Tôi quyết định lựa chọn tìm hiểu truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười để góp phần làm sáng tỏ ít nhiều những sáng tạo, những đổi mới về thể loại truyện ngắn của Võ Thị Hảo trong nền
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Trang 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS La Nguyệt Anh
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
giảng viên TS La Nguyệt Anh, người đã truyền cho em tình yêu với văn
học, đặc biệt tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam cùng toàn thể thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đào Thị Khánh Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tôi Tôi cũng xin cam đoan rằng các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ, nội dung của khóa luận là trung thực
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đào Thị Khánh Linh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Những đóng góp mới của khóa luận 6
8 Cấu trúc khóa luận 6
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ……… … 8
1.1 Thi pháp truyện ngắn và truyện ngắn Việt Nam đương đại 8
1.1.1.Thi pháp và thi pháp truyện ngắn 8
1.1.2.Truyện ngắn Việt Nam đương đại 11
1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Võ Thị Hảo 13
1.2.1 Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Võ Thị Hảo 13
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Võ Thị Hảo 15
1.3 Truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười trong dòng chảy truyện ngắn Việt Nam đương đại 21
CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI CỦA VÕ THỊ HẢO 22
2.1 Cốt truyện 22
2.1.1 Khái niệm cốt truyện 22
2.1.2 Cốt truyện của truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười của Võ Thị Hảo 23
2.2 Nhân vật 25
Trang 62.2.1 Khái niệm nhân vật 25
2.2.2 Nhân vật trong truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười của Võ Thị Hảo 25
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI CỦA VÕ THỊ HẢO 39
3.1 Kết cấu trần thuật 39
3.2 Nghệ thuật phối kết điểm nhìn 42
3.2.1 Điểm nhìn bên ngoài và khả năng khái quát hóa hiện thực 42
3.2.2 Điểm nhìn bên trong và khả năng khai phá thế giới nội tâm 43
3.3 Không gian và thời gian trần thuật 45
3.3.1 Không gian trần thuật 45
3.3.2 Thời gian trần thuật 46
KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7và hình thức
Những lối viết cá tính, sáng tạo mới mẻ của những nhà văn trẻ đầy tâm huyết đã được nhiều nhà nghiên cứu phê bình phát hiện, đó là những tên tuổi như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh Trong những tên tuổi ấy, nổi bật lên là cái tên Võ Thị Hảo với cá tính sáng tạo độc đáo Võ Thị Hảo đã từng gây ấn tượng mạnh bởi những truyện ngắn:
Người sót lại của Rừng Cười, Vườn yêu, Biển cứu rỗi… Và gần đây, cuốn dã
sử đậm chất "liêu trai" với cái tên Giàn thiêu (2005) cùng tập truyện ngắn
Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (2005) đã làm độc giả sửng sốt
Đây là hai tác phẩm đạt giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội
1.2 Nhìn trên phương diện tương tác thể loại, thể loại văn xuôi đều đã
vươn lên mạnh mẽ để tự làm mới mình “Chỉ trong hơn hai mươi năm đổi
mới: văn xuôi đã đi từ kí (phóng sự), kịch đến tiểu thuyết, rồi từ tiểu thuyết đến truyện ngắn” [24] Qua góc nhìn tương tác thể loại các độc giả sẽ thấy
được sự cách tân mang tính đột phá của các thể loại văn xuôi từ 1986 đến nay
Và tiếp nhận thành tựu về phương diện thể loại là một hướng tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Những quan niệm mới mẻ về hiện thực, những xu hướng cách tân, một lối viết đầy táo bạo, tất cả đó đã tạo nên một
văn phong riêng cho Võ Thị Hảo Người sót lại của Rừng Cười là tác phẩm
Trang 8đã khẳng định được tài năng của Võ Thị Hảo, giúp nhà văn để lại những dấu
ấn nhất định trong văn học Việt Nam sau 1986
1.3 Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu những tác phẩm của Võ Thị Hảo nhưng chủ yếu nghiêng về nghiên cứu bút pháp nghệ thuật trong văn xuôi của bà Hướng tiếp cận về phương diện thể loại hầu như chưa
có nghiên cứu nào hướng tới toàn diện Tôi quyết định lựa chọn tìm hiểu
truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười để góp phần làm sáng tỏ ít nhiều
những sáng tạo, những đổi mới về thể loại truyện ngắn của Võ Thị Hảo trong nền văn học đổi mới sau 1986 Qua đó chúng tôi mong muốn độc giả
sẽ có một cái nhìn mới về truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười và thấy
được đóng góp của nhà văn đối với tiến trình vận động của văn học Việt
Nam hiện đại
2 Lịch sử vấn đề
Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam chứng kiến sự nở rộ thể loại truyện ngắn của nhiều cây bút nữ với những lối viết chứa đựng nhiều nét cách tân Tuy vậy, bạn đọc chưa biết nhiều đến những sáng tác của họ Võ Thị Hảo
là một nhà văn tài năng đặc biệt trên diễn đàn văn học gần đây Các sáng tác của bà trong mới đây đã được khá nhiều bạn đọc chú ý tới Bà đã xuất hiện đều đặn trên văn đàn thập kỉ 90 của thế kỷ XX ở lĩnh vực văn xuôi cùng với
10 tập truyện ngắn, hai tiểu thuyết và ba kịch bản phim.Thực tế, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và đầy đủ để nhận định về văn xuôi nghệ thuật Võ Thị Hảo Nếu có thì cũng chủ yếu chỉ là những bài phỏng vấn ngắn, giới thiệu tác giả, tác phẩm đăng rải rác trên các báo chí hay một số chuyên luận đề cập đến một vài tác phẩm hoặc một vài khía cạnh nghệ thuật… Đó là một vài nhận định xoay quanh các mặt như sau:
2.1 Nhận định về nội dung, cảm hứng và tính khuynh hướng trong sáng tác của nhà văn này, nhà văn Thụy Khê cho rằng Võ Thị Hảo là thế hệ
nhà văn chối bỏ cổ tích, không tin “thần thoại chiến trường”, “cuộc sống
Trang 9trong văn của chị là một xã hội tan chiến nhưng không tàn chiến” [17, tr.58] Còn Đoàn Cầm Thi đã phát hiện ra những nét mới trong các tác phẩm viết về
chiến tranh của Võ Thị Hảo là “Khi đề cập đến sự phá hủy của chiến tranh
đối với con người, đặc biệt là cơ thể người nữ, Võ Thị Hảo thường để cho các nhân vật nữ của mình diễn đạt trực tiếp nhu cầu nhục thể, thể hiện những khát vọng sống mãnh liệt” [16] Bên cạnh đó, Phạm Xuân Nguyên và nhiều
nhà phê bình văn học khác đều chú ý đến chất nữ tính đằm sâu trong các sáng
tác của bà; họ cho rằng: “Chính niềm dự cảm mong manh về hạnh phúc của
nữ giới khiến sáng tác của các nhà văn nữ đương đại (trong đó có Võ Thị Hảo) gợi lên được những cảm xúc về lòng tha thiết sống, tha thiết yêu, dù quá khứ có nặng nề, dù hiện tại còn đau khổ vẫn mong mỏi cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn cho người và cho mình” [20, tr.2]
Nhân vật và tính khuynh hướng trong sáng tác của Võ Thị Hảo được đề
cập đến nhiều Nhân vật trong sáng tác của bà thường được giới nghiên cứu chú ý là những người phụ nữ Các tác giả thường đi sâu mô tả thân phận của người phụ nữ qua sáng tác của bà và phần lớn đều thừa nhận rằng thân phận người phụ nữ ấy phần lớn đều đáng thương và bất hạnh, đặc biệt là hình ảnh
“những con người bé mọn” và “những người phụ nữ thành đạt nhưng cô đơn” [1, tr.27] Và một số ý kiến cho rằng Võ Thị Hảo là một nhà văn nữ quyền khi khảo sát một số hình tượng nữ tiêu biểu trong sáng tác của bà [6, 26] Ở một khía cạnh khác, Bùi Việt Thắng đã chỉ ra rằng: “Nhân vật trong văn xuôi Võ Thị Hảo thường có nét dị dạng, khác người nhưng tâm hồn họ thánh thiện, giàu lòng vị tha và đức hy sinh” [22, tr.39] Nhiều tác giả khác lại tỏ ra thú vị
với các nhân vật lịch sử mà Võ Thị Hảo xây dựng trong tiểu thuyết Giàn thiêu
và cho rằng đấy là những nét phá cách độc đáo, thể hiện một cái nhìn mới mẻ của tác giả đối với lịch sử
Trang 102.3 Nhận định về nghệ thuật trong sáng tác của Võ Thị Hảo
Âm hưởng chung trong sáng tác của Võ Thị Hảo có nhiều ý kiến nhận định đáng lưu ý Đầu tiên, văn phong của bà được cho rằng là có nhiều tầng hình tượng với những lớp ngữ nghĩa khác nhau ẩn mình sau những câu chữ;
đó là lối văn được thổi linh hồn, với những câu văn huyền ảo, mê hoặc, thậm
chí ma quái Bùi Việt Thắng nhận xét rằng: “Truyện ngắn Võ Thị Hảo dẫn
dắt người đọc vào cõi tình yêu vừa mê cung, vừa kỳ lạ, với các tình huống đặc sắc Văn Võ Thị Hảo có cái dập dìu của những chàng và nàng, không khí truyện lúc tỏ lúc mờ, câu chuyện được kể lắm khi phiêu diêu” [22, tr.56]
Thụy Khê cho rằng: “Có thể tìm thấy trong văn phong Võ Thị Hảo cái tàn
nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mưa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài” [17, tr.28] Các nhà nghiên cứu văn học khi đề cập đến yếu
tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại thường nhắc đến nhiều sáng tác của Võ Thị
Hảo Tác giả Cao Thị Thu Hoài với luận văn Thạc sỹ “Yếu tố kì ảo trong sáng
tác của Võ Thị Hảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm” [14] Tác giả Cao Thị Thu Hoài đã phân
loại và mô tả các loại nhân vật kì ảo, và các bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã
sử dụng để thể hiện cái kì ảo trong tác phẩm của mình
Bên cạnh việc nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố kì ảo, một số nhà phê bình còn quan tâm đến khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tác phẩm của Võ Thị Hảo [3, tr.67], [21, tr.18] Nhà phê bình Lại Nguyên Ân chỉ ra
rằng: “Trong Giàn thiêu, nhà văn đã hình dung lịch sử như những giả định,
thiết kế lại quá khứ, sử dụng các chất liệu có sẵn để dày công hư cấu, tạo ra một thế giới của riêng mình Các nhà phê bình đã xem đây như một cách xử
lý có hiệu quả các chất liệu lịch sử, một hướng tìm tòi và đóng góp riêng của tác giả trong khuynh hướng chung của thể loại này” [2, tr.78]
Người sót lại của Rừng Cười là một trong những tác phẩm thành công
của Võ Thị Hảo Tuy nhiên, tác phẩm chỉ là một truyện ngắn nên chưa có
Trang 11công trình nghiên cứu nào chuyên biệt nào Truyện chỉ được dẫn làm nhân chứng cho luận điểm của các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về văn xuôi Việt Nam sau 1975 Gần đây xuất hiện một bài viết của tác giả Đoàn Cầm Thi mang tên “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại”
nhưng tác giả nghiêng nhiều hơn về “vai trò thiết yếu của vô thức, của giấc
mộng, của ám ảnh nhục dục trong tâm lý con người” [23]
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyện ngắn này với hi vọng bạn đọc có thể nhận định tác phẩm một cách toàn diện, khắc phục cách nhìn cực đoan, phiến diện, để đánh giá một cách công bằng một tác phẩm văn học có giá trị Với thời gian có hạn, tôi sẽ đi vào phân tích một số khía cạnh
có liên quan trực tiếp đến đề tài trong khuôn khổ của một khóa luận
3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, mục đích hướng đến của chúng tôi là làm rõ
những đặc sắc riêng trong Người sót lại của Rừng Cười của Võ Thị Hảo trên
phương diện thi pháp thể loại, từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi đương đại, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích ở trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết thể loại có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại trong truyện ngắn
Người sót lại của Rừng Cười của Võ Thị Hảo: cốt truyện, nhân vật, kết cấu
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu một số khía cạnh nổi bật của thể loại truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, không gian và
thời gian trần thuật trong truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười của Võ
Thị Hảo
Trang 125.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Người sót lại của Rừng
Cười của Võ Thị Hảo Nhưng để có cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về tác phẩm,
chúng tôi có liên hệ và so sánh các sáng tác của bà với những tác phẩm khác của một số cây bút cùng thời (Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Bảo Ninh,…)
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại: Nhằm giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, không gian và
thời gian trần thuật trong truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười của Võ
Thị Hảo
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Giúp cho việc nghiên cứu, cắt
nghĩa, lý giải, phân tích các phương diện trong truyện ngắn Người sót lại của
Rừng Cười của Võ Thị Hảo
- Phương pháp đối chiếu so sánh: Tác dụng là làm nổi bật những đặc trưng riêng trong tác phẩm của Võ Thị Hảo và sự so sánh với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhất là với những cây bút nữ cùng thời và với văn học giai đoạn trước
7 Những đóng góp mới của khóa luận
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi mong sẽ đóng góp một chút công sức cho công tác nghiên cứu - phê bình văn học hiện đại: những nét riêng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây
dựng kết cấu, không gian và thời gian trần thuật trong truyện ngắn Người sót
lại của Rừng Cười của Võ Thị Hảo, từ đó cho người đọc thấy được tài năng
của bà
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận triển khai nội dung thành 3 chương:
Trang 13Chương 1: Những vấn đề chung về thi pháp truyện ngắn và truyện ngắn Việt Nam đương đại
Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Người sót lại của
Rừng Cười của Võ Thị Hảo
Chương 3: Kết cấu trong truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười của
Võ Thị Hảo
Trang 141.1 Thi pháp truyện ngắn và truyện ngắn Việt Nam đương đại
1.1.1 Thi pháp và thi pháp truyện ngắn
1.1.1.1 Thi pháp
Về cơ bản thì hiện nay chỉ có giới thuyết về thi pháp mà chưa có khái niệm thi pháp cụ thể Có người quan niệm thi pháp là sự tổng hợp các thành
tố của hình thức nghệ thuật trong tác phẩm ngôn từ Có người hiểu rộng hơn
“Thi pháp không chỉ bao gồm những thành tố kể trên mà còn bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh hiện thực và các phạm trù: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới và con người” [7, tr.12] Tóm lại, “thi
pháp gồm nhiều thành tố: ngôn ngữ, nhịp và vần, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu, biểu tượng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả về cuộc đời và con người Mỗi yếu tố trên xuất hiện rõ nét hay mờ nhạt trong tác phẩm thì còn tùy theo từng thể loại riêng Ví dụ thơ mạnh về nhịp và vần, văn xuôi mạnh về cấu trúc” [7, tr.62]
Ngày nay chúng ta hiểu thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ – nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng của những thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp Nghiên cứu thi pháp văn học là nhấn mạnh bản chất nghệ thuật của tác phẩm, là xem xét tác phẩm như một chỉnh thể thống nhất các thành tố, các cấp độ nghệ thuật Nghiên cứu thi pháp nhằm chỉ ra cái hay, cái bản chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra lý
Trang 15do tồn tại của hình thức Do vậy, với người phê bình, cảm thụ văn học, nghiên cứu thi pháp giúp tránh xa nhữg tuỳ tán, mâu thuẫn chủ quan Còn với người sáng tác, nó giúp rút ngắn con đường tìm tòi, sáng tạo, nhanh chóng đến thành công hơn”
1.1.1.2 Thi pháp truyện ngắn
Trước khi đọc một tác phẩm, người ta thường quan tâm nó thuộc thể loại nào Tên gọi thể loại có tác dụng định hướng cách tiếp nhận tác phẩm, có chức năng phân định hình thức và chỉ ra tính chất của tác phẩm Ta hiểu thể
loại là “dạng thức của tác phẩm văn chương, được hình thành và tồn tại
tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn chương, thể hiện
ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy” [7, tr.18]
Chúng ta chia thể loại thành hai nhóm lớn: văn chương truyền miệng (dân gian) và văn chương viết (bác học) Trong văn chương bác học, ta chia ra từng giai đoạn: trung đại, hiện đại
Truyện ngắn thuộc thể loại văn chương bác học giai đoạn hiện đại Nói đến thi pháp truyện ngắn là nói đến những thủ pháp nghệ thuật thường được các tác giả sử dụng và được các nhà nghiên cứu đúc kết, coi là quy chuẩn của thể loại này Tuy nhiên, trong thực tế sáng tác, mỗi nhà văn lại nhìn nhận những cách viết đó một cách khác nhau tuỳ vào quan điểm thẩm mĩ của mình
Truyện ngắn có nhiều đặc điểm như tiểu thuyết nhưng dung lượng ngắn hơn Không phải ngẫu nhiên mà ở Trung Quốc người ta gọi truyện ngắn là đoản thiên tiểu thuyết hoặc tiểu thuyết mini Tuy nhiên, khác với tiểu thuyết, truyện ngắn ít khi phản ánh cuộc đời nhân vật theo một quá trình thời gian dài
mà chỉ là một lát cắt của cuộc sống Nó không ôm đồm bao quát mọi thứ mà chỉ xoáy vào một hiện tượng có vấn đề nào đó, một hình ảnh độc đáo, một mối quan hệ đáng suy ngẫm, một tình huống đầy kịch tính Cái hay của truyện
Trang 16ngắn là cách nhìn đời và lý giải vấn đề, ý nghĩa khái quát của nó Số lượng nhân vật truyện ngắn không nhiều, hoạt động trong một không gian, thời gian hạn chế Kết cấu truyện ngắn đơn giản, thường được trình bày theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng, có cách kết thúc bất ngờ Cách bố trí chi tiết rất chặt chẽ, không có yếu tố thừa Ngôn ngữ truyện ngắn súc tích, hàm ẩn, có tính gợi mở cao và cách kết thúc truyện thường để lại dư âm Truyện ngắn khác với tiểu thuyết ở ba đặc điểm chính: “một chủ đề, một tiến trình sự kiện
và một biểu đạt tình thái duy nhất thống nhất trong một thời gian đối thoại ngắn, bảo đảm mục đích và chiến lược hội thoại” [13, tr 139]
1.1.2 Truyện ngắn Việt Nam đương đại
1.1.2.1 Sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử và xã hội
Mùa xuân năm 1975 - mốc son lịch sử chói lọi trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, “là đoạn trường bất tử trong bản hùng ca của thế kỷ XX”, đất nước hoàn toàn độc lập, cả dân tộc bước vào thời kỳ xây dựng cuộc sống mới Và đây cũng là lúc cả dân tộc Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, thách thức: kinh tế xã hội khủng hoảng, cơ chế quản lý bộc lộ nhiều bất cập không phù hợp, do đó đòi hỏi phải thay đổi cho phù hợp
Đường lối đổi mới đã hình thành từ trong thực tiễn Từ những biện pháp cụ thể để “tự cởi trói” của nhiều cơ quan công sở và một số địa phương, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã trở thành cương lĩnh để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và bước vào thời kỳ phát triển mới Cơ chế nhà nước mở cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế
Cùng với sự đổi mới về cơ cấu quản lý, văn hóa, văn nghệ cũng có sự nhìn nhận phát triển đúng đắn hòa nhập với khu vực và thế giới Trong Đại hội VI, Đảng đã có sự nhìn nhận và đổi mới về văn hóa, văn nghệ Mở đầu là lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Văn Linh với lời kêu gọi các nhà văn ủng hộ cuộc cải cách kinh tế của nhà nước bằng cách viết về sự thật Tháng 12 –
1986, Bộ chính trị Thông qua nghị quyết của ban văn hóa, cho phép các nhà
Trang 17văn được dân chủ trong sáng tạo Từ đây, văn hóa văn nghệ đã có sự chuyển biến rõ rệt từ nội dung tư tưởng cho đến hình thức nghệ thuật Dựa trên cơ sở của định hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các nghệ sỹ có thể thỏa sức sáng tạo theo năng lực và sở trường ý tưởng của mình
1.1.2.2 Sự chuyển biến của văn học
Nếu như từ năm 1945 đến năm 1975, văn học nghệ thuật Việt Nam là một nền văn học phục vụ cách mạng, thì khi thời bình, văn học đã hình thành từng bước tư duy nghệ thuật mới Những vấn đề cốt lõi cơ bản của văn học trước đây cũng được xem xét lại, và trở thành những vấn đề được đưa ra tranh cãi Bên cạnh đó, nhờ cơ chế mở cửa, hội nhập quốc tế, ta có thể giao lưu văn hóa, văn học giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là phương tây
đã ảnh hưởng sâu sắc tới văn học Việt Nam, thôi thúc các văn nghệ sỹ tìm tòi, sáng tạo và cũng làm cho thị hiếu văn học của công chúng thay đổi Cuộc đổi mới văn học vừa là một động lực thúc đẩy, lại vừa là hệ quả tất yếu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước Truyện ngắn Việt Nam đương đại cũng không nằm ngoài quy luật đó
1.1.2.3 Diện mạo của truyện ngắn
Từ đầu thập kỷ 90 trở đi, truyện ngắn đã có sự “bùng nổ” cả về số lượng và chất lượng Với ưu thế đặc trưng thể loại là nhỏ gọn, đi thẳng vào bản chất vấn đề cuộc sống và mang tính khái quát cao, truyện ngắn rất phù hợp với nhịp độ sống gấp gáp của thời đại công nghiệp Mặt khác, ưu thế thể loại khiến truyện ngắn luôn nhạy bén với cái mới, nắm bắt được kịp thời những đổi thay của muôn mặt cuộc sống thường ngày
Thể loại truyện ngắn hiện nay đã có những đổi khác so với quan niệm truyền thống Thứ nhất, truyện ngắn không còn là văn bản tự sự ngắn, kể bằng văn xuôi Truyện ngắn không nhất thiết phải có cốt truyện mạch lạc mà truyện
có thể có mở đầu mà không có kết thúc Kết cấu truyện cũng được nới lỏng,
và người viết có thể vận dụng nhiều thủ pháp nhằm lạ hóa văn bản tự sự Thứ
Trang 18hai, các nhà văn cũng mở rộng đổi mới đáng kể các phạm trù thẩm mỹ trong
truyện ngắn “Bên cạnh cái cao cả, có cả cái đời thường, cái thực đan xen cái
ảo, cái nghiêm túc cạnh cái hài hước” [24] Kỹ thuật trần thuật linh hoạt Quá
trình đổi mới truyện ngắn làm giàu thêm những khả năng biểu đạt của tiếng Việt Cùng với đó, văn phong gia tăng tính tốc độ và lượng thông tin, phản ánh hiệu quả trạng thái vận động của cuộc sống đương đại
Truyện ngắn trước năm 1975 chủ yếu là phản ánh hiện thực chiến tranh Hiện thực của một cuộc sống chiến đấu hoặc vừa chiến đấu vừa sản xuất và được phủ lên một lớp men trữ tình đầy nhiệt huyết, tinh thần lạc quan trước những cam go, thử thách Còn truyện ngắn sau năm 1975 vẫn tiếp tục sáng tác về đề tài chiến tranh Nhưng thời kỳ này, cách khai thác không hoàn toàn giống trước.Các sự kiện về chiến tranh vẫn là trục chính để các tác giả triển khai vấn đề, nhưng sự kiện lúc này chỉ là nền và các nhà văn xây dựng một tư duy nghệ thuật mới Chiến tranh được quy chiếu vào hình tượng trung tâm con người, nhưng ở đó con người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa tác động lên hoàn cảnh Những hoàn cảnh bi thương của chiến tranh vẫn
được khắc đậm trong nhiều tác phẩm như: “Hai người trở lại Trung đoàn” của Thái Bá Lợi, “Chuyến Xe Đêm” của Ma Văn Kháng… Nói chung người
lính anh hùng vẫn được ngợi ca, tuy nhiên bản thân chiến tranh đã luôn khắc nghiệt với con người Nhiều truyện ngắn thời kỳ này lấy chiến tranh làm tấm gương để mọi người xung quanh soi chiếu bản thân mình vào đấy
Hơn thế nữa, chiến tranh còn được nhìn ở nhiều tiêu điểm khác nhau Lăng kính phản ánh hiện thực được mở rộng, đó không chỉ là hiện thực về chiến tranh và công cuộc đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc, mà còn là
hiện thực về cuộc sống đời thường “Cuộc sống được phản ánh vào trong tác
phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn đau của con người phần hậu chiến, là cuộc sống với tất cả cái sôi sôi động quyết
Trang 19liệt của cuộc đấu tranh cũng như cái đời thường vừa nhân hậu, ấm áp, vừa nhếch nhác, lấm lem” [24]
Từ truyền thống văn học có tính chất phản ánh con người mang những phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh và tinh thần lý tưởng cao cả cho dân tộc, truyện ngắn Việt Nam từ năm 1975, quan niệm về con người được nhìn nhận một cách tổng thể và sâu sắc hơn Con người cá nhân không phải là sự cô lập cá nhân với cộng đồng xã hội mà đằng sau mỗi số phận cá nhân vẫn là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống hôm nay Đi qua chiến tranh, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam không chỉ mang trên mình những vết thương về thể xác và lớn hơn ở vết thương về tinh thần Sự mất mát này được nhiều nhà văn đề cập trong nhiều truyện ngắn từ nhiều góc nhìn mới mang ý nghĩa nhân bản
Tóm lại, nhìn tổng thể ta thấy rằng: “Sự vận động của truyện ngắn
trong thời kỳ đổi mới đã diễn ra giống như cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc” [20, tr.4] Sự vận động ấy hướng đến những nỗ lực cách tân để đổi mới
thể loại, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam
1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Võ Thị Hảo
1.2.1 Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Võ Thị Hảo
1.2.1.1 Vài nét về tiểu sử nhà văn
Võ Thị Hảo sinh năm 1956, tại Diễn Châu, Nghệ An trong một gia đình giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, song thân của bà đều là những đảng viên lão thành của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổi tiếng Bà đã học đại học Văn khoa trường Đại học tổng hợp Hà Nội, ra trường bà ở lại Hà Nội xây dựng sự nghiệp Từng công tác tại Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, bà đã phải làm nhiều việc để kiếm sống.Võ Thị Hảo vừa viết văn vừa làm báo Bà từng
là trưởng ban đại diện Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, trưởng ban Thư ký tòa soạn của báo Giáo Dục và Xã Hội Bà là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam với nhiều đóng góp đáng kể cho mảng văn xuôi Việt
Trang 20Nam hai thập niên cuối thế kỷ XX; và cũng là cộng tác viên uy tín của nhiều
tờ báo khác nhau, trong đó chủ yếu nhất là báo Phụ nữ Có thời gian bà cũng
về công tác cho Tạp chí Vì trẻ thơ Đi nhiều, thấy nhiều, chính nghề báo đã hỗ trợ cho bà rất lớn trong sáng tác văn chương Cuộc sống gia đình riêng gặp nhiều khó khăn vất vả, người bạn đời đã không ủng hộ bà theo đuổi sự nghiệp văn chương Để rồi cuộc hôn nhân đỗ vỡ, bà sống cùng hai con tại ngoại thành Hà Nội, rồi xin về hưu trước tuổi, chuyên tâm vào hoạt động sáng tác của mình Năm 2005, bà sáng lập công ty “Văn hóa truyền thông Võ Thị”, cho in lại phần lớn những tác phẩm của mình Sau một thời gian, bà giao lại cho người khác quản lý, bắt đầu vào việc hoàn tất những sáng tác mới
1.2.1.2 Sự nghiệp văn chương
Võ Thị Hảo có một niềm rất đam mê đối với văn chương Từ nhỏ bà thích đọc sách, rồi tập làm thơ từ rất sớm và có mong ước sẽ trở thành nhà thơ Nhưng duyên số bà lại đến với nghề báo, để rồi nghiệp văn chương bén rễ không biết tự bao giờ Võ Thị Hảo xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối
của thập niên 80 với truyện ngắn đầu tiên đăng trên báo Phụ nữ thủ đô năm
1989 là truyện “Người gánh nước thuê”, kể về số phận của những người nghèo
khổ, dị dạng đã nhận được nhiều đồng cảm nơi người đọc Tác phẩm đầu tiên
đã tạo được dấu ấn ngay, suốt hơn 10 năm tiếp theo, Võ Thị Hảo từng bước khẳng định tên tuổi của mình ở mảng truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh và
số phận của con người trong thời hậu chiến Bạn đọc bắt đầu chú ý nhiều hơn
đến cái tên Võ Thị Hảo qua những truyện ngắn “lạ” như: “Người sót lại của
Rừng Cười”, “Hồn trinh nữ”, “Biển cứu rỗi”, “Vườn yêu”… Tác phẩm của bà
được công chúng đón nhận và chờ đợi Bà đã được đánh giá là một trong số những cây bút nữ tiêu biểu của văn học sau những năm đổi mới Năm 2003,
cuốn tiểu thuyết dã sử Giàn thiêu đã đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn Võ
Thị Hảo đã ghi dấu ấn đậm nét trong bước đi mới cho thể loại tiểu thuyết lịch
Trang 21sử Việt Nam đương đại Gần đây, nhà văn vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác với
ấp ủ cho ra đời nhiều tác phẩm độc đáo dành cho người đọc
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Võ Thị Hảo
1.2.2.1 Sứ mệnh của nhà văn
Võ Thị Hảo từng nói: “Văn chương là nơi thổ lộ những khát vọng,
những nỗi đau lớn của kiếp người Sứ mệnh của nhà văn là chia sẻ niềm vui, nỗi đau và thức tỉnh lương tri” [25, tr.89] Đó là sự bày tỏ thái độ của mình
về vai trò của văn chương và sứ mệnh cao cả của nhà văn Bà là người có quan điểm về văn chương rõ ràng và nghiêm túc Điều mà Võ Thị Hảo tâm đắc nhất khi nói về văn chương chính là khả năng “nói thật” của nó Theo bà, trách nhiệm của nhà văn là không được né tránh sự thật Văn chương đi ra
khỏi sự thật thì chỉ là thứ văn chương trưởng giả, phù phiếm Bà nói: “Thiên
chức nhà văn là tôn trọng tự nhiên Tự nhiên nghĩa là sự thật Như những con sóng biển và gió vẫn đêm ngày cồn cào đến với đất liền Khi nhà văn mà chối
bỏ sự thực viết dối trá và đứng ngoài những nỗi đau, khát vọng cũng như khát vọng thật sự của con người khi ấy, nhà văn đó trở nên nguy hiểm cho đồng loại” [5] Những khát vọng mà Võ Thị Hảo gửi gắm qua văn chương chính là
khát vọng công lý, tự do, khát vọng được yêu thương, hạnh phúc và chia sẻ Cho nên một tác phẩm văn chương đích thực phải là một tác phẩm có ích cho cuộc đời Dù người ta có gán cho nó là “tà thư” hay “lộng ngôn sáo ngữ” thì
nó vẫn cứ là “chính văn chính sử ” trong lòng những người biết phân biệt phải
trái trắng đen Trong Giàn thiêu, quan Gián nghị đại phu Mâu Du Đô, một người còn có chút lương tri trong triều đình đã nói: “Sách nào, chữ nào có ích
cho dân cho nước, sách nào chữ nào khiến cho người đọc cầm cuốn sách trên tay mà như cầm tấm gương soi lại chính mình, đọc chữ nào thì chữ đó là lời khen tiếng chê ứng mỗi hành vi cử chỉ, tâm tình thiện ác của chính mình thì sách đó, chữ đó là chính văn chính sử” [10, tr.511] Và để tạo nên những
trước tác để đời như thế không phải người cầm bút nào cũng có thể làm được
Trang 22Chính khát vọng tự do đã khiến cho rất nhiều nhân vật của Võ Thị Hảo lựa chọn con đường “không thỏa hiệp” như: Một nàng H’Điêu nguyện thà làm một cây chanh lẻ loi cô độc suốt ngàn năm, chứ không muốn tái sinh để rồi lại tiếp tục làm một người đàn bà “ngây thơ, bị chồng nghi ngờ, dằn vặt rồi phụ
bạc” (Khát của muôn đời – Hồn trinh nữ), hay một tiểu thư Nhuệ Anh (Giàn
thiêu) yêu hết mình, sống hết mình, sẵn sàng chết cho tình yêu với chàng thư
sinh Từ Lộ, nhưng đến khi đối diện với một Thần Tông (hậu thân của Từ Lộ) ngất ngưỡng trên ngai vàng mà tình yêu đối với nàng vẫn còn ám ảnh trong tiềm thức, nàng đã không chần chừ lựa chọn ra đi Mặc dù đằng sau chiếc áo
cà sa thoát tục kia vẫn nguyên vẹn một trái tim đập cho tình yêu thời tuổi trẻ, nhưng cái tự do tuyệt đối trong trái tim nàng mới là điều nàng mong cầu lớn nhất Một nhà phê bình văn học đã nói “những người đàn bà trong sáng tác của Võ Thị Hảo thường hay nổi loạn là như thế”
Quá trình đấu tranh cho công lý của rất nhiều nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo có lúc thành công nhưng phần lớn là thất bại hoặc thành công phải đánh đổi bằng một cái giá nào đó Chính vì bảo vệ công lý mà Nữ hoàng Pháp luật cũng trở thành một nữ hoàng cô độc, chấp nhận bị giam cầm ngàn năm trong vương quốc của thần Tiền Tài và Dục Vọng, chứ không thể nào thỏa hiệp với chúng, nàng cũng không thể nào thuộc về bất cứ một ai, bởi vì
“nếu không, cán cân công lý sẽ nghiêng lệch” (Nữ hoàng cô đơn) Nhưng dù
sao đi nữa thì văn chương của bà cũng là một tiếng kêu đòi công lý, quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc cho con người Với Võ Thị Hảo, khi nào cuộc sống còn khổ đau, khi đó văn chương còn tồn tại Đó là nơi con người tìm thấy sự đồng cảm và trải nghiệm cuộc sống đích thực Bà nói: “Đối tượng của những truyện ngắn, bài báo của tôi là nhân tính và sự bất bình trong xã hội” Cho nên bà ý thức rất cao sứ mệnh của một nhà văn đối với xã hội Võ
Thị Hảo từng tâm sự: viết văn tức là lúc bà đã phải “nhận lĩnh kiếp nạn của
những kẻ không thể im lặng trước nỗi đau của người khác” “Nhà văn là
Trang 23người gánh món nợ của lịch sử, cuộc đời Vì thiên chức của nhà văn là gánh nỗi đau của con người Cái thân nhà văn như thân con lừa ưa nặng vậy, chưa nặng thì chưa bước” [5] Bà từng khái quát chung về số phận của những
người đeo nghiệp văn chương, bà ví họ như những người “vác thập giá chữ” trên đôi vai của mình Những bước đi nặng nhọc giữa cuộc đời [5]
Nhìn chung, những phát biểu về sứ mệnh nhà văn của Võ Thị Hảo đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách khai thác đề tài, cách nhìn nhận về con người của nhà văn
1.2.2.2 Quan niệm về con người và “ý thức nữ quyền”
Quan niệm về con người
Đầu tiên, con người trong văn xuôi Võ Thị Hảo là con người thế sự, đời
tư Những trang viết của Võ Thị Hảo luôn có bóng dáng của cái tôi tác giả đồng hành, sẻ chia Bà thường viết về số phận của những con người bất hạnh,
đó là những thân phận bé nhỏ, đáng thương, những con người nghèo đói, tật nguyền, bệnh hoạn, cô đơn Bà viết về tất cả những bi kịch của cuộc đời với một trái tim biết yêu thương và chia sẻ Đằng sau những bế tắc của con người không hoàn toàn là niềm bi quan Mà điều còn lại sau những trang viết là sự tỏa sáng của lương tri con người Bởi chỉ có lương tri con người mới giúp mỗi chúng ta nhận ra giá trị trong những nỗi đau và bất hạnh
Với mục tiêu nhìn nhận con người ở nhiều khía cạnh khác nhau, một cách sống động và thành thực nhất, nhà văn không ngần ngại để con người tự thú những xấu xa, bất lực cũng như những tham vọng thấp hèn, những khát khao thầm kín nhất Bà viết về những con người đa diện với cả cái tốt đẹp lẫn cái xấu xa thấp hèn Rất nhiều chân dung không thể gọi là người tốt hay kẻ xấu, người cao thượng đạo đức hay giả dối, mưu toan Ranh giới giữa những cái trước đây vốn được “kẻ vạch” phân chia rất rạch ròi nay lại trở nên mờ hóa Cảm giác mà nó đem lại cho người đọc cũng vậy Với mỗi nhân vật đọc lên có lúc ta cảm thấy đồng tình có khi lại muốn phê phán, có lúc thấy yêu
Trang 24thương có khi lại căm ghét… Sự đa diện trong các chân dung nhân vật chính
là chất men tạo nên sức hấp dẫn trong sáng tác Võ Thị Hảo Thứ hai, con người trong những tác phẩm Võ Thị Hảo đầy bí ẩn với đời sống nội tâm phong phú Tâm trạng con người được chú ý khơi sâu với những rung cảm tinh tế
Qua sáng tác của bà, con người dường như dễ trở nên bé nhỏ, đáng thương và tội nghiệp trong thế giới xô bồ, nhiều cạm bẫy bủa vây; con người đầy đau khổ với những bi kịch cá nhân triền miên không dứt Điểm đáng chú
ý trong quan niệm về con người của Võ Thị Hảo là nhà văn quan tâm nhiều đến sự bấp bênh trong số phận của mỗi cá nhân Đoàn Minh Tuấn nhận định
về tập truyện “Biển cứu rỗi” của Võ Thị Hảo như sau: “Võ Thị Hảo đã tận
dụng được những đặc trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại nhỏ này Mỗi truyện của chị như một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời” Theo tác giả: có thể nói ở tập truyện ngắn này, bà tập trung ở hai cái
nhìn: “Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh Cái nhìn
thứ hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại) tồn tại trong im lặng” Đồng thời tác giả bài viết còn bình luận truyện ngắn Võ Thị Hảo đã
“bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của các cây bút nữ nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện,chị đã gióng lên trong lòng người đọc âm vang của sự lo lắng Những lo lắng mơ hồ về cuộc đời biển cả”
Võ Thị Hảo thường khai thác con người với những bi kịch triền miên Phần lớn các nhân vật trong sáng tác của bà ai cũng có nỗi khổ tâm riêng Bậc quyền uy tột đỉnh ngất ngưởng trên ngai vàng như một nguyên phi Ỷ Lan đầy quyền lực đến cuối đời cũng phải sống trong dằn vặt, đau đớn vì ám ảnh bởi
những tội lỗi đã gây ra cho thái hậu họ Dương và bao nhiêu cung nữ (Giàn
thiêu) Hay Thần Tông thì mang nỗi ám ảnh về cái chết của tiên vương và mối
tình với nàng Nhuệ Anh được gieo từ kiếp trước, khiến cho không ít phen hoang mang, sợ hãi, tiếc nhớ, đến chết vẫn không thể nào thỏa mãn được khát
Trang 25khao chiếm hữu nàng cung nữ Ngạn La hoang dại Người giàu có cái khổ của người giàu, kẻ nghèo hèn thấp kém cũng có những bất an riêng Cái đói nghèo
bám lấy số phận của những con người nhỏ bé Với Ả Tuynh trong “Dệt cỏ” là
nỗi khổ tâm bị cái nghèo bám riết, có nỗi oan khiên mà không biết phải kêu
ai, cho đến chết vẫn ôm mối hận chưa đòi được người ta công nhận liệt sĩ cho chồng và phát cái sổ thương binh cho con trai bệnh tật Kẻ thì đi bán cốt để có
tiền vẽ tranh, thực hiện hoài bão của đời mình (Họa sĩ Xuân Tư) trong “Bán
cốt”, kẻ thì lay lắt kiếm sống qua ngày, vắt kiệt sức lực mà không có đủ cơm
ăn, áo mặc (Ông Tiếu, bà Diễm) trong “Người gánh nước thuê”, kẻ thì đi bán
máu để cho chồng con được một ngày không phải mút tay (Ngần) trong
“Ngày không mút tay”, kẻ thì phải chọn lấy cái chết để giải thoát khỏi sự bế tắc của cuộc đời (Thùy Châu) trong “Vũ điệu địa ngục” Nhìn chung, cuộc
sống trong tác phẩm của Võ Thị Hảo là một thế giới nhiều tổn thương và đầy bất trắc, đó là thế giới của sự khủng hoảng về chân giá trị mà đôi khi muốn tồn tại con người phải trả giá bằng chính nhân phẩm của mình
Thông qua thế giới đó, nhà văn đã nói được những điều mà đáy lòng mình day dứt, sự day dứt của lương tri đối với thân phận con người
Về “thiên tính nữ”
Bằng cảm thức và sự nhạy cảm của một nhà văn nữ, Võ Thị Hảo đã xây dựng rất nhiều chân dung những con người tâm trạng, với số phận chìm nổi khác nhau đặc biệt là những kiếp đàn bà đa đoan và bất hạnh
Trong những năm đổ lại đây có sự xuất hiện hàng loạt cây bút nữ từng bước khẳng định tên tuổi trên văn đàn như Lê Minh Khuê, Vũ Thị Thu Huệ,
Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Hòa Vang, Thuận
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận xét rằng: “Văn học đang mang gương
mặt nữ, ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế mà đằm thắm”
[22, tr.21] Bằng sự nhạy cảm tinh tế, sự trắc ẩn khoan dung, những người
phụ nữ khi cầm bút họ viết bằng tất cả trái tim, bằng tất cả cuộc đời mình
Trang 26Cộng với xu hướng dân chủ, cởi mở của thời đại, nhà văn nữ cũng đã mạnh dạn bộc lộ sự tự tin và thẳng thắn, họ mạnh dạn thể hiện cái tôi của bản thân cũng như sự tìm tòi và sáng tạo qua từng tác phẩm Họ mạnh dạn lên tiếng khẳng định cái tôi bản thể, bộc lộ những khát vọng trong đời sống riêng tư của nữ giới, khơi nguồn cho sự xác lập ý thức cá nhân một cách trọn vẹn hơn
Nhiều người nhận xét trong sáng tác của Võ Thị Hảo đậm đặc “tính nữ quyền” Bản thân là một nhà văn nữ, sự khúc xạ giới tính lên sáng tác của Võ Thị Hảo là rất rõ Với bà, khẳng định ý thức nữ quyền không đơn thuần là vấn
đề giải phóng tính dục của người phụ nữ Không quyết liệt và táo bạo như một số cây bút nữ cùng thời, cũng không quá khắt khe, bà ủng hộ việc sử dụng các yếu tố sex nhưng như một phương tiện nghệ thuật và đòi hỏi nhà văn phải thực sự có tay nghề và bản lĩnh Bởi theo bà đó là điều cần thiết để một tác phẩm nghệ thuật tránh rơi vào dung tục, tầm thường
Qua sáng tác của bà có thể thấy được quá trình người phụ nữ từng bước vươn lên thoát khỏi những định kiến hẹp hòi cũng như những ràng buộc lạc hậu, cũ kỹ Nhiều hình tượng nữ đã đạt tới khả năng thể hiện những khát vọng giải phóng sức mạnh và những vẻ đẹp thuộc về “thiên tính nữ”, một vẻ đẹp bất tận và vĩnh cửu của thế gian này Người phụ nữ trong các sáng tác của Võ Thị Hảo thường mạnh mẽ, giàu nghị lực, tự chủ trong cuộc sống, nhưng cũng mang đầy đủ phẩm chất của giới nữ với trái tim bao dung, dịu dàng, giàu tình thương, đức hy sinh và nhẫn nại
Có lúc, tâm thức của một nhà văn nữ chi phối rất nhiều đến các nhân
vật mà Võ Thị Hảo tạo ra trong tác phẩm Bà thừa nhận: “Theo những điều
đã được tiền nhân gieo trong tiềm thức, tôi đã là một người đàn bà Việt Nam đội hai chữ “hy sinh” lên đầu hơn quá nửa cuộc đời (…) Điều đó ảnh hưởng đến nhân vật của tôi” [Phụ nữ cần thoát khỏi những nô lệ, tự ti và định kiến]
Tóm lại, đứng ở góc độ của một người đồng giới quan sát các nhân vật của mình, Võ Thị Hảo đã có những khám phá chân thực và sinh động về “một
Trang 27nửa thế giới”, cái nhìn về người phụ nữ trong văn chương đã trở nên đa dạng
và phong phú hơn rất nhiều
1.3 Truyện ngắn Người sót lại của Rừng Cười trong dòng chảy truyện
ngắn Việt Nam đương đại
Phần lớn những sáng tác trước năm 1975 gắn liền với hiện thực lịch sử cuộc chiến tranh Điểm nổi bật của sáng tác thời kỳ này là tính thời sự và mang vai trò động viên cổ vũ lớn với dân tộc Tuy nhiên sau năm 1975, người
ta hay bắt gặp trong văn học Việt Nam đương đại bóng dáng của con người vừa bước ra từ cuộc chiến, trở về với cuộc sống đời thường, họ đã không còn cái sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng tập thể Mất đi chỗ dựa, họ tự mình quẫy đạp để tồn tại, họ tự bứt phá đứng lên và họ cũng dễ trở nên mỏng manh, yếu ớt, có khi bất lực và rơi vào bi kịch
Nhìn lại cuộc chiến đã đi qua, con người lắm khi không khỏi cảm thấy ghê sợ rùng mình Thế giới chiến trận trong sáng tác của Võ Thị Hảo không còn cái không khí “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, không còn cái hăm hở
“một sớm vui sao cả nước lên đường”, mà thay vào đó là thế giới của hủy diệt nhân tính con người và sự chết chóc, thế giới của đau khổ và những nỗi buồn
u uất triền miên, những ám ảnh rợn người dai dẳng Thế hệ của những kẻ vừa
rời chiến trận như Thảo trong Người sót lại của Rừng Cười, người đàn ông trong “Biển cứu rỗi”, người chồng trong “Hồn trinh nữ” trở thành một thế hệ
lạc loài khi trở lại với những mối quan hệ đời thường sau cuộc chiến Vinh quang của cuộc chiến chỉ còn là cái bóng mờ trong quá khứ, họ không còn là
“những tượng đài bất tử” với những tấm huy chương sáng ngời trên ngực, lúc nào cũng phơi phới niềm tin hát vang những bản hùng ca lạc quan chiến thắng Họ bị trả về với bản chất của một con người thực thụ, cũng có những nỗi sợ hãi, lo âu thường trực đối với số phận của chính mình.Va đập với cuộc sống đầy bất trắc, họ trở nên bé nhỏ đáng thương hơn lúc nào
Sự xuất hiện của Người sót lại của Rừng Cười đã một thời làm dư luận
xôn xao Truyện vừa mang những đặc điểm chung của văn xuôi Việt Nam sau
1975, vừa thể hiện cách cảm nhận riêng, tài năng riêng của cây bút nữ mang tấm lòng đồng cảm sâu sắc với thân phận của những người đồng giới mình khi bước ra khỏi chiến tranh
Trang 28CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1 Cốt truyện
2.1.1 Khái niệm cốt truyện
“Cốt truyện là yếu tố cơ bản và không thể thiếu được của một tác phẩm
tự sự Theo cách hiểu truyền thống cốt truyện là cái lõi của truyện, thể hiện những biến cố quan trọng, đảm bảo sự mạch lạc diễn biến của truyện gồm các thành phần: giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc” [15,
tr.126] Cốt truyện là chất liệu, là sự kiện tác động đến số phận tính cách của nhân vật Nói khác đi, cốt truyện là sự kiện được diễn biến trong quá trình của
tác phẩm Nhiều tình tiết tạo nên sự kiện Sự kiện được vận động phát triển
Có lúc sự kiện có nút thắt cần được mở, cần được giải quyết đến hồi kết Hoàn cảnh nảy sinh xung đột, lai lịch nhân vật, nghề nghiệp, độ tuổi, quan hệ gia đình xã hội là phần khởi đầu của sự kiện Tiếp đến là phần vận động của
sự kiện Trong phần này phần thắt nút là giai đoạn mở đầu cho sự vận động của xung đột, được bắt đầu với sự kiện nào đó còn gọi là sự kiện thắt nút Tiếp đến là phần phát triển của cốt truyện Đây là phần dài nhất, và cũng là phần quan trọng nhất của các sự kiện Ở phần này bao gồm một chuỗi biến cố nối tiếp nhau hoặc các sự kiện để đẩy xung đột phát triển về chiều sâu, chiều rộng và làm cho phần xung đột lên cao Kế sau là phần đỉnh điểm, sau phần đỉnh điểm là phần mở nút Ở phần này nhà văn có cách giải quyết để chấm dứt sự kiện Phần kết thúc cho thấy xung đột đã được giải quyết Cũng có
những tác phẩm không có phần kết thúc
Cốt truyện có ba đặc điểm: tính lịch sử cụ thể để thể hiện tính chân thực của hiện thực Tính kịch để thể hiện sự xung đột mang tính chất kịch Tính hoàn chỉnh thể hiện tính hợp lôgic của sự kiện Tuy nhiên, có những truyện
Trang 29không có cốt truyện và có những cốt truyện không đầy đủ các phần: trình bày, vận động, phát triển, nút thắt, đỉnh điểm, mở nút, kết thúc
Cốt truyện không phải giản đơn là tính truyện, mà là chuỗi sự kiện được bố trí sắp xếp trong trận tự kể có nghệ thuật và giầu thẩm mỹ Theo cách hiểu đó ta có thể chia cốt truyện thành hai loại: Loại truyện ly kỳ, gay cấn ta
có thể kể một cách tương đối dễ dàng, tương đương với loại truyện có cốt truyện theo kiểu truyền thống, tạm gọi là loại truyện ngắn có cốt truyện sự kiện Loại kể về trạng huống đời thường vặt vãnh, các thành tố trong cốt truyện truyền thống bị chìm đắm trong những trạng thái tinh thần, những suy tư, xúc cảm nhân vật Ở loại truyện này vừa tự sự vừa trữ tình, vừa kể chuyện vừa miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật, tạm gọi là truyện ngắn
có cốt truyện tâm lý
Tuy nhiên, mọi việc phân chia chỉ có tính tương đối, bởi đôi khi giữa các tiểu loại có sự giao thoa với nhau
2 1 2 C ố t t r u y ệ n c ủ a t r u y ệ n n g ắ n
Trong các sáng tác của Võ Thị Hảo, điều mà người đọc dễ nhận thấy nhất đó là cốt truyện thường ít tình tiết và sự kiện, trong khi đó các suy nghĩ của con người trước sự kiện đó thì lại rất được chú ý.Thế giới tinh thần nhân
vật là đối tượng chính để nhà văn đi sâu khám phá Người sót lại của Rừng
Cười chính là tác phẩm thuộc thể loại này
Năm cô gái thanh niên xung phong trông giữ một kho quân nhu cô lập
ở chiến trường Trường Sơn là hình ảnh đầu tiên mở ra trước mắt người đọc Các cô gái đã hy sinh cả tuổi trẻ, sắc đẹp thanh xuân của mình ở chốn núi rừng cô quạnh này Để làm các chị vui, Thảo, cô gái bé bỏng và là người duy nhất có người yêu, thường hay kể tình yêu của mình với chàng nam sinh viên văn khoa Hà Nội cho các chị nghe Qua lòng yêu mến dành cho Thảo, qua
niềm “si mê” của mình, Thành hiện lên“như một chàng hoàng tử hào hiệp