Ngôn từ trong truyện tranh

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 56)

- Truyện tranh dành cho độ tuổi trưởng thành

b. Ngôn từ trong truyện tranh

* Trong truyện tranh, yếu tố ngôn ngữ mang một số đặc điểm nổi bật: - Thứ nhất, sự chiếm lĩnh ưu thế tuyệt đối của ngôn ngữ đối thoại – lời nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại giúp truyện tranh đi sâu phản ánh nội tâm nhân vật vì “trong chức năng thể hiện nội tâm, lời trực tiếp thể hiện qua các mẫu lời nói của một quá trình nội tâm” [333.11].

Mặt khác, việc tạo điều kiện cho các nhân vật tự bộc lộ mình cũng là đặc điểm của văn học hiện đại.

- Thứ hai, ngôn ngữ trần thuật – lời tác giả - chủ yếu được thể hiện qua các đường nét. Chính loại ngôn từ đặc biệt chỉ có trong truyện tranh này đã phản ánh đầy đủ, chi tiết các sự vật, hiện tượng; các nhân vật với chân dung, hành động… cùng trình tự diễn biến cốt truyện. Lời tác giả thể hiện bằng

ngôn từ thuần khiết chỉ được sử dụng trong một số ít trường hợp (trung bình mỗi tập truyện từ 3 – 7 lời, tùy thuộc đề tài) để giới thiệu bối cảnh hoặc chuyển cảnh. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa truyện tranh và truyện chữ.

Như vậy, ngôn ngữ trần thuật (bao gồm kể, tả, triết lí bàn luận, trữ tình ngoại đề) là ngôn ngữ hạn chế nhất trong truyện tranh. Nó tỉ lệ nghịch với sự chi tiết của các hình vẽ. Từ đó, một lần nữa nhấn mạnh: yếu tố hình vẽ trong truyện tranh cũng là một dạng kí hiệu ngôn ngữ đặc biệt.

- Thứ ba, lời nửa trực tiếp không xuất hiện. Truyện được tổ chức trên hoạt động đối thoại của các nhân vật trong những tình huống cụ thể nên không xuất hiện lời nửa trực tiếp.

* Để thể hiện mục đích, tư tưởng, văn học cần sử dụng ngôn ngữ bằng những hình thức ngữ pháp, những phương thức cấu tạo từ vựng sao cho phù hợp với phong cách thể loại nhất. Trong truyện tranh, có thể thấy sự xuất hiện của những yếu tố này như sau:

- Thứ nhất, câu đơn được sử dụng phổ biến.

Đặc điểm này xuất phát từ những giới hạn về khung tranh trong mỗi tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật của truyện tranh luôn nghiêng về tính đối thoại khẩu ngữ nên việc sử dụng câu đơn để chuyển tải nội dung là một phương án tối ưu trong thể hiện. Ngoài ra, cũng cần tính đến sự tồn tại của yếu tố hình vẽ đã giúp các tác giả không phải sử dụng đến nhiều lời. Đối tượng tiếp nhận của truyện tranh cũng tỏ ra không sẵn sàng để có thể nắm bắt những câu có cấu tạo phức tạp nhiều tầng bậc.

- Thứ hai, hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ.

Truyện tranh chủ yếu thiên về thể hiện hành động nhân vật, chú trọng ngôn ngữ đối thoại gắn với môi trường xã hội. Do vậy, việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ sẽ đi xa với đặc điểm thể loại. Ở truyện tranh, các phép tu từ

chính yếu như ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá… đã được chuyển giao cho hệ thống kí hiệu đặc biệt – các hình vẽ.

- Thứ ba, nghĩa của từ vựng thường dùng theo tầng nghĩa tường minh. Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng chính của truyện tranh. Hơn nữa, thời gian đọc truyện gấp gáp, không cho phép truyện mang nhiều hàm ý sâu xa, phức tạp.

- Thứ tư, từ tượng thanh và từ cảm thán xuất hiện với mật độ dày đặc. Truyện tranh là thể loại có sở trường thể hiện các đề tài thiên về chuyển động. Nhân vật truyện tranh cũng là nhân vật thiên về hành động. Nằm trong một quỹ đạo như thế, từ tượng thanh và từ cảm thán được sử dụng nhằm tạo nên những ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ, hấp dẫn người đọc.

- Thứ năm, đa phần dùng dấu chấm hỏi, chấm than và ba chấm; các loại dấu câu khác ít được sử dụng.

Do truyện tranh có tính đối thoại liên tục, xoay quanh các tình huống kịch tính, nhịp độ gấp gáp. Bởi vậy, các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy ít được sử dụng. Ngược lại, dấu ba chấm rất phổ biến để nối các lời trong “bong bóng chữ” tạo thành các phát ngôn liền mạch; dấu chấm hỏi, chấm than được sử dụng để tạo nên ấn tượng về cảm xúc của nhân vật.

- Thứ sáu, sử dụng nhiều câu tỉnh lược, câu đặc biệt.

Đặc điểm này liên quan đến tính khẩu ngữ trong truyện tranh và yêu cầu tiết kiệm từ ngữ để chuyển tải nội dung nhiều nhất trong khuôn khổ số trang ít nhất (liên quan đến giá thành sản phẩm). Ngoài ra, câu đặc biệt còn được sử dụng dày đặc nhằm nhấn mạnh cảm xúc nhân vật.

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng, truyện tranh có thế mạnh về tổ chức cốt truyện, kết cấu, xây dựng hình tượng cụ thể mà không có ưu thế về sử dụng ngôn ngữ văn chương. Tuy vậy, cũng cần nhấn mạnh: “có hai bình

diện tổ chức lời văn: tổ chức lời văn như là lời văn nghệ thuật nói chung và tổ chức lời văn phù hợp với một phong cách, phương pháp sáng tác, đặc điểm thể loại nhất định” [326.11].

2.2.2.2. Ngôn từ trong Thần đồng đất Việt a. Ngôn ngữ tác giả a. Ngôn ngữ tác giả

Theo thống kê, trong 111 tập truyện xuất hiện 35 lời dẫn truyện của tác giả (trung bình 0,3 lời tác giả/tập truyện). Đó là các câu nằm ở đầu truyện để giới thiệu bối cảnh: “Làng Phan Thị sau cơn lũ, mọi người đều buồn rầu vì trôi hết đồ đạc” (tập 7), “Bắc Kinh, Trung Quốc…” (tập 65), “Dinh quan huyện, một ngày đẹp trời” (tập 9)… Hoặc nằm ở giữa truyện để giới thiệu khi thay đổi về thời gian, không gian, chẳng hạn: tập 4, trang 35 có lời dẫn “Ít lâu sau” để kể tiếp các sự việc xảy ra “ít lâu sau” khi thánh chỉ đá được dựng ở làng; tập 65, trang 18 có lời dẫn “Đại Việt…” để chuyển cảnh từ không gian Bắc quốc sang không gian Đại Việt…

Như vậy, tuyệt đại đa số đều là ngôn ngữ của các nhân vật. Khảo sát trên hoàn toàn phù hợp với đặc điểm chung của ngôn ngữ tác giả trong truyện tranh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bộ truyện tranh thần đồng đất việt (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)