1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tâm lý học sinh để nâng cao hiêu quả giảng dạy bằng giáo án điện tử

41 513 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

a-Đối tượng Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình, và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ, của các cá nhân, ở các lứa tuổi khác nhau và sư khác biệt của chúng trong phạm vi

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục và

đào tạo của đất nước Thực sự góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu tâm lí học sinh để nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng giáo án điện tử” Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận

được sự quan tâm giúp đỡ của đông đảo các bạn sinh viên , các thầy cô giáo trong khoa vật lí- tổ vật lí kỹ thuật và các thầy cô giáo trong tổ tâm lí học Đặc biệt là ThS Nguyễn Mẫu Lâm- GV khoa Vật Lí, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô cùng các bạn sinh viên khoa Vật Lí Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Mẫu Lâm

Xuân Hoà, ngày 07 tháng 05 năm 2007

Nguyễn Thị Toàn

Trang 2

A - Mở đầu Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các nghành khoa học kỹ thuật đã và

đang phục vụ lợi ích thiết thực của con người trong tất cả các lĩnh vực về kinh

tế, văn hoá, xã hội…Đặc biệt nó đã phát huy sức mạnh trong giáo dục và đào tạo.Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục và đào tạo là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiên nay Giảng dạy bằng giáo án điện tử đã và đang được sử dụng rộng rãi do những tính năng ưu việt của nó Thế nhưng, qua tìm hiểu thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay tôi nhận thấy không ít giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giảng giáo án

điện tử, không tận dụng hết những tính năng ưu việt của giáo án điện tử Làm hạn chế khả năng tự tin trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Dạy học là một quá trình được lập kế hoạch tỉ mỉ và khảo nghiệm chặt chẽ nhằm thiết lạp một cách thức truyền đạt thông tin hợp lí trong một môi trường sư phạm thích hợp Từ đó dẫn dắt người học đạt được mục tiêu, kết quả học tập tốt nhất Chỉ xét riêng đến cách thức truyền đạt thông tin của mỗi giáo viên khi giảng dạy bằng giáo án điện tử cũng đã có những phương pháp dạy học khác nhau Nó tuỳ thuộc vào mức độ khảo nghiệm học sinh, các thức lập kế hoạch giảng dạy của mỗi người Trong những năm gần đây những thành tựu của tâm

lý học và lý luận dạy học đã cho thấy phương pháp dạy học bằng giáo án điện

tử đạt hiệu quả tốt nhất khi giáo viên biết dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Từ đó tìm ra cách thức truyền đạt thông tin hợp lý và cách thức soạn giáo

án điện tử phù hợp với từng lứa tuổi học sinh Mỗi học sinh là một chủ thể tiếp nhận chủ động và sáng tạo Chịu sự qui định của hoàn cảnh, môi trường, đặc

điểm cấu trúc tâm lý, sinh lý của chính con người đó Thực vậy, những nghiên cứu về tâm sinh lý trong dạy học dã chỉ ra rằng, mỗi giác quan của con người

có khả năng tiếp nhận một khối lượng thông tin rất khác nhau trong cùng một thời gian Để đánh giá khả năng tiếp nhận thông tin của học sinh trong một đơn

vị thời gian, người ta dùng khái niệm năng lực dẫn thông Năng lực dẫn thông

là khả năng tiếp nhận thông tin trong một dơn vị thời gian Năng lực dẫn thông

củ đường tiếp thu bằng thị giác khoảng 3.000000 bit/s, của đường tiếp thu bằng thính gíc khoảng 30.000 – 50.000 bit/s, của đường khứu giác khoảng 10 – 100

Trang 3

gập 100 lần đường thính giác điều này chứng tỏ ưu điểm của phương pháp dạy học trực quan, giảng dạy bằng giáo án điện tử hơn rất nhiều so với phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ trước đây Mặt khác thông tin truyền đạt theo đường thính giác chỉ có thể tiếp thu được sau khi nghe truyền đạt hết một thông báo hay một mệnh đề nào đó về mặt logic Thông tin truyền đạt theo đường thị giác cùng một lúc cho hình ảnh trọn vẹn với tất cả các chi tiết của nó Nghệ thuật của giáo viên là phải kết hợp, sử dụng khả năng truyền đạt thông tin theo các

đường tiếp nhận thông tin khác nhau của học sinh Để qua bài giảng học sinh lĩnh hội được lượng thông tin lớn nhất mà giáo viên muốn truyền đạt

Chính vì những lý do trên, và với ý nghĩa nghiên cứu thực tiễn để thực sự nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng giáo án điện tử, phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học mà tôi chọn đề tài này

1 Mục đích đề tài:

Nhằm tìm ra cách thiết kế và xây dựng bài giảng bằng giáo án điện tử sao cho tối ưu nhất Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh ở từng lứa tuổi Giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và nắm vững các thông tin do người dạy truyền

đạt

2 Nhiệm vụ đề tài:

+ Tìm hiểu về đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh và tâm lí học sư phạm Mối liên hệ giữa hai chuyên nghành tâm lí này

+ Tìm hiểu về cách thiết kế một giáo án điện tử

+ ứng dụng của giáo án điện tử để giảng dạy sao cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh và tâm lí học sư phạm

- Các bài giảng bằng giáo án điện tử

4 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lí luận: dựa trên những đặc điểm tâm lí học sinh để đưa ra cách thiết kế một bài giảng bằng giáo án điện tử

Trang 5

Chương 1

Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh và tâm lí học sư phạm

1-Khái quát về tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm

1.1-Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm Tâm lí học và tâm lí học sư phạm là 2 chuyên nghành tâm lí cùng nghiên cứu tâm lí người.Nhưng không phải là con người đả trưởng thành mà là con người ở các giai đoạn phát triển về tư duy, trí tuệ

a-Đối tượng

Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình, và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ, của các cá nhân, ở các lứa tuổi khác nhau và sư khác biệt của chúng trong phạm vi cung một lứa tuổi.Nghiên cứa những khả năng lứa tuổi của linh hội các tri thức , phương thức hành động

Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của tri giác nhìn, tri giác nghe, và sư tác động qua lại giữa chúng ở từng lứa tuổi

Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu các dang hoạt động khác nhau của các cá nhân

đang được phát triển Mỗi dạng hoat động có vai trò tác dụng khác nhau đối với

sự phát triểnnhân cách ơ từng lứa tuổi Mỗi một giai đoạn phát triển có một dạng hoạt động vừa sức và đặc trưng của nó

Tâm lí học sư pham nghiên cứu những vấn đề tâm lí học của việc điều khiển các quá trình dạy học Nghiên cứu sự hình thành các quá trình nhận thức, tìm tòi những tri thức mới của học sinh

Tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ và xác định những điều kiện để

đảm bảo phát triển trí tuệ có hiệu quả trong quá trình dạy học Xem xét mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh, cũng như mối quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau

b-nhiêm vụ

Từ những nghiên cứu trên, tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có nhiệm

vụ rút ra những qui luật trung của sư phát triển nhân cách theo lứa tuổi Rút ra những qui luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng , kỹ sảo trong quá trình dạy học và giáo dục

Những biến đổi tâm lí của học sinh do quá trình day học tác động Từ đó cung cấp kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lí quá trình sư phạm Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục

Trang 6

1.2-quan hệ giữa tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm

Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm đều thuộc chuyên nghanh tâm lí học.2

chuyên nghành này gắn bó chặt chẽ thống nhất với nhau vì chúng có chung khách thể nghiên cứu Con người ở những giai đoạn phát triển khác nhau như : trẻ nhỏ thiếu niên, thanh niên…là những khách thể nghiên cứu của tâm lí học lứa tuổi (nếu nghiên cứu theo động thái của sự phát triển theo lứa tuổi) Còn chúng là khách thể của tâm lí học sư phạm (nếu chúng được nghiên cứu với tư cách là người được dạy, và được giáo dục trong quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục)

Cả tâm lí học lứa tuổi va tâm lí học sư phạm đều nghiên cứu trẻ em trong quá trinh dạy học và giáo dục Cùng phuc vụ đặc lực cho sự phát triển của chính đứa trẻ đó Do vây sự phân danh giới giữa 2 chuyên nghành có tính chất tương đối 2-Đậc điểm tâm lí lứa tuổi vườn trẻ(1-3 tuổi)

2.1-những thành tựu quan trọng nhất của tuổi vườn trẻ

Trong quá trình phát sinh cá thể, trong những khoảng thời gian như nhau thì tâm lí con người đã trải qua nhiều chặng đường phát triển khác nhau Những biến đổi về chất diễn ra trong 3 năm đầu tiên rất đáng kể Vì vậy nhiều nhà tâm

lí học khi nghĩ về trung tâm của con đường phát triển trí tuệ tư lúc lọt lòng cho

đến khi tưởng thành là khi nào? - đó là khi 3 tuổi

Sự biết đi có ảnh hưởng lớn đến sự phat triển tâm lí trẻ Đứa trẻ thường xuyên

bị mất cân bằng và ngã Cái gì buộc đứa trẻ khắc phục sư sợ hãi và cố găng để

đi tiếp, đó là khả năng đạt được mục đích của chính đứa trẻ và sự khuyến khích của một lời nói, một nụ cười…kích thích ý muốn đạt được mục đích của nó Sau khi đã đạt được mục đích của mình, làm chủ được bước đi Chúng ta cần phat triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ Khi trẻ đi gần đến đồ vật mà nó đang nhìn, đứa trẻ hiểu được phương hướng và khoảng cách của vật

đó 1 cách thực tế Để kich thích trẻ cần cho chúng nhìn thấy những hình ảnh

động hấp dẫn Buộc đứa trẻ cố gắng bước tới những hình ảnh mà nó nhìn thấy Tuổi vườn trẻ thời kì nhạy cảm đối với sự phát triển ngôn ngữ Chính trong thời gian này sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệu quả nhất Đứa trẻ bắt đầu thích thú nghe bất kỳ một lời nói nào từ người lớn kể cả những lời nói không

Trang 7

Trước 1 tuổi rưỡi trẻ lĩnh hội được 40-100 từ, vào khoảng 1 tuổi rưỡi trẻ bắt

đầu có sáng kiến hơn Nó bắt đầu thường xuyên đòi hỏi người ta gọi tên những

đồ vật cho nó biết Nhịp độ phát triển ngôn ngữ tăng lên Đến cuối lên 2 trẻ sử dụng 300 từ, cuối tuổi lên 3 là 1500 từ

Sự phát triển ngôn ngữ đòi hỏi sự lĩnh hội của các khía cạnh âm thanh và cấu tạo ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ Nếu lúc đầu trẻ tiếp nhận ngôn ngữ bằng cách nghe được cấu trúc và âm điệu chung của từ Thì đến cuối tuổi lên 2 trẻ bắt đầu tri giác ngữ âm.Trên cơ sở này trẻ làm chủ đươc vốn từ, tích cực phát âm đúng các từ

Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tích cực là cơ sở cho toàn bộư phát triển tâm lí của trẻ

2.2- Sự hình thành tư duy trong tuổi vườn trẻ

Sự hình thành tư duy trong tuổi vườn trẻ phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+Một là, vào hoạt động của bẩn thân trẻ (kinh nghiệm cảm tính của trẻ) +Hai là, phụ thuộc vào ảnh hưởng của người lớn dạy nó, cách thức hành động

và nêu những tên gọi khái quát của đối tượng

Dù kinh nghiêm thưc hành cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển tư duy thì môi trường xã hội xung quanh vẫn có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển tư duy của trẻ

Những hành động công cụ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tư duy Công cụ gián thực hiện tác động của trẻ đên thế giới đối tượng Được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, công cụ trở thành vật đầu tiên chứa đựng sự khái quát hoá

Trong tuổi vườn trẻ, từ ngữ của người lớn có thể thúc đẩy sự phát triển tư duy hành động trực quan của trẻ Người lớn có thể nhắc cho trẻ cách giải những bài toán tình huống không phải bằng hành động mà bằng lời

Do vậy chúng ta có thể dựa trên cơ sở này để thiết kế 1 giáo án điện tử trong

đó ngoài những hình ảnh dẹp, sống động còn chú ý cài đặt lời nói, âm thanh nhằ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ

3 – Những đặc điểm tâm lí của trẻ em ở tuổi mẫu giáo ( 3-7 tuổi )

Từ 3 -7 tuổi, ở trẻ em xảy ra sự trưởng thành nhanh chóng về hình thái cũng như não bộ: trọng kượng của não tăng nahnh chóng (từ 1.100gram lên 1.300gram), vai trò điều chỉnh và kiểm tra của bán cầu đại não được tăng cường

Trang 8

đối với các trung tâm dưới vỏ Bộ xương được cốt hoá, cơ to ra, cơ quan hô hấp

và tuần hoàn phát triển tốc độ hình thành những phản xạ có điều kiện tăng nhanh, các bộ máy nhạy cảm phát triển mạnh những sự phát triển như vậy của

hệ thần kinh và cơ thể là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những chức năng tâm lí cao

Trong tuổi mẫu giáo trò chơi là dang hoạt động chủ đạo Trò chơi tạo nên những thay đổi về chất trong tâm lí trẻ Trong trò chơi đã có những cơ sở của hoạt động học tập

Khát vọng của trẻ tham gia cuộc sống chung của người lớn không thể thoả mãn trên cơ sở hoạt động chung Trẻ đầu thoả mãn nhu cầu này trong trò chơi , trẻ học ở người lớn cách thay thế vật thật Hoạt động vui chơi góp phần phát triển chú ý có chủ định và trí nhớ có chủ định Trong điều kiện vui chơi trẻ tập trung chú ý tốt hơn và ghi nhớ nhiều hơn

Trong trò chơi mục đích tri giác – tập trung chú ý, ghi nhớ và nhớ lại đối với trẻ được tách ra sớm hơn và dễ dàng hơn Chính những điều kiện của trò chơi

đòi hỏi những người tham gia phải tập trung vào các đối tượng được đưa vào hoàn cành trò chơi Nếu đứa trẻ không nhớ những điều kiện của trò chơi thì rứt khoát là bạn bè sẽ đuổi nó ra Nhu cầu giao tiếp và nhu cầu được động viên về mặt tình cảm buôc trẻ phải tâp trung chú ý và ghi nhớ có mục đích

Trò chơi có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ Hoàn cảnh vui chơi

đòi hỏi mỗi đứa trẽ tham gia vào trò chơi phải có năng luạc giao tiếp nhất định Nếu đứa trẻ không nói lên được ý muốn của mình về tiến trinh của trò chơi Nó không hiểu được lời chỉ dẫn của ban bè thì nó sẽ không được tham gia trò chơi trong trương hơp nay sư bất lơi sẽ là động lực để phát triển ngôn ngữ

Trò chơi ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ Trong trò chơi trẻ học được cách khái quát các đối tượng và hành động tập trung sử dụng nghĩa khái quát của từ…gia nhập vào tinh huống trò chơi là điều kiện phát triển những hình thức hoạt động trí tuệ khác nhau của trẻ Trong trò chơi phân vai đã bắt đầu phát triển khả năng hanh động trong bình diện tư duy Tất nhiên, lúc ban đầu những hành động trong bình diện tư duy chỉ diễn ra dựa trên những đối tượng có thực

và từ những hành động thực mà nó đặt cho cái tên mới và cả những chức năng mới Đứa trẻ dần dần chuyển sang những hành động bên trong, thật sự là những

Trang 9

hành động trí tuệ Cơ sở để chuyển sang những hành động trí tuệ là sự rút gọn

và khái quát những hành động trò chơi

Cái chủ yếu trong nội dung trò chơi của trẻ em ở tuổi mẫu gáo lớn là sự phục tùng các quy tắc, sự tự giới hạn mình, kỷ luật trong những quan hệ được đưa lên hàng đầu.Trong trò chơi trẻ dễ dàng phối hợp hành động, phục tùng nhường nhịn nhau

Đăc biệt trong những trò chơi khác nhau: kể chuyện, vẽ tranh,…giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ Khả năng suy luận và tưởng tượng, tài khéo léo của trẻ để đạt mục đích của chúng

Hoạt động vẽ của trẻ thu hút thực sự chú ý của các nhà nghiên cứu nhiều hơn cả Đặc biệt những bức vẽ của trẻ mẫu giáo có những nét độc đáo Trong hình

vẽ đó thường vi phạm tỉ lệ đúng đắn về độ lớn của các đối tượng như: bông hoa

có thể to hơn ngôi nhà…Trong những trường hợp thế này khi day trẻ học vẽ Chúng ta sẽ đưa một số tranh ảnh đẹp lên máy chiếu Nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cho các đối tượng được vẽ trên tranh Kết hợp vơi sự hướng dẫn và lời nói của cô giáo giúp trẻ hình dung dễ dàng: cần phải phân biệt đươc cái gì nhỏ hơn cái gì, giúp trẻ tư duy tương tượng dễ hơn

Day học có vai trò quyết định trong sư hình thành tư duy Những công trình nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng, nhiều đặc điểm tư duy của trẻ em mẫu giáo mà trước đây người ta đã coi là những dấu hiệu không thể tranh khỏi lứa tuổi nhưng thực ra chúng lại do những điều kiện của cuộc sống

và hoạt động của trẻ tạo ra và có thể bị thay đổi khi thay đổi nội dung và các phương pháp dạy học ở mẫu giáo.Trẻ em từ 5-6 tuổi dễ dàng lĩnh hội được những tri thức về một vài tính chất vật lí chung và trạng thái của vật thể Với những hình thức dạy học phù hợp

(hình thành hành động trí tuệ theo theo giai đoạn) trẻ em mẫu giáo sẽ nắm vững

được những khái niệm có giá trị và những phương pháp tư duy logic

Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi mà chú ý và ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế Trẻ chú ý đến những cái nó có hứng trhú trực tiếp trực tiếp Những cái kích thích cảm xúc cảm xúc và trẻ ghi nhớ, những cái lôi cuốn sự kích thích của nó

và tự ghi nhớ được Những hình ảnh trực quan được trẻ ghi nhớ dễ dàng hơn nhiều những hình ảnh bằng lời Thậm trí khi ghi nhớ một đoạn văn thì âm điệu

và âm vận thường có ý nghĩa lớn hơn so với nội dung Bước ngoặt trong sự phát

Trang 10

triển trí nhớ là sự nảy sinh hành động trí nhớ đặc biệt Khi có những hành động

đó trẻ có thể đặt cho mình mục đích ghi nhớ và bắt đầu cho mình những phương thức để ghi nhớ

4- Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

Mỗi giai đoạn phát triển tâm lí của trẻ được đặc trưng bởi một dạng hoạt động cơ bản, chủ đạo.đối với tuổi mẫu giáo thì trò chơi là hoạt động chủ đạo Chỉ khi bước vào 7 tuổi đứa trẻ mới là học sinh Từ đó trò chơi mất dần vai trò hàng đầu của nó trong đời sống của trẻ Hoạt động học tập là hoạt động học tập chủ đạo của học sinh nhỏ Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ so với hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo Mở ra nguồn phát triển mới của học sinh tiểu học

Quá trình nhân thức của học sinh tiểu học có 5 đặc điểm tâm lí sau:

4.1- chú ý của học sinh tiểu học

Chú ý là một trạng thái tâm lí của học sinh giúp học sinh tập trung vào một hay một số đối tượng Tạo điều kiện cho các đối tượng này được phản ánh tót nhất

Có 2 loại chú ý là: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định:

Chú ý không chủ định có trước tuổi học và vẫn tiếp tục hình thành , phát triển

ở học sinh tiểu học.Những gì mang tnhs mới lạ dễ gây cho họ sinh loại chú ý này.Trong tiết học giáo viên sư dụng đồ dùng dạy học phải đảm bảo tinh mỹ thuật Cho học sinh quan sát tranh ảnh, các hình ảnh động trên máy tính …Sẽ làm xuất hiện loại chú ý này

Chú ý có chủ định là loại chú ý đặt ra từ trước, khi cần có sự nỗ lực của ý chí

Loại này được hình thành và phát triển do yêu cầu của hạt động học vì có chú ý thì mới hiểu được bài giảng của giáo viên

Học sinh lớp 1 – 3 chưa ý thức được tại sao phải chú ý nên ở giai đoạn này còn phát triển non yếu chưa bền vững

Học sinh từ lớp 4 – 5 đã ý thức được tại sao phải chú ý nên ơ giai đoạn này chú ý có chủ định phát triển ổn định và bền vững hơn

4.2- tri giác của học sinh tiểu học

Mức độ phát triển ao của tri giác là quan sát Quan sát là tri giác có mục đích ,

có kế hoạch nhằm thu thập dữ liệu, số liệu, hình ảnh sự vật của đối tượng

Trang 11

Tri giác của học sinh tiểu học còn gắn liền với tổng thể của sự vật mà không đi sâu vào các chi tiết, các thành phần của sự vật đối tượng

Tri giác của học sinh còn gắn liền với hoạt động vật chất nghĩa là tri giác sự vật, phải làm gì với sự vật đó

Tính cảm xúc cao thể hiện khi tri giác nghĩa là những sự vật, hiện tượng gây ra cảm xúc thì học sinh tri giác nhanh hơn Do vậy khi thiết kế bài giảng cho học sinh cần đảm bảo tính mỹ thuật, trình bày khoa học là một trong những điều kiện để học sinh tri giác nội dung bài tốt hơn

Các loại tri giác được hình thành và phát triển từ lớp 1- 5 Học sinh ở các cấp học này khó tri giác những vật có kích thước quá lớn hoặc quá bé, khó phân biệt được thời điểm và thời gian

4.3- trí nhớ của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học ghi nhớ máy móc rất tốt Đặc điểm này thấy rõ ở học sinh lớp 1 lớp 2 Nghĩa là học sinh lập đi lập lại tài liệu để ghi nhớ nhưng không hiểu

được nội dung của bài Nguyên nhân là do:

+ học sinh chưa ý thức được ghi nhớ tài liệu để làm gì

+ ngôn ngữ còn hạn chế nên nhớ chính xác từng câu, từng chữ trong sgk dễ hơn bằng ngôn ngữ của mình

Một biện pháp để khắc phục hạn chế nêu trên là hình thành cho học sinh tiểu học ghi nhớ logic Học sinh không chỉ ghi nhớ được tài liệu mà còn hiểu được nội dung của tài liệu Trí nhớ trực quan của hình ảnh phát triển hưn trí nhớ từ ngữ rất nhiều

Các hình ảnh động được xây dựng trên giáo án điện tử nếu vừa đảm bảo được nội dung của tài liệu vừa hình thành cho hoc sinh cách ghi nhớ logic sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu tài liệu và ghi nhớ lâu hơn

4.4- Tưởng tượng của học sinh tiểu học

- Tưởng tượng tái tạo : là học sinh hình dung lại những gì đã nghe, đã nhìn thấy , đã cảm nhận được trong quá khứ

- Tưởng tượng sáng tạo : là quá trình học sinh tạo ra hình ảnh hoàn toàn mới

mà các em chưa từng gặp

Tính mục đích, tính có chủ định trong quá trình tượng tượng của học sinh tiểu

họ tăng lên rõ rệt.Vì học sinh muốn tiếp thu được tri thức thì phải tá tạo cho mình các hình ảnh hiện thực

Trang 12

Hình ảnh tượng của học sinh còn tản mạn, ít có tổ chức Đặc điểm này thể hiện rõ ở học sinh lớp 1, lớp 2 đến lớp 4, lớp 5 Hình ảnh của tưởng tượng hoàn chỉnh hơn cấu trúc chặt chẽ hơn

Tính trực quan trong hình ảnh tưởng tượng giảm dần từ lớp 1 đến lớp 5 ở lớp

1, lớp 2 hình ảnh tưởng tượng còn mang đậm tính trực quan Muốn phát triển tưởng tượng cho học sinh thì phải cung cấp cho học sinh các hình ảnh mang tính chất mô tả Các hoạt động của vật thể của đối tượng trên màn hình kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên để đảm bảo cho giờ học gây được hứng thú cho học sinh, phát triển tưởng tượng của học sinh

Hình thành và phát triển tượng cho học sinh phả thông qua truyền thụ tri giác các môn học cho học sinh và tạo cho học sinh cách tạo ra hình ảnh mói

4.5- tư duy của học sinh tiểu học

Tư duy là quá trình học sinh phản ánh những thuộc tính, bản chất của đối tượng Sản phẩm của tư duy là khái niệm, do đó để tiếp thu hệ thống các khái niệm, các môn học thì phải hình thành cho học sinh khả năng tư duy và năng lực tư duy

ở học sinh tiểu học có 2 loại tư duy:

+tư duy kinh nghiệm, tư duy cụ thể: đó là loại tư duy hướng vào giải quyết

các nhiệm vụ cụ thể bằng các thao tác bằng tay hoặc phản ánh các thuộc tính trung bề ngoài của các đối tượng

+ tư duy trừu tượng, tư duy lí luận: đó là loại tư duy hướng vào giải quyết các

nhiệm vụ lí luận, bằng cách sử dụng các khái niệm các kết cấu lôgic, được thay thế bằng các ngôn ngữ kí hiệu

Giai đoạn này thì tư duy kinh nghiệm, tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế.Còn tư

duy trừu tượng, tư duy lí luận mới bắt đầu được hình thành Do vậy giáo viên

có nhiệm vụ hình thành và phát triển tư duy trừu tượng nhưng phải dựa vào tư duy cụ thể và được tiến hành như sau:

- Giáo viên nêu nhiệm vụ nhân thức và sử dụng các phương tiện trực quan vật thật hoặc các hình ảnh của vật thật trên máy tính

- Tổ chức cho học sinh các hoạt động với vật thật hoặc các hình ảnh về vật thật như thao tác trên que tính, quan sát các mô hình được trình chiếu

Trang 13

- Giáo viên thay thế vật thật hoặc hình ảnh thật ằng sơ đồ kí hiệu Tổ chức cho hóc sinh bằng hình ảnh động với sơ đồ kí hiệu để tiếp thu khái niệm

Đó cũng chính là quá trình hình thành và phat triển tư duy tưởng tượng

*Đặc điểm các thao tác tư duy:

+ Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể bằng tính thuận nghịch Nhờ đó học sinh nhân thức được cái không thay đổi khi biến đổi xuôi

và ngược

Từ đó trong tư duy có một bước tiến quan trọng là phân biệt được định tính và

định lượng Đó là điều kiện ban đầu để học sinh tiếp thu khái niệm

+Tuy nhiên các thao tác tư duy mới chỉ là liên kết với nhau theo từng phần với từng bộ phận của học sinh Chưa thể hình dung cùng một lúc các tổ hợp có thể

có Cho nên phương pháp thử là sai, mò mẫm vẫn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình tư duy

*Đặc điểm khái quát hoá:

Phần lớn các em đều căn cứ vào các dấu hiệu bề ngoài để khái quát thành khái niệm để khắ phục thực trạng này giáo viên cần phải hình thành cho học sinh khái quát hoá nội dung bằng cách chọn sự vật, hiện tượng điển hình hướng dẫn học sinh phân tích chứ không phải so sánh để làm bộc lộ các dấu hiệu bản chất của khái niệm Và hướng dẫn học sinh phân tích liên kết các khái niệm đó để hình thành khái niệm

*Đặc điểm phán đoán và suy luận:

Tư duy ở giai đoạn này còn gắn liền với chuẩn mực thực tế kinh nghiệm của các em khó chấp nhân quá trình không thực Khi suy luận từ nguyên nhân ra kết quả thì dễ dàng hơn từ kết quả ra nguyên nhân

sự phát triển tư duy và ngôn ngữ không đồng đều.Một số nói nhiều nhưng lại thiếu về mặt nội dung.Còn một số em không đủ ngôn ngữ để diễn đạt ý hiểu của mình Do vậy nhiệm vụ của chúng ta không chỉ hìng thành tri thức cho học sinh mà còn hình thành ngôn ngữ cho các em thông qua giáo án điện tử

Về bản chất, hoạt động học tập có đặc điểm là đối tượng hoạt động của nó chính là các khái niệm khoa học, các qui luật khoa học và các phương thức chiếm lĩnh nó ở đây việc lĩnh hội tri thức, những kỹ năng, kỹ sảo là mục đích cơ bản và là kết quả chủ yếu của hoạt động Do đó khi chuyển sang hoạt động mới ở giai đoạn đầu học sinh nhỏ gặp phải một số khó khăn và trở ngại nhất

Trang 14

định Những khó khăn liên quan đến việc giảm sút hứng thú học tập của học sinh vào khoảng tháng3,4 của năm học

Biểu hiện của nó là một số học sinh đầu năm học rất hứng thú học tập, rất chăm chỉ gương mẫu tực hiện đầy đủ những yêu cầu của giáo viên Nhưng sau vài tháng học tập hứng thú của trẻ giảm sút, trẻ thờ ơ với những bài học, uể oải và chểnh mảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập Nguyên nhân chủ yếu

là do quá trình dạy của giáo viên không khơi gợi, kích thích trí tò mò, sự ham học hỏi, hiểu biết củ học sinh Phần nhiều nguyên nhân này nằm trong chính nội dung phương thức giảng dạy của giáo viên Nhiều công trình nghiên cứu tâm lí dạy học đã cho thấy cách dạy học áp đặt, truyền thụ những tri thức đã có sẵn quá dễ so với những năng lực phát triển của học sinh, cũng như cách giao tiếp thiếu nhân ái căng thẳng đã gây nên tình trạng trên

5- Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

ở thời kỳ đầu của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở chưa có kỹ năng cơ bản để

tổ chức tự học Các em chỉ tự học khi được giao bài tập, sau khi chuyển sang mức độ cao hơn các em bắt đầu hình thành mức độ họ tập cao nhất

thái độ học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau được biểu hiện như sau:

+ trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập :từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập

có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập Chỉ biết học thuộc lòng từng câu từng chữ

+trong hứng thú học tập : từ hứng thú biểu hiệm rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức học tập + trong thái độ học tập : từ thái độ tích cực đến thái độ thờ ơ lười biếng

+ trong sự hiểu biết trung : từ mức độ phát triẻn cao và sự ham hiểu biét nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em Nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết còn hạn chế

Để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì:

+tài liệu học tập hay giáo án phải xúc tích về mặt nội dung khao học

+giáo án phải gắn liền với tâm lí của các em, giúp các em hiểu rõ ý nghĩa nội dung của giáo án

+giáo án phải gợi cảm gây cho học sinh hứng thú học tập

+giáo án trình bày phải gây cho học sinh nhu cầu tìm hiểu nội dung của bài dạy

Trang 15

+giáo án phải thật thiết thực để giúp đỡ các em biết cách học và có phương pháp học tập phù hợp

5.1- Tri giác của học sinh THCS

Học sinh THCS có khả năng phân tích tổng hợp có hiệu quả hơn khi tri giác các sự vật hiện tượng, Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch,

có trình tự và hoàn thiện hơn ở lứa tuổi này trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức

Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy nhằm ghi nhớ tài liệu nhất định Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ được phát triển cao hơn nhiều so với học sinh tiểu học Học sinh THCS bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt

để ghi nhớ

và nhớ lại Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại Tốc độ ghi nhớ và tài liệu ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày một nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa, hiệu quả ghi nhớ ngày càng trở nên tốt hơn

Nếu trước đây các em học sinh tiểu học thường cố gắng ghi nhớ từng chữ, từng bài thì bây giờ các em HSTHCS thường phản đối yêu cầy của giáo viên là bắt thuộc lòng và có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình Do vậy người giáo viên phải:

+Dạy cho học sinh phươnh pháp pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic kỹ năng biết phân đoạn theo ý nghĩa Biết tách ra các ý làm điểm tựa để nhớ, biết ôn tập lập dàn bài để ghi nhớ

+Cần giải thích cho các em sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật Phải làm cho các em thấy nếu ghi nhớ thiếu một từ nào

đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa

+Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày chính xac nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình

+Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, học sinh THCS thường kiểm tra hiệu quả ghi nhớ bằng sự nhận lại Nhưng hiệu quả ghi nhớ không phảiđo bằng sự nhận lại

mà bằng sự tái hiện Vì vậy kiểm tra ghi nhớ phải bằng sự tái hiện thì mới biết hiệu quả của ghi nhớ

Trang 16

+ Một đặc điểm quan trọng của ghi nhớ học sinh THCS là sự thiết lập các mối liên tưởng phức tạp hơn Gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, đưa tài liệu cũ vào hệ thống Được phát triển từ mức độ hình thành mối liên tưởng bên trong bộ môn sang mối liên tưởng giữa các môn học Giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các tri thức

của các môn học khác nhau Hiểu biết về cái chung, sự thống nhất tri thức của nhiều môn khoa học khác nhau

5.2-chú ý của học sinh THCS

Chú ý của học sinh THCS phụ thuộc vào điều kiện làm việc, nội dung tài liệu tâm trạng thái độ của các em đối với công việc học tập Mà nó gây nên chú ý có chủ định bền vững và chú ý không bền vững

Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của học sinh THCS là tổ chức hoạt

động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi, bị thu hút vào một đối tượng nào đó

những công việc hứng thú, giờ học hứng thú có tác dụng gây nên sự say mê và tập trung sự chú ý của các em vao bài học Nhưng chú ý rằng không phải bao giờ các em cũng thích cái vui, cái dễ hiểu Những bài giảng có nội dung, có sự chuyển tiếp từ hình thức làm việc này đến hình thức làm việc khác, đòi hỏi các

em phải nhận thức tích cực Đó chính là hình thức tốt làm cho các em có khả năng tự tổ chức sự chú ý của mình

Những công trình nghiên cứu của N.F.ĐôBrưnhin và những người khác đã cho biếttừ sự chú ý có chủ đinhh bằng sự duy trì của ý chí các em ngày càng chuyển sang chú ý sau chủ định Nó được xuất hiện cho sự lôi cuốn dần dần của công việc có tính phát minh Và vì vậy không đòi hỏi các em phải nỗ lực ý chí dể duy trì sự chú ý của mình

5.3-Tư duy của học sinh THCS

Do nội dung học các môn học phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi tính chất mới mẻ của công việc lĩnh hội tri thức, đòi hỏi phải dựa vào tư duy độc lập Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá, so sánh phán đoán mới rút ra được kết luận, mới hiểu được tài liệu

Qua mỗi năm học ở THCS khả năng tư duy, trừu tượng được phát triển Sự thay đổi quan hệ giữa tư duy hình tượng cụ thể sang tư duy hình tượng không

Trang 17

điểm của tư duy trực quan hình tượng của lứa tuổi này sẽ dẫn đến tình trạng khi phân tích những dấu hiệu bản chất của đối tượng mà không có biểu tượng trực quan về đối tượng, làm cho việc hiểu các dấu hiệu bản chất trừu tượng này một cách hình thức

ý nghĩa của thành phần hình tượng cụ thể là ở chổtong nhiều trường hợp tác

động của những ấn tượng trực tiếp cảm tính mạnh mẽ hơn tác động của từ ngữ Kết quả là sẽ thu hẹp hay mở rộng không đúng một khái niệm nào đó Vì vậy nếu chỉ dừng ở mức độ tư duy trực quan- hình tượng mà không quan tâm đến sự phát triển tư duy trừu tượng cho các em là một sai lầm nghiêm trọng Bởi vì nếu các em không phát triển tư duy trừu tượng thì không thể nào lĩnh hội được các khái niệm khoa học trong chương trình học tập của các em Do vậy giáo án điện

tử phải đáp ứng được nhu cầu trên, phải đảm bảo phát triển tư duy trừu tượng cho các em

6- Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT

Khi xét nhiều yếu tố tác động hình thành các đặc điểm phát triển ở lứa tuổi này, xuất phát từ những trường phái khác nhau, có nhiều lý luận khác nhau về lứa tuổi thanh niên

- Quan niệm sinh vật học coi yếu tố đầu tiên xác định tuổi thanh niên là sự tiến hoá của cơ thể, các quá trình sinh vật của sự trưởng thành quyết định tất cả mọi cái khác

- Các lý luận tâm lý học tập trung xem xét những qui luật tiến hoá của tâm

lý, của ý thức là cái cơ bản quyết định sự phát triển

- Các nhà phân tâm học quan tâm nhiều nhất đến sự phát triển của tính dục

và sự chi phối của nó đối với sự phát triển của lứa tuổi này

- Các nhà xã hội học lại chú ý trước hết đến tinh xã hội hoá của giai đoạn phát triển này và coi mức độ xã hội hoá của mỗi cá thể là tiêu chí chủ yếu quy định sự phát triển này

Nhiều nhà tâm lý học hiện đại cho rằng cần nghiên cứu lứa tuổi này một cách phức hợp, các yếu tố sinh học, tâm lý học, phân tâm học và xã hội học đều phải

được nghiên cứu và xá định rõ vai trò, vị trị của nó, tìm ra những qui luật hoạt

động bên trong cũng như mối tác độnh qua lại của chúng Trong đó vai trò tích cực hoạt động của chủ thể trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của môi trường xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Có lẽ đây là cách tiếp cận hợp lý trong quá

Trang 18

trình nghiên cứu nói chung cũng như đối với chính lứa tuổi đầu thanh niên nói riêng

6.1.Đặc điểm hoạt động học tập

Hoạt động học tập ở lứa tuổi này đòi hỏi tính năng độnh và tính độc lập ở mức độ caohơn nhiều so với lứa tuổi học sinh THCS và tiểu học Muốn nắm

được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lý luận Hoạt

động học tập ở đây đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, sự suy đoán logic, cũng như khả năng trừu tượng, khái quát phát triển

Học sinh càng trưởng thành càng ý thức được tằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Do vậy thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển

Thái độ học tập của học sinh đượpc thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác lứa tuổi trước Đặc biệt là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, ý nghĩa xã hội của môn học …Nhưng thái độ học tập không ít em có nhược điểm là: một mặt các em rất tích cực học các môn mà các em cho là quan trọng Mặt khác các em sao nhãng các môn học khác như môn KTCN, Mỹ thuật…Do đó khi thiết kế giáo án điện tử chúng ta cần tạo cảm hứng học tập các môn học này.Giúp các em hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi môn giáo dục chuyên ngành

6.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Do sự hoàn thiện về cấu tạo vá chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích lũy phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động xã hội, nhận thức cảm tính của học sinhTHPT có những nét mới về chất

a.Tri giác của học sinh THPT

Tri giác có mục đích đã đạt được mức độ rất cao, quan sát trở nên có mục

đích, có hệ thống và hoàn thiện hơn Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động…phát triển cao, năng lực cảm thụ hội họa, âm nhạc thể thao…phát triển mạnh

Đặc điểm nổi bật cuă sự phát triển cảm giác, tri giác của học sinh THPT là tính có ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như trong mọi hoạt động khác

Trang 19

Do sự nhạy cảm của óc quan sát, học sinh THPT dễ phát hiện những đặc điểm của sự vật, hiện tượng cũng như con người(cố tật của ai đó, cái riềng cá nhân vật và bắt trước rất giống ) Điều này làm cho sắc thái của lứa tuổi thể hiện rất

rõ ở tính dí dỏm tinh nghịch, hài hước

b Ghi nhớ của học sinh THPT

Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ Ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt, các em biết sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ: tóm tắt ý chính, so sánh, đối chiếu… đặc biệt các em đã tạo ra được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ Các em biết tài liệu nào cần nhớ từng câu, từng từ, cái gì không cần nhớ

Ghi nhớ có chủ định, có ý nghĩa chiếm ưu thế Biết tìm ý chính của bài văn,

sử, địa… biết lập giàn ý làm điểm tựa cho trí nhớ Nhiều học sinh THPT tìm các phương pháp các kỹ thuật để ghi nhớ, xác định rõ cái gì cần hiểu, cái gì phải nhớ nguyên văn, cái gì nhớ ý nghĩa, cái gì không cần nhớ

Cùng với óc quan sát, trí nhớ chủ định, năng lực chú ý chủ định cũng phát triển Đặc biệt học sinh biết phân phối chú ý Năng lực này càng lên lớp trên càng phát triển (vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa quan sát bài giảng qua Project, phân tích, nhận xet…) Có lựa chọn của chú ý và tính ổn định của tuổi này phát triền cao hơn hẳn học sinh lớp dưới

c Tư duy của học sinh THPT

Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, tư duy của học sinh lứa tuổi này có sự thay đổi quan trọng Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo với những đối tượng quen biết đã

được học hoặc chưa được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn Có căn cứ và nhất quán hơn Tạo cho học sinh thực hiện thao tác tư duy toán học phức tạp Phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội …đó là cơ sở để hình thành thế giới quan

Các thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá phát triển mạnh Giúp các em lĩnh hội được những khái niệm phức tạp và trừu tượng của chương trình học Vấn đề là đầu tư, bồi dưỡng để phát triển như thế nào cho đúng hướng Đây là vấn đề của toàn xã hội nhưng liên quan và

Trang 20

quyết định trực tiếp là do nội dung, phương thức, phương pháp dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực trí tuệ của học sinh

Tóm lại, sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT đã đạt ở mức cao và đang

được hoàn thiện dần trong quá trình học tập Càng lên các lớp cuối cấp năng lực trí tuệ càng phát triển Chính vì vậy, khi soạn giáo án điện tử chúng ta phải hết sức chú ý để tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy độc lập, tư duy khái quát hoá, tư duy sáng tạo chuẩn bị cho việc học lên cao, học nghề và vào đời của các

em

Ngày đăng: 30/11/2015, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w