Giết mổ gia súc, gia cầm tại các lò mổ tập trung là cách tốt nhất để thực hiện có hiệu quả việc kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, bảo đảm an toàn vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm,
Trang 1MỤC LỤC
Chương I 3
GIỚI THIỆU CHUNG 3
1.1 Các cơ sở pháp lý 3
1.2 Thông tin dự án 3
1.3 Vị trí và giới hạn ô đất dự kiến xây dựng 4
1.4 Điều kiện tự nhiên 4
1.5 Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 5
1.6 Đánh giá hiện trạng khu đất xây dựng dự kiến 6
Chương II 6
MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6
2.1 Thực trạng chăn nuôi gia súc và gia cầm tại địa phương 6
2.2 Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm của địa phương 6
2.3 Hiện trạng khu giết mổ của Ông Nguyễn Văn Cần 7
2.4 Đánh giá thực trạng khu giết mổ địa phương và ông Nguyễn Văn Cần 8
2.5 Các yếu tố khả thi của dự án 9
2.6 Mục đích và sự cần thiết xây dựng lò mổ 12
Chương III 13
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 13
3.1 Giải pháp thiết kế chung 13
3.2 Giải pháp kiến trúc 15
3.2.1 Giải pháp tổng mặt bằng 15
3.2.2 Giải pháp mặt bằng 16
3.2.3 Giải pháp sử dụng vật liệu 17
3.3 Giải pháp kết cấu 17
3.3.1 Cơ sở tính toán 17
3.3.2 Giải pháp kết cấu 18
Trang 23.3.4 Các bước tính toán 20
3.3.5 Thiết kế các cấu kiện phần thân công trình 21
3.4 Giải pháp hạ tầng kỹ thuật 24
3.4.1 Giải pháp cấp điện 24
3.4.1.1 Nguồn điện 24
3.4.1.2 Cấp điện 25
3.4.2 Giải pháp cấp nước 26
3.4.2.1 Nguồn nước 26
3.4.2.2 Nhu cầu dùng nước 26
3.4.2.3 Giải pháp cấp nước 27
3.4.3 Tổng quan về nước thải giết mổ gia súc 28
3.4.3.1 Thành phần chất thải giết mổ gia súc 28
3.4.3.2 Tính chất chung của nước thải giết mổ gia súc 29
3.4.3.3 Nhận xét chung về nước thải lò giết mổ 31
3.4.4 Đề suất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 31
3.4.4.1 Khái quát chung 31
3.4.4.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 31
3.4.5 Tính toán thiết kế dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 35
3.4.5.1 Tính toán thiết kế phương án 1 35
3.4.5.2 Tính toán thiết kế phương án 2 40
3.4.6 Lựa chọn dây chuyền cong nghệ xử lý 41
3.4.7 Thoát nước mưa và vệ sinh môi trường 41
3.4.7.1 Thoát nước mưa 41
3.4.7.2 Vệ sinh môi trường 42
3.4.8 Giải pháp phòng cháy chữa cháy 43
Chương IV 43
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – VẬN HÀNH SAU ĐẦU TƯ 43
4.1 Tổng mức đầu tự dự kiến 43
4.2 Nguồn vốn đầu tư 44
4.3 Quản lý vận hành sau đầu tư 44
4.4 Kiến nghị 44
Trang 3Chương I GIỚI THIỆU CHUNG
- Căn cứ thông tư 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn quy định vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;
- Công văn số 842/DANN-Lifsap ngày 04 tháng 05 năm 2012 của Ban quản lý các dự án nông nghiệp về việc hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và trang thiết bị cho cơ sở giết mổ lợn quy mô vừa và nhỏ;
- Công văn số 1703/ DA-Lifsap ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Ban quản lý các
dự án nông nghiệp về việc đề xuất nâng cấp cơ sở giết mổ - Dự án Lifsap Hải Phòng;
- Công văn số 22/DA-Lifsap ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Ban quản lý các dự
án nông nghiệp về trình tự các bước thực hiện nâng cấp/xây mới cơ sở giết mổ;`
- Căn cứ thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết
- Thôn Phú Cường, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng
+ Quy mô giết mổ:
- Công trình có quy mô giết mổ gia súc 50 con/ngày, được chia làm 3ca :
ca 1 : từ 4 giờ đến 8giờ; ca 2: từ 9 giờ đến 13 giờ ; ca 3 : từ 14 giờ đến 18 giờ
+ Quy cách giết mổ:
- Giết mổ thủ công, kết hợp với các thiết bị nâng, trượt đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Kết hợp mổ treo và mổ trên bàn
+ Diện tích ô đất:
- Ô đất xây dựng công trình có tổng diện tích đất là: 1061m 2
+ Các khu chức năng trong công trình:
- Khu nhà giết mổ chính;
- Khu vực nuôi nhốt;
- Khu vực bể Biogas và hệ thống thu gom và xử lý nước thải;
- Khu vực xử lý gia súc chết, hố khử trùng, nồi hơi, thu gom rác…
Trang 4+ Tổng mức đầu tư dự kiến: 2,583,550,000đ “Hai tỷ năm trăm tám mươi ba
triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng”
+ Nguồn vốn đầu tư dự kiến:
- Dự án xây dựng hai dây chuyền giết mổ : gia súc và gia cầm
Với dây chuyền giết mổ gia cầm : chủ đầu tư dự kiến đầu tư 100% vốn
Dây chuyền giết mổ gia súc :
- Nguồn vốn đầu tư được huy động từ nguồn vốn tài chợ của WB thuộc dự án
LIFSAP là 30.000 USD (Ba mươi nghìn đô la Mỹ), vốn hỗ trợ một phần tư ngân
sách TP Hải Phòng cho công tác chuẩn bị đầu tư và vốn đối ứng của chủ cơ sở giết
mổ cho phần còn lại của tổng mức đầu tư
1.3 Vị trí và giới hạn ô đất dự kiến xây dựng
Dự án nghiên cứu thuộc thôn Phú Cường, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP hải Phòng thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Cần
Khu đất dự kiến xây dựng hiện tại đã có cơ sở giết mổ cũ đang hoạt động với hệ thống cấp thoát nước xung quanh của khu vực tương đối đầy đủ rất thuận tiện cho việc tiêu thoát nước cho công trình Vị trí khu đất nằm cách đường 356 khoảng 80 m, cách trung tâm Cát Bà khoảng 5 km về phía Tây Bắc
1.4 Điều kiện tự nhiên
Địa hình;
Địa hình Cát Hải có đặc trưng núi non hiểm trở, độ cao <500m, độ cao từ 200m chiếm tỉ lệ cao, xu hướng của địa hình là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần ở phía Đông Nam
50-Khu vực dự kiến xây dựng lò mổ là khu vực đất trống, địa hình không bằng phẳng, gần hệ thống cấp thoát nước của khu vực Vị trí này thuận lợi cho việc xử lý nước thải và đảm bảo các điều kiện cách ly về tiếng ồn, mùi tới môi trường chung quanh
Khí hậu - Thủy văn;
Khu vực thực nghiên cứu nằm trên địa phận huyện Cát Hải thuộc quần đảo Cát Bà nên khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu quần đảo Cát Bà với tính chất nhiệt đới gió mùa; ảnh hưởng của gió Tây Nam về mùa Hạ và gió Đông Bắc về mùa đông.Trên đảo Cát Bà không có trạm khí tượng nên số liệu có được từ việc phân tích số liệu của hai trạm khí tượng gần nhất là trạm Hòn Dấu và Phủ Liễu Cụ thể là:
Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa Mùa mưa chủ yếu
là tháng 7, 8
Nhiệt độ trung bình năm : 24°C, dao động theo mùa Về mùa hè có thể lên trên 30°C, về mùa đông trung bình 16-20°C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10°C
Trang 5Độ ẩm trung bình: 85%
Dao động của thủy triều: 3,3-3,9 mét
Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô)
Hướng gió thịnh hành trên đảo là Đông-Đông Bắc và Đông-Đông Nam Ngoài hai hướng gió chính, Cát Hải còn xuất hiện một số trận gió khô nóng hướng Tây Nam,
từ tháng 6 đến tháng 8 Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10, bình quân 2,5 trận/năm
Thủy văn : Hệ thống suối ngầm phong phú Ngoài ra còn có hệ thống nước ao hồ trên núi rất đặc sắc
1.5 Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Về hệ thống giao thông;
Hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy phân bố hợp lý thuận lợi giao lưu với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông:
Đi tàu thủy từ Bến BínhHải Phòng hoặc từ Vịnh Hạ Long;
Đi tàu Cao Tốc từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà; Đi tàu Cánh Ngầm từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà
Đi đường bộ từ Hải Phòng, qua phà biển Đình Vũ nối Hải Phòng với đảo Cát Hải, và phà Bến Gót nối đảo Cát Hải với đảo Cát Bà
Đi phà biển từ bến phà Tuần Châu (Hạ Long - Quảng Ninh) đến bến phà Gia Luận ở phía tây của đảo Cát Bà Thời gian phà đi trên biển khoảng 80 phút Khoảng cách từ bến phà Gia Luận đến bãi tắm Cát Cò 1 khoảng 18 km
Hệ thống giao thông từ đường 356 tới vị trí dự kiến xây mới rất thuận lợi với mặt đường bê tông rông trên 5m đảm bảo ô tô vận chuyển lợn vào khu vực giết mổ và vận
chuyển sản phẩm sau giết mổ
Hệ thống cấp điện;
Hệ thống cung cấp điện ổn định với mạng lưới điện hoàn chỉnh chủ yếu 35/10KV, Từ mạng lưới 35/10KV phân với tới các nhu cầu tiêu thụ điện thông qua mạng 10KV/380V và 35KV/380V đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
Khu vực dự kiến xây dựng công trình nằm gần cột hạ thế 380/220v đảm bảo thuận lợi nguồn cấp điện cho công trình
Hệ thống thông tin liên lạc;
Các trạm bưu chính đã được bố trí tới từng các tuyến xã đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân Mạng lưới thông tin liên lạc cố định, đường truyền internet và sóng di động đã phủ trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới
Hệ thống cấp nước;
Trang 6Khu vực dự kiến xây dựng lò giết mổ đã có nước máy rất thuận tiện cho việc sử dụng nguồn nước cho công việc giết mổ
Hệ thống thoát nước;
Hệ thống thoát nước khu vực hiện trạng đã được đầu tư và xây dựng hoàn chỉnh
Hệ thống thoát nước được sử dụng rãnh thu nước tập trung thu gom toàn bộ nước thải chảy xuống khu vực xử lý nước thải rồi được chảy ra hồ điều hòa
Với hệ thống thoát nước trên rất thuận lợi khi đấu nối hệ thống thoát nước từ cơ
sở giết mổ với hệ thống thoát nước khu vực
1.6 Đánh giá hiện trạng khu đất xây dựng dự kiến
Khu đất dự kiến xây dựng lò giết mổ mới rất thuận tiện về giao thông đảm bảo vận chuyển lợn trước khi giết mổ và tiêu thụ sau khi giết mổ
Kết nối hạ tầng kỹ thuật (điện nước) thuận lợi
Diện tích ô đất đảm bảo xây dựng công trình giết mổ theo đúng các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành
Chương II MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
2.1 Thực trạng chăn nuôi gia súc và gia cầm tại địa phương
Trên toàn địa bàn huyện Cát Hải hiện tại việc chăn nuôi gia súc và gia cầm chủ yếu là hình thức các hộ nhỏ lẻ và đang dần được chuyển đổi theo mô hình chăn nuôi trang trại Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã được tuyên truyền, vận động tham gia vào vùng quy hoạch và tham gia vào vùng GAHP Một số địa bàn tại Thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt mô hình chăn nuôi vùng GAHP và tới nay đã đạt được thành công nhất định
2.2 Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm của địa phương
Nhu cầu tiêu thụ gia súc trên địa bàn huyện Cát Hải theo thống kê hàng năm vào khoảng 1 nghìn tấn, chưa tính nguồn thực phẩm từ gia cầm Với nhu cầu tiêu thụ lượng thực phẩm gia súc rất lớn và được cung cấp bởi các lái thương giết mổ nhỏ lẻ và trải dài khắp các xã, thị trấn trong huyện Tình trạng giết mổ vẫn mang tính tự phát và chưa được quản lý, thực phẩm cung cấp cho thị trường gần như chưa được kiểm dịch theo đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm và rất khó kiểm soát Mặt khác quá trình giết mổ tự phát ở khắp nơi trong địa bàn huyện là một trong những nguyên nhân gây tác động xấu tới môi trường do quá trình giết mổ và xả thải gây nên
Trang 7Hình thức giết mổ chủ yếu là giết mổ tại chỗ của những hộ chăn nuôi, từ đó gia súc được phân phát tới các chợ trên địa bàn và cung cấp tới người dân tiêu thụ Hoặc
có một vài cơ sở giết mổ nhưng vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về an toàn thực phẩm theo quy định
Thành Phố Hải Phòng có tới vài trăm chợ truyền thống, chưa kể hàng trăm chợ tạm, chợ cóc tự phát mọc lên ở khắp các thôn, xóm Chính vì vậy, việc kiểm soát vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó khăn Việc giết mổ hoàn toàn mang tính thủ công, phân và rác thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, để lại mùi xú uế rất
khó chịu và gây ô nhiễm nặng nguồn nước, môi trường sống của người dân
Biết rõ thực trạng này, thành phố Hải Phòng đã tính đến bài toán vùng chăn nuôi,
lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và chợ thực phẩm tươi sống đảm bảo các điều
kiện về an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường
Giết mổ gia súc, gia cầm tại các lò mổ tập trung là cách tốt nhất để thực hiện có hiệu quả việc kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, bảo đảm an toàn vệ sinh thú y,
vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hạn chế lây lan mầm bệnh, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường
Tình trạng giết mổ mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát và gần như không được kiểm soát trên địa bàn quận là bài toán rất đau đầu của cơ quan quản lý Để hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh huyện Cát Hải được lãnh đạo thành Phố quan tâm và cho nghiên cứu xây dựng cải tạo và nâng cấp các lò mổ gia xúc tập trung hiện có nhưng mang tính tự phát và chưa đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường Hướng tới quy hoạch hoàn chỉnh thành vùng chăn nuôi, giết mổ và chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm đã được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng
2.3 Hiện trạng khu giết mổ của Ông Nguyễn Văn Cần
Hiện trạng cơ sở giết mổ lợn của ông Nguyễn Văn Cần là lán tạm Hình thức giết
mổ chủ yếu là giết mổ tại chỗ, thủ công Công suất giết mổ 15 con/ngày Các tiêu chí
và quy trình nuôi nhốt, giết mổ, xử lý và thu gom nước thải hoàn toàn tự phát chưa tuân theo quy trình giết mổ và an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Nguồn lợn thịt;
Nguồn thịt hiện tại chủ yếu được bắt từ một số hộ nuôi ở Cát Hải và một số cơ
sở chăn nuôi khác của Hải Phòng (không thuộc vùng GAHP), thường không ổn định
về số lượng và thông thường rất khó kiểm soát được chất lượng lợn trước khi giết mổ (chủ yếu bằng kinh nghiệm chủ cơ sở khi bắt lợn)
+ Tiêu thu thịt sau giết mổ;
Hiện tại cơ sở giết mổ ông Nguyễn Văn Cần với quy mô nhỏ lẻ đang cung cấp cho chợ Cát Bà, một số xã lân cận và một số tiểu thương bán
Trang 8Sản phẩm sau giết mổ được vận chuyển tới các nới tiêu thụ cũng không có thiết
bị che chắn trong quá trình vận chuyển nên khả năng nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển là hoàn toàn có thể xảy ra
+ Quy trình giết mổ hiện tại;
Hiện tại quy trình giết mổ của chủ cơ sở hoàn toàn theo kinh nghiệm và gần như chưa đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu chí tiếng ồn, môi trường, kiểm soát nguồn vào và ra sau giết mổ
Lợn sau khi chọc tiết, nhúng nước nóng công đoạn cạo lông chủ yếu được thực hiện ngay dưới sàn, việc thu gom và tách chất thải không được thực hiện, toàn bộ chất thải (lông, mỡ thừa, nước phân, tiết) được thu gom và cho vào hết một bể chứa trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung
Với quy trình giết mổ hiện tại sẽ rất khó kiểm soát được thịt sau giết mổ, rất dễ
bị nhiễm bẩn từ quá trình làm lông và mổ banh
2.4 Đánh giá thực trạng khu giết mổ địa phương và ông Nguyễn Văn Cần
Thực trạng giết mổ trên địa bàn Huyện Cát Hải – TP Hải Phòng chủ yếu mang tính tự phát với quy mô nhỏ lẻ
Nguồn cung cấp trước giết mổ không tập trung và tại nhiều nơi khác nhau rất khó kiểm soát đầu vào
5
4
6 7
Trang 9Chưa đáp ứng và đảm bảo các tiêu chí về an toàn giết mổ và vệ sinh môi trường đặc biệt là an toàn thực phẩm
Không thuộc chuỗi quản lý từ khâu chăn nuôi tới giết mổ, nơi tiêu thụ và người tiêu dùng
Hiện trạng khu giết mổ của cơ sở Nguyễn Văn Cần nói riêng chủ yếu là giết mổ theo kinh nghiệm, cơ sở chưa được đầu tư các trang thiết bị giết mổ theo tiêu chuẩn giết mổ và an toàn thực phẩm cũng như được tập huấn về các kiến thức giết mổ phải đảm bảo từ công đoạn nhập lợn cho đến khi xuất sản phẩm sau giết mố tới các chợ đầu mối và người tiêu thụ
Diện tích khu diện mổ hiện tại không đảm bảo thực hiện các quá trình giết mổ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Giải pháp thu gom chất thải, nước thải hoàn toàn tự phát và chưa tuân thủ nguyên tắc thu gom và xử lý nước thải sau giết mổ
Quá trình kiểm dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn do nguồn cung cấp không ổn định, diện tích cho khu vực kiểm dịch không đảm bảo…
2.5 Các yếu tố khả thi của dự án
+ Nguồn cung cấp đầu vào
Với định hướng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm tới năm 2015 của Cát Hải
thì sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên huyện Cát Hải chưa thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia súc, gia cầm của người dân địa phương và các vùng lân cận
Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, tích cực vận động
để bà con hiểu được tầm quan trọng của lò mổ tập trung đồng thời cùng tham gia và cam kết với chính quyền địa phương không tự ý giết mổ gia súc, gia cầm tại gia mà đăng ký giết mổ tập trung tại lò mổ sẽ đảm bảo công suất hoạt động của lò mổ
Dự án xây dựng lò mổ với tính chất hỗ trợ phát triển, hướng tới kiểm soát chất lượng sản phẩm sau giết mổ đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng, dự án sẽ được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí và nhiều ưu đãi khác để triển khai thực hiện nên tính cạnh tranh với các lò mổ tự phát hoặc tự mổ của người dân là rất khả thi Kết hợp sự can thiệp mạnh mẽ từ chính quyền địa phương các hiện tượng giết mổ nhỏ lẻ, phân tán dần sẽ không tồn tại, thay vào đó là các hoạt động giết
mổ trên địa bàn sẽ được tập trung
Nguồn cung cấp lợn cho cơ sở giết mổ dự kiến trong thời gian ban đầu hoạt động
sẽ tiếp tục nhập từ một số hộ nuôi ở Cát Hải và một số cơ sở chăn nuôi khác của Hải Phòng (không thuộc vùng GAHP), giai đoạn sau sẽ được nhập từ vùng GAHP huyện Kiến Thụy – TP Hải Phòng Vùng GAHP Kiến Thụy là một trong 4 vùng GAHP thuộc
Dự án LIFSAP Hiện nay, Vùng GAHP huyện Kiến Thụy có tổng số đầu lợn khoảng
Trang 10100.000 con, được tập trung chủ yếu tại các xã GAHP: Tú Sơn (15.000 con), Tân Phòng (13.000 con), Đoàn Xá (12.000 con) và các xã trọng điểm khác
Năm 2012 vùng GAHP Kiến Thụy được thành lập, triển khai trên địa bàn 03 xã với tổng 05 nhóm (100 hộ chăn nuôi): Tân Phong (gồm 2 nhóm GAHP với 40 hộ chăn nuôi lợn); xã Tú Sơn (01 nhóm GAHP với 20 hộ chăn nuôi Lợn); xã Đoàn Xá ( 02 nhóm GAHP với 40 hộ chăn nuôi Lợn)
Năm 2013, Dự án tiếp tục triển khai phát triển mở rộng thêm 5 nhóm GAHP với 100 hộ tham gia, nâng tổng số hộ tham gia GAHP trong vùng 200 hộ, chiếm trữ lượng lợn lớn, khoảng 5.000 đầu lợn, hàng năm cung cấp cho huyện đảo Cát Hải khoảng 5.000 tấn thịt lợn hơi
Với định hướng phát triển chăn nuôi theo vùng GAHP trong tương lai gần Hải Phòng sẽ dần cung cấp nguồn thực phẩm từ gia súc nói chung và gia cầm nói riêng ổn định đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường
+ Nguồn cung cấp đầu ra
Với ưu điểm vượt trội về kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp đầu vào và đầu ra sau giết mổ Thịt gia súc sau giết mổ được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất
dễ dàng được người dân ủng hộ
Quá trình vận hành lò mổ, kết hợp sự quan tâm và chỉ đạo của chính quyền địa phương đồng thời công tác quảng bá, tuyên truyền tới các hộ gia đình trong khu vực và vùng lân cận sẽ đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững cho lò mổ
Nếu hoạt động hết công suất ban đầu dự kiến với sản lượng đạt khoảng 3,5 tấn thịt/ngày và cao điểm khoảng 5,6 tấn thịt/ ngày sẽ đảm bảo cung cấp cho toàn bộ huyện đảo Cát Hải
Việc quản lý chặt chẽ việc giết mổ tự do sẽ buộc các đầu mối giết mổ phải đưa
về lò giết mổ tập trung sẽ kiểm soát được số lượng thịt cung cấp cho thị trường
Sản phẩm sau khi giết mổ cung cấp cho các cơ sở như : chợ thị trấn Cát Bà, cơ quan tổ chức trên địa bàn và một số tiểu thương Sau khi xây dựng hoàn chỉnh cơ sở sẽ
ưu tiên cung cấp cho các chợ đầu mối thuộc dự án Lifsap tài trợ
+ Các yếu tố về xã hội
- Về môi trường;
+ Nước thải và chất thải rắn
Việc xây dựng lò mổ áp dụng các biện pháp xử lý nước thải và chất thải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành đảm bảo hạn chế tối đa khả năng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động
Toàn bộ nước thải quy ước bẩn (phân lợn, nước tiểu gia xúc, nước thải từ việc rửa gia xúc sau khi mổ) được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi
Trang 11trường Nước thải quy ước sạch (nước mưa, rửa sinh hoạt) được thu gom và thoát trực tiếp ra rãnh thoát nước hiện có
Rác thải như lông, da gia xúc, mỡ và các loại chất thải nhiễm bẩn khác được thu gom tiến hành xử lý trước khi thải ra môi trường Một phần chất thải từ lông, tiết sẽ được bán cho các nhà máy chế biến phân bón và thức ăn gia súc
+ Tiếng ồn trong quá trình hoạt động lò mổ
Lò mổ dự kiến thiết kế sử dụng dây chuyền bán tự động kết hợp thủ công, trong
đó có sử dụng phương pháp gây ngất gia xúc trước khi lấy tiết, với giải pháp xây dựng khép kín gần như đã hạn chế được tiếng ồn phát ra trong quá trình hoạt động của lò
mổ
+ Kiến trúc cảnh quan
Việc thiết kế và bố trí hài hòa, hợp lý giữa các công trình, đường giao thông nội
bộ, dây chuyền giết mổ và cây xanh sẽ tạo điểm nhấn khi công trình đưa vào hoạt động
- Về phòng chống dịch bệnh;
Công tác kiểm dịch và vệ sinh an toàn trong lò mổ được áp dụng triệt để theo tiêu chuẩn TCVN 5452-1991 Công tác kiểm soát gia xúc đầu vào, kiểm soát đầu ra sẽ đảm bảo không lấy chéo trong khu vực lò mổ Việc xây dựng lò mổ tập trung kết hợp với tuyên truyền của lãnh đạo địa phương về việc khuyến khích người dân nên hướng tới chăn nuôi thành các khu vực tập trung
Vì vậy việc hình thành lò mổ tập trung là vấn đề cốt lõi để quản lý và giám sát được dịch bệnh phát triển, đồng thời tránh rủi ro cho người chăn nuôi và người sử dụng thịt gia súc, gia cầm
- Tác động đến ý thức người dân;
Việc hình thành và xây dựng lò mổ tập trung sẽ tạo tiền đề cho người dân tại Trân Châu nói riêng và các xã lân cận nói chung nâng cao được nhận thức về bảo vệ môi trường do việc giết mổ tự do gây nên Đồng thời người dân nhận thấy rõ quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo; được đảm bảo sử dụng các sản phẩm từ gia súc, gia cầm đã qua kiểm dịch và được giết mổ theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép Với giá cả cạnh tranh và không thay đổi nhiều hoặc thay đổi không đáng kể cũng góp phần thúc đẩy người dân ủng hộ và thay đổi thói quen tiêu dùng của mình
+ Cam kết của chính quyền địa phương
Việc xây dựng lò mổ và đưa vào hoạt động nhằm mục đích giải quyết được vấn
đề ô nhiễm môi trường, quản lý và hạn chế được vấn đề lây lan dịch bệnh tại Trân Châu và các các địa phương lân cận khác trên địa bàn của huyện Chính quyền địa phương – xã Trân Châu và chủ cơ sở cam kết sẽ thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới
Trang 12từng hộ dân, để các hộ dân thấy được quyền lợi và lợi ích khi lò mổ đưa đưa vào hoạt động
Mặt khác sẽ thực hiện các biện pháp khác nhằm khuyến khích người dân ủng hộ
và sử dụng các sản phẩm từ lò giết mổ tập trung;
- Chất lượng sản phẩm đã được kiểm soát và kiểm dịch
- Giá sản phẩm sau giết mổ hợp lý so với giết mổ thông thường
- Tầm quan trọng tới sức khỏe người tiêu dùng
Ngoài các công tác tuyên truyền vận động chính quyền địa phương sẽ có những chế tài xử lý nghiêm đối với những điểm giết mổ nhỏ lẻ vẫn tiếp tục tồn tại trên địa bàn quản lý khi lò mổ đã chính thức đưa vào hoạt động
2.6 Mục đích và sự cần thiết xây dựng lò mổ
Việc nghiên cứu xây dựng lò mổ tập trung nhằm giải quyết vấn đề giết mổ tràn lan không kiểm soát gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế các hộ chăn nuôi và sức khỏe của người dân Việc hình thành lò
mổ tập trung là một giải pháp hữu ích, là tiền đề cho công tác quản lý và quy hoạch chăn nuôi gia súc tập trung tại địa phương trong thời gian tiếp theo
Đảm bảo nhu cầu được sử dụng những sản phẩm giết mổ gia súc sạch của người tiêu dùng tại địa phương và những khu vực lân cận, việc đầu tư nâng cấp xây dựng lò giết mổ - cơ sở Nguyễn Văn Cần là điều hết sức cần thiết và cần được triển khai nhanh chóng
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế và nhận thức của chủ hộ giết mổ về tầm quan quan trọng trong việc xây dựng lò giết mổ tập trung đúng theo các yêu cầu kỹ thuật còn nhiều hạn chế Vì vậy cần được quan tâm và hỗ trợ của các cấp ngành, nhà tài trợ
để hình thành được cơ sở giết mổ tập trung tại cơ sở ông Nguyễn Văn Cần, Cát Hải, Hải Phòng
Trang 13Chương III GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.1 Giải pháp thiết kế chung
Lợn và gia cầm được thu gom tại các cơ sở chăn nuôi thuộc các vùng GAHP của
dự án LIFSAP đến lò mổ bằng ô tô; trước khi vào trong lò mổ sẽ đi qua hố khử trùng
để sát trùng các phương tiện chuyên chở nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh.Tại sảnh nhập hàng, lợn được thả chạy tự do theo hệ thống hành lang dốc đến khu chuồng nuôi nhốt Giải pháp thiết kế đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh thú ý, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hài hòa về công năng sử dụng
Sơ đồ công năng giết mổ lợn
Heo nghỉ: là nơi nuôi nhốt tạm thời trước khi tiến hành bước tiếp theo, khu vực
heo nghỉ chia thành 2 khu gia súc khỏe và gia súc mệt Gia súc khỏe được đưa vào giết
mổ, gia súc mệt được phân loại nhốt riêng theo dõi Nếu gia súc mệt có hiện tượng bị bệnh sẽ được cán bộ thú y theo dõi cách ly trong vòng 6 tiếng, sau đó đưa đi tiêu hủy
Gây ngất: Sử dụng thiết bị gây ngất cầm tay bằng điện
Cắt tiết: Cắt tiết được sử dụng theo phương pháp phổ thông, lợn sau gây ngất
được đặt trên bệ cao, phía dưới có chậu hứng tiết bằng inox và sử dụng thiết bị lấy tiết bằng đầu nhọn có ống dẫn tiết
Trụng nóng: Là công đoạn nhúng nước nóng sau khi lấy tiết, thiết bị dùng
nhúng nóng là bể xây bên trong có vạc bằng gang có lắp ống dẫn hơi nóng và đầu cấp lạnh kết hợp với nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ của nước
Làm lông: Là công đoạn làm sạch lông trên lợn với giải pháp vặt lông trên bàn
inox và bằng dao
Heo nghỉ Gây ngất Cắt tiết Trụng nóng
Làm lông Cạo sửa
Mổ lòng Rửa sạch
Pha lọc Kiểm dịch Xuất hàng
Trang 14Cạo sửa: Lợn sau khi làm lông được đưa ra khu vực cạo sửa lợn khu vực này
được treo trên ray treo
Mổ lòng: Lợn sau khi cạo sửa được đưa đến vị trí mổ lòng, tại đây lợn được treo
trên ray Toàn bộ nội tạng sau khi mổ được chuyển sang khu vực làm lòng
Rửa sạch: Lợn sau khi mổ lòng được rửa sạch trước khi chuyển qua công đoạn
pha lọc thịt
Pha lọc thịt: Lợn mổ sau khi được làm sạch được đẩy trên ray sang khu vực pha
lọc thịt, tại khu vực này thịt có thể được phân loại tùy theo yêu cầu của người nhận hàng Công tác pha lọc thịt được thực hiện trên bàn Inox
Kiểm dịch: Lợn trước khi xuất ra khỏi lò mổ phải được đại diện cơ quan thú y
kiểm soát lần cuối trước khi xuất hàng
Sơ đồ công năng giết mổ gia cầm
Nuôi nhốt gia cầm : là nơi nuôi nhốt tạm thời trước khi tiến hành bước tiếp theo
Gia cầm nhập về có giấy chứng nhận của thú y về nguồn gốc xuất xứ và tình trạng sức khỏe đủ điều kiện giết mổ
Gây ngất: Sử dụng thiết bị gây ngất cầm tay bằng điện
Cắt tiết: Cắt tiết được sử dụng theo phương pháp thủ công, gia cầm sau gây ngất
được đặt vào dụng cụ cắt tiết, phía dưới có máng hứng tiết bằng inox và sử dụng dao nhọn cắt tiết
Trụng nóng: Là công đoạn nhúng nước nóng sau khi lấy tiết, thiết bị dùng
nhúng nóng là bồn inox có lưới inox, bên trong lắp ống dẫn hơi nóng và đầu cấp lạnh kết hợp với nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ của nước
Làm lông: Là công đoạn làm sạch lông trên gia cầm với giải pháp vặt lông bằng
còn sót
Mổ + làm lòng Rửa sạch
Cắt chân Pha lọc Kiểm dịch Xuất hàng
Trang 15Làm lông còn sót: Gia cầm sau khi làm lông được đưa sang bồn nước lạnh để
làm sạch hết lông còn sót lại tại vị trí khó làm sạch
Mổ+ làm lòng: Gia cầm sau khi làm sạch lông được đưa đến vị trí mổ lòng, tại
đây công nhân mổ và làm lòng trên bàn inox và dùng dao để mổ
Rửa sạch: Gia cầm sau khi mổ lòng được rửa sạch trước khi chuyển qua công
đoạn cắt chân
Cắt chân : Công nhân dùng dao nhọn cắt rời chân gia cầm tùy theo nhu cầu của
người nhận hàng
Pha lọc thịt: Gia cầm sau khi mổ và làm sạch được đưa sang khu vực pha lọc
thịt, tại khu vực này thịt có thể được phân loại tùy theo yêu cầu của người nhận hàng Công tác pha lọc thịt được thực hiện trên bàn Inox
Kiểm dịch: Gia cầm trước khi xuất ra khỏi lò mổ phải được đại diện cơ quan thú
y kiểm soát lần cuối trước khi xuất hàng
Giải pháp thiết kế còn đảm bảo các yếu tố:
+ Đối với kiểm soát thú ý: Giải pháp thiết kế đã phân ra khu nuôi nhốt trước khi giết mổ nhằm kiểm soát được nguồn gốc gia súc, gia cầm; kiểm tra tình trạng gia súc, gia cầm khỏe hay yếu, nếu yếu tiếp tục theo dõi và nhốt riêng, khỏe đảm bảo thì tiến hành giết mổ
+ Đối với vệ sinh an toàn thực phẩm: Giải pháp thiết kế phân chia thành các khu chức năng độc lập bao gồm các khu; khu bẩn (khu bẩn bao gồm các quá trình từ nhập gia súc tới mổ lòng và rửa sạch) và khu sạch (Bao gồm các quá trình còn lại) Khi đã phân thành khu chức năng rõ ràng thì thực phẩm sau giết mổ không bị nhiễm bẩn từ các khu bẩn và được vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng tới các chợ đầu mối thuộc trương trình hỗ trợ nâng cấp các chợ thực phẩm tươi sống
+ Đối với vệ sinh môi trường: Toàn bộ chất thải (lông, mỡ, máu, phân ) và nước thải đều được thu gom và xử lý trước khi đưa ra khỏi công trình
3.2 Giải pháp kiến trúc
Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
- TCVN 4514-1988: Xí nghiệp công nghiệp – Tổng mặt bằng – Tiêu chuẩn thiết
kế
- TCVN 4604-1998: Xí nghiệp công nghiệp, Nhà sản xuất, tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 40-1987: Kết cấu xây dựng và nguyên tắc cơ bản tính toán
- TCXD 190 – 1996: Móng cọc tiết diện nhỏ - Tiêu chuẩn thiết kế
3.2.1 Giải pháp tổng mặt bằng
Tổng mặt bằng lò giết mổ được tổ chức mạch lạc: Các hạng mục chính bao gồm:
Trang 16- Nhà xưởng giết mổ với diện tích 378m2, nằm tại trung tâm ô đất với chiều cao 5,60m
- Khu nuôi nhốt nằm cạnh nhà xưởng về phía Đông ( ngăn cách với nhà xưởng bằng hành lang nhập hàng) với diện tích 104 m2 với chiều cao 4,50m
- Khu vực bể chứa nước thải nằm ngầm ở phía Đông Bắc khu đất
- Khu vực nồi hơi được bố trí tại phía Tây Nam khu đất, ngoài ra còn có, hố khử trùng, hố xử lý gia súc, gia cầm chết và một số hạng mục khác
Các hạng mục xây dựng của lò giết mổ bao gồm:
- Diện tích đường giao thông : 252 m2
- Diện tích cây xanh : 236.6 m2
3.2.2 Giải pháp mặt bằng
Cổng vào, sân vườn:
Công trình được bố trí 1 Cổng vào chính rộng 8.1m và 1 cổng phụ đi sang khu xử
lý sinh học
Do xung quanh khu lò giết mổ là đất đồi núi nên sử dụng hệ thống kè gia cố ngăn tình trạng đất sạt lờ.Hệ thống kè với kiểu kiến trúc thông dụng: xây tường kè với vật
liệu chủ yếu là đá và xi măng, cát vàng với kích thước tường dầy 220 cao 2,7m
Phía trong sân nhà xưởng bố trí trồng cỏ, đan xen các cây cảnh và cây bóng mát góp phần làm cho nhà xưởng xanh, sạch, hạn chế được lượng nhiệt độ mặt trời hướng Tây, gió mùa hướng Bắc và đảm bảo được điều kiện môi trường
Trang 17Nhà xưởng sản xuất – giết mổ
- Nhà xưởng giết mổ với diện tích 378 m2
Đây là nhà xưởng giết mổ phức hợp: Kết hợp nuôi nhốt, giết mổ, pha lọc, phòng làm việc kiểm dịch
Chiều cao nhà xưởng 5,60m đến mái Hệ thống móng BTCT, cột BTCT kết hợp cột thép, mái khung thép là kết cấu chính tạo được sự vững chắc và an toàn cũng như tạo nên sự khoẻ khoắn hiện đại đặc trưng của công trình công nghiệp Tường bao che được xây gạch 220cm Hệ thống cửa sổ là hệ cửa khung nhôm, kính trắng Nền nhà xưởng được đổ bê tông và lát gạch men tùy theo vị trí và chức năng
Đối với khu vực giết mổ nền nhà được lát gạch 400x400 chốn trơn trượt Khu vực phòng làm việc, sảnh xuất hàng, pha lọc thịt được lát gạch men đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng Khu vực nuôi nhốt nền được đổ bê tông đá 4x6 M200#
Khu nuôi nhốt
Khu nuôi nhốt nằm cạnh khu nhà xưởng giết mổ về phía Đông Bắc có diện tích
104 m2 Tường bao che được xây gạch 220.Nền chuồng được đổ bê tông
Khu vực hố khử trùng
Thiết kế hố sát trùng đảm bảo bánh xe sẽ được khủ trùng toàn bộ khi ra vào khu giết mổ Tại hố sát trùng bố trí vòi nước áp lực cao để rửa xe khi cần thiết và cống thoát nước Nước thải từ các hố khử trùng được thu gom theo hệ thống riêng và được
xử lý bằng nước vôi trong tại bể xử lý nước khử trùng
Khu vực xử lý gia súc bệnh, chết
Gia súc bị bệnh hoặc chết sẽ được xử lý bằng vôi bột và chôn tại khu vực chôn lấp theo bản vẽ QH-02 và QH-03 Kích thước hố chôn tùy thuộc vào lượng gia súc cần tiêu hủy, chiều sâu mỗi hố từ 1,5m đến 2,0m
3.2.3 Giải pháp sử dụng vật liệu
Do nguồn vốn đầu tư công trình có giới hạn nên vật liệu sử dụng phổ biến trong công trình là loại trung bình, chỉ chú trọng vào các thiết bị liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát nguồn gây ô nhiễm là chính Đặc biệt chú trong các khâu giết
mổ, pha lọc thịt và xử lý nước và rác thải
Đối với khu sạch sử dụng các thiết bị chống rỉ (inox) và chống bám bẩn
3.3 Giải pháp kết cấu
3.3.1 Cơ sở tính toán
Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật:
- TCXDVN 356 – 2005: Kết cấu bê tông cốt thép - tiêu chuẩn thiết kế
- TCXDVN 338 – 2005: Kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 2737 – 1995: Tải trọng và tác động
Trang 18- TCXD 229 – 1999: Chỉ đẫn tớnh toỏn thành phần động của tải trọng giú
- TCVN 375 – 2006: Thiết kế cụng trỡnh chịu tải động đất
- TCVN 4613-1988: Hệ thống tài liệu thiết kế xõy dung – kết cấu thộp, ký hiệu quy ước thể hiện trờn bản vẽ
- TCVN 5889-1995 : Bản vẽ cỏc kết cấu kim loại
- TCVn 5400-1991 : Đường hàn, cỏc yờu cầu kỹ thuật
- Giỏo trỡnh kết cấu thộp : Do GS Đoàn Định Kiến chủ biờn và nhúm tỏc giả Trường ĐHXD Hà Nội (Nhà XB KHKT Hà Nội – 1998)
ã Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kiến trỳc
ã Yờu cầu thiết kế cỏc bộ mụn kỹ thuật: điện, nước, điều hoà, thụng giú, phũng chỏy chữa chỏy
3.3.2 Giải phỏp kết cấu
a Giải pháp thiết kế kết cấu nền móng:
- Căn cứ khảo sát địa chất khu vực và vùng lân cận, tư vấn thiết kế đưa ra giải pháp móng như sau:
+ Đối công trình nhà xưởng: Công trình nhà khung cột bê tông cốt thép đỡ hệ vì kèo thép, cao 1 tầng, kết cấu móng ta dùng giải pháp móng nông, cụ thể là hệ móng đơn dưới cột kết hợp hệ giằng BTCT
+ Các công trình phụ trợ khác như nhà bảo vệ, trạm biến áp, nhà để xe, là những công trình có qui mô nhỏ, do đó ta dùng giải pháp móng gạch dưới tường chịu lực, xây gạch đặc, vữa XM mác 75#
b Giải pháp kết cấu thân nhà:
Căn cứ vào hồ sơ kiến trúc để lựa chọn phương án kết cấu cho công trình nhà
xưởng ta dùng nhà khung cột đỡ hệ vì kèo thép kết hợp xà gồ thép đỡ mái tôn
- Hệ kết cấu theo phương đứng bao gồm hệ cột chịu tải trọng đứng
- Hệ kết cấu phương ngang được cấu tạo bởi hệ mái tôn truyền tải trọng vào
hệ vì kèo xuống cột (đối với nhà xưởng) hoặc xuống thẳng tường chịu lực
c Lựa chọn vật liệu chính:
Vật liệu sử dụng chung cho kết cấu phần thân công trình được lựa chọn như sau (các giá trị cường độ của bêtông và cốt thép lấy theo TCXDVN 356-2005 và TCXDVN 338-2005):
Trang 19+ Cường độ chịu nén: Rb = 8.5 MPa
+ Mô đun đàn hồi Eb = 230 102 MPa
+ Hệ số biến dạng ngang của bê tông - hệ số poat-xông e = 0,2
+ Vật liệu dùng cho các cấu kiện phần thân nhà:
+ Vật liệu các kết cấu chịu lực chính bao gồm: tường xây gạch, cột, dầm,
sàn, khung thép:
- Bê tông : Dùng bê tông có cấp độ bền chịu nén: B15( M 200# )
+ Cường độ chịu nén: Rb = 8.5 MPa
+ Mô đun đàn hồi Eb = 230 102 MPa
+ Hệ số biến dạng ngang của bê tông - hệ số poat-xông e = 0,2
- Xem trong phụ lục tính toán
- Hệ số giảm tải của hoạt tải được tính theo mục 4.3.4 – TCVN 2737:1995 phụ thuộc vào diện tích chịu tải và số tầng sàn
Trang 20A
m
4 , 0 4
6 , 0 4
,
0
A A
A = +
y
Tải trọng gió (theo TCVN 2737-1995)
Tải trọng gió bao gồm 2 thành phần: thành phần tĩnh và thành phần động + Thành phần tĩnh:
W= W0 k c.g
- Với W0 = 125 kg/m2 ( Đầm Hà – Quảng Ninh thuộc khu vực III)
- Hệ số k lấy theo bảng 5, TCVN 2733 - 1995 với dạng địa hình B
- Hệ số khí động học c
- Hệ số tin cậy của tải trọng gió g = 1.2
- Giá trị tải gió xem trong bảng phụ lục
- Tải cấu tạo sàn - CTS
- Tải trọng tường ngăn - TUONG
ã Hoạt tải:
- Hoạt tải sử dụng – HT, khai báo phân bố đều trên các sàn ứng với giá trị hoạt tải
- Hoạt tải do tải trọng gió: gồm hai thành phần gió tĩnh và thành phần gió
động ứng với hai phương x và y – gx1, gx2 & gy1, gy2 ứng với từng phương và hướng gió
+ Các tổ hợp tải trọng:
ã Tổ hợp cơ bản 1
thcb1 = tt + ht
Trang 21trong đó: gx1- gió theo phương thuận chiều x
gx2- gió theo phương ngược chiều x gy1- gió theo phương thuận chiều y gy2- gió theo phương ngược chiều y
Khi tính toán thiết kế cho các cấu kiện cụ thể cần phải lựa chọn tổ hợp nội lực bất lợi nhất cho cấu kiện đó
3.3.5 Thiết kế cỏc cấu kiện phần thõn cụng trỡnh
- Kiểm tính thép cột bằng kết quả Sap 2000
+ Thông số đầu vào tính cốt thép cột chịu nén lệch tâm xiên:
+ Chiều cao thông thuỷ cột: lo (m)
+ Tiết diện cột: b x h (cm)
+ Diện tích tiết diện: Ac= b x h (cm2)
+ Chiều dầy lớp bảo vệ t, t’ (cm)
=
m
Trang 22mmin Ê m Ê mmax với mmin= 0.8 %, mmax= 6 %
- Cốt thép : f y : cường độ đặc trưng của cốt thép, lấy bằng giới hạn chảy
+ Le : chiều dài tính toán của cột, hai đầu có điều kiện liên kết dạng 2: Le= 1.5 lo (m)
Nếu tỉ số Le /(b, h) < 10 tính cột theo công thức của cột ngắn
Nếu tỉ số Le /(b, h) >= 10 tình cột theo công thức của cột dài
+ Nội lực: kết quả xuất từ chương trình etabs 9.5.0
n: lực dọc trong cột (t)
Mx = M 2 mômen gây uốn quanh trục x (t.m
My = M 3 mômen gây uốn quanh trục y (t.m)
- Trường hợp 1 :
'
My h
Mx >
Thì mômen tính đổi tương đương :
'b
'h.M.M
'M
My'
h
Mx <
Thì mô men tính đổi tương đương :
'h
'b.M.M
'M
N.7
1
-=b
Nhóm cốt