Hoàn cảnh ra đờ

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 96)

- Truyện tranh dành cho độ tuổi trưởng thành

b. Yếu tố hài hước vừa là mục đích vừa là phương tiện

3.2.2.1. Hoàn cảnh ra đờ

Thần đồng đất Việt đến năm 2011 vẫn còn là “cậu bé” 9 tuổi (2002- 2011)! Trong khi đó, Đô-rê-mon đã là “người trung niên” - tuổi đời lên đến 42 (1969-2011) - với nhiều giải thưởng và danh hiệu lớn nhỏ tầm cỡ thế giới!

Đô-rê-mon là sản phẩm của nền công nghiệp truyện tranh khổng lồ đứng đầu

thế giới. Đến Việt Nam, trong vòng 20 năm qua, chú mèo máy ngoại lai đã khiến truyện tranh Việt Nam thua ngay trên sân nhà. Như thế, Thần đồng đất

Việt với tư cách là đứa con của nền truyện tranh Việt Nam non trẻ, đã ra đời

như nỗ lực lớn lao để đáp trả nỗi mặc cảm dân tộc của những người Việt có tâm, có tài và có lực.

Những người yêu mến truyện tranh Đô-rê-mon vẫn nằm lòng câu chuyện về sự ra đời của chú mèo máy mập ú dễ thương: “Ngày ấy ở Nhật Bản

có một họa sĩ chuyên sáng tác truyện tranh cho trẻ em. Đã nhiều đêm ông mất ngủ vì chưa tìm được một nhân vật tâm đắc.

Đêm nay cũng thế, ông không ngủ được, đầu óc cứ lan man, suy nghĩ, căng thẳng tìm hình tượng nhân vật. Bỗng: “Meo! Meo!”, một chú mèo hoang mò vào. Nó leo lên lòng ông tìm chỗ ngủ. Mệt mỏi, ông họa sĩ thiếp đi lúc nào không biết.

Tang tảng sáng, gà gáy "ò ó ó... “Trời, nguy quá! Mình ngủ quên! Tới giờ đi làm rồi!”... Ông bật dậy và bước xuống nhà… “Oái !”... Ông đá phải con lật đật, đồ chơi con gái ông để ngay trên cầu thang. “Kính koong!”... Tiếng nhạc vang lên từ con lật đật. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu ông họa sĩ: “Mèo và lật đật! Lật đật và mèo! Tại sao lại không nhỉ? Đúng rồi một sự kết hợp tuyệt vời… Ta đã có thể có nhân vật: MỘT CON MÈO MÁY THÔNG MINH, TINH NGHỊCH! - Một người bạn gần gũi và thân thiết với trẻ em”. Thế là Đô-rê-mon, chú mèo máy kỳ diệu, nhân vật chính của truyện này ra đời như thế” [30].

Đô-rê-mon ra đời từ nhu cầu sáng tạo cá nhân. Thần đồng đất Việt là

kết quả của một tập thể nỗ lực, vật lộn vì sự sống còn của cả một nền truyện tranh. Bộ truyện ra đời xuất phát từ nỗi đau đáu của người Việt: tại sao truyện tranh Việt không sống được… “Cũng vì sự phát triển ồ ạt của truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam mà tôi muốn làm truyện tranh Việt” (bà Phan Thị Mĩ Hạnh) [8].

Ở khía cạnh nào đó, sự ra đời của trạng Tí chứa đựng nhiều ngậm ngùi: trong tư duy văn hóa thời hiện đại, ta vẫn chưa có tính tiên phong, vẫn là trống đâu lấp đó…

3.2.2.2. Đề tài

Thần đồng đất Việt hướng về những giá trị lịch sử - văn hóa, tinh thần

của quá khứ. Yếu tố này xuất hiện trong Đô-rê-mon với tư cách là bối cảnh truyện. Câu chuyện về chú mèo máy hướng đến tương lai với những sản phẩm của nền văn minh vật chất. Bản thân nhân vật chính – chú mèo Đô-rê- mon – đã là sản phẩm của tương lai: một chú mèo máy từ thế kỉ 22 lái cỗ máy thời gian vượt thời gian, không gian trở về thế kỉ 20. Mọi tình huống truyện trong tác phẩm đều xoay quanh những bảo bối thần kì của Đô-rê-mon. Theo một thống kê chưa đầy đủ, trong 45 tập truyện ngắn và 24 tập truyện dài đã xuất hiện đến 4.500 bảo bối [19].

Như thế, xét tương quan, mỗi truyện có thế mạnh riêng. Một bên là truyền thống, một bên là hiện đại; một bên là tinh thần, một bên là vật chất… Truyền thống và hiện đại; tinh thần và vật chất… yếu tố nào quan trọng hơn? Đây là một minh họa sinh động cho sự khập khiễng trong so sánh!

Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ đương đại, khi lịch sử đang ghi nhận sự hiện diện của nền văn minh trí tuệ thì đề tài của Đô-rê-mon hấp dẫn người đọc hơn, có khả năng lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới, tác động tích cực

đến khát vọng sáng tạo, phát minh của con người… Sự phát triển mạnh mẽ của bộ truyện này hơn 40 năm qua đã chứng minh điều đó.

Song, mặt khác, cũng cần đặt tác phẩm vào tình hình văn hóa – xã hội của Việt Nam để thấy được ưu điểm của Thần đồng đất Việt.

Chưa bao giờ dư luận xã hội lên tiếng nhiều về vốn văn hóa – lịch sử của thế hệ trẻ như hiện nay. Do các phương pháp giáo dục? Tại các em quá sùng ngoại?… Dù nguyên nhân là gì cũng cần thừa nhận một thực tế: những ấn phẩm văn hóa – lịch sử vừa phù hợp lứa tuổi vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em còn quá ít. Văn học cho thiếu nhi cũng bị thương mại hóa. Trên báo Tuổi trẻ ra ngày 5.4.2003, nhà văn Bùi Chí Vinh nhận xét: “sách truyện cho thiếu nhi hiện nay” “thừa thương mại, thừa tiền, thừa dịch vụ. Nhưng thiếu những vấn đề nhân bản, vấn đề lương thiện của con người, của một dân tộc”. Truyện tranh dành cho lứa tuổi này trên thị trường tràn lan tính bạo lực, sex (tình dục)…

Trong khi đó, do đặc thù văn hóa, Đô-rê-mon ít nhiều cởi mở trong vấn đề sex. Truyện có nhiều chi tiết Nô-bi-ba nhảy vào phòng tắm của Xu-ka lúc bạn đang tắm. Hay hình ảnh những chiếc váy của Xu-ka và các bạn gái thường bị… bay ngược lên! Yếu tố đó không xuất hiện trong Thần đồng đất

Việt. Sửu, Ngọ đều mặc áo yếm “Áo yếm hở lườn mới xinh” nhưng vẫn rất

kín đáo, gọn gàng.

Có thể khẳng định: đề tài của Thần đồng đất Việt đã đáp ứng đúng và trúng chỗ thiếu của đề tài truyện tranh cho thiếu nhi hiện nay. Nếu thành công (và sự thực đã thành công) truyện góp phần bồi đắp một lượng kiến thức văn hóa – lịch sử nước nhà rất lớn cho người đọc.

Trên phương diện đề tài, cần đề cập đến một vấn đề khác, coi đó như một gợi ý cho các tác giả truyện tranh.

Trong Đô-rê-mon, tác giả đã thể hiện rất thành công sự đan xen hài hòa giữa yếu tố văn hóa truyền thống và lối sống hiện đại. Trong truyện, vào dịp

nghỉ lễ, người người vẫn rủ nhau đi xem hoa anh đào nở. Nhiều nhân vật vẫn đi guốc mộc. Ngày hội con trai nhà nhà vẫn treo đèn cá chép… Trên thực tế, đời sống hiện đại, nhiều người coi những gì xa xưa là rườm rà, cổ hủ,… Như ở ta, lứa tuổi học sinh có lẽ thích mặc váy xòe hơn áo dài; Tết đến muốn mua bánh chưng hơn tự tay làm bánh… Sự thể hiện văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại của Đô-rê-mon như những “chỉ dẫn văn hóa” để giúp đỡ,

động viên người đọc dung nạp những yếu tố xưa vào đời sống nay.

Đáng tiếc, Thần đồng đất Việt chưa làm được điều này do những hạn

chế của không gian, thời gian trong truyện. Bối cảnh quá khứ khiến phần truyện tranh không có điều kiện tích hợp văn hóa truyền thống với cuộc sống hiện đại. Phần Câu lạc bộ Trạng và Bạn chỉ đi sâu giới thiệu về giai thoại, các nét văn hóa…, chưa định hướng cho người đọc cách bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Có thể lấy ví dụ, tục đốt pháo hiện giờ đã bị cấm. Truyện giới thiệu về Tết xưa có “Đùng tiếng trúc đuổi cũ đi đã đáng…” [110.100], vậy hiện nay, cần nhìn nhận vấn đề đốt pháo như thế nào? Các món ăn như bánh chưng, xôi, oản… là những đặc sản trong Tết xưa. Nhưng Tết nay, những thức ấy đang dần vắng bóng, riêng oản chỉ còn trong vật phẩm cúng chùa… Vậy thực tế, có cần bảo tồn những giá trị ẩm thực ấy hay không? Nếu có thì bằng cách nào, lứa tuổi nhỏ có thể làm gì?... Giải quyết vấn đề này, giá trị tác phẩm sẽ được nâng tầm hơn nữa.

3.2.2.3. Nhân vật

Tí tuy là thần thánh hạ phàm nhưng cậu vẫn là người bình thường, không phải nhân vật toàn tài, toàn năng. Dù thông minh, tài trí bậc nhất trong truyện nhưng Tí cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại… Còn Đô-rê-mon, chú là nhân vật giả tưởng, sản phẩm của khoa học viễn tưởng. Chú mèo ú giống như ông tiên, luôn luôn mang đến cái mà Nô-bi-ta cần, chưa bao giờ Đô-rê-mon “bó tay” trước đòi hỏi của anh bạn lười biếng.

Không chỉ vậy, nếu Tí chủ động, tích cực trong cuộc sống, luôn có ý thức dấn thân để giúp đỡ mọi người và khẳng định bản thân thì cậu chàng Nô- bi-ta vô cùng lười biếng, thụ động. Cậu lười học nhưng luôn mơ mộng, giỏi mè nheo. Chú giống hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Việt Nam, gặp chuyện chỉ biết khóc hu hu chờ ông tiên Đô-rê-mon hiện lên hỏi: “Vì sao con khóc?”. Đây là hạn chế lớn trong Đô-rê-mon, tác động tiêu cực đến trẻ em,

khiến các em hình thành tâm lí ỷ lại, mơ mộng, chờ một “ông Tiên” Đô-rê- mon như Nô-bi-ta; gặp vấn đề nảy sinh thì ước về những bảo bối, không chủ động giải quyết…

3.2.2.4. Kết cấu

Thần đồng đất Việt chỉ có một dạng kết cấu là liên hoàn theo tập. Đô- rê-mon ngoài 24 tập truyện dài có dạng kết cấu này còn có 45 tập truyện ngắn

với kết cấu liên hoàn tiểu truyện.

Kết cấu liên hoàn tiểu truyện còn gọi là dạng sitcom (situation comedy – hài kịch tình huống). Mỗi tập truyện có khoảng 20 truyện nhỏ, mỗi truyện là một tình huống ngắn liên quan đến một vài bảo bối của chú mèo đến từ tương lai. Chẳng hạn, tập 3 có 17 câu chuyện: Lịch đổi ngày là câu chuyện liên quan đến chiếc lịch đeo tay có thể đổi ngày tháng năm, Đổi mẹ cho nhau lại được tạo nên bởi những hòm thư giúp Nô-bi-ta và bạn bè có thể đổi bố mẹ cho nhau,…

Kết cấu dạng truyện ngắn của Đô-rê-mon có nhiều lợi thế. Trước hết, sự ngắn gọn của từng truyện phù hợp khả năng tiếp nhận của đối tượng độc giả. Hơn nữa, người đọc học tập, làm việc với cường độ gấp gáp vẫn có thể đọc nhanh, giải trí nhanh, thậm chí dừng lại để làm việc khác sau đó quay lại đọc tiếp mà không bị gián đoạn.

Truyện dài lại đáp ứng một nhu cầu khác của người đọc. Đó là niềm ham thích phiêu lưu, mạo hiểm. Ở đó, các em được trải nghiệm nhiều cảm giác mới mẻ, thích thú của những thế giới viễn tưởng kì diệu. Đó cũng là nơi

các bảo bối của Đô-rê-mon phát huy sức mạnh một cách tổng hợp. Đặc biệt, trong truyện dài, anh chàng hậu đậu Nô-bi-ta luôn trở thành người hùng. Truyện kết thúc có hậu giống như những câu chuyện cổ tích mà hằng đêm các em vẫn thường mơ ước. Với người đọc lớn tuổi hơn, đó lại trở thành những nụ cười ngộ nghĩnh, thú vị.

Tí không xuất hiện dưới dạng sitcom bởi bản thân đề tài đã là những

mảnh ghép văn hóa cũ kĩ. Do đó, sự ngắn gọn sẽ đồng nghĩa với rời rạc.

Ở trên, ta tán đồng dạng sitcom của Đô-rê-mon, vậy chăng, kết cấu của

Thần đồng đất Việt gây bất lợi?

Tuy là dạng truyện dài nhưng Thần đồng đất Việt không tham kiến thức, không nặng giáo huấn. Mỗi tập truyện thường chỉ giới thiệu về một hai giai thoại, một sự kiện lịch sử hay một nét văn hóa dân gian… Số lượng tranh trong một trang không nhiều như Đô-rê-mon, số tình tiết cũng ít hơn. Hơn nữa, yếu tố hài hước được sử dụng tối đa để người đọc luôn luôn tiếp nhận sự việc một cách thoải mái.

Như vậy, Thần đồng đất Việt đã lựa chọn được kiểu kết cấu phù hợp

với nội dung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)