tự sự dựa vào tiêu chí nội dung và hình thức” [380.11]. “Tự sự”: “Tự sự và kịch đều tái hiện hành động diễn ra trong không gian và thời gian, tái hiện tiến trình các biến cố trong cuộc đời các nhân vật. Nét đặc thù của tự sự là vai trò tổ chức trần thuật” [1903.10]. Từ đó, có thể thấy, ưu thế ngôn ngữ trong truyện tranh là đối thoại nhưng nhân vật không độc lập phát ngôn như kịch mà được dìu dắt qua những biến cố bởi một chủ thể trần thuật. Hơn nữa, truyện tranh còn có khả năng chiếm lĩnh không gian và thời gian theo đặc điểm của thể loại tự sự mà không tuân theo quy luật tam duy nhất của kịch cổ điển.

Goethe và Schiller cũng cho rằng nét cốt yếu của tự sự là điệu thức chậm. Đặc điểm này tỏ ra rất phù hợp với truyện tranh hiện đại vốn ngày càng đi sâu vào tâm lí nhân vật. Trong thể loại truyện shoujo, đôi lúc mười mấy tranh chỉ để miêu tả một trạng thái cảm xúc. Từ những đặc điểm trên, có thể

đưa ra một số đặc điểm cơ bản để có thể xếp truyện tranh vào thể loại tự sự như sau:

* Thứ nhất: yếu tố ngoài cốt truyện.

Tự sự là thể loại mà bản thân nó luôn chứng kiến sự có mặt cũng như chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoài cốt truyện. Trong khi đó, thể loại kịch, không thấy sự xuất hiện của những yếu tố này. Truyện tranh chính là thể loại mà trong mối quan hệ nghệ thuật nội tại của nó xuất hiện nhiều yếu tố ngoài cốt truyện đóng vai trò quan trọng.

* Thứ hai, khái niệm “truyện”.

Khái niệm “truyện” luôn luôn giữ chức năng thông báo. Truyện có nghĩa là tự sự, như tên gọi của các thể loại tự sự như truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa… Khi phát ngôn “truyện tranh” thì đã ngầm định danh trong tư duy khái niệm đó là một thể loại tự sự, bởi “truyện” vốn là khái niệm chỉ một thể loại tự sự bắt nguồn từ thuật ngữ cổ của hệ thống thể loại trong văn học Trung Quốc.

* Thứ ba, yếu tố trần thuật.

Trong truyện tranh, yếu tố trần thuật được tinh gọn hết mức có thể. Nhưng có thể nói, yếu tố này vẫn đóng vai trò lớn lao trong sự phát triển của cốt truyện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)