1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO TƯ NHÂN Ở XÃ BÀU CÁ_HUYỆN TRẢNG BOM_TỈNH ĐỒNG NAI

87 442 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 14,93 MB

Nội dung

Theo Võ Văn Ninh 1995 sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng, nhập đàn, tách mẹ….làm heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột nên thức ăn nằm một chỗ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO

TƯ NHÂN Ở XÃ BÀU CÁ_HUYỆN TRẢNG BOM_TỈNH

Trang 2

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI HEO

TƯ NHÂN Ở XÃ BÀU CÁ_HUYỆN TRẢNG BOM_TỈNH

ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN VĂN KHOA

Đề tài được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ nghành Thú y

Giáo viên hướng dẫn

Th.S NGUYỄN THỊ THU NĂM

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn!

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Mính, quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường

Chủ trại heo tư nhân xã Bàu Cá_Huyện Trảng Bom_Tỉnh Đồng Nai, cùng toàn thể anh chị em công nhân ở trại đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt thời gian làm đề tài

Gia đình và những người thân đã động viên và khích lệ cho con được ngày hôm nay

Th.S Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình hướng dẫn và dạy bảo tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được tiến hành từ ngày 01/02/2009 đến ngày 30/06/2009 tại trại chăn nuôi heo tư nhân ở xã Bàu Cá_Huyện Trảng Bom_ Tỉnh Đồng Nai với mục đích khảo sát các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến khi xuất thịt Qua khảo sát 400 con heo thịt và được chia thành 2 đợt nuôi chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

-Tình hình bệnh trên đàn heo khảo sát

+Giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi

Tỷ lệ tiêu chảy ở 2 đợt lần lượt là: 38% và 45,5% và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở 2 đợt lần lượt là: 2,16% và 3,19%

Tỷ lệ ho ở 2 đợt lần lượt là: 26% và 28% và tỷ lệ ngày con ho ở 2 đợt lần lượt là: 8,02% và 10,49%

Tỷ lệ thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 15,5% và 24% và tỷ lệ ngày con thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 2,72% và 5,14%

Tỷ lệ ho + thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 12% và 21% và tỷ lệ ngày con ho + thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 1,99% và 4,33%

Tỷ lệ viêm khớp ở 2 đợt lần lượt là: 1,5% và 2% và tỷ lệ viêm da ở 2 đợt lần lượt là: 4% và 5,5%

+Giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt

Tỷ lệ tiêu chảy ở 2 đợt lần lượt là: 40% và 49,48% và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở 2 đợt lần lượt là: 1,66% và 2,41%

Tỷ lệ ho ở 2 đợt lần lượt là: 24,1% và 27,84% và tỷ lệ ngày con ho ở 2 đợt lần lượt là: 10,56% và 11,68%

Tỷ lệ thở bụng ở 2 đợt lần lượt là: 11,8% và 13,91% và tỷ lệ ngày con thở bụng ở

-Hiệu quả điều trị

+Giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi:

Trang 5

Bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 96,1%, 96,7% và 97,2%, 97,9%

Bệnh viêm khớp và bệnh viêm da: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 66,7%, 75% và 87,5%, 90,9%

+Giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt

Bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 88,5%, 81,3% và 84,3%, 86,4%

Bệnh viêm khớp và bệnh viêm da: tỷ lệ khỏi ở 2 đợt lần lượt là 100%, 100% và 100%, 100%

-Tỷ lệ chết

Giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi: ở 2 đợt lần lượt là 2,5% và 3%

Giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt ở 2 đợt lần lượt là: 9,23% và 14,95%

-Năng suất của đàn heo thịt

+Trọng lượng bình quân ở các thời điểm khảo sát (kg)

Lúc 28 ngày tuổi 2 đợt lần lượt là: 8,19 ± 0,843 và 8,1 ± 0,935

Lúc 2 tháng tuổi 2 đợt lần lượt là: 22,41 ± 2,532 và 22,23 ± 1,98

Lúc xuất thịt ( 6,5 tháng) 2 đợt lần lượt là: 112,3 ± 13,52 và 111,7 ± 12,64

+Tăng trọng tuyệt đối ở các giai đoạn khảo sát (g/ngày)

Giai đoạn từ 28 đến 60 ngày tuổi 2 đợt lần lượt là: 444 ± 63,35 và 441 ± 68,57 Giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất thịt 2 đợt lần lượt là: 665 ± 99,72 và 663 ± 102,4

-Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTA/kgTT)

Giai đoạn từ 28 đến 60 ngày tuổi 2 đợt lần lượt là: 1,68 ± 0,213 và 1,65 ± 0,238 Giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất thịt 2 đợt lần lượt là: 2,83 ± 0,391 và 2,80 ± 0,274

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chế độ cho ăn theo các giai đoạn 4

Bảng 2.2: Các vi khuẩn chủ yếu hiện diện trong ống tiêu hoá của heo con 7

Bảng 2.3: Độ nhạy cảm với bệnh đường hô hấp 9

Bảng 2.4: Tác hại của NH3 đối với người và heo khi hít phải 11

Bảng 2.5: Tác hại của H2S đối với người và heo khi hít phải 12

Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp 13

Bảng 2.7: Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với các tác nhân gây bệnh 15

Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng ở trại 18

Bảng 2.9: Các chủng E.coli gây bệnh đường ruột trên người và gia súc 20

Bảng 2.10: Những mầm bệnh thường gặp ở heo con trước khi cai sữa bị bệnh tiêu chảy 23

Bảng 4.1: Bảng theo dõi nhiệt độ chuông nuôi 40

Bảng 4.2: Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi 41

Bảng 4.3: Tỷ lệ tiêu chảy và ngày con tiêu chảy ở các giai đoạn 42

Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh và ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi 46

Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh và ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt49 Bảng 4.6: Tỷ lệ con viêm khớp và viêm da ở các giai đoạn 51

Bảng 4.7: Cách điều trị trên đàn heo bị tiêu chảy và hô hấp 55

Bảng 4.8: Cách điều trị trên đàn heo bị viêm khớp và viêm da 56

Bảng 4.9: Hiệu quả điều trị trên đàn heo ở các giai đoạn khảo sát 58

Bảng 4.10: Tỷ lệ heo chết và loại thải ở các giai đoạn 64

Bảng 4.11: Trọng lượng bình quân của heo ở các mốc thời gian 65

Bảng 4.12: Tăng trọng tuyệt đối ở từng giai đoạn 67

Bảng 4.13: Hệ số chuyển biến thức ăn ở từng giai đoạn 68

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Chuồng nuôi heo thịt 17

Hình 3.1: Nhiệt kế đo ở trại 38

Hình 4.1: Heo bị tiêu chảy 44

Hình 4.2: Heo bị nổi mẫn đỏ ở da và bị viêm khớp 53

Hình 4.3: Heo bị viêm da 53

Hình 4.4: Các dụng cụ chích thuốc và thiến heo không được sát trùng kỹ 54

Hình 4.5: Nơi ăn uống và sinh hoạt không được cách ly 59

Hình 4.6: Thủy thủng ở vành tim 60

Hình 4.7: Hạch ruột bị sưng 60

Hình 4.8: Thuỷ thủng ở màng treo ruột 60

Hình 4.9: Ruột và dạ dày bị thủy thủng 60

Hình 4.10: Heo trước khi giết mổ 61

Hình 4.11: Viêm phúc mạc có fibrin 61

Hình 4.12: Viêm ngoại tâm mạc có fibrin 61

Hình 4.13: Viêm màng phổi 61

Hình 4.14: Phổi bị hoá gan đối xứng 62

Hình 4.15: Mặt cắt ngang phổi bị xuất huyết 62

Hình 4.16: Viêm phổi kẻ, tích nước xoang ngực 62

Hình 4.17: Phổi xẹp 62

Hình 4.18: Thận xuất huyết điểm 63

Hình 4.19: Gan hoại tử đốm 63

Hình 4.20: Khớp khuỷ chân bị tích mủ 63

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ con tiêu chảy ở các giai đoạn 43

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở các giai đoạn 43

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bệnh hô hấp ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi 47

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 28 – 60 ngày tuổi 47

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ bệnh hô hấp ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt 50

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất thịt 50

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ viêm khớp ở các giai đoạn 52

Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ viêm da ở các giai đoạn 52

Biểu đồ 4.9: Trọng lượng bình quân của heo ở các mốc thời gian 65

Biểu đồ 4.10: Tăng trọng tuyệt đối ở từng giai đoạn 67

Biểu đồ 4.11: Hệ số chuyển biến thức ăn ở từng giai đoạn 68

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG v

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2

1.2.1 MỤC ĐÍCH 2

1.2.2 YÊU CẦU 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HOÁ 3

2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa 3

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường tiêu hoá 4

2.2 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY HÔ HẤP 8

2.2.1 Đặc điểm hô hấp của heo con giai đoạn cai sữa 8

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp 8

2.3 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRẠI 16

2.4 SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM 1 SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRÊN HEO 19

2.4.1 Sơ lược về vi khuẩn E.coli 19

2.4.2 Sơ lược về tính gây bệnh của vi khuẩn Samonella spp 24

2.4.3 Sơ lược về tính gây bệnh của Rotavirus 27

2.4.4 Sơ lược về tính gây bệnh do Mycoplasma gây ra 30

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 37

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 37

3.1.1 Thời gian tiến hành đề tài 37

3.1.2 Địa điểm tiến hành đề tài 37

3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 37

3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT 37

Trang 10

3.4 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ 37

3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 37

3.5.1 Đo nhiệt độ 37

3.5.2 Cách theo dõi bệnh và ghi nhận cách điều trị 38

3.5.3 Mổ khám và ghi nhận bệnh tích 39

3.5.4 Năng suất của đàn heo thịt 39

3.6 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 39

3.6.1 Nhiệt độ chuồng nuôi 39

3.6.2 Các biểu hiện thường gặp, cách điều trị và hiệu quả điều trị 39

3.6.3 Bệnh tích khi mổ khám tử 39

3.6.4 Năng suất sản xuất 39

3.7 CÁC CÔNG THỨC TÍNH TỶ LỆ BỆNH VÀ NĂNG SUẤT SẢN XUẤT 39

3.8 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 39

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI 40

4.2 TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN HEO KHẢO SÁT 42

4.2.1 Tình hình tiêu chảy trên đàn heo khảo sát 42

4.2.2 Tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo khảo sát 46

4.2.3 Tình hình bệnh viêm khớp và viêm da trên đàn heo khảo sát 51

4.3 CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 54

4.3.1 Cách điều trị 54

4.3.2 Hiệu quả điều trị 58

4.4 CÁC BỆNH TÍCH THƯỜNG GẶP KHI MỔ KHÁM 59

4.5 THEO DÕI TÌNH HÌNH CHẾT, LOẠI THẢI TRÊN ĐÀN HEO KHẢO SÁT 63

4.6 NĂNG SUẤT 65

4.6.1 Trọng lượng bình quân ở các thời điểm khảo sát (kg) 65

4.6.2 Tăng trọng tuyệt đối ở các giai đoạn khảo sát (g/con/ngày) 66

4.7 HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN (kgTA/kgTT) 68

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70

5.1 KẾT LUẬN 70

5.2 ĐỀ NGHỊ 71

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 74

Trang 12

Trong chăn nuôi heo, giai đoạn sau cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và quan trọng, heo con rõ ràng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường Giai đoạn này chúng thường bị hàng loạt stress do xa mẹ, tách bầy hay thay đổi nguồn thức ăn,… Với nhiều nguyên nhân gây bệnh trên các lứa tuổi của heo cho nên việc chẩn đoán cũng như đề xuất các biện pháp phòng trị một số bệnh còn đang gặp nhiều khó khăn

Do đó cần khảo sát đánh giá những biểu hiện lâm sàng thường xảy ra và ghi nhận kết quả chăn nuôi heo từ cai sữa đến khi xuất thịt trong điều kiện chăn nuôi heo hiện nay

Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của Th.S

Nguyễn Thị Thu Năm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo từ sau cai sữa đến khi xuất thịt.”

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HOÁ

2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa

Khi cai sữa, heo con phải chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng thức ăn khô và nước nên có

thể làm rối loạn nghiêm trọng đường tiêu hoá Do đó cần phải lựa chọn kỹ lưỡng thành phần thức ăn sử dụng trong các khẩu phần ban đầu, cũng như thời gian chuyển từ khẩu phần này sang khẩu phần khác.Các vấn đề chính cần quan tâm là:

- Các enzym tiêu hoá

- Độ acid trong đường ruột

- Vi khuẩn trong ruột

Hệ thống enzym phải điều chỉnh từ tiêu hoá các thành phần của sữa sang thành phần thức ăn thô Thay đổi lớn nhất là chuyển từ tiêu hoá lactose (enzym lactase) sang tiêu hoá đường và tinh bột, và từ protein sữa (cazein và globulin) sang protein từ động

thực vật (các enzym protease khác) Sữa heo mẹ duy trì một quần thể Lactobacilli hoạt

động giúp giữ môi trường axit trong ruột Vào thời điểm cai sữa, độ axit này cần phải được duy trì và quá trình sản xuất HCl trong dạ dày được bắt đầu Quần thể

Lactobacilli cần thiết để bảo vệ cơ thể heo và ngăn chặn vi khuẩn có hại cũng được

hình thành Nhung mao ruột cao và sâu là rất có lợi, đảm bảo cho ruột khoẻ mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt và sự tăng trưởng tốt của heo

Miễn dịch thụ động thu được từ sữa đầu của heo nái giảm xuống đến mức rất thấp vào thời điểm 21-28 ngày tuổi Nó được thay thế từ từ bằng miễn dịch chủ động trong vài tuần tiếp theo Cấu trúc của nhung mao trong ruột non là rất quan trọng để duy trì các chức năng này

Sự chuyển đổi dần dần từ khẩu phần ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thu sang khẩu phần ăn

có giá thành thấp thường đòi hỏi sử dụng 3-4 loại thức ăn để bộ máy tiêu hoá của heo con

Trang 15

dần dần thích nghi và phụ thuộc giá thành sản phẩm Các loại thức ăn này được cho ăn theo các giai đoạn phát triển khác nhau và với lượng nhất định

Phương pháp này cho phép chuyển đổi dần dần từ khẩu phần dinh dưỡng cao và từ các sản phẩm sữa chất lượng cao (gọi là khẩu phần phức tạp) sang các khẩu phần dinh dưỡng thấp sử dụng ít thành phần thức ăn chuyên dụng (gọi là khẩu phần đơn giản) Nếu thay đổi diễn ra quá nhanh đối với sự phát triển tổ chức cơ thể và sinh lý của heo thì rối loạn tiêu hoá sẽ xảy ra Điều này gây ra hiện tượng giảm khả năng tăng trọng và heo dễ bị tác động của vi khuẩn gây bệnh, gây tiêu chảy dẫn đến tỷ lệ tử vong cao Một chế độ cho heo con ăn điển hình và lượng thức ăn cần thiết theo từng giai đoạn được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Chế độ cho heo con ăn theo các giai đoạn

Giai đoạn Trọng lượng heo

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường tiêu hoá h eo con

Bộ máy tiêu hóa của heo con chưa hoàn chỉnh nên không thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thay thế sữa mẹ Hậu quả là heo con hấp thu ít dưỡng chất, mất nhiều nước và tiêu chảy

Sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày ruột không đủ số lượng và chất lượng Thiếu lượng

HCl cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày Ở heo con trước 1 tháng tuổi không có

HCl tự do (Kvanhixki,1960; dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995), do đó heo con dễ bị tiêu chảy

Heo con thiếu sắt gây thiếu máu, giảm đề kháng nên dễ bị bệnh, đặc biệt là tiêu

chảy

Theo Võ Văn Ninh (1985), thời kỳ heo con mọc răng dễ bị tiêu chảy Hai thời điểm

mà heo con sốt và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày và 23 – 29 ngày tuổi,

Trang 16

ứng với thời gian mọc răng sữa, tiền hàm 3 ở hàm dưới, răng sữa, và tiền hàm ở hàm trên

-Điều kiện chăm sóc và môi trường

Heo con có khả năng chống chịu sự thay đổi môi trường rất kém và rất dễ bị nhiễm bệnh khi môi trường nhiễm bẩn Nếu vệ sinh chăm sóc không tốt thì chuồng trại chứa nhiều khí độc (CO2, NH3, H2S) tạo tiểu khí hậu bất lợi cho heo con

Sự thay đổi môi trường đột ngột, đang nóng chuyển sang lạnh, hoặc nắng sang mưa

làm heo con tiêu hao nhiều năng lượng Cơ thể chống lạnh bằng cách oxy hóa glycogen để sinh ra năng lượng, nếu lạnh kéo dài thì lượng đường trong máu giảm xuống, sự giảm glucose trong máu đột ngột sẽ gây bệnh tiêu chảy ở heo con

Theo Võ Văn Ninh (1995) sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng, nhập đàn, tách mẹ….làm heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột

ngột nên thức ăn nằm một chỗ, một số vi khuẩn bình thường vô hại như E.coli đột ngột

phát triển nhanh số lượng trở nên có sức gây bệnh và sinh độc tố

Ở nước ta, điều kiện khí hậu và chuồng trại còn nhiều khó khăn Yêu cầu về nhiệt

độ trong chuồng nuôi phải thích hợp, theo Whittemore (1993) nhiệt độ 26 -28 0

c thích hợp cho heo con sau cai sữa nhỏ hơn 8 kg và ẩm độ thích hợp là 60-70% (dẫn liệu Nguyễn Minh Hiếu 2003)

-Thức ăn, nước uống

Sau khi cai sữa, heo không được bú sẽ ăn nhiều trong khi đường tiêu hóa còn yếu Thức ăn không tiêu hóa hết, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại phát triển

Thức ăn lên men thối, bị ẩm mốc,… dẫn đến tiêu chảy

Thức ăn dư đạm, không tiêu hóa hết ở ruột non khi đến ruột già thì được một số vi

khuẩn như E.coli sử dụng, phân hủy chất đạm sản sinh độc chất

Do khẩu phần ăn có nhiều chất xơ, cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, chất xơ qua ống tiêu hóa quá nhanh và thải qua hậu môn dưới dạng phân lỏng (nhiều chất xơ cũng làm tăng nhu động ruột)

Boldman và ctv (1998) đã đưa ra chứng cứ vững chắc về việc chọn lựa thực liệu trong khẩu phần heo cai sữa để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa cho heo cai sữa:

(1) Dùng acid hữu cơ (acid lactic, formic và fumaric)

Trang 17

(2) Dùng những chất có ít khả năng hấp thu, nhờ vậy có đủ acid để hỗ trợ cho việc cắt đứt protein trong dạ dày

(3) Tăng chất xơ trong khẩu phần

(4) Tăng mức năng lượng (3300 Kcal năng lượng biến dưỡng/kg thức ăn) (Trần Thị Dân, 2004)

Nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, có nhiều NH3Cl, nitrat, sulfat,

và các vi sinh vật có hại đều gây bất lợi cho hoạt động đường tiêu hóa

-Vi khuẩn

Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong nhiều trường hợp tiêu chảy của heo con do thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu không thích hợp, vệ sinh chăm sóc kém… Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy heo con thường gặp nhất là vi khuẩn

Salmonella và E.coli

Theo dẫn liệu Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi sinh vật biểu hiện qua sơ đồ:

Vi sinh vật có lợi Vi sinh vật có hại

Lactobacillus Các loại vi sinh vật gây bệnh

Coronavirus: dịch tiêu chảy ở heo con

Rotavirus: tiêu chảy dữ dội trên heo con

Trang 18

Bảng 2.2: Các vi khuẩn chủ yếu hiện diện trong ống tiêu hoá của heo con (phân

lập được từ năm 1991-1992 tại phòng thí nghiệm CCPA_Deltavit)

0 2,2

-

69,8 6,3

0 1,6 1,6 1,6

-

-Ký sinh trùng

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh nói trên, người ta còn đề cập đến vai trò ký sinh trùng đường ruột Theo Lê Minh Chí (1981), ký sinh trùng cũng có thể gây bệnh

tiêu chảy cho heo con, thường thấy là giun đũa Ascaris suum…

Cầu trùng là loại động vật đơn bào chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi Hiện

nay người ta phát hiện 13 loại cầu trùng gât bệnh trên heo Ở Mỹ trong 9 loại cầu trùng

phát hiện có 8 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria, còn 1 loại được xếp vào giống Isospora Trong tất cả các loài được phát hiện thì cầu trùng thuộc loại gây bệnh chủ

yếu trên heo con (Steyenson 19950; dẫn liệu của Nguyễn Thị Thu Thảo 2003) Tỷ lệ

tử vong ở heo con từ 10 – 20%

Trang 19

2.2 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY HÔ HẤP

2.2.1 Đặc điểm hô hấp của heo con giai đoạn cai sữa

Phổi là cơ quan hô hấp chủ yếu đảm nhận chức năng trao đổi khí Quá trình này

được thực hiện ở phế nang

Hô hấp chia phổi làm hai kỳ: hít vào và thở ra Kỳ hít vào mang không khí từ ngoài

vào phổi, kỳ thở ra đẩy không khí từ phổi ra ngoài Đây là hiện tượng thông khí, bởi sự

chênh lệch áp lực giữa các phế nang với không khí môi trường xung quanh, tương ứng với sự tăng hay giảm thể tích phổi Nguồn gốc của hiện tượng cơ học này là do sự hiện hữu một khoảng trống giữa lá thành và lá tạng của phổi

Ở kỳ hít vào, áp lực bên trong phế nang trở nên âm so với áp lực không khí, nên không khí đi từ ngoài vào trong phế nang

Ở kỳ thở ra, áp lực phế nang tăng, phổi xẹp xuống đẩy không khí thoát ra ngoài

Cơ ở phổi không tự co giản mà co giản một cách thụ động nhờ cơ hoành và các cơ liên sườn Ngoài ra còn có một số cơ khác tham gia khi gắng sức: cơ vùng cổ, cơ vùng ngực và các cơ chi trong trường hợp thở khó

Các hoạt động của phổi được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị (số X)

Cơ thể động vật nhờ có những phản xạ thần kinh, do vỏ đại não điều khiển, nên có

những phản xạ thích nghi với những thay đổi của điều kiện môi trường bên ngoài 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp

Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể (niêm mạc, các dịch tiết bao phủ đường hô hấp) bị suy yếu hoặc không còn hữu hiệu nữa thì bệnh đường hô hấp dễ bộc phát Sau đây là những nguyên nhân gây suy yếu hô hấp cơ thể:

Trang 20

-Dinh dưỡng thức ăn

Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể, giúp chống lại các nhân tố gây bệnh Theo Hayer (1989) thì vitamin A va Selenium đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch Mức độ cảm nhiễm đối với bệnh tăng khi khẩu phần không cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng và vitamin Ngoài ra sức đề kháng còn

có thể phụ thuộc vào thành phần thức ăn Thiếu dinh dưỡng heo sẽ chậm lớn, còi cọc,

là nguyên nhân dẫn đến các bệnh trong cơ thể, bệnh hô hấp góp phần đáng kể trong nguyên nhân này

Bảng 2.3: Độ nhạy cảm với bệnh đường hô hấp (Hayer, 1989)

Ngoài ra các vitamin nhóm A, B1, B2, PP, C cũng có tác dụng tăng cường sức chống đỡ của cơ thể đối với các bệnh như: cúm, chảy nước mũi,viêm họng Các bệnh này sẽ giảm khi sử dụng các polyvitamin này, khi thiếu vitamin A thì tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền và từ đó thú dễ mắc bệnh (Nguyễn Như Pho,1995)

Sự mất cân đối Ca, P trong khẩu phần làm hệ xương lồng ngực biến dạng, sự thiếu vitamin A có thể làm biến đổi tổ chức mô hô hấp Còn vitamin C trong cơ thể cũng góp phần nâng cao sức đề kháng và chống tác nhân gây bệnh (Võ Văn Ninh,1998) Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay nhuyễn thức ăn hỗn hợp quá mức thường làm tăng độ bụi nên heo dễ bị hắc hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,1997)

Yếu tố dinh dưỡng Độ nhạy cảm với bệnh đường hô hấp

Trang 21

-Môi trường

Trong chăn nuôi, ngoài dinh dưỡng ra thì yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ,

chuồng trại,…cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập gây hại

*Nhiệt độ

Nhiệt độ chuồng nuôi bị ảnh hưởng chủ yếu: bức xạ mặt trời, ẩm độ, tốc độ gió,

mật độ nuôi gia súc,…, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của heo và còn là nguyên nhân tạo điều kiện để mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh

Nhiệt độ cao làm thyroxin tiết ra ít, làm thú biếng ăn, chậm tăng trưởng, mất nước làm máu đông đặc, tuần hoàn suy sụp, sự vận chuyển máu ra da thấp, mất muối gây co

giật, đau bắp cơ, thú thở nhanh, rối loạn cân bằng acid/bazơ

Nhiệt độ cơ thể thấp làm co các mạch máu ngoại vi, nên giảm sự truyền nhiệt từ bên trong ra ngoài cơ thể nên vật run cơ, dựng lông Sự hấp thu đạm và hấp thu globulin giảm, từ đó sức đề kháng giảm, heo dễ mắc bệnh đường hô hấp, xù lông, chậm lớn (Nguyễn Hoa Lý, 1998)

*Tiểu khí hậu chuồng nuôi

Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa (2004) trên heo, nồng độ ammonia (NH3) trên 10ppm trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ ho; 50 – 100 ppm, làm giảm tăng trọng hàng ngày 12 – 30%; 61ppm gây giảm 5% lượng thức ăn được ăn vào Nồng độ NH3 cao làm chậm sự dậy thì và động hớn trên heo nái hậu bị,…

Trang 22

Bảng 2.4: Tác hại của NH 3 đối với người và heo khi hít phải

Khi heo tiếp xúc liên tục với dihydrosulfide (H2S ) ở nồng độ 20ppm thì heo sẽ sợ ánh sáng, ăn không ngon có biểu hiện thần kinh không bình thường Khi heo tiếp xúc liên tục với H2S ở nồng độ 20ppm có thể sinh chứng thuỷ thủng ở phổi nên khó thở, bất tỉnh và chết (Barker và ctv, 1996)

Nồng độ tiếp xúc Tác hại hay triệu chứng

• Hắc hơi chảy nước mũi, ăn không ngon

• Ngứa mũi, mõm.Tiếp xúc lâu gây thở gấp, và thở

không đều, co giật

Trang 23

Bảng 2.5: Tác hại của H 2 S đối với người và heo khi hít phải

Nồng độ tiếp xúc Tác hại hay triệu chứng

Tiếp xúc liên tục với 20ppm

Tiếp xúc liên tục với 200ppm

• Ngứa mắt

• Ngứa mắt, mũi, họng

• Buồn nôn, nôn mữa, tiêu chảy

• Choáng váng, thần kin suy sụp, dễ bị viêm phổi

• Nôn mửa, có trạng thái hưng phấn, bất tĩnh

• Tử vong

• Sợ ánh sáng, ăn không ngon, có biểu hiện thần kinh không bình thường

• Phổi có thể bị thuỷ thũng, khó thở, bất tỉnh, chết

Trang 24

Bảng 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp (Straw, 1999)

-Vi sinh vật

Trên đường hô hấp, sự vấy nhiễm của các sinh vật xảy ra tại đây khá nhiều Khi cơ thể suy yếu hoặc có điều kiện thuận lợi khác thì chúng sẽ xâm nhập, bộc phát gây nên các bệnh lý hô hấp phổ biến

*Bệnh do vi khuẩn

Bệnh viêm phổi địa phương (suyễn) do Mycoplasma hyopneumoniae

Bệnh do Haemophilus parasuis với triệu chứng gây viêm khớp, viêm tràn dịch,

viêm màng não

Bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella multocida

bệnh đường hô hấp

- Quy mô đàn lớn mật độ đàn cao

- Nhập các đàn gia súc không biết hoặc kém về tình

trạng sức khoẻ

- Xuất nhập liên tục thay vì chuyển theo từng lô

- Tuổi nái bình quân thấp

- Tuổi cai sữa sớm hoặc cai sữa muộn (<21 ngày hay

lớn hơn 28 ngày)

- Sử dụng con giống thuần hay con giống lai

- Các thiết bị chiếu sáng và thông thoáng không

thích hợp

- Không đủ calo tiêu thụ

- Thức ăn không thêm dầu (bụi từ thức ăn)

- Thiếu sót trong kiểm soát môi trường

- Ít hiểu biết về các dấu hiệu của bệnh

- Không có hoặc điều trị không đúng các heo ốm

+ +++

+ +++

++

++

++

Trang 25

Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica

Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus (App) gây bệnh tích viêm phổi dính sườn, abcess

phổi

Bệnh do Streptococcus gây ra bệnh tích xung huyết gan và phổi

*Bệnh do virus

Bệnh dịch tả heo do virus thuộc họ Flaviridae

Bệnh cúm heo do Influenzavirus thuộc họ Orthomyxoviridae

Bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên heo do virus thuộc họ Coronaviridae

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS: Porcine Reproductive and

Respiratory Syndrome) do Arterivirus gây ra

Cảm nhiễm đường hô hấp ở heo do Coronavirus gây nên

Ngoài các yếu tố vi khuẩn, virus, yếu tố stress cũng là nguyên nhân để các vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh nhanh chóng

Chrisitensen và Monsing (1992) cho biết có sự tương quan giữa triệu chứng lâm sàng với tác nhân gây bệnh theo từng độ tuổi được thể hiện qua bảng 2.7

Trang 26

Bảng 2.7: Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với các tác nhân gây bệnh

-Bệnh Glasser’s -Đóng dấu lợn

-Aujeszky

Mycoplasma hyopneumoniae B.bronchiseptica

-Viêm phổi do Mycoplasma

-Viêm phế quản phổi -Viêm phổi viêm màng phổi

-Viêm phổi do Mycoplasma

Mycoplasma hypneumoniae, B.bronchiseptica

Virus cúm

A.pleuropneunoniae Mycoplasma hypneumoniae, B.bronchiseptica

Trang 27

Một số loài khác theo chu trình phát triển của cơ thể sẽ di hành qua bộ máy hô hấp

và các cơ quan làm tổn thương bộ máy mà chúng đi qua (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996)

Các ký sinh trùng trên gia súc phổ biến nhất là Metastrongylus spp, Ascaris suum,

và các loài Ascaris khác đều gây các triệu chứng ho, tạo nên các biểu hiện bệnh lý

khác trên heo

2.3 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRẠI

Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo: xây dựng cách xa trục đường chính khoảng 2 cây số trên mảnh đất rất màu mỡ để trồng cây ăn trái quanh năm ở Huyện

Trảng Bom Đồng Nai

Tình hình chăn nuôi: chăn nuôi theo quy mô công nghiệp

Chuồng trại được thiết kế theo kiểu nóc đôi nên rất thoáng mát, lợp bằng tôn, nền

xi măng kiên cố Chuồng nuôi được chia thành 5 dãy liên tiếp nhau :A, B, C, D, E Khu A, khu D và khu E nuôi heo thịt gồm 45 ô chuồng

Khu B và khu C nuôi heo nái gồm khoảng 120 ô nhốt nái

Mỗi ô gồm có máng ăn bằng xi măng và có thêm máng ăn tự động đối với nhu cầu ăn uống của heo nhất là heo 60 kg đến xuất chuồng Mỗi ô được phân cách bằng tường thấp,núm uống dạng cắn Hệ thống thoát phân được thiết kế theo chiều dài của mỗi ô chuồng, có đèn chiếu sáng vào ban đêm

Trang 28

Hình 2.1: Chuồng nuôi heo thịt

Cơ cấu đàn khoảng gần 125 nái và khoảng gần 800 heo thịt

Thức ăn, nước uống

Thức ăn: Trại mua các nguyên liệu như cám, bắp, đậu nành, bột mì, bột cá,… và 1

số nguyên liệu riêng của trại tùy theo nhu cầu của heo và giá cả của các nguyên liệu trên thị trường Riêng heo nái trại mua nguyên liệu trộn sẵn của công ty TNHH GUYOMARC’H VIET NAM Có 2 loại: thức ăn hỗn hợp cho heo nái chửa (M’’116)

và thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con (M’’118)

Nước uống: nước uống của trại được cung cấp đầy đủ cho heo, từ các giếng đóng công nghiệp bơm lên các bồn chứa, theo ống dẫn đến các núm uống tự động ở mỗi ô chuồng

Quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại

Xung quanh trại được rải vôi để sát trùng Mỗi dãy chuồng sau một đợt nuôi heo đều được sát trùng bằng vôi được pha với nước và cũng được sát trùng bằng vòi áp lực cao Bỏ trống chuồng ít nhất 3 ngày Khách tham quan muốn vào trại phải thay áo blouse và mang ủng

Quy trình phòng bệnh

Đối với heo cai sữa đến 60 ngày tuổi: trộn thuốc trị tiêu chảy vào trong thức ăn như tiamulin, amoxicilline, oxytetracycline dạng bột với liều lượng và số ngày trộn theo khuyến cáo của công ty Trung bình khoảng 6 tháng đổi thuốc 1 lần

Trang 29

Quy trình tiêm phòng ở trại

Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng ở trại

FMD: Foot and mouth disease

2 Từ 60- 190 ngày

tuổi

74 ngày tuổi

180 ngày tuổi

80 ngày tuổi

173 ngày tuổi

166 ngày tuổi

186 ngày tuổi

3 Hậu bị cái sau khi

phối

84 ngày sau khi phối

63 ngày sau khi phối

91 ngày sau khi phối

4 Nái sinh sản

Sau khi sinh 15-20 ngày

84 ngày sau phối

91 ngày sau phối 98 ngày sau

phối

Trang 30

2.4 SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM 1 SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRÊN HEO

2.4.1 Sơ lược về vi khuẩn E.coli

(1)Độc tố

Trong những chất tiết ra của vi khuẩn thì độc tố là chất quan trọng nhất vì nó có

tác dụng gây độc cho cơ thể, E.coli sinh ra 2 loại độc tố:

Nội độc tố: là những chất sản sinh ra có tác dụng gây độc nhưng không tiết ra

ngoài, chỉ khi nào vi khuẩn bị dung giải thì độc tố mới thoát ra ngoài, là một chất hỗn hợp glucid, lipid, protid, chịu được nhiệt độ cao (1000C trong 1 giờ không mất tác dụng), độc tố yếu, formol không có tác dụng biến thành giải độc tố (Bộ Y Tế, 1979)

Ngoại độc tố: là những chất độc do vi khuẩn tiết ra ngoài, có độc lực rất cao chỉ

cần 1 liều nhỏ là có thể gây chết (độc tố của trực khuẩn uốn ván chỉ cần 0,00006 mg đã làm chết người) Ngoại độc tố là một protein không chịu được nóng (600C - 800C đã bị phá hủy), dễ bị các nhân tố hoá làm mất tác dụng Ngoại độc tố dễ tan và dễ lan rộng

Nó thường gây hại bằng cách tác động vào tổ chức thần kinh hay vào máu làm tan huyết cầu

Vi khuẩn E.coli có hai loại ngoại độc tố đường ruột (Smith và Gyles,1970; trích

dẫn bởi Đào Trọng Đạt và ctv,1999) Sự khác biệt giữa chúng là khả năng chịu nhiệt

- Enterotoxin LT (heat labile enterotoxin): độc tố đường ruột biến nhiệt chia làm 2 phần LTa và LTb có tính chất kháng nguyên, độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C trong 15 phút

- Enterotoxin ST (heat stable enterotoxin): độc tố đường ruột ổn nhiệt, không có tính chất kháng nguyên hay “rất nghèo” tính kháng nguyên Độc tố chia thành 2 nhóm STa và STb dựa trên tính hòa tan trong methanol và hoạt tính sinh học

Ngoài ra E.coli còn tiết ra một số độc tố khác như Cytotoxin (Cytotoxic

Necrotising Factor- CNF) và Heamolysin (Hly) (Trần Thanh Phong, 1996)

(2) Các chủng E.coli gây bệnh

Vi khuẩn E.coli có sẵn trong ruột, tuy nhiên nó chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của

con vật bị sút kém, khi quản lý chăn nuôi kém, thiếu vệ sinh,…

Các chủng E.coli gây bệnh đường ruột trên người và động vật có thể được chia thành 6 nhóm khác nhau nhưng chỉ có 5 nhóm E.coli gây bệnh tiêu chảy

Trang 31

Trong những nhóm E.coli gây bệnh thì nhóm ETEC được nói đến nhiều nhất và nó

được xem như là 1 nguyên nhân thông thường nhất ở bệnh tiêu chảy ở thú non, từ thể nhẹ đến thể nặng nhất là những thú nuôi trong những điều kiện không tốt

Phần lớn các chủng ETEC gây tiêu chảy trên heo con cai sữa được định danh nhờ

sự có mặt của kháng nguyên thân O: O8, O9, O71, O115, O138, O139, O141, O147, O149, O157,…

Bảng 2.9: Các chủng E.coli gây bệnh đường ruột trên người và gia súc

(A.Brose và M.Fair Brother, 1993)

E.coli sinh độc tố ruột

(Enterotoxigenic E.coli, ETEC)

E.coli gây bệnh đường ruột

(Enteropathogenic E.coli, EPEC)

E.coli gây xuất huyết đường ruột

(Entero haemorrhagic E.coli, EHEC)

E.coli gây tổn thương ruột

(Enterotoinvasive E.coli, EIEC)

E.coli gây kết dính ruột

(Enteroggregative E.coli, EAgEC)

- Hầu hết các loài động vật (gia súc, gia cầm và bò sát) đều có thể mắc bệnh

- Bệnh do vi khuẩn E.coli xuất hiện vào những giờ đầu sau khi sinh cho đến 3 tuần

tuổi và có thể gây chết cho toàn đàn do nhiễm trùng huyết cấp tính Tiêu chảy xuất huyết nhanh do đó tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao và tỷ lệ chết có khi lên đến 70-100%

Đường nhiễm bệnh và khả năng truyền bệnh

- Bệnh do vi khuẩn E.coli lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá do ăn phải thức ăn

nước uống có chứa mầm bệnh Bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, niêm mạc mắt

Trang 32

- Nguồn bệnh chủ yếu là những con bệnh và con khoẻ mang trùng bài tiết mầm bệnh ra ngoài Ẩm độ cao, nuôi nhốt chật hẹp, sự thay đổi nhiệt độ với biên độ cao, làm con vật suy giảm sức đề kháng cho nên dễ dàng lây nhiễm bệnh

- Phân thú bệnh, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm bởi chất bài

xuất có chứa E.coli là nguồn bệnh chủ yếu

Cơ chế sinh bệnh

Để gây bệnh, trước hết vi khuẩn phải bám vào nhung mao ruột, vi khuẩn xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của thành ruột Ở đây, vi khuẩn phát triển, nhân lên làm phá hủy lớp tế bào biểu mô gây viêm ruột, đồng thời sản sinh ra độc tố đường ruột enterotoxin gồm:

- Yếu tố chịu nhiệt (ST) làm tăng tính thẩm xuất của tế bào thành ruột và phá huỷ

tế bào

- Yếu tố không chịu nhiệt (LT) sẽ tác động vào quá trình trao đổi muối nước làm rối loạn chu trình này Nước từ cơ thể tập trung vào lòng ruột làm lòng ruột căng lên, cùng với khí do lên men ở ruột gây nên một tác động cơ học làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy

Triêu chứng lâm sàng

- Tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 0-4 ngày tuổi với các đặc điểm: phân màu vàng kem hoặc hơi xanh, với nhiều nước Sau 2-3 ngày tiêu chảy heo bị mất nước trầm trọng, heo trở nên lờ đờ, lông xù, heo gầy hốc hác và kiệt sức, một số con chết, nếu điều trị tốt sẽ khỏi bệnh

Một số heo nhận được sữa đầu kịp thời nhưng do heo con hấp thụ kém, sức chống

đở thụ động thì bệnh có thể xảy ra vào ngày thứ 10 hoặc 21 ngày tuổi

-Tiêu chảy ở giai đoạn 5 ngày đến 3-4 tuần: nguyên nhân phần lớn là do không tiêu thức ăn, thiếu chất sắt hoặc do các yếu tố chăm sóc kém: phân có màu trắng hoặc xám trắng, heo con gầy ốm, lông dựng lên, có thể sốt hoặc không sốt

Bệnh tích

Bệnh tích đại thể: heo con bị mất nước nặng, trong dạ dày có chứa sữa chưa tiêu hoá hoặc thức ăn chưa tiêu hoá Dạ dày và ruột đều giãn nở, trên thành ruột có hiện tượng xuất huyết Trong trường hợp viêm dạ dày ruột xuất huyết, bệnh tích đặc trưng

Trang 33

là sự xung huyết rõ rệt ở thành ruột non và dạ dày, chất chứa trong ruột có màu như máu

Bệnh tích vi thể thường thấy là E.coli gây bệnh thường bám dính vào tế bào biểu bì

của màng niêm mạc ở ruột Dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn thường khu trú hầu như một nửa chiều rộng ở tế bào lông nhung Đồng thời cũng phát hiện thấy xuất huyết trong xoang ruột, số lượng bạch cầu trung tính và đại thực bào tăng, di tản vào xoang, một số lông nhung bị teo

Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng

+ Dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám

+ Để chẩn đoán bệnh cần xác định độ pH của phân Phân lỏng tiêu chảy do E.coli

gây độc gây ra thường có độ pH kiềm tính, trong khi đó nếu bệnh ỉa chảy do hấp thu

kém cũng như do virus TGE hoặc Rotavirus gây ra thì chất lỏng có độ pH toan tính

- Chẩn đoán phân biệt

Để biết nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn E.coli, chúng ta cần phải phân biệt với

những cảm nhiễm khác trong cùng lứa tuổi nói trên

Trang 34

Bảng 2.10: Những mầm bệnh thường gặp ở heo con trước khi cai sữa bị bệnh tiêu

chảy ( Bergeland, 1980; trích dẫn Đào Trọng Đạt và ctv, 1999)

phân lập được vi trùng E.coli Đồng thời mô bào của ruột cần thu thập và cố định vào

formol 10% để cắt làm tiêu bản xét nghiệm mô bào học, chất lỏng từ phân cũng phải

cố định để xét nghiệm qua kính hiển vi điện tử

- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phân lập vi trùng từ mẫu phân

Phòng bệnh

- Vệ sinh tốt để giảm lượng vi sinh vật gây bệnh Phải thường xuyên sát trùng

chuồng trại khử trùng nguồn nước nhằm hạn chế sự hiện diện của vi khuẩn E.coli và

một số mầm bệnh khác Không để chuồng bị lạnh và bị gió lùa, vì heo con rất dễ mất nhiệt do bề mặt của da quá rộng so với thể trọng Duy trì cho heo con nhiệt độ thích hợp (32 - 340C đối với heo chưa cai sữa và 28 - 300C cho heo vừa mới cai sữa)

- Tạo kháng thể cho heo con bằng cách tiêm phòng vaccin cho heo mẹ Cho heo con bú sớm sau khi sinh và bú thường xuyên để đảm bảo nhận đủ lượng kháng thể truyền qua sữa đầu

- Sử dụng các chế phẩm sinh học như Biolactyl, Biosuptyl nhằm ức chế vi sinh vật gây bệnh

Trang 35

* Nội độc tố: có 2 loại nội độc tố đường ruột

- Độc tố LT ( heat – labile): độc tố này không bền với nhiệt Tác dụng của LT lên

tế bào thành ruột theo cơ chế LT hoạt hoá men adenylcylase trong tế bào, làm gia tăng c-AMP (cycle-adenosine monophosphat), c-AMP sẽ làm kích thích tiết Cl- và bicarbonate ra khỏi tế bào, đồng thời ức chế Na+ vào trong tế bào Hậu quả cuối cùng

là gây tiêu chảy mất nước

- Độc tố ST (heat stable): độc tố này bền với nhiệt Tác động của ST cũng cùng chung cơ chế tác động tương tự LT, ST hoạt hoá men gualnulcyclase làm tăng c-GMP (cyclo-guannosine 5-monophosphat) ở trong tế bào dẫn đến bài tiết nước gây tiêu chảy

* Ngoại độc tố: chủ yếu tác động lên thần kinh vận động huyết quản làm giảm

chức năng điều hoà thân nhiệt, làm cho thú sốt, mê man

* Độc tố tế bào: cytotoxin

(2) Bệnh do vi khuẩn Salmonella trên heo

Bệnh phó thương hàn do vi trùng Salmonella gây ra trên heo Bệnh xảy ra với đặc

điểm gây xáo trộn đường tiêu hoá trên heo con, xáo trộn sinh dục trên heo nái

Trang 36

những điều kiện làm cho bệnh dễ dàng phát triển như: gió lùa, sự thay đổi đột ngột tiểu khí hậu trong chuồng gia súc

Đường truyền nhiễm và khả năng truyền bệnh

- Đường nhiễm bệnh chủ yếu của bệnh phó thương hàn là qua đường tiêu hoá và đường hô hấp

- Gia súc non có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc với những con bệnh qua ăn uống

- Nguồn cảm nhiễm chính là những heo bị bệnh Trong thời gian heo bị bệnh cấp tính

sẽ thải ra một lượng vi khuẩn 106 Salmonella cholerasuis trong một gram phân (Smith

và Jones, 1967; trích dẫn bởi Hoàng Quốc Tuấn, 1994) hoặc 107 Salmonella typhimurium (Gut Zmann và cs, 1976; trích dẫn bởi Hoàng Quốc Tuấn, 1994)

Sự lây lan và tình trạng mang trùng

Sau khi gây nhiễm trùng thực nghiệm bằng Salmonella typhimurium, vi khuẩn Salmonella phân lập được từ phân trong 10 ngày đầu tiên sau khi gây nhiễm và tình

trạng thải vi khuẩn theo phân suốt 4 – 5 tháng sau Khi giết mổ vào 4 – 7 tháng sau khi

bị nhiễm thì có đến 90% heo dương tính đối với Salmonella typhimurium có trong

hạch lympho của màng treo ruột, trong hạch amydan, trong ruột hoặc trong phân

Cơ chế sinh bệnh

Vi khuẩn Salmonella vào đường miệng với số lượng lớn từ 106 trở lên, một phần vi khuẩn bị huỷ hoại ở dạ dày với độ pH acid, những vi khuẩn còn sống sót xuống ruột đặc biệt là đoạn hồi tràng nhân lên tiết độc tố đường ruột ST, LT Nhờ độc tố nó sẽ bám vào niêm mạc ruột, xâm nhập vào thành ruột gây hư hại nơi xâm nhập, tiết độc tố đường ruột có thể gây triệu chứng tiêu chảy nhẹ nơi tác động

Vi khuẩn nhân lên trong túi mật, các hạch lâm ba, từ túi mật nó vào ruột rồi quay trở lại máu gây bại huyết, các triệu chứng chủ yếu của bệnh phó thương hàn kéo dài dai dẳng do vi khuẩn xâm nhập từ mật xuống ruột và máu

Triệu chứng

* Thể cấp tính

- Bệnh thường xảy ra trên heo từ 2 – 4 tháng tuổi Thời gian mang bệnh từ 1 – 2 ngày, đầu tiên heo sốt 40 – 410C, bỏ ăn hoặc kém ăn, ủ rủ, mắt có ghèn Lúc đầu táo bón tiếp sau đó là tiêu chảy phân vàng, mùi hôi thối khi có lẫn máu và màng nhày Heo kêu la đau đớn do viêm dạ dày ruột nặng

Trang 37

- Heo có thể khó thở, tim đập yếu, suy nhược Cuối thời kỳ da tụ máu thành những nốt đỏ rồi chuyển dần thành nốt màu tím xanh ở tai bụng, mặt trong đùi

- Sau khi phát bệnh 1 – 2 ngày heo sẽ chết Thú càng non, tỷ lệ chết càng cao có thể từ 25 – 90%

- Lách: sưng to, dai, xanh thẩm, cắt ra có màu tím

- Hạch: sưng, mềm, đỏ, đôi khi xuất huyết

- Thận: sưng, tụ huyết, có thể có những điểm hoại tử

- Phổi: tụ máu, có các ổ viêm mới

- Niêm mạc dạ dày ruột: viêm đỏ, nhày, có điểm xuất huyết, có khi có nốt loét nhỏ bằng hạt đậu

* Thể mãn tính

- Lách: không sưng, đôi khi chứa những nốt hoại tử lớn

- Hạch màng ruột: sưng lớn, có khi chứa những nốt bả đậu cứng

- Gan: đôi khi có những nốt viêm hoại tử to bằng hạt kê, màu xám

- Phổi: viêm sưng có vùng nát, lầy nhầy, màu hồng xám hoặc có ổ bả đậu, cắt ngang có những hạt nhỏ màu vàng xám

Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: dựa trên triệu chứng và bệnh tích mổ khám

- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: nuôi cấy phân lập vi trùng, phản ứng huyết thanh học

- Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt bệnh phó thương hàn với các bệnh sau

+ Bệnh tiêu chảy do E.coli: thường gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ hoặc gây

phù thủng ở heo cai sữa

Trang 38

+ Bệnh dịch tả heo: lách nhồi huyết (cấp tính), ruột loét như hình cút áo ( thể mãn tính) lan nhanh ở mọi lứa tuổi của heo Hội chứng tiêu chảy ở bệnh phó thương hàn xuất hiện sau 2 – 3 ngày, còn ở bệnh dịch tả chứng tiêu chảy xuất hiện khá chậm, thậm chí có thể coi là một hội chứng kế phát

+ Bệnh hồng lỵ cấp tính: tiêu chảy có màng niêm mạc và lẫn máu tươi

+ Bệnh viêm ruột do Campylobacter: có thể thấy hiện tượng xuất huyết cấp tính

ở ruột hoặc hiện tượng tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính

Điều trị

- Dùng kháng sinh như: gentamycin, colistin,… nên thử kháng sinh đồ để chọn

kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn

- Bổ sung thêm các loại vitamin như: vitamin A, vitamin C,… để tăng sức chống

đỡ với bệnh

- Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chế phẩm như huyết thanh đặc hiệu và thực khuẩn thể để điều trị

Phòng bệnh

- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên

- Cho heo vận động: vận động làm tăng cường trao đổi chất, tăng cường đề kháng của con non, có thể cho heo con vận động 2 – 3 lần trong ngày

- Phòng bệnh bằng vaccine

+ Vaccin đa giá formol – keo phèn phòng bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng

và bệnh liên cầu khuẩn ở heo con

+ Vaccin phó thương hàn keo phèn ở heo con: heo con được chủng từ 20 – 30 ngày tuổi, tiêm 2 lần cách nhau 21 ngày

+ Vaccin vi trùng – độc tố: Tiêm cho heo nái 15 – 20 ngày trước khi đẻ gây miễn dịch cho cho heo con Liều 3cc/nái, chỉ tiêm 1 lần

2.4.3 Sơ lược về tính gây bệnh của Rotavirus

Dịch tể học

Rotavirus gây bệnh cho động vật ở lứa tuổi còn non Heo con thường mắc bệnh

trong khoảng 7 – 41 ngày tuổi và rất ít xảy ra ở heo dưới 7 ngày tuổi (Both và ctv, 1978; trích dẫn Đặng Việt Châu, 2002)

Trang 39

Đường nhiễm bệnh và khả năng truyền bệnh

Virus tồn tại trong ruột non của người và động vật, thải ra theo phân (khoảng 12 –

24 giờ đầu sau khi heo có biểu hiện tiêu chảy) Virus là tác nhân gây nhiễm giữa những con trong đàn và lây nhiễm một cách tự nhiên

Sự cảm nhiễm có thể do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm vì Rotavirus có thể sống ổn định ở trong phân khoảng 9 tháng và cả ở trong nước Rotavirus cũng có thể

tồn tại trong phân khô, bụi, thai chết, trên nền các kho dự trữ thức ăn….Ngoài ra virus

có thể truyền lây qua heo mang trùng, qua con người, qua loài gặm nhấm…

Cơ chế gây bệnh

Theo Trần Thanh Phong (1996), cơ chế gây bệnh được mô tả như sau:

-Theo đường miệng, virus sẽ nhân lên ở thượng bì của không tràng, hồi tràng

Những tế bào bị cảm nhiễm sẽ không tạo không bào như virus TGE, nhưng có thể

phồng lên, mất những nhung mao và tróc ra Sự nhân lên sẽ mạnh mẽ vào 26 – 96 giờ sau khi cảm nhiễm

- Rotavirus gây bệnh chủ yếu trên tế bào nhung mao của biểu mô ruột non Khi

virus xâm nhiễm và phát triển sẽ làm suy giảm chức năng và làm chết lớp biểu mô của các nhung mao ở ruột non, những tế bào trưởng thành có khả năng hấp thu khi nhiễm bệnh sẽ tróc đi hay bị phân huỷ gây bất dưỡng nhung mao, những nang sẽ bội triển và

sự kết dính nhung mao xảy ra Tiêu chảy bắt đầu trước hoặc cùng lúc với sự bất dưỡng nhung mao ruột Do các tế bào biểu mô của nhung mao ruột bị huỷ hoại đã làm giảm khả năng tiêu hoá và hấp thu của ruột non Sự giảm hoạt động của enzyme tiêu hoá disaccharide ở ruột non chủ yếu là enzyme lactase đã gây ứ đọng trong dịch ruột những disaccharide không bị phân hủy (chủ yếu là lactose) Sự dư thừa disaccharide ở ruột non khi chuyển vào đại tràng tạo nên áp lực thẩm thấu cao, điều đó không những cản trở sự hấp thu nước từ phân đang hình thành mà còn hấp thu nước từ những tổ chức cơ thể vào ruột gây nên mức độ mất nước khác nhau của các tổ chức Người ta đã nhận thấy rằng việc dư thừa disaccharide ở ruột sẽ kèm theo sự xuất hiện tiêu chảy (Bishop và Davidson, 1973)

Triệu chứng lâm sàng

- Thời gian ủ bệnh từ 18 – 24 giờ Heo có biểu hiện suy nhược, kém ăn, kém vận động và có thể ói mửa, tiêu chảy nhẹ và kéo dài khoảng 2 – 3 ngày Phân có màu vàng

Trang 40

hoặc trắng, dạng nước hoặc sền sệt (hay còn gọi là “ cụm bông nổi”) Heo thường bị mất nước nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp hơn 15% trên những con heo có biểu hiện lâm sàng Heo con mới sinh do còn non nên tình trạng mất nước thường nghiêm trọng hơn

Bệnh tích

Bệnh tích đại thể: heo chết do mất nhiều nước Khi mổ khám thấy dạ dày thường chứa đầy thức ăn hoặc sữa chưa tiêu hoá, thành ruột non mỏng đi, mềm nhũn, và chứa đầy dịch nước màu vàng có nhiều cụm bông nổi hoặc dịch có màu xám 2/3 lớp ngoài thành ống ruột non và các hạch lympho màng treo ruột bị teo và có màu nâu vàng Bệnh tích vi thể: khoảng 16 – 18 giờ sau khi bị nhiễm, lớp lông nhung của tế bào biểu mô bị thoái ở đầu mút, những tế bào bị thoái hoá phình to và thường xuyên bị tách ra thành từng mảng

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: dựa trên triệu chứng và bệnh tích mổ khám (heo con thường

có biểu hiện biếng ăn, suy nhược, mất nước, tiêu chảy phân lỏng có màu vàng hoặc xám….)

Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với bệnh tiêu chảy do TGE virus và dịch tiêu

chảy

- Rotavirus: gây tiêu chảy trên heo con còn bú và gần cai sữa

- TGE: gây tiêu chảy mạnh trên heo từ 1 – 2 tuần tuổi và tỷ lệ tử vong rất cao ở lứa

tuổi này (gần 100%)

- Dịch tiêu chảy: gây ói mửa và tiêu chảy, ăn uống không ngon trên heo mọi lứa tuổi, tử số trên heo thấp hơn bệnh tiêu chảy do TGE virus

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

- Phương pháp sử dụng kính hiển vi điện tử

- Phương pháp miễn dịch sắc ký (ICT: Immuno Chromatographic test)

- Phương pháp ELISA (ELISA: Enzyme Immuno Sortbent Assays)

Điều trị

Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu cho heo nhiễm Rotavirus

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào người chăm sóc trực tiếp đàn heo

Dùng kháng sinh để chống phụ nhiễm Cung cấp chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Văn Chính, 2003. Hướng dẫn thực tập phần mềm Minitab 12.21 for Windows. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực tập phần mềm Minitab 12.21 for Windows
2. Trương Quốc Cường, 2007. Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của các heo sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi . Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của các heo sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi
3. Nguyễn Thanh Liêm, 2004. Khảo sát tình hình nhiễm bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae trên heo nuôi thịt. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình nhiễm bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae trên heo nuôi thịt
4. Võ Văn Ninh. Bài giảng chăn nuôi heo. Khoa chăn nuôi thú y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chăn nuôi heo
5. Trần Thị Kiều Oanh, 2005. Phân lập và giám định vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa. Thử khả năng nhạy cảm của chúng đối với một số kháng sinh. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và giám định vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa. Thử khả năng nhạy cảm của chúng đối với một số kháng sinh
6. Nguyễn Như Pho, 1995. Giáo trình nội chẩn. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nội chẩn
8. Trần Thanh Phong, 1996. Bệnh truyền nhiễm do vi trùng và virus trên heo. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh truyền nhiễm do vi trùng và virus trên heo
9. Đỗ Giang Sơn, 2008. Đánh giá hiệu quả sử dụng Loperamide pure để phòng ngừa bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa giai đoạn từ 28 – 60 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng Loperamide pure để phòng ngừa bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa giai đoạn từ 28 – 60 ngày tuổi
10. Trần Thị Thanh Tâm, 2007. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng Loperamid pure để phòng ngừa bệnh tiêu chảy trên heo con từ sau cai sữa giai đoạn từ 28 – 65 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng Loperamid pure để phòng ngừa bệnh tiêu chảy trên heo con từ sau cai sữa giai đoạn từ 28 – 65 ngày tuổi
11. Phan Nhật Tiến, 2008. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Active cleaner lên sự sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo thịt từ 60 ngày tuổi đến xuất thịt.Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Active cleaner lên sự sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo thịt từ 60 ngày tuổi đến xuất thịt
12. Phạm Công Trạng, 2007. Khảo sát tình hình bệnh trên heo con sau cai sữa từ 28 – 65 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình bệnh trên heo con sau cai sữa từ 28 – 65 ngày tuổi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w