1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thương cảng thị nại từ thế kỷ x đến thế kỷ XV

65 850 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 564,58 KB

Nội dung

Với tất cả những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu về thương cảng Thị Nại trong lịch sử thông qua đề tài: “Thương cảng Thị Nại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” để cung cấp cái

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận “Thương cảng Thị Nại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” được hoàn

thành tại khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Trần Thị Thu Hà

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Trần Thị Thu Hà - người đã hướng dẫn tận tình, góp ý trực tiếp và giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch Sử đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, thầy cô trong khoa Lịch Sử, tập thể lớp K35 Cử nhân Lịch Sử, các bạn sinh viên cùng ngành các khóa K36, K37, K38 Cử nhân Lịch Sử đã động viên, góp ý và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Vũ Thị Như Quỳnh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thu Hà Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Vũ Thị Như Quỳnh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của khóa luận 5

6 Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 6

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 6

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 6

1.1.1.1 Vị trí địa lí 6

1.1.1.2 Sông ngòi 8

1.1.1.3 Khí hậu 10

1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 11

1.1.2.1 Điều kiện kinh tế 11

1.1.2.2 Điều kiện xã hội 23

1.1.3 Điều kiện chính trị 24

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 27

1.2.1 Niên đại 27

1.2.2 Tên gọi 27

1.2.3 Tiêu chí 28

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2:THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV 31

2.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 31

2.1.1 Hoạt động nội thương 31

Trang 4

2.1.2 Hoạt động ngoại thương 33

2.1.2.1 Với Trung Quốc 33

2.1.2.2 Với Philippin 37

2.1.2.3 Với Ảrập 40

2.1.2.4 Với Đại Việt 41

2.2 SỰ SUY YẾU CỦA THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 44

2.2.1 Sự suy yếu của thương cảng Thị Nại 44

2.2.2 Nguyên nhân suy yếu của thương cảng Thị Nại 44

Tiểu kết chương 2 47

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 48 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 48

3.1.1 Thương cảng Thị Nại mang tính chất vừa “thành” vừa “thị” 48

3.1.2 Thương cảng Thị Nại là một ví dụ điển hình của mô hình mạng lưới trao đổi ven sông 48

3.1.3 Hoạt động ngoại thương của Thị Nại mang tính chất một chiều 49

3.1.4 Thương cảng Thị Nại là một đô thị kinh tế 50

3.1.5 Thương cảng Thị Nại là một đô thị cảng 50

3.2 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI 50

3.2.1 Thúc đẩy kinh tế Bình Định phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế cho vương triều Vijaya 50

3.2.2 Là thương cảng khu vực, mở cửa giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong khu vực 53

3.2.3 Là một quân cảng, bảo vệ cho kinh đô Vijaya 55

3.2.4 Tạo cở sở tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thương cảng Nước Mặn 56

Tiểu kết chương 3 56

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Vào thế kỷ X, do những thay đổi nội tại của vương quốc Champa cũng như những thay đổi về chính trị trong khu vực mà vương triều Vijaya đã thay thế vương triều Indrapura Với sức mạnh cũng như vị trí thuận lợi của mình mà Vijaya đã trở thành một chính thể hùng mạnh, vượt trội so với các chính thể khác trong khu vực Một trong những nhân tố đóng góp không nhỏ tạo nên sự cường thịnh ấy là các thương cảng - những điểm trung chuyển, trao đổi, buôn bán hàng hóa như cửa Đề Di, Cách Thử (Phú Cát), cửa An Dũ (Tam Quan) mà nổi bật lên là vai trò của thương cảng Thị Nại (Tuy Phước)

Thị Nại là nơi “thu gom” tất cả các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm thổ sản, và các sản phẩm của biển từ miền núi đến đồng bằng, từ miền xuôi lên miền ngược để trao đổi, giao lưu, buôn bán

Do án ngữ ở một vị trí quan trọng trên con đường giao lưu quốc tế Đông- Tây, những thuyền bè xuôi ngược trong hệ thống mậu dịch châu Á đều phải dừng chân nơi đây, nên người Chăm đã từng có mối quan hệ rộng rãi với các nước trong và ngoài khu vực

Với sự ưu ái do thiên nhiên ban tặng cùng với sự sáng tạo, chịu khó của

cư dân nơi đây, Thị Nại đã nhanh chóng trở thành một trung tâm liên vùng Các

cư dân Champa cổ đã tận dụng triệt để việc khai thác các nguồn tài nguyên của một hệ sinh thái phổ tạp, đồng thời tận dụng các nhân tố ngoại sinh do điều kiện quốc tế mang tới để gây dựng nên trên mảnh đất này những vương triều hùng mạnh, một nền văn minh đặc sắc với những dấu tích còn để lại cho đến tận ngày nay

Nhằm đánh giá chính xác hơn nữa về một thương cảng đã từng phồn vinh, bổ sung vào những nghiên cứu về sự hình thành thương cảng Việt Nam trong lịch sử, cũng như đánh giá lại vị trí của ngoại thương trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ trung đại, việc nghiên cứu lại những khía cạnh của thương

Trang 6

cảng Thị Nại trong lịch sử là một điều cần thiết Nó góp phần làm sáng tỏ hơn những thành quả hoạt động cũng như tư duy kinh tế của cha ông ta, để phát huy truyền thống ấy, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang mở rộng quan hệ giao lưu, hội nhập Quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại với nước ngoài

Thương cảng Thị Nại nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, song mới chỉ dừng ở các bài nghiên cứu nhỏ Chúng ta vẫn thiếu những công trình trình nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ bản chất và đặc trưng của hoạt động thương nghiệp ở Thị Nại, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử ngoại thương Thị Nại nói riêng và của Việt Nam nói chung

Với tất cả những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu về

thương cảng Thị Nại trong lịch sử thông qua đề tài: “Thương cảng Thị Nại từ

thế kỷ X đến thế kỷ XV” để cung cấp cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về

Thị Nại được đề cập tới qua nhiều thư tịch cổ của cả Đại Việt và Trung

Hoa như Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Việt sử

kí toàn thư, Doanh nhai thắng lãm (triều Minh)… Các tác phẩm này chủ yếu

phác họa bức chân dung của thương cảng Thị Nại về vị trí địa lý, sản vật và hoạt động buôn bán… trong trong bối cảnh xã hội Champa, song chưa phải là

sự nghiên cứu chuyên sâu mà mới chỉ là đề cập nhỏ thương cảng Thị Nại bên cạnh việc tìm hiểu về vương quốc cổ Champa

Khi nghiên cứu về thương cảng Thị Nại, nhiều tác giả đã có những thành

tựu nhất định như Nguyễn Thị Phương Chi- Nguyễn Tiến Dũng (2011), Về các

mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý- Trần trong Người Việt với biển,

Nxb Thế giới, Hà Nội

Trang 7

Đỗ Trường Giang (2011), Biển với lục địa- Thương cảng Thị Nại

(Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á thế kỷ X- XV trong Người Việt

với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội

Những tác phẩm này viết một cách khái quát về thương cảng Thị Nại trên những mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…

Hiện nay, thương cảng Thị Nại không còn nữa, muốn tìm hiểu về thương cảng này, chủ yếu ta phải tìm hiểu qua những dấu tích còn lại trên vùng đất Bình Định ngày nay Vì vậy, nó nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà khảo cổ học như Đinh Bá Hòa (1995), “Những di chỉ gốm Chăm ở Bình Định”,

Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 4), tr.97-99

Lê Đình Phụng (1997), “Thương cảng Champa trong lịch sử” trong

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996, Nxb KHXH

Những phát hiện khảo cồ này đã chứng minh cho sự tồn tại, vai trò của thương cảng Thị Nại đối với sự phát triển của thương mại Champa và thương mại trong khu vực

Gần đây, nhiều cuộc hội thảo về Thị Nại đã được tổ chức Nhiều báo cáo nghiên cứu có giá trị khoa học cao về nhiều lĩnh vực của thương cảng Thị Nại

đã được đưa ra, nhưng chúng vẫn chỉ là những bài tham luận bàn về thương cảng Thị Nại ở các góc độ, khía cạnh nhỏ, đa phần tản mạn Đây là các nguồn tài liệu quý hiếm để tôi học tập, kế thừa và phát triển cùng những nghiên cứu

của mình, hoàn thiện nên công trình “Thương cảng Thị Nại từ thế kỷ X đến thế

kỷ XV” một cách hệ thống và toàn diện hơn

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Mục đích

Làm rõ quá trình hình thành, phát triển cũng như suy vong của thương cảng Thị Nại Để từ đó có thể rút ra được đặc điểm, đánh giá được một cách toàn diện vị trí, vai trò của Thị Nại trong lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Trang 8

Nhiệm vụ

Nghiên cứu cơ sở hình thành cũng như quá trình hình thành của thương cảng Thị Nại

Nghiên cứu quá trình phát triển của thương cảng qua các hoạt động kinh

tế nội thương, ngoại thương

Nghiên cứu quá trình suy vong và tìm ra những nguyên nhân của sự suy vong ấy

Rút ra đặc điểm, đồng thời đánh giá vai trò kinh tế, văn hoá, chính trị - xã hội của thương cảng Thị Nại trong lịch sử

Phạm vi

Về không gian: Phạm vi không gian mà đề tài đề cập đến rất rộng lớn, bao gồm cả châu Á, khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, biển Đông, lãnh thổ Việt Nam, vùng đất Bình Định, nhất là thương cảng Thị Nại của vương quốc Champa

Về thời gian: từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu

- Nguồn tư liệu 1: Là các sách lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc do các cơ quan Trung ương xuất bản

- Nguồn tài liệu 2: Các bộ chính sử Việt Nam như: Đại Nam nhất thống

chí, Đại Việt sử kí toàn thư,

- Nguồn tư liệu 3: Các sách do cơ quan, cá nhân viết về thương cảng Thị Nại, hoạt động thương mại liên quan đến Thị Nại

- Nguồn tư liệu 4: Các bản tham luận, báo cáo của các nhà khoa học trong

và ngoài nước nghiên cứu về Thị Nại

- Nguồn tư liệu 5: Các bài nghiên cứu viết về Thị Nại trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử

- Nguồn tư liệu 6: Các trang Web đáng tin cậy cung cấp các tranh ảnh, bản đồ phản ánh các mặt của Thị Nại trong lịch sử

Trang 9

Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu đề tài, các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Kết hợp phương pháp sử học và phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu

- Ngoài ra, trong bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp liên ngành, phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch

sử, phương pháp so sánh đồng đại, phương pháp tiếp cận mới, nhìn nhận lịch sử hình thành và phát triển đô thị thương cảng Thị Nại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV một cách khách quan

5 Đóng góp của khóa luận

Cung cấp cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về thương cảng Thị Nại

từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, từ đó khoá luận có những đóng góp nhất định về mặt khoa học lịch sử

Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần cung cấp thêm chút tư liệu

về thương cảng Thị Nại, đồng thời giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về vai trò và giá trị của thương cảng này trong quá khứ, để đưa ra những chính sách phù hợp, phát huy các thế mạnh của Thị Nại trong hiện tại và tương lai góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

6 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương:

Chương 1: Quá trình hình thành thương cảng Thị Nại

Chương 2: Thương cảng Thị Nại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Chương 3: Đặc điểm và vai trò của thương cảng Thị Nại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Trang 10

NỘI DUNG

Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lí

Nằm ở vị trí án ngữ trên tuyến đường giao thông hàng hải khu vực, Thị Nại - mảnh đất “hội nhân, hội thủy, hội thuyền” có vị trí thuận lợi để phát triển thành một thương cảng sầm uất nhất Champa

Thương cảng Thị Nại nằm trên hạ lưu sông Côn, nơi tiếp giáp với biển Đông được xem như một trung tâm kinh tế lớn của tiểu quốc Vijaya cũng như toàn thể vương quốc Champa

Thương cảng Thị Nại nằm ở vị trí trung tâm của một hệ tiểu cảng ven bờ- nơi diễn ra các hoạt động nhộn nhịp của các đoàn thuyền buôn, cũng như là nơi đặt trị sở kiểm soát của chính thể Vijaya Chính bởi vai trò và vị trí của mình

mà thương cảng Thị Nại được ghi chép khá nhiều trong thư tịch cổ của cả Đại Việt và Trung Hoa

Kinh thế đại điển tự lục đã chép về cảng Thị Nại: “Cửa cảng phía Bắc

liền với biển, bên cạnh có 5 cảng nhỏ thông với Đại Châu của nước ấy, phía Đông Nam có núi ngăn, phía Tây có thành gỗ” [13, tr.145]

Theo công trình biên niên của Quốc sử quán triều Nguyễn- Đại Nam nhất

thống chí thì vịnh Thị Nại (hay tấn Thị Nại) “Ở phía Đông huyện Tuy Phước,

rộng 197 trượng, thủy triều lên sâu 4 trượng 7 thước, thủy triều xuống sâu 4 trượng 4 thước, thủ sở ở địa phận thôn Bình Chính, có bảo đất, chu vi 48 trượng

4 thước, cao 6 thước, mở một cửa Về phía Đông cửa biển, có pháo đài Hổ Ky, chu vi 27 trượng, mở một cửa, có một kỳ đài và 12 lỗ sung…” [14, tr 39-40]

Trang 11

Như vậy, ta có thể thấy Thị Nại có vị trí tương đối khúc khuỷu Phía Đông Nam có dãy núi Phương Mai kéo dài, phía Bắc là biển với đường bờ biển khúc khuỷu, có nhiều cửa sông tạo thành vịnh kín gió thuận lợi cho tàu thuyền tránh gió, hình thành thương cảng Đây là đặc điểm thuận lợi chung để hình thành các thương cảng Đàng Trong Hơn nữa, sự hiện diện của bán đảo Phương Mai chạy dài gần 20 km song song với bờ biển của Vijaya đã trở thành một tấm bình phong chắn gió cho tàu thuyền lưu thông trong vùng biển Thị Nại, đặc biệt, tàu thuyền có thể ra vào từ cả cửa biển phía Bắc cũng như cửa biển phía Nam (cửa Quy Nhơn ngày nay) Nhận định này càng trở nên chắc chắn bởi cho đến cuối thế kỷ XVII, Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ khi vẽ về Nước Mặn Hải Môn của phủ Quy Ninh vẫn cho thấy rõ sự chia tách giữa bán đảo Phương Mai với đất liền Cảng Thị Nại là cửa ngõ tiến ra biển của toàn bộ vùng cao nguyên trù phú phía Tây Với ý nghĩa này, thương cảng Thị Nại có thể được xem là một điểm kết nối giữa biển và lục địa

Thương cảng Thị Nại nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đất liền với cửa sông ven biển tạo điều kiện cho cư dân nơi đây phát triển hoạt động hướng sông, hướng biển từ rất sớm Sự hình thành và phát triển của vùng cửa sông Côn chịu ảnh hưởng rất lớn tới các điều kiện của biển lẫn lục địa

Cùng với cảng Thị Nại thì thành Thị Nại cũng được xây dựng Dựa trên các khảo sát điền dã, thì hiện dấu vết của tòa thành này vẫn còn được lưu giữ tại

hạ lưu sông Côn, gần với địa điểm tọa lạc của Tháp cổ Bình Lâm Sự hiện diện của thành Thị Nại cùng với tháp cổ Bình Lâm tại vùng hạ lưu sông Côn, tiếp giáp với phía Bắc của vịnh Thị Nại ngày nay cũng gợi cho chúng ta nhận thức

cơ bản về vị trí cổ xưa của thương cảng Thị Nại Xét theo địa hình duyên hải Bình Định ngày nay thì vịnh Thị Nại chỉ có một cửa thoát ra biển ở cửa Quy Nhơn Tất cả thuyền bè muốn lưu thông ra vào vịnh Thị Nại đều phải đi qua cửa biển này

Căn cứ vào tài liệu lịch sử, địa lý và điền dã khảo cổ học, có thể khẳng định rằng Thị Nại là một thương cảng rộng lớn, đủ sức để chứa đựng nhiều

Trang 12

nguồn hàng ở nội địa cũng như ở bên ngoài lưu thông, là nơi dừng chân của nhiều thương nhân, tàu buôn lớn của nước ngoài

Việc xác định một vị trí chính xác tuyệt đối của thương cảng Thị Nại thời Vijaya là tương đối khó khăn Chúng ta chỉ có thể dựa trên những bằng chứng lịch sử cùng với khảo sát địa chất- sinh thái của khu vực biển Quy Nhơn trong khi chờ đợi kết quả khai quật khảo cổ học tại vùng vịnh Thị Nại- Quy Nhơn Cùng với sự đổi dòng của các nhánh sông Côn, cũng như là các biến đổi về địa hình (đặc biệt là sự bồi lấp của cửa biển phía Bắc, dần dần nối liền đất liền với dãy núi/ đảo Phương Mai ở phía Đông) thì vị trí của thương cảng Thị Nại cũng

đã có những sự thay đổi cho phù hợp Bên cạnh đó, xét trong một cái nhìn đối sánh đồng đại với sự vận hành của các thương cảng khác trong khu vực Đông Nam Á như Vân Đồn ở phía Bắc của Đại Việt hay Palembang Srivijaya ở Sumatra, cũng như thông qua việc khảo sát địa hình, địa mạo của vùng vịnh Thị Nại, có thể nhận xét rằng: Thương cảng Thị Nại nằm ở trung tâm của một hệ tiểu cảng ven bờ

Với vị trí địa lý như vậy, Thị Nại nhanh chóng trở thành một nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Sự ra đời và phát triển thịnh vượng của thương cảng Thị Nại đã mang đến sự ổn định, vững mạnh cho chính thể Vijaya

1.1.1.2 Sông ngòi

Nằm ở vị trí tiếp giáp của đất liền và sông biển, Thị Nại nhờ các con sông bắt nguồn từ Trường Sơn và cao nguyên phía tây đổ ra biển Đông tạo nên cửa khẩu và thương cảng Nơi đây sớm hình thành nhiều làng mạc và trung tâm thương nghiệp

Đầu tiên, khi nhắc đến chính thể Vijaya cũng như thương cảng Thị Nại không thể không nhắc đến vai trò của dòng sông Côn Sông Côn là dòng sông dài nhất của vùng Vijaya, và hầu hết các trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo quân sự đều nằm trải dọc theo dòng sông này Sông Côn có thể được xem là một trục chính của một mạng lưới trao đổi ven sông của nagara Vijaya Sông

Trang 13

Côn trở thành con đường vận chuyển hàng hóa từ các vùng trong vương quốc Champa tới thương cảng Thị Nại, mà đặc biệt là từ Tây Nguyên Sông Côn không chỉ vận chuyển hàng hóa mà còn có vai trò chuyển tải văn hóa giữa các vùng trong vương quốc

Sông Côn còn có vai trò địa chính trị đối với vương quốc Champa Sông Côn được dùng làm hào khi có giặc phương Bắc tấn công xuống, ngăn chặn sự tấn công xâm lược của chúng, bảo vệ Thị Nại, giúp cho Thị Nại thực hiện chức năng là quân cảng của mình, giữ vững kinh đô Vijaya

Dòng sông Côn còn có vai trò quan trọng để gây dựng nên một đồng bằng Bình Định trù phú Hằng năm, sông Côn cung cấp một lượng lớn phù sa

và nước cho vùng đồng bằng này Sự trù phú, màu mỡ của nơi đây khiến cho vùng đồng bằng Bình Định trở thành hậu phương lương thực cho cảng thị và cho chính thể Vijaya Đây là một trong những nguyên nhân giúp cho chính thể Vijaya hùng mạnh, bền vững

Bên cạnh đó, trong không gian duyên hải với điểm nhấn là cảng Thị Nại còn có một hệ thống thủy lộ, cửa biển và các hệ đảo ven bờ Đó là hòn Thanh Châu “ở thôn Chính Thành, phía nam huyện, tục gọi là núi Cù Lao, là trấn sơn của cửa biển Thị Nại” [14, tr.30], là Ghềnh Hổ “ở phía ngoài cửa biển Thị Nại, phía Đông huyện Tuy Phước” [14, tr.30] Các dòng sông từ thượng nguồn đổ về của biển Thi Nại có sông Tam Huyện “ở địa phận ba huyện Tuy Viễn, Tuy Phước và Phù Cát nên gọi tên thế” [14, tr.32-33], chia làm 4 dòng, đều đổ vào đầm Biển Cạn và chảy xuống cửa biển Thi Nại Bên cạnh đó có đầm Biển Cạn

“ở phía Đông huyện Tuy Phước, chu vi hơn 9.500 trượng, nước đầm đổ vào cửa biển Thị Nại, trong đầm có núi nhỏ, tục gọi là tháp Thầy Bói, phía tả là Ghềnh

Hồ, phía hữu là Bãi Nhạn” [14, tr.35]

Với một mạng lưới sông ngòi dày đặc như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tài nguyên, sản vật của Champa tham dự vào hệ thống thương mại khu vực và thế giới, góp phần tăng cường vai trò trung tâm liên vùng của thương cảng Thị Nại

Trang 14

1.1.3 Khí hậu

Cũng như các vùng khác trong cả nước, Bình Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Mùa đông khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Hoạt động của gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi và về của các đoàn thuyền buôn

Hoạt động này chỉ diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định từ 3 đến 4

tháng gọi là “mùa mậu dịch” Các thương thuyền từ Đông Bắc Á đến Thị Nại đi

theo gió mùa Đông Bắc bắt đầu thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Đến tháng 6 tháng 7, gió mùa Đông Nam lại thổi ngược lên phía Bắc Theo hướng gió, thuyền buôn Trung Hoa, Ấn Độ, lại dong thuyền về nước

Bình Định có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu

từ tháng 9 đến tháng 12 Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 Do khí hậu ở đây khô hạn và mưa kéo dài nên các thương thuyền nước ngoài phải thường xuyên dừng chân tại những thương cảng dọc miền Trung trên lãnh thổ đất Bình Định để tránh mưa to, gió lớn hay lấy nước ngọt, lương thực và trao đổi hàng hóa Điều này càng đẩy mạnh vai trò của các thương cảng trong hoạt động kinh tế thương mại ở vùng đất này Thêm nữa, ở Thị Nại cho đến trước Tết Âm lịch thời tiết vẫn khô ráo thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá

Độ ẩm tuyệt đối tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối

79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%

Chế độ mưa: Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm

2.000 - 2.400 mm Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Vậy là ngay từ những buổi đầu sơ khởi vùng Thị Nại đã có những tiền đề thuận lợi của một thương cảng thời trung cổ phát triển một hệ thống giao

Trang 15

thương đa chiều nhờ vào hệ thống sông, vị trí sát biển và khí hậu phân hai mùa

rõ rệt Những điều kiện sơ khởi trên hứa hẹn những nhân tố quan trọng tạo tiền

đề cho sự phát triển của Thị Nại về sau

1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

1.2.1 Điều kiện kinh tế

• Tiềm năng kinh tế của vùng đất Bình Định

Địa hình lãnh thổ cổ xưa của mandala Champa được nhìn nhận như là một trong những vùng đất bị chia cắt bởi các đèo, dốc và núi ven biển Các vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm ở châu thổ của những con sông ngắn, có độ đốc cao bắt nguồn

từ dãy Trường Sơn đổ ra biển, cộng thêm khí hậu nóng ẩm đã đưa tới nhận định cho rằng kinh tế nông nghiệp của Champa là kém phát triển

Tuy nhiên, không phải tất cả các đồng bằng ven biển đó đều là những vùng đồng bằng kém phì nhiêu, không thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững Các đồng bằng châu thổ sông Thu Bồn (thuộc tiểu quốc Amaravati - vùng Quảng Nam ngày nay), hay đồng bằng châu thổ sông Côn (thuộc tiểu quốc Vijaya- vùng Bình Định ngày nay) được ghi nhận như những vùng đồng bằng trù phú Các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn này đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển một nền kinh tế nông nghiệp mang lại các nguồn thu

ổn định và bền vững cho các tiểu quốc Amaravati và Vijaya

Theo Đại Nam nhất thống chí thì đồng bằng lưu vực sông Côn “ruộng đất

màu mỡ, rộng rãi, xưa gọi là “Tiểu nông trại”, nhân dân đông, phẩm vật nhiều, thuyền xe tụ tập, buôn bán đông vui, trong ngoài sông núi bao vây, đánh hay giữ hai đường đều tiện, thật là đất xung yếu ở Tả kỳ vậy” [14, tr.11- 12]

Với đất đai màu mỡ do phù sa bồi đắp hàng năm, trên các đồng bằng châu thổ ấy, các cư dân Champa đã tiến hành canh tác nông nghiệp Nghề trồng lúa vốn là sinh hoạt chính của họ và cây lúa là cây trồng quan trọng nhất của người Chăm Điều này được thể hiện qua các văn bia có nội dung liên quan đến việc dâng hiến hoa màu cho các đền tháp

Trang 16

Trong bối cảnh đặc trưng của một vùng khô, người Chăm đã có những

sáng tạo riêng của mình để thích ứng, duy trì và phát triển Theo Thủy kinh chú,

người Chiêm Thành biết trồng lúa trên hai loại ruộng là xích điền và bạch điền Nhiều giống lúa Chiêm Thành nổi tiếng đã được đưa tới miền Đông Nam Trung Quốc vào đầu thế kỷ XI là những giống lúa nhanh chín, có thể chịu được cả khô hạn và ngập nước Ở phía Bắc Việt Nam bây giờ trong dân gian vẫn còn nhắc đến 35 giống lúa cấy về mùa nắng được gọi là lúa Chiêm, trong đó có hai thứ rất quen thuộc với người nông dân là chiêm hẩm và chiêm dự Những ghi chép của Wang Dayuan - người được coi là đã đi hết các hải quốc ở Nam Hải vào thế

kỷ XIV cho rằng: những cánh đồng (lúa của Champa) thuộc loại thượng đẳng

và trung đẳng thích hợp cho việc trồng trọt

Hơn thế, người Chăm là những người rất thạo trong việc làm thủy lợi, dẫn nước vào các ruộng cao bằng hệ thống guồng nước, hay xây đắp hệ thống đập nước để trữ nước cho nông nghiệp Bia Lomngơ đã cho biết việc làm đập nước, đào kênh của người Chăm

Ở khu vực làng Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định vẫn còn dấu vết của một hệ thống thủy lợi của người Chăm Đó cũng là một hệ thống đập bổi có kè đá Theo tài liệu địa phương thì địa điểm xây đập phải đảm bảo độ dốc của dòng chảy tại nơi nó bị chặn lại để đủ một lượng nước đưa vào hệ thống mương dẫn tới từng cánh đồng Mặt khác lòng sông suối nơi xây đập phải có loại đá tảng để làm cửa mương tránh bị xói mòn

Miền Trung vốn là vùng đất khô hạn, chính vì vậy, người Chăm đã biết khai thác nguồn nước ngầm để sinh hoạt và tưới tiêu bằng cách đào giếng Theo các nhà nghiên cứu, đào giếng là loại hình sinh hoạt văn hóa xuất hiện sớm ở miền Trung Việt Nam và những khảo sát điền dã, khảo cổ học dọc theo ven biển duyên hải và hải đảo đã phát hiện một loạt hệ thống giếng Chăm cổ Các giếng này phổ biến loại hình giếng hình vuông làm nguồn nước công cộng cho cư dân như giếng ở vùng Ninh Phước, Phan Rang, Bình Định ngày nay và trở thành mặt hàng có chức năng xuất khẩu

Trang 17

Champa là đất nước tranh thủ xuất khẩu đủ mọi thứ, từ nước giếng đến trầm hương, mã não, duy chỉ một món hàng cấm xuất khẩu vì thiếu, đó là lúa gạo

Ngoài cây lúa là cây trồng chính, người Bình Định còn biết trồng các loại cây ăn quả (cây chuối, cây dừa…), các loại cây màu (cây mè, cây đậu, khoai lang…), cây công nghiệp, đặc biệt là hồ tiêu Hồ tiêu Chàm cũng là mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng nhất khi thế giới Tây Á và châu Âu săn tìm các

đồ gia vị

Nhiều nhà nghiên cứu cổ điển đã nói đến sự tồn tại và phát triển của kinh

tế nông nghiệp ở Champa Dựa trên nguồn tư liệu thư tịch cổ Trung Hoa về sản phẩm nông nghiệp của Champa, G.Maspero đã viết: Champa có ít đồng bằng, đất trồng trọt thì hiếm, ít lúa nhưng nhiều rau đậu, trồng nhiều cây ăn quả, trồng dâu nuôi tằm và trồng bông

Champa là một chính thể trọng nông Sự hình thành và phát triển của các chính thể này trên các đồng bằng châu thổ sông rộng lớn và trù phú đã cung cấp một nguồn thu ổn định và bền vững

Xét trong bối cảnh chung của khu vực Đông Nam Á cổ xưa, việc tự cung cấp lúa gạo có thể được coi như là một nhân tố nội tại quan trọng để duy trì sự phát triển và thịnh vượng của một cộng đồng cư dân, hay rộng lớn hơn là của cả một mandala Đặc biệt, với các cảng thị, các thương nhân quốc tế trong quá trình giao thương thường ở lại Đông Nam Á một thời gian dài để đợi gió mùa, bởi vậy một cảng thị có nguồn cung cấp hoa lợi nông nghiệp được coi là thiết yếu đối với thành công của chúng Sự phồn vinh trong một thời gian dài của mandala Phù Nam ở Đông Nam Á là được cho là có sự đóng góp quan trọng của năng suất nông nghiệp cao và ổn định ở châu thổ sông Mêkông, dẫn tới sự vượt trội của Phù Nam so với các tiểu quốc khác đương thời Nagara Vijaya và thương cảng Thị Nại, với bệ đỡ về lương thực đã cung cấp một cách ổn định từ vùng châu thổ sông Côn chắc chắn là một tiền đề quan trọng và thiết yếu cho sự phát triển của tiểu quốc này, cũng như tiền đề cho sự vượt trội và chiếm ưu thế

Trang 18

của Vijaya trước sự cạnh tranh của các tiểu quốc láng giềng khác Khác với bối cảnh chung của Champa là một vùng đất khô cằn và không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đồng bằng Bình Định với sự trù phú của mình đã tạo nên sự khác biệt lớn và ưu thế quan trọng của Vijaya đối với các tiểu vùng khác của mandala Champa

Dựa trên nền tảng của một cộng đồng cư dân nông nghiệp ổn định, các trung tâm thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển trong không gian đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Côn như trung tâm thủ công nghiệp gốm sứ, trung tâm thủ công nghiệp dệt, mà điển hình nhất là trung tâm gốm sứ Gò Sành ở Bình Định Một hệ thống các lò gốm Gò Sành được phát hiện đã minh chứng cho sự hoạt động và phồn vinh của nghề thủ công sản xuất gốm mang đặc trưng của tiểu quốc Vijaya Sự hiện diện dày đặc của các trung tâm sản xuất gốm Gò Sành ở lưu vực sông Côn có thể dẫn chúng ta tới nhận định rằng nghề sản xuất gốm của Vijaya xưa đã ở một trình độ phát triển cao cả về quy mô và chất lượng với một lượng lớn thợ thủ công chuyên nghiệp Qua tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy những khu lò này chuyên sản xuất những sản phẩm gốm gia dụng tráng men và còn sản xuất cả những sản phẩm gốm trang trí kiến trúc phục vụ cho nhu cầu xây dựng các cung điện của Hoàng gia và các công trình tín ngưỡng tôn giáo Trung tâm thủ công nghiệp gốm Gò Sành ngoài việc sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, còn trở thành một mặt hàng quan trọng của Champa cùng với các sản phẩm lâm sản đặc trưng khác tham gia vào thị trường trao đổi khu vực và thế giới, trong đó nhiều nhất là thị trường Đông Nam Á Sự bắt đầu và phát triển của các lò gốm Gò Sành ở vùng Bình Định nằm trong xu thế phát triển chung của các lò gốm ở Đông Nam Á trước sự đóng cửa của nhà Minh đã chứng tỏ chính thể Vijaya đã rất năng động trong việc nắm bắt thị trường quốc tế và chủ động dấn thân vào mạng lưới giao thương quốc tế, đặc biệt là mạng lưới trao đổi gốm sứ trên biển

Bên cạnh nghề làm gốm, nghề luyện kim, chế tác vàng bạc, các loại trang sức quý và đồ kim khí cũng rất phổ biến Nhiều kiểu trang sức đẹp bằng vàng

Trang 19

ngọc được chạm trổ cầu kỳ trên nhiều pho tượng cũng như nhiều bộ trang sức bằng kim loại quý là đồ tế nhuyễn đã được tìm thấy ở hầu hết tại các di tích đền tháp Bên cạnh đó, đạo quân đông hàng vạn binh sĩ với những cuộc chiến tranh liên miên đã có nhu cầu rất lớn về vũ khí Tất cả những sản phẩm này đều có hình dáng đẹp, được gia công khéo léo, chạm trổ nhiều hình hoa lá rất tỉ mỉ, nói lên trình độ nghề nghiệp tinh xảo của thợ Chăm trước kia

Các sản phẩm thủ công nghiệp không những là mặt hàng trao đổi buôn bán mà nó còn trở thành mặt hàng quan trọng dùng để tiến cống mà đặc biệt là

sản phẩm vải bông Theo Lương sử, vào thế kỷ VI, bông được sản xuất ra ở

Lâm Ấp Ở Lâm Ấp, bông được đem xe thành chỉ để dệt thành vải trắng hoặc nhuộm thành năm màu để dệt vải màu Vải được chọn là mặt hàng dùng để tiến cống các đế quốc phương Bắc Vua của Lâm Ấp tiến cống vải cho nhà Đường vào năm 630 và các vua Chiêm Thành thì dâng cống nhiều loại vải bông cho nhà Tống vào những năm 966, 962

Đối với những cư dân miền thượng thì hoạt động khai thác lâm thổ sản là hoạt động kinh tế chủ yếu Bình Định là vùng đất có nguồn lâm thổ sản phong phú, giàu có và quý hiếm Bình Định cũng giống như các vùng đất khác của Champa luôn nổi tiếng là xứ sở của trầm hương Trầm hương của Nhật Nam đã được người Trung Quốc biết đến rất sớm từ khoảng thế kỷ III sau Công nguyên

và luôn được ghi chép là cống vật của Champa Sau thế kỷ IX, các nhà địa lí Hồi giáo mà người đầu tiên là Ibun Khordadzbeh, cũng nói tới trầm hương của nước Champa Tome Pires còn nói rằng trong các mặt hàng xuất khẩu của Champa, quan trọng nhất là trầm hương Đây là loại trầm hương thực sự, là loại trầm hương tốt nhất trong các loại trầm hương

Ngoài trầm hương, Bình Định còn có nhiều mặt hàng lâm sản khác như vàng, các loại gỗ thơm, ngà voi, sừng tê, yến sào,

Các cộng đồng cư dân ở vùng thượng nguyên ấy lấy những sản phẩm khai thác được từ núi rừng để trao đổi với bên ngoài làm hoạt động kinh tế chính của mình Theo Phan Huy Chú đã chép về phủ Hoài Nhân trong cuốn

Trang 20

Lịch triều hiến chương loạn chí cho biết: “Của cải trong một phủ, có phần đầy

đủ, cùng với phủ Tư Nghĩa, phủ Thăng Hoa, đều gọi là hạt giàu có Sản vật có nhiều, như: Trầm hương, tốc hương, sừng tê, vàng, bạc, đồi mồi, châu báu, sáp ong, đường, mật, dầu, sơn, cau tươi, hồ tiêu, cá, muối và các thứ gỗ đều rất tốt; thóc lúa không biết bao nhiêu mà kể Ngựa sinh ra ở trong núi, có từng đàn đến trăm nghìn con” [1, tr 30]

Các cư dân Bình Định sống ven biển rất quan tâm đến việc khai thác các nguồn hải sản Không gian duyên hải là địa bàn sinh sống của cộng đồng các cư dân ven biển lấy hoạt động khai thác và trao đổi kinh tế biển làm động lực phát triển chính Những sản phẩm có từ biển không chỉ cung cấp cho cư dân vùng duyên hải mà còn là nguồn lương thực quan trọng cung cấp cho cư dân đồng bằng Những sản phẩm đặc trưng của hệ sinh thái ven biển như các loại thủy hải sản (đồi mồi, ngọc trai, vây cá ) được bán sang Trung Hoa, Ấn Độ, hay sản xuất muối biển trên các cánh đồng muối lớn ven biển mà ngày nay vẫn tiếp tục được khai thác; chế biến các loại mắm, các loại hải sản phơi khô như cá, tôm, tép, mực cung cấp cho thương nhân dùng để trao đổi nguồn hàng lâm thổ sản với cư dân miền núi Nổi bật lên trong vùng duyên hải ấy là hoạt động và vai trò của thương cảng Thị Nại và một hệ tiểu cảng ven bờ

Với tiềm năng kinh tế, cùng với khả năng và óc sáng tạo của mình, người dân Bình Định đã nhạy bén trong cuộc sống đưa nguồn lợi ấy phát triển trong kinh tế nội thương và ngoại thương

• Truyền thống thương mại

Hơn hai ngàn năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh Điều này được chứng minh qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học trên vùng đất Bình Định với những hiện vật tìm được như nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại… được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh

Trang 21

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh là dân cư Champa với nền văn hoá Champa rực

rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một cảng thị hưng thịnh

Nền kinh tế của vương quốc Champa ngoài nền tảng nông nghiệp và ngư nghiệp, phần lớn tập trung vào thương mại duyên hải với Arập, Trung Hoa và các quốc gia khác ở Đông Nam Á

Bờ biển miền Trung Việt Nam là nơi cập bến, “ghé chân” bắt buộc của mọi tàu thuyền trên đường Đông- Tây, từ Ấn Độ đến Trung Quốc và ngược lại, bởi ngoài khơi biển Đông nhiều giông bão và nhiều bãi san hô đá ngầm nên đi men bờ hay gần bờ có thể tránh được cả hai mối nguy hiểm đó Kinh nghiệm nhiều năm của các thủy thủ đã truyền lại cho nhau điều đó Hơn nữa, các hải thuyền đi dài ngày cũng cần mua nước ngọt và lương thực Lãnh thổ Champa xưa, miền Trung Việt Nam ngày nay chính là nguồn cung cấp hàng hóa cho nhiều tàu thuyền, nhiều thị trường mà gần gũi nhất là thị trường Trung Hoa Từ đây, Trung Hoa có thể nhập cảng nhiều loại xa xỉ phẩm như ngà voi, sừng tê, quế, trầm hương và hương liệu… Đồng thời các cảng trung chuyển hàng hóa ở vùng duyên hải cung cấp chỗ neo đậu an toàn, nước ngọt và củi gỗ cho các tàu

đi dọc bờ biển từ Nam Á lên Đông Á Do vậy, vương quốc Champa đã cung ứng những thương nhân trung gian quan trọng có ảnh hưởng hầu hết đến hoạt động thương mại trong vùng biển phía Nam

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, Champa đã trải qua một thời kỳ phát triển quan trọng, trong đó, các cảng biển của Champa đã dần trở nên quen thuộc đối với các thương thuyền trên tuyến hải thương khu vực như Cù Lao Chàm, Cửa Đại Chiêm, cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc, các đồ trang sức từ Trung Đông,

Ấn Độ và nhiều tài liệu, thư tịch cổ Trung Quốc… đã xác nhận Cù Lao Chàm xưa kia là hải cảng chính của nước Champa Cù Lao Chàm là địa điểm lý tưởng

để trao đổi hàng hoá, tích trữ lương thảo, nước ngọt, nghỉ ngơi, sửa chữa tàu trong chuyến đi dài ngày trước khi giong buồm đến Trung Quốc và Nhật Bản Thời điểm đó, các tuyến hàng buôn của Tây Á cũng phát triển mạnh về phía

Trang 22

Đông, tuyến đường buôn bán tơ lụa và gốm sứ và hương liệu quý xuất hiện Các tàu buôn hành trình đến Trung Quốc sẽ không thể bỏ qua Cù Lao Chàm của Champa lúc bấy giờ vốn đang cực thịnh và là nguồn hàng khai thác không bao giờ vơi, đặc biệt là vàng Vàng đã được các thương nhân Tây Á mua rất nhiều

từ Champa (với nguồn khổng lồ lấy từ Butan Điều này cho thấy Cù Lao Chàm đóng vai trò to lớn trong quan hệ hàng hải Quốc tế và khu vực

Tuy nhiên, từ thế kỷ X, thương cảng Cù Lao Chàm đã đánh mất vị thế là thương cảng số 1 của Champa và Thị Nại đã nổi lên như một trong những thương cảng chính trên bờ biển Champa

Để Thị Nại có thể tồn tại như một thương cảng chính của Champa, những người đứng đầu vương triều Vijaya đã có những cố gắng lớn trong việc thiết lập một mạng lưới các cảng biển phụ trợ, đóng vai trò như những điểm thu gom hàng hóa từ các vùng, tiểu quốc khác và sau đó được chuyển về thương cảng Thị Nại Từ đây, hàng hóa được trao đổi, buôn bán cho các thương nhân ngoại quốc Các vị vua của vương triều Vijaya đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc chiếm cứ các thương cảng khác ở phía Bắc và ở phía Nam, ít nhất để khẳng định vị thế của mình nhằm chống lại sự đe dọa vị thế của thương cảng Thi Nại

từ các thương cảng khác ven bờ Một ví dụ điển hình là sự kiện được ghi rõ trong bia ký Champa năm 1050, Jaya Parames varavarman đã cho một đoàn quân lớn chiếm đóng vùng Pamduranga ở phía Nam của Vijaya

Khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều đồ gốm sứ Trung Quốc, gốm sứ nội địa tức nhóm gốm Chăm và một số hiện vật có nguồn gốc Trung Đông, không chỉ vậy nơi đây còn phát hiện rất nhiều hiện vật như trang sức, đồ gốm, đồ sứ có nét giống với đồ vật trang sức cổ xưa của các nước trên thế giới tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ cùng một số quốc gia ở Đông Nam Á Điều này chứng tỏ từ rất

xa xưa cư dân nơi đây không chỉ biết giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hoá, phát triển kinh tế mà họ còn giao lưu, trao đổi cả những kỹ thuật, văn hoá và cả tôn giáo… Tất cả xác định một điều chính xác rằng nơi đây từng có nhiều người

Trang 23

nước ngoài đến, nó khẳng định hơn nghi nghờ của chúng ta về thương cảng Thị Nại từng là điểm giao thương của nhiều thương nhân nước ngoài

Hoạt động kinh tế của thương cảng Thị Nại cũng phát triển mạnh để đáp ứng những yêu cầu của khách nước ngoài Mặt khác, thương cảng Thi Nại còn nắm giữ vị trí trung tâm trao đổi buôn bán với các địa phương ở khu vực Bình Định Tại đây hình thành những khu phố buôn bán sầm uất với lượng hàng hoá nhiều vô kể Khi trở thành vùng đất của Đại Việt, vùng đất ấy vẫn không ngừng phát huy truyền thống và tiềm năng thuận lợi vốn có của mình trong hoạt động buôn bán hàng hải khu vực và Quốc tế

• Những yếu tố mới của thương mại khu vực và thế giới

Thời kỳ này, lịch sử thương mại Champa cũng như thương mại Đông Nam Á và thế giới chịu ảnh hưởng của ba nhân tố chính

Nhân tố đầu tiên là các chính sách khuyến thương ở Trung Quốc

Sự thống nhất của Trung Hoa dưới triều đại Tống (960- 1279) và các chính sách được thực thi sau đó của các vương triều Tống đã có những tác động sâu sắc tới hệ thống hải thương châu Á Triều đại Tống được thừa nhận rộng rãi như một trong những vương triều thành công nhất của Trung Hoa trong việc thúc đẩy cũng như kiểm soát các hoạt động ngoại thương Geoff Wade cho rằng, sự tồn tại của các triều đại Bắc và Nam Tống từ năm 960 đến 1279 đã tạo nên một thời kỳ phát triển thương mại và thủ công nghiệp mạnh mẽ ở Trung Quốc, lớn đến mức những thay đổi diễn ra trong giai đoạn này được xem như

“cuộc cách mạng trung đại” Một số chính sách đã được ban hành nhằm kiểm soát và thúc đẩy sự phát triển của các cảng thị miền Nam Trung Hoa, đặc biệt là các cảng ở Quảng Châu Các vua nhà Tống cũng ban hành các chính sách khuyến khích thương nhân ngoại quốc đến và thực hiện công việc trao đổi buôn bán ở nhiều cảng thị Nam Trung Hoa Một ví dụ điển hình là năm 987, triều đình Trung Hoa đã cử bốn phái bộ ngoại giao mang theo quốc thư để khuyến khích các thương nhân ngoại quốc vùng Nam Dương đến và buôn bán tại các cảng thị Nam Trung Quốc

Trang 24

Triều đình nhà Tống cũng khuyến khích các nước láng giềng phương Nam gửi các phái bộ ngoại giao và triều cống tới Trung Hoa Thông qua việc

đó, triều đình Trung Hoa nhận được những nguồn thu lớn qua các hàng hóa cống phẩm được gửi tới, cũng như khẳng định vị thế của mình với các nước láng giềng Đồng thời, hệ thống triều cống cũng mang lại những lợi ích thiết thực và quan trọng cho các phái bộ triều cống của các nước về mặt kinh tế và chính trị Champa cũng không nằm ngoài hệ thống này Các sản phẩm của Champa về nông sản, lâm thổ sản đều được các phái bộ ngoại giao mang sang Trung Hoa thực hiện công việc triều cống Từ đây, các mặt hàng của Champa được người Trung Quốc và nhiều nước khác biết đến Điều này thúc đẩy mạnh

mẽ hơn quá trình Champa dự nhập vào mạng lưới thương mại khu vực và Quốc

tế

Vào đầu thế kỷ XIII, thương cảng Quảng Châu, cảng thị quan trọng nhất

ở miền Nam Trung Hoa bước vào giai đoạn khủng hoảng Sự khủng hoảng này

là kết quả của một quá trình xung đột và chuyển giao giữa triều Nam Tống và nhà Nguyên Hệ quả là, hầu hết các thương nhân ngoại quốc đã rời khỏi các cảng ven biển Nam Trung Quốc để tới các trung tâm buôn bán khác Sau khi kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, triều Nguyên bắt đầu thiết lập quyền lực của mình ở vùng duyên hải Nam Trung Quốc, thiết lập một số lượng lớn các cơ quan kiểm soát tàu buôn và thương nhân ngoại quốc tại các cảng thị nhằm kiểm soát việc trao đổi buôn bán trên biển Thương cảng Quảng Châu và các cảng thị khác vùng Nam Trung Quốc lại bắt đầu hồi sinh và trở nên thịnh vượng dưới triều Nguyên và triều Nguyên được xem như là một “bước ngoặt” của lịch sử hải thương châu Á

Vào thời nhà Tống (960 - 1279) và thời kỳ hậu Nguyên (cuối thế kỷ XIII

- đầu thế kỷ XIV), sự phát triển của các thị trường phổ quát ngày càng trở thành một đòi hỏi bức thiết cùng với số lượng Hoa thương tăng lên và việc sử dụng đồng tiền trở nên phổ biến toàn khu vực

Trang 25

Sự biến đổi của thị trường Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thương mại biển khu vực Đông Nam Á Sự biến đổi quan trọng nhất trong thời kỳ này là sự hưng thịnh của các đô thị ở Trung và Nam Trung Hoa

Sự phát triển đó cần tới sự buôn bán trên biển Về mặt kỹ thuật, thuyền buồn lớn nhỏ xuất hiện ở các vùng biển Nam Trung Quốc Sức trở của loại thuyền này cũng tăng lên nhanh chóng và hải trình của chúng cũng thay đổi từ cận hải (chạy ven bờ) đến viễn dương (đi biển xa) Hàng hóa chuyên chở cũng bắt đầu thay đổi từ những hàng nhẹ, quý như tơ lụa sang những loại hàng nặng như đồ

sứ, từ những đồ xa xỉ như dầu thơm sang những vật dụng đại chúng hơn như giấy Sự gia tăng của các thị trường lớn được kiểm nghiệm cùng với sự có mặt của số lượng phong phú gốm sứ và các sản phẩm kim loại vô giá trong số các loại hàng hóa buôn bán đường dài, đặc biệt là hàng hóa trên biển từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX Chính những sự thay đổi về kỹ thuật hàng hải cũng như thay đổi

về nhu cầu của các mặt hàng trao đổi ở các thị trường lớn đã dẫn đến sự biến đổi của các tuyến hải thương khu vực, đặc biệt là các tuyến giao thương vận hành trên các vùng biển Đông Nam Á Sự thay đổi của các dòng chuyển vận giao thương như vậy đã có tác động trực tiếp và sâu sắc tới sự hưng thịnh và suy vong của các tiểu quốc vùng Đông Nam Á, trong đó có vương quốc Champa

Vào thời kỳ này, Đông Nam Á đã hình thành được một hệ thống buôn bán mang tính khu vực Java xuất khẩu gạo để đổi lấy gỗ vàng, kim cương từ Tây Borneo, trầm hương từ Champa, Timo, nhục đậu khấu từ Banda và Malacca, hồ tiêu từ Sumatta Đến đầu thế kỷ XIV, theo thống kê của Hall ở Đông Nam Á đã có 5 khu vực buôn bán trên biển thực sự hoạt động

Đông Nam Á trong nền lịch sử hải thương quốc tế cùng với lợi thế là nằm ở vị trí trung gian trên con đường thương mại biển nối liền thế giới Đông - Tây, còn nổi tiếng với những sản phẩm có giá trị cao trên trường quốc tế mà nổi bật là ba sản phẩm: cánh kiến trắng, long não và một loại nhựa được biết đến như Ju Nhựa Ju được sử dụng trong y học cũng như một loại trầm hương Ngoài ba sản vật này, Đông Nam Á còn nổi tiếng với những loại sản vật đẹp kỳ

Trang 26

lạ, tìm thấy ở những môi trường sống ở vùng đầm lầy, rừng và hang động Ví như: lông vũ của chim bói cá, ngọc trai, san hô, sên biển và nhiều loại rong biển khác nhau, tổ chim, vỏ và gỗ cây đước, mật ong, sáp ong, gỗ đại bàng,

Nhân tố thứ hai tác động sâu sắc đến nền thương mại Champa nói riêng

và khu vực Đông Nam Á nói chung là vai trò tích cực ngày càng trở nên mạnh

mẽ của các thương nhân Arab, những người nắm giữ và kiểm soát sự vận hành của các tuyến hải thương ở khu vực Nam và Đông Nam Á Từ các trung tâm ban đầu ở Konkan và Gujarat, cư dân Ba Tư, Arab đã dần mở rộng lãnh thổ của

họ về phía Đông và chiếm cứ các tuyến hải thương dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương vào thế kỷ IX Thương nhân Arab sau đó đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tới khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc vào thế kỷ X Đến thế kỷ XIII, các thương nhân Arab tiếp tục nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tuyến hải thương nối kết Trung Hoa với Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á

Nhân tố thứ ba tác động đến Champa và khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ

X đến thế kỷ XV là sự mở rộng hoạt động của các mạng lưới thương nhân gốc Tamil (vùng Đông Nam Ấn Độ) cùng với sự thịnh vượng của vương quốc Cholas ở bờ biển Đông Nam Ấn Độ Nổi lên như một vương quốc biển lớn ở bờ biển Ấn Độ vào năm 985, vương quốc Cholas sau đó đã mở rộng lãnh thổ cả trong vùng lục địa rộng lớn cũng như trên các đại dương Các vua Cholas đã khuyến khích các hoạt động giao thương trên biển và dự nhập tích cực vào mạng lưới hải thương từ biển Địa Trung Hải, Ba Tư ở phía Tây đến vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa Hermann Kulke đã nhìn nhận sự trỗi dậy của vương quốc biển Cholas và vai trò tích cực của các thương nhân Tamil, sự xung đột, cạnh tranh giữa vương quốc Cholas và vương quốc Srivijaya vào thế kỷ XI như

là một sự trỗi dậy của các cường quốc mới, sự chuyển dời các tuyến hải thương

Như vậy, có ba nhân tố thương mại mới trong khu vực và thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến nền ngoại thương Champa nói riêng và toàn khu vực Đông Nam Á nói chung từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, đó là sự hồi sinh của thị

Trang 27

trường Trung Hoa dưới thời nhà Tống và Nguyên, sự mở rộng các mạng lưới của thương nhân Arab và sự trỗi dậy của vương quốc biển Cholas Đây đồng thời cũng chính là các thị trường kinh tế lớn của thế giới Hệ quả là, tuyến hải thương kết nối ba trung tâm kinh tế này đi qua vùng biển Đông Nam Á đã trở thành một trong những tuyến hải thương năng động và quan trọng nhất của thế giới đương thời Sự thịnh vượng của mạng lưới hải thương này đã mang lại những cơ hội thuận lợi cho các chính thể của khu vực Đông Nam Á để dự nhập vào thị trường quốc tế và thu lợi từ việc trao đổi buôn bán với thế giới bên ngoài Srivijaya, Champa - những thể chế biển điển hình của khu vực Đông Nam Á đã tận dụng môi trường thuận lợi này để tích cực dự nhập vào mạng lưới khu vực bằng việc cung cấp các nguồn hàng bản xứ, các cảng thị ven biển thuận lợi, cũng như cố gắng chiếm cứ các tuyến hải thương

1.2.2 Điều kiện xã hội

Từ xa xưa, một bộ phận người Nam Đảo đã thiên di đến vùng biển miền Trung Việt Nam ngày nay Họ trở thành người Chàm với tư cách là cư dân của vương quốc Champa, nhưng họ không phải là người đầu tiên có mặt trên vùng đất này Các học giả đưa ra nhiều giả thiết về quê hương ban đầu của người Nam Đảo như ở vùng phía Nam Trung Hoa hay xuất phát từ đảo Mundanao (Philippip) theo gió mùa vào biển Đông (miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay)

Tuy các học giả có nhiều ý kiến khác nhau về quê hương của người Nam Đảo, nhưng hầu hết họ đều công nhận khả năng thiên di trên biển và vai trò tiên phong mở ra con đường đi biển của họ Chính người Chàm về sau đã biết lợi dụng thế mạnh này của tộc người trong việc giao lưu với thế giới bên ngoài

Cuối thiên niên kỷ II - đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, nhóm Nam Đảo phía Tây đã thực hiện những chuyến đi đáng kinh ngạc Họ tới vùng biển miền Trung Việt Nam ngày nay, để sau này tạo nên nhóm Austronesia Chàm

Khảo cổ học đã chứng minh được sự có mặt của người Nam Đảo ở bờ biển Việt Nam từ cuối thiên niên kỷ II trước công nguyên Người Nam Đảo đến

Trang 28

bờ biển Việt Nam từ rất sớm, ít ra là từ trên dưới 1000 năm trước công nguyên,

ăn ở đời kiếp ở đây và đã diễn ra một quá trình cộng cư đơn giản, hòa bình với những nhóm dân bản địa sống thưa thớt nhưng đã có mặt từ trước khi người Nam Đảo thiên di tới Chính sự có mặt của người Nam Đảo và sự cộng cư này

là điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của những nền văn hóa và vùng văn hóa sau đó ở ven biển miền Trung

Vùng biển miền Trung xưa của Việt Nam sớm hội tụ được những điều kiện cho khả năng tập trung dân cư mà trước hết phải kể đến biển như là một yếu tố đầu tiên Hơn nữa ở đây cũng là nơi có những dòng sông lớn đổ ra biển

và tạo nên những đồng bằng nhỏ như sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Côn (Bình Định)

Từ những nhóm Nam Đảo lênh đênh trên biển rồi định cư nơi đây và xây dựng nên vương quốc cổ Champa, trở thành tộc Chăm

Sự cho phép của điều kiện tự nhiên và thói quen văn hóa tộc người đã sớm hình thành ở người Chàm một truyền thống đánh cá, đóng thuyền dày dặn kinh nghiệm Đến cuối thế kỷ IV, những người Nam Đảo, trong đó có người Chàm đã đóng vai trò như những “con thoi” trên vùng biển Đông và Nam Á trong hệ thống thương mại khu vực và thế giới GS Trần Quốc Vượng đã nhận xét về chủ nhân của vương quốc Champa như sau: “người Chăm cổ có cái nhìn

về biển đúng đắn, biết cấu trúc một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, tuy còn chất phác, thô sơ nhưng đã biết khai thác mọi tài nguyên trên nguồn rừng, dưới biển khơi… để xuất khẩu, có đội chiến thuyền và thương thuyền đủ lớn, đủ mạnh để

ra khơi góp phần xây dựng Champa hưng thịnh một thời” [15, tr.536]

1.1.3 Điều kiện chính trị

1.1.3.1 Sự thay đổi nội tại của vương quốc Champa từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Năm 1000, nhà nước Champa rời đô về Vijaya, và từ đây trở đi, lịch sử Champa bước sang một thời kỳ mới- thời kỳ Vijaya Năm 1007, sứ thần Champa sang triều cống nhà Tống Trung Quốc đã nói: xứ của thần trước đây thuộc châu Giao, sau đó bọn thần trốn về Vijaya cách chỗ cũ 700 dặm về phía

Trang 29

nam Thư tịch cổ Trung Quốc như Chư phiên chí cuối thời Tống cũng cho biết

nước Chiêm Thành có “quốc đô gọi là Tân Châu ” để phân biệt Cựu Châu là vùng Amaravati Nguyên sử gọi vùng Vijaya là Đại Châu

Trong suốt chiều dài lịch sử của mandala Champa cho đến cuối thế kỷ

XV, nagara Amaravati (vùng châu thổ sông Thu Bồn- Quảng Nam) và nagara Vijaya (vùng châu thổ sông Côn- Bình Định) luôn thể hiện sự vượt trội của mình Từ cuối thế kỷ X đến cuối thế kỷ XV, đứng trước những thay đổi địa chính trị và địa kinh tế mang tính phổ quát trên toàn khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là áp lực của quốc gia Đại Việt đang lên ở phía Bắc và những chuyển biến của mạng lưới hải thương khu vực nagara Amaravati đã đánh mất vị thế của mình Từ đây, nagara Vijaya vươn lên thể hiện vị thế vượt trội cả về mặt chính trị, tôn giáo, quân sự và kinh tế đối với các tiểu quốc khác Sự vượt trội về mọi mặt của nagara Vijaya, một phần là do những cơ hội mà môi trường khu vực và quốc tế mang lại, nhưng cơ bản và quan trọng hơn, đó là do nội lực và những nhân tố nội sinh vốn có của tiểu quốc này đã góp phần dẫn tới sự phồn vinh cho tiểu quốc Vijaya

1.1.3.2 Những nhân tố mới trong lịch sử khu vực từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Trong thời kỳ này, ngoại thương Champa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là tình hình chính trị ở Trung Quốc

Năm 907, nhà Đường (618- 907), một trong những triều đại lịch sử cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa đã chấm dứt 289 năm tồn tại của mình Trong gần 3 thế kỷ tồn tại, nhà Đường đã trở thành một đế chế mạnh, có ảnh hưởng rộng lớn đến bên ngoài, là một triều đại có tầm nhìn khu vực và quốc tế

Sự hình thành hai con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển trong triều đại này cũng góp thêm minh chứng cho thấy tầm nhìn của Trường An và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm kinh tế luôn được coi là giàu tiềm năng nhất của châu

Á Sự sụp đổ của nhà Đường là sự đứt gãy và đổ vỡ của một hệ thống được dày công kiến lập của đế chế Trung Hoa với các quốc gia vốn vẫn chịu sự nô dịch, quản chế bởi phương Bắc Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ IX đến cuối

Trang 30

thế kỷ X, sự đình trệ kinh tế suốt gần một thế kỷ rưỡi ở Trung Quốc đã làm tan

rã mạng lưới kinh tế ở các quốc gia nhỏ như An Nam đô hộ phủ, Lâm Ấp, Dvaravati, Ryu, Maratam và ngay cả mạng lưới ven biển như Srivijaya, Sailendra

Nhưng mặt khác, sự sụp đổ của nhà Đường cũng đã có những tác động khá sâu sắc đến hệ thống buôn bán thương mại Đông- Tây Các thuyền buôn Ảrập, Ba Tư không cần phải đến Trung Quốc để lấy hàng hóa nữa, mà chỉ cần đến Đông Nam Á để nhập hàng Điều này đã làm cho quan hệ thương mại chuyển vận với tốc độ cao hơn, lớn hơn Sự thay đổi trong phương thức vận chuyển hàng hóa và buôn bán giữa các trung tâm kinh tế lớn như vậy đã khiến cho vị thế của Đông Nam Á được tôn vinh, thúc đẩy nền hải thương của Đông Nam Á phát triển Trong bối cảnh lịch sử mới ấy, Champa đã nắm bắt được cơ hội, phát huy thế mạnh từ vị trí trung gian trên con đường thương mại Đông- Tây của mình, phát triển các cảng thị ven biển thành những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho các thương nhân của mọi quốc gia

Đến thời kỳ nhà Minh, việc thiết lập mối quan hệ triều cống và thương mại với “thiên triều” Trung Hoa ngày càng được quan tâm hơn nữa Sau khi thành lập, triều Minh đã thi hành chính sách “hải cấm”, chủ trương “thốn bất hạ hải” Nội dung của chính sách hải cấm là “cấm các thuyền bè tư nhân đi ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ dành cho các đội thuyền của Hoàng đế và những nước tới Trung Hoa dưới hình thức các sứ bộ đến triều cống” [16, tr.253] Mục đích của chính sách này là nhằm độc quyền hoạt động ngoại thương, củng cố sức mạnh trong nước, ngăn cản những nguy cơ bên ngoài có thể làm tổn hại tới sức mạnh của chính quyền trung ương

Tuy nhiên, để bù lấp vào sự thiếu hụt các sản phẩm tiêu dùng cần thiết vốn vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài, đồng thời tỏ rõ uy lực của thiên triều, nhà Minh vẫn yêu cầu nhiều nước láng giềng châu Á thực hiện chế độ cống nạp Phái bộ của nhà Minh đã được gửi tới Đại Việt, Triều Tiên, và sau là Champa,

Trang 31

Java, Nam Ấn và Nhật Bản Thời điểm này, Champa đã gửi phái bộ đầu tiên của

họ tới Trung Quốc và là vương quốc đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện điều này

Như vậy, sự diễn ra đồng thời của những thay đổi bên ngoài vương quốc Champa và những thay đổi nội tại của vương quốc này đã mang đến một môi trường thuận lợi cho sự bùng nổ của hải thương và đã dẫn đến những biến chuyển về chính trị, xã hội và kinh tế trên toàn lãnh thổ quốc gia này Sự bùng

nổ thương mại đã mang đến cho nền kinh tế Champa chuyển biến quan trọng nhất từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là sự nổi lên của các cảng thị mới như là những entrepot mà điển hình là thương cảng Thị Nại

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI

1.2.1 Niên đại

Qua khảo sát thực địa, một số nhà nghiên cứu cho rằng niên đại của thương cảng Thị Nại được xây cất sớm nhất là vào năm 803, muộn nhất là vào năm 1000 Khi người Chăm dời đô đến Đồ Bàn thì đã có thành này rồi và được tồn tại cho đến thế kỷ XV

1.2.2 Tên gọi

Dọc theo miền duyên hải miền Trung dưới thời vương quốc Champa có một thương cảng rất quan trọng, gọi là thương cảng Thị Nại Trong các nguồn

tư liệu, thương cảng Thị Nại được nhắc tới với nhiều tên gọi khác nhau như: Thi

Lị, Bì Nại, Tì Ni, Thiết Ti Nại, Thu Mi Liên, Tân Châu Cảng, Chiêm Thành Cảng, Cri Banoy

Thị Nại lần đầu được gọi theo tiếng Phạn là Srivinaja Đến thế kỷ XIII, Thị Nại lại được gọi với tên là Tì Ni Sang thế kỷ XIV, thương cảng này được gọi là Tì Ni Bi Nại, sau phiên âm là Thị Nại

Tên gọi Thị Nại được sử dụng phổ biến và được ghi chép nhiều trong các

cuốn sử của Quốc sử quán triều Nguyễn, như Đại Nam nhất thống chí đã ghi

chép: “năm Thái Hòa thứ 4 [1446]: đời Lê Nhân Tông, đánh Chiêm Thành, bình chương Lê Thụ và thiếu phó Lê Khắc Phục kéo quân đến các xứ Ly Giang và Cổ

Trang 32

Lũy đánh tan được quân giặc, thừa thắng hạ luôn thành Thị Nại, rồi tiến vây thành Chà Bàn, bắt được chúa Chiêm Thành là Bí Cai” [14, tr.40]

Tên Tì Ni được Đại Việt sử ký Toàn thư ghi chép như sau: “Tỳ Ni bến

cảng của Chiêm Thành, nơi tụ tập các thuyền buôn… chỗ này người buôn bán

tụ họp phức tạp, lại là chỗ bến tàu xung yếu” [9, tr 87]

Đến thời nhà Minh, trong sách Doanh Nhai Thắng lãm gọi thương cảng

Thị Nại là Thiết Tỉ Nại: “Chiêm Thành có cửa biển gọi là cảng Tân Châu, bờ cũng có tháp đá làm mốc, thuyền đến đấy thì buộc vào, có trại gọi là Thiết Tỉ Nại” [13, tr.169] Theo các tác giả cuốn sách này thì Thiết Tỉ Nại tức Thi Lị Bì

Nại trong Việt sử lược và là Thị Nại, tức cửa Quy Nhơn

1.2.3 Tiêu chí

Tiêu chí chung để có thể gọi một khu vực, vùng miền là đô thị phải có 2 yếu tố:

Thứ nhất, không chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp Nếu như ở các nơi

khác đặc biệt là các nước Tây Âu, những địa điểm tụ cư đô thị ngay từ khi mới xuất hiện hình thành đã là những tập hợp người hoàn toàn tách rời nghề nông chuyên sống bằng các nghề thủ công và dịch vụ… thì “ở Việt Nam hầu hết nếu không phải là tất cả các đô thị ngay cả vào lúc đã phát triển hoặc rất phát triển vẫn tồn tại ngay trong lòng đô thị thậm chí giữa đô thị những hoạt động nông nghiệp không phải với tính chất là những “vành đai xanh” [18, tr.10] Vì vậy, ở Việt Nam lấy tiêu chí chỉ cần từ 50% số dân không sinh sống bằng nông nghiệp trong khu vực ấy đã được coi là đô thị

Thứ hai, đó là yếu tố “đô” Trong thực tế, những địa điểm tụ cư đông đúc

và chủ yếu sinh sống bằng hoạt động phi nông nghiệp cũng chưa bao giờ là hay được coi là đô thị Bởi nó còn thiếu một yếu tố “đô” tức từ để biểu thị một chức năng quan trọng đó là trung tâm hành chính - chính trị (không nhất thiết phải là kinh đô mà có thể là “thành” (thành thị) hay “trấn” (thị trấn) Điều đó có nghĩa

là các vùng và khu vực ấy phải làm nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị lớn nhỏ của một vùng hay liên vùng mà cao hơn là của cả nước

Ngày đăng: 29/11/2015, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w