- Truyện tranh dành cho độ tuổi trưởng thành
b. Yếu tố hài hước vừa là mục đích vừa là phương tiện
3.2.1.4. Các nhân vật chính cùng ở lứa tuổi thiếu nh
Nhân vật trong hai tác phẩm đều là các bạn nhỏ, gần gũi với lứa tuổi người đọc. Nô-bi-ta, Xu-ka, Chai-en, Xê-kô,… học lớp 3, lớp 4. Tí, Sửu, Dần, Mẹo,… khoảng 7, 8 tuổi.
Cả hai tác phẩm đều có hình ảnh “bộ tứ” là những người bạn gần gũi, thân thiết với nhau.
“Bộ tứ làng Phan Thị” - Tí, Sửu, Dần, Mẹo - thường bị cho là ảnh hưởng của bộ tứ trong “Đô-rê-mon”: Nô-bi-ta, Xu-ka, Chai-en, Xê-kô, với “thành phần” là 1 nữ, 3 nam. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh - giám đốc công ty Phan Thị - không phủ nhận việc học hỏi manga Nhật. Tuy nhiên, bà cho rằng “thế giới phẳng” nên việc học hỏi nhau là chuyện bình thường [8]. Mặt khác, Đô-
rê-mon không phải là bộ truyện đầu tiên trên thế giới sử dụng hình tượng bộ
tứ như vậy. Trước đó, từng có Tứ quái TKKG của Rolf Kalmuczak, với bút
danh Stefan Wolf; ở Việt Nam, nhà văn Bùi Chí Vinh Việt hóa truyện từ năm 1996. Nước ta cũng từng có phim Tứ quái Sài Gòn của hãng phim Lido sản
xuất năm 1973. Điện ảnh Mỹ có Bộ tứ siêu đẳng của hãng 20th Century Fox (phần 2 năm 2007)... Vậy, có thể giải thích: ở lứa tuổi thiếu nhi, việc hình thành các nhóm bạn là phổ biến; số lượng 4 người một nhóm thuận lợi cho việc xây dựng truyện.
Hơn nữa, các nhân vật chính trong hai bộ truyện đều là các nhân vật “không bao giờ lớn”! Tí và các bạn suốt 111 tập, trải qua bao sự kiện (đi học, đi thi, đỗ đạt, đi sứ, đánh giặc…) vẫn giữ nguyên hình hài những cô bé, cậu bé 7, 8 tuổi. Riêng Tí, hai chiếc răng sún không hề mọc lại! Cũng như vậy, Nô-bi-ta cùng bạn bè mãi mãi là những cô cậu học trò lớp 3.
Giữ nguyên hình thể các nhân vật, các bộ truyện tranh tạo nên những hình ảnh lắng đọng, không bao giờ phai mờ trong tâm trí người đọc.
3.2.2. Khác nhau
Tuy vậy, Thần đồng đất Việt và Đô-rê-mon vẫn có những điểm khác nhau cơ bản.